Tha thứ lỗi lầm của những đứa trẻ ấy là thiện ý của xã hội, nhưng khi trẻ con làm thương tổn trẻ con, người lớn nên làm gì đây? Đứa trẻ bị làm hại thì sao? Tại sao nỗi đau của bọn họ cuối cùng lại trở thành miếng đá lót đường cho sự trưởng thành của những đứa trẻ khác, trở thành một cột mốc trong sự thay đổi của bọn chúng?
Trần Niệm – cô gái đó luôn bị bạn bè xung quanh cười...
Một cuốn sách sau khi đọc xong khiến bạn mỉm cười, đó là một cuốn sách tốt. Một cuốn sách sau khi đọc xong bạn lại mang nó đi kể với một người khác, đó là một cuốn sách hay. Một cuốn sách sau khi đọc xong, bạn bỗng cảm thấy những dòng chữ đã thực sự đi vào tâm trí, khiến bạn cùng vui cùng buồn, cùng phẫn nộ với nhân vật, và bạn nhận ra “À, thì ra cuộc sống là như thế”,...
Từ khi tiếp xúc cho đến lúc đi đến những dòng chữ cuối cùng của tác phẩm, tôi chỉ có thể chắc chắn rằng Iya na Yatsu không phải là một tiểu thuyết… dễ nuốt. Xuyên suốt mạch truyện của Iya na Yatsu, người đọc sẽ không bao giờ tìm thấy được bất kì điều “dịu dàng” nào trong cách hai nhân vật chính đối xử với nhau. Không có “hường phấn”, ủy mị, lãng mạn, Iya na Yatsu tiếp cận độc
Đây là một tác phẩm mà tôi muốn review nhất, là một câu chuyện tình đau đớn giữa hai con người yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Không giống như nhiều tác phẩm ngược khác một hồi ngươi yêu ta ta không yêu ngươi, những chuyện tình vì người mình yêu hi sinh rất nhiều nhưng không được hồi đáp... ở đây, Tôi Đã Chết Rồi lại vẽ nên lằn ranh ngăn cách hạnh phúc:...
Ngày 210 khiến tôi khá bối rối, không phải vì nó quá phức tạp hay nặng nề, mà bởi nó kể lại một câu chuyện vô cùng đơn giản giữa hai người bạn thân là Kei và Roku. Họ có tính cách trái ngược nhau, nhưng lại cùng song hành trong suốt chặng đường leo núi Aso vào đúng ngày 210. Trong hành trình của mình, họ đã được chứng kiến rất nhiều sự biến động của...
“Lo toan cuộc sống khiến chúng ta quên mất những niềm vui bé nhỏ thường ngày. Có khi bận rộn đến mức chẳng thể nói với nhau một câu, dường như cuộc sống này làm chúng ta quên mất rất nhiều thứ, ngay cả việc dễ dàng nhất là trò chuyện”. Cuộc Gặp Gỡ Mùa Hè phải chăng đã phản ánh phần nào cuộc sống của những người Nhật Bản bận rộn? Họ sống tẻ nhạt và buồn chán đến mức không có thời
Những dòng cuối cùng của Phía Sau Nghi Can X khiến tôi vô cùng đau lòng: “Anh hét lên như một con thú dữ. Một tiếng hét đau buồn, xen lẫn nỗi tuyệt vọng và hoang mang… như thể Ishigami đang dốc cạn linh hồn của chính mình”. Lúc này tôi tự hỏi không biết có phải mình vừa đọc xong chuyện tình đầy xót xa giữa một thầy giáo cấp III và người phụ nữ bán cơm hộp hay
Thánh Giá Rỗng là tác phẩm thứ hai của Higashino Keigo mà tôi đọc, sau Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya, và thú thật thì tôi vẫn thích quyển đầu hơn. Dù văn phong của quyển đó cũng dài dòng như đặc trưng vốn có trong sách của Keigo, nhưng tôi không thấy bất cứ chi tiết thừa nào cả, mọi thứ được gắn kết với nhau bằng thứ keo dính vô hình rất tuyệt vời. Với Thánh Giá...
Bìa sách khiến tôi khá tò mò, khi tựa đề là Nếu ngày mai không bao giờ đến, lại kèm thêm câu trích dẫn: “Bắt đầu từ ngày mai, hãy sống một cuộc đời khác so với trước đây”, hai điều đó chẳng phải đối lập nhau sao? Rõ ràng nếu không có ngày mai thì làm sao bắt đầu một cuộc sống khác? Liệu ai là người không có ngày mai và ai may...
"Có những người trẻ đang đón thời thanh xuân của mình với nỗi bất an về tương lai, không có ước mơ gì hoặc không biết phải sống với mục tiêu gì. Chúng ta lo lắng vì không biết phía trước sẽ ra sao và điều gì sẽ xảy đến. Nhưng, đừng sợ gì cả, hãy thử bước đi một bước bằng cả trái tim mình". Ngay khi đọc xong lời ngỏ của quyển sách tôi đã rất tò mò và tự hỏi liệu...