Đó là tình yêu hay đam mê?
Tôi vẫn đinh ninh rằng Trúng Độc Yêu của Yamamoto Fumio sẽ là một quyển tiểu thuyết đầy những tình cảm sướt mướt và quỵ lụy, nhưng ngay khi đọc những trang đầu tiên tôi đã lập tức nhận ra suy nghĩ của mình quả thật đi...
Đó là tình yêu hay đam mê?
Tôi vẫn đinh ninh rằng Trúng Độc Yêu của Yamamoto Fumio sẽ là một quyển tiểu thuyết đầy những tình cảm sướt mướt và quỵ lụy, nhưng ngay khi đọc những trang đầu tiên tôi đã lập tức nhận ra suy nghĩ của mình quả thật đi quá xa thực tế. Ngỡ tình yêu của họ khô cằn như mảnh đất vào mùa hạn, chẳng có lời yêu thương nào được vẹn câu, quanh họ chỉ có toàn âm mưu và toan tính. Vậy mà, trong những trang viết của mình, Fumio Yamamoto lại nhẹ nhàng thấm vào đó một thứ tình yêu mãnh liệt đến đáng sợ, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để níu kéo yêu thương đã lụi tàn trong lòng của đối phương. Thật tiếc khi chính vì thế mà họ càng ngày càng cách xa nhau. Tôi không nghĩ đây là một quyển tiểu thuyết hay, nhưng giá trị đời thực nó mang lại thật khiến người ta phải suy nghĩ. Tình yêu dùng thủ đoạn mà chiếm lấy thì liệu có nhận được sự chân thành không? Nữ chính rốt cuộc là đang cam chịu hay quá cao thượng? Cuộc chia tay giữa cô và chồng cũ có gì uẩn khuất? Người đàn ông ấy thực sự hấp dẫn đến mức có thể khiến hết người này đến người khác ngủ với ông? Tôi thấy mình đang bị rơi vào vòng vây không lối thoát của những mối tình nửa vụng trộm, nửa công khai ấy đến mệt nhoài. Mê cung giữa yêu và hận cứ thế mở ra trước mắt.
Trúng độc yêu là trạng thái rất nhiều người mắc phải, vì thế có rất nhiều tác phẩm điện ảnh, ảnh âm cùng tên
Một vòng ký ức mịt mù khổ đau tưởng đã khép kín đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm của Minaduki lại vô tình bị anh chàng nhân viên mới khơi màu. Tôi không chắc là mình có thể hiểu hết được nhân vật này, bởi đúng như lời nhận xét của tất cả mọi người: bà ta thực sự rất kỳ quặc. Trong dòng nhớ của người phụ nữ 32 tuổi ấy, tôi được nhìn thấy một người đàn bà hết mực yêu thương chồng, một người phụ nữ vì chấp nhận làm nhân tình của người đàn ông nổi tiếng mà mình ngưỡng mộ đã phải nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác, một người đàn bà điên cuồng yêu và chạy theo thứ tình cảm đã rạn nứt. Bà ta có đáng để nhận sự đồng cảm không? Câu hỏi đó cứ chập chờn trong đầu tôi, thực sự không biết phải trả lời thế nào mới là đúng. Tôi đã nghĩ bà ấy thật đáng thương, bởi lẽ suốt thời gian dài chia tay chồng mình, bà rơi vào một lỗ sâu hun hút của sự ám ảnh. Bà không thể xác định được tại sao mình và chồng ly hôn nhau? Nhưng bạn biết đó, tình yêu quả thực chẳng thể cưỡng cầu, cái gì đã vỡ thì không thể nào trở về trạng thái nguyên vẹn như ban đầu được nữa, yêu chính là phải từ tâm. Hay vì quá cô đơn nên bà ta mới ngộ nhận tình cảm mình dành cho Itsuzi là yêu?
Bìa sách của Trúng độc yêu ở Nhật
Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, trong tình yêu đau khổ nhất chính là thân phận "nhân tình". Người ta chẳng thể cho mình một vị trí cố định trong lòng đối phương được, nó cứ giống như một trò chơi vậy, chờ đến lúc game over thì chẳng còn lại gì ngoài cái giá phải trả. Vừa khiến mình phải khổ đau, vừa khiến người khác khinh bỉ, chẳng phải rất đáng tội nghiệp hay sao? Tôi không thể hiểu, tại sao biết vậy mà Minaduki vẫn đâm đầu vào? Bà ta không chỉ biết rằng ông ấy đã có vợ mà còn có 3 cô nhân tình khác nữa vậy mà vẫn bất chấp để được ở bên ông ấy. Bà ấy không giống những người phụ nữ khác, bà không cần tiền hay danh tiếng của ông. Tôi thực sự đã nghĩ về một tình yêu chân thành, nhưng không phải thế, bởi lẽ trong tâm trí Minaduki vẫn còn nỗi ám ảnh rất lớn đối với người chồng cũ của mình. Bà tự biến mình thành con thiêu thân, cứ mải miết lao về phía ánh đèn mà không biết rằng chính nơi đó sẽ kết thúc vòng đời của nó. Bà chạy theo người chồng cũ, rồi cả Itsuzi; hết quấy rối nhân tình của chồng đến tìm cách độc chiếm Itsuzi... mà chẳng biết những điều đó chỉ khiến bà trở nên vô cùng mệt mỏi và không còn sức lực để sinh tồn nữa. Một người có điều kiện tốt như chồng bà thì không nói làm gì, vậy tại sao lại chọn ở bên cạnh lão già chuyên đi thả thính các cô gái như Itsuzi?
Một người đàn ông đã ngoài năm mươi, nổi tiếng và giàu có; một người sống rất tùy hứng, luôn đề cao lợi ích của bản thân; một người có vợ xinh đẹp cùng với 4 cô nhân tình ở đủ các lứa tuổi. Ông ấy có phải là một tên tồi hay không? Tôi không hề nghĩ Itsuzi là người xấu, vì những người đàn bà đều tự nguyện đến bên cuộc đời của ông, có người vì tiền và có người vì danh tiếng. Có lúc họ cảm thấy bị tổn thương vì ông yêu thêm một người, nhưng tôi thật sự chẳng thể đồng cảm chút nào. Ví như Miyoko thì lúc nào cũng tìm cách gặp các nhân tình mới của ông để làm một trận cho ra trò, cấm vận họ đến gần ông và cả bà ấy, nhưng chính bà ấy dù quen ông 25 năm vẫn có người tình ở bên ngoài. Yoko cũng chẳng khác là mấy, lợi dụng ông để kiếm tiền và sau đó xin nghỉ việc, không những vậy còn đưa người yêu mình đến chỗ ông ấy để làm. Chika còn quá trẻ để cặp bồ với ông ấy, nhưng vẫn chấp nhận ngã vào vòng tay của ông hòng nhờ các mối quan hệ để được nổi tiếng. Thứ tình cảm đầy tính toán đó mà gọi là yêu sao? Họ chỉ đang đánh đổi thứ mình có để nhận lấy thứ mình cần mà thôi, cuộc trao đổi này rốt cuộc ai mà là kẻ thiệt thòi hơn? Đúng là một vòng lẩn quẩn không lối thoát, cũng chẳng thể đong đếm được thiệt hơn. Itsuzi đến với họ, vì họ có một điểm chung là hoàn cảnh vô cùng đáng thương, nhưng đến mức ấy chẳng phải chính ông mới là kẻ đáng tội nghiệp hay sao? Khi đọc những cuộc hội thoại giữa Itsuzi và Minaduki tôi luôn có cảm giác thứ mà ông ấy luôn tìm kiếm chính là cảm giác an yên, ông chỉ cần được ai đó quan tâm và chăm sóc một cách đúng nghĩa, một người không đòi hỏi ở ông bất cứ điều gì, biết lắng nghe và cho ông cảm giác an toàn. Đào hoa là vậy nhưng thứ ông tìm kiếm lại khiến chúng ta dễ dàng đồng cảm, lúc này tôi chợt nhớ đến câu: “Tiền có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng không thể mua được hạnh phúc”. Dù giàu có đến đâu, có người quay quanh mức nào, thì tôi vẫn thấy Itsuzi là một người rất cô đơn.
Một bìa sách khác khi xuất bản ở Nhật
Đọc đến đoạn kết, tôi mới thực sự cảm thấy bất ngờ. Một người nhìn bề ngoài có vẻ lãnh đạm. luôn bình tĩnh trước mọi tình huống lại là người có tiền án. Để cướp lại chồng mình bà đã hết lần này đến lần khác quấy rối nhân tình của ông bằng rất nhiều cách. Tình yêu quả thật giống như một con dao hai lưỡi, khi chúng ta yêu đủ và sáng suốt thì nó trở thành một thứ vô cùng đẹp mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được; nhưng càng lún sâu và đi đến giới hạn của sự kiểm soát thì nó không khác nào một cái gông xiềng khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi.
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.
Người trúng độc yêu sẽ yêu như thế nào?
Đó là tình yêu hay đam mê?
Tôi vẫn đinh ninh rằng Trúng Độc Yêu của Yamamoto Fumio sẽ là một quyển tiểu thuyết đầy những tình cảm sướt mướt và quỵ lụy, nhưng ngay khi đọc những trang đầu tiên tôi đã lập tức nhận ra suy nghĩ của mình quả thật đi quá xa thực tế. Ngỡ tình yêu của họ khô cằn như mảnh đất vào mùa hạn, chẳng có lời yêu thương nào được vẹn câu, quanh họ chỉ có toàn âm mưu và toan tính. Vậy mà, trong những trang viết của mình, Fumio Yamamoto lại nhẹ nhàng thấm vào đó một thứ tình yêu mãnh liệt đến đáng sợ, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để níu kéo yêu thương đã lụi tàn trong lòng của đối phương. Thật tiếc khi chính vì thế mà họ càng ngày càng cách xa nhau. Tôi không nghĩ đây là một quyển tiểu thuyết hay, nhưng giá trị đời thực nó mang lại thật khiến người ta phải suy nghĩ. Tình yêu dùng thủ đoạn mà chiếm lấy thì liệu có nhận được sự chân thành không? Nữ chính rốt cuộc là đang cam chịu hay quá cao thượng? Cuộc chia tay giữa cô và chồng cũ có gì uẩn khuất? Người đàn ông ấy thực sự hấp dẫn đến mức có thể khiến hết người này đến người khác ngủ với ông? Tôi thấy mình đang bị rơi vào vòng vây không lối thoát của những mối tình nửa vụng trộm, nửa công khai ấy đến mệt nhoài. Mê cung giữa yêu và hận cứ thế mở ra trước mắt.
Trúng độc yêu là trạng thái rất nhiều người mắc phải, vì thế có rất nhiều tác phẩm điện ảnh, ảnh âm cùng tên
Một vòng ký ức mịt mù khổ đau tưởng đã khép kín đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm của Minaduki lại vô tình bị anh chàng nhân viên mới khơi màu. Tôi không chắc là mình có thể hiểu hết được nhân vật này, bởi đúng như lời nhận xét của tất cả mọi người: bà ta thực sự rất kỳ quặc. Trong dòng nhớ của người phụ nữ 32 tuổi ấy, tôi được nhìn thấy một người đàn bà hết mực yêu thương chồng, một người phụ nữ vì chấp nhận làm nhân tình của người đàn ông nổi tiếng mà mình ngưỡng mộ đã phải nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác, một người đàn bà điên cuồng yêu và chạy theo thứ tình cảm đã rạn nứt. Bà ta có đáng để nhận sự đồng cảm không? Câu hỏi đó cứ chập chờn trong đầu tôi, thực sự không biết phải trả lời thế nào mới là đúng. Tôi đã nghĩ bà ấy thật đáng thương, bởi lẽ suốt thời gian dài chia tay chồng mình, bà rơi vào một lỗ sâu hun hút của sự ám ảnh. Bà không thể xác định được tại sao mình và chồng ly hôn nhau? Nhưng bạn biết đó, tình yêu quả thực chẳng thể cưỡng cầu, cái gì đã vỡ thì không thể nào trở về trạng thái nguyên vẹn như ban đầu được nữa, yêu chính là phải từ tâm. Hay vì quá cô đơn nên bà ta mới ngộ nhận tình cảm mình dành cho Itsuzi là yêu?
Bìa sách của Trúng độc yêu ở Nhật
Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, trong tình yêu đau khổ nhất chính là thân phận "nhân tình". Người ta chẳng thể cho mình một vị trí cố định trong lòng đối phương được, nó cứ giống như một trò chơi vậy, chờ đến lúc game over thì chẳng còn lại gì ngoài cái giá phải trả. Vừa khiến mình phải khổ đau, vừa khiến người khác khinh bỉ, chẳng phải rất đáng tội nghiệp hay sao? Tôi không thể hiểu, tại sao biết vậy mà Minaduki vẫn đâm đầu vào? Bà ta không chỉ biết rằng ông ấy đã có vợ mà còn có 3 cô nhân tình khác nữa vậy mà vẫn bất chấp để được ở bên ông ấy. Bà ấy không giống những người phụ nữ khác, bà không cần tiền hay danh tiếng của ông. Tôi thực sự đã nghĩ về một tình yêu chân thành, nhưng không phải thế, bởi lẽ trong tâm trí Minaduki vẫn còn nỗi ám ảnh rất lớn đối với người chồng cũ của mình. Bà tự biến mình thành con thiêu thân, cứ mải miết lao về phía ánh đèn mà không biết rằng chính nơi đó sẽ kết thúc vòng đời của nó. Bà chạy theo người chồng cũ, rồi cả Itsuzi; hết quấy rối nhân tình của chồng đến tìm cách độc chiếm Itsuzi... mà chẳng biết những điều đó chỉ khiến bà trở nên vô cùng mệt mỏi và không còn sức lực để sinh tồn nữa. Một người có điều kiện tốt như chồng bà thì không nói làm gì, vậy tại sao lại chọn ở bên cạnh lão già chuyên đi thả thính các cô gái như Itsuzi?
Một người đàn ông đã ngoài năm mươi, nổi tiếng và giàu có; một người sống rất tùy hứng, luôn đề cao lợi ích của bản thân; một người có vợ xinh đẹp cùng với 4 cô nhân tình ở đủ các lứa tuổi. Ông ấy có phải là một tên tồi hay không? Tôi không hề nghĩ Itsuzi là người xấu, vì những người đàn bà đều tự nguyện đến bên cuộc đời của ông, có người vì tiền và có người vì danh tiếng. Có lúc họ cảm thấy bị tổn thương vì ông yêu thêm một người, nhưng tôi thật sự chẳng thể đồng cảm chút nào. Ví như Miyoko thì lúc nào cũng tìm cách gặp các nhân tình mới của ông để làm một trận cho ra trò, cấm vận họ đến gần ông và cả bà ấy, nhưng chính bà ấy dù quen ông 25 năm vẫn có người tình ở bên ngoài. Yoko cũng chẳng khác là mấy, lợi dụng ông để kiếm tiền và sau đó xin nghỉ việc, không những vậy còn đưa người yêu mình đến chỗ ông ấy để làm. Chika còn quá trẻ để cặp bồ với ông ấy, nhưng vẫn chấp nhận ngã vào vòng tay của ông hòng nhờ các mối quan hệ để được nổi tiếng. Thứ tình cảm đầy tính toán đó mà gọi là yêu sao? Họ chỉ đang đánh đổi thứ mình có để nhận lấy thứ mình cần mà thôi, cuộc trao đổi này rốt cuộc ai mà là kẻ thiệt thòi hơn? Đúng là một vòng lẩn quẩn không lối thoát, cũng chẳng thể đong đếm được thiệt hơn. Itsuzi đến với họ, vì họ có một điểm chung là hoàn cảnh vô cùng đáng thương, nhưng đến mức ấy chẳng phải chính ông mới là kẻ đáng tội nghiệp hay sao? Khi đọc những cuộc hội thoại giữa Itsuzi và Minaduki tôi luôn có cảm giác thứ mà ông ấy luôn tìm kiếm chính là cảm giác an yên, ông chỉ cần được ai đó quan tâm và chăm sóc một cách đúng nghĩa, một người không đòi hỏi ở ông bất cứ điều gì, biết lắng nghe và cho ông cảm giác an toàn. Đào hoa là vậy nhưng thứ ông tìm kiếm lại khiến chúng ta dễ dàng đồng cảm, lúc này tôi chợt nhớ đến câu: “Tiền có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng không thể mua được hạnh phúc”. Dù giàu có đến đâu, có người quay quanh mức nào, thì tôi vẫn thấy Itsuzi là một người rất cô đơn.
Một bìa sách khác khi xuất bản ở Nhật
Đọc đến đoạn kết, tôi mới thực sự cảm thấy bất ngờ. Một người nhìn bề ngoài có vẻ lãnh đạm. luôn bình tĩnh trước mọi tình huống lại là người có tiền án. Để cướp lại chồng mình bà đã hết lần này đến lần khác quấy rối nhân tình của ông bằng rất nhiều cách. Tình yêu quả thật giống như một con dao hai lưỡi, khi chúng ta yêu đủ và sáng suốt thì nó trở thành một thứ vô cùng đẹp mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được; nhưng càng lún sâu và đi đến giới hạn của sự kiểm soát thì nó không khác nào một cái gông xiềng khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi.
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.