Những ai đã từng đọc Kitchen, chắc chắn sẽ nhận ra hình ảnh của Banana Yoshimoto trong Hồ. Có thể nói, Hồ là một trong những tác phẩm ngắn nhất của Banana Yoshimoto, tuy vậy, lại là một trong những tác phẩm có sức nặng và hàm súc nhất.
“Hồ”...
Những ai đã từng đọc Kitchen, chắc chắn sẽ nhận ra hình ảnh của Banana Yoshimoto trong Hồ. Có thể nói, Hồ là một trong những tác phẩm ngắn nhất của Banana Yoshimoto, tuy vậy, lại là một trong những tác phẩm có sức nặng và hàm súc nhất.
“Hồ” là câu chuyện đan cài hai tuyến truyện song song, giữa cuộc đời thật và dòng hồi tưởng của Chihiro, nhân vật chính. Điểm nổi bật xuyên suốt là mối quan hệ giữa Chihiro và Nakijima. Tình yêu của họ phần nào dựa trên sự đồng cảm của hai con người từng mất mát về gia đình. Chihiro có vẻ hiền hoà và trầm lặng, nhưng thực chất cô có một mầm sống mãnh liệt và thiên về đời sống nội tâm. Nakijima - ngược lại, là thiên tài với các tư chất bộc lộ ra ngoài, nhưng lại có kí ức và ngoại hình không toàn vẹn.
Chihiro và Nakijima yêu nhau vì họ đã tìm thấy được con người nằm ẩn sâu trong tính cách của người kia. Từ đó, họ nâng đỡ và chấp nhận nhau. Chihiro biết Nakijima có ngoại hình kì dị. Nakajima cũng biết, Chihiro không hề bình yên như những gì cô vẫn cho thấy. Nhưng họ vẫn yêu nhau, bằng tình cảm sâu sắc và bình dị.
Để giải thích cho điều đó, Banana Yoshimoto viết: "Bằng cơ thể, tôi đã học được rằng: “Được yêu là thế. Là khi một người “muốn chạm vào mình, muốn tỏ ra dịu dàng với mình””.
Hồ - đúng như tên gọi của nó, là một tác phẩm dàn trải và có chiều sâu. Nhưng nhìn theo một nghĩa khác, “Hồ” còn là một thấu kính mà qua đó, cuộc đời của mọi người vừa được phản chiếu, vừa bị bóp méo.
Nếu có một điều gì đó trong Hồ mang đậm dấu ấn của nữ tác giả, thì chính là việc nhân vật của bà chủ yếu là giới trẻ. Những người trẻ ấy cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa nhịp sống hiện đại, và cả việc chịu ảnh hưởng từ những kí ức đau đớn. Vì lẽ đó, nhân vật của Banana Yoshimoto bao giờ cũng thường có hơn một nét tính cách. Ngay từ đầu, nhân vật Mẹ trong hồi tưởng của Chihiro cũng đã như thế rồi.
Mẹ như có hai con người. Một thì mãnh liệt, sôi nổi, sống rất vội và gấp. "Người kia thì tinh tế, khác nào đóa hoa yếu mềm, luôn run rẩy chực rụng trước cả một cơn gió thoảng”. Hai nét tính cách ấy khiến bà mâu thuẫn, khiến bà tổn thương, nhưng nó cũng làm cho người mẹ ấy được là chính bản thân mình nữa.
Khi đọc Hồ, tôi thảng thốt nhận ra Banana Yoshimoto dường như ám ảnh với những điều bất toàn. Thậm chí, nét bất toàn đó có khi được đẩy đến tiêu cực. Mino và Chii là hai nhân vật tiêu biểu, họ có khả năng thấu cảm và “đọc vị” con người, nhưng Chii thì gần như lang thang trong cõi mộng mị và chỉ ngủ. "Nói cho đúng là nó chỉ toàn ngủ thôi. Lúc đi vệ sinh cũng phải men theo bờ tường lần từng bước vì không còn cơ bắp nữa, cơm cũng chỉ mỗi ngày một bữa, cơ bản là húp cháo và uống rượu Nhật chứ hầu như chẳng ăn gì. Hãn hữu lắm nó mới thức dậy” - trích lời của Mino.
Thêm dẫn chứng, hãy đọc đoạn Nakajima nói về chính mình: “Quả thật cuộc đời tớ đã bị băm vằm bởi hàng loạt những ngẫu nhiên nho nhỏ, và được chắp nối lại một cách thiếu nguyên tắc bởi một bàn tay dư thừa nhiệt huyết. Vì thế tớ trở thành một kẻ vá víu kỳ quặc”
Nhưng điều tươi đẹp của Hồ, chính là dù cho có điều gì đi nữa, các nhân vật cũng nỗ lực sống. Họ có thể sống nhưng để hồi ức chiếm hết quỹ thời gian như Chihiro, có thể luôn bị giành giật bởi suy nghĩ phức tạp và đau đớn như Nakajima, sống tách biệt như Chii hay Mino. Nhưng, xét cho cùng, họ vẫn đang sống. Và điều ngọt ngào níu giữ những lịnh hồn bé nhỏ ấy còn nương lại trần thế, chính là tình yêu.
Nakajima có lần nói: "Nhưng cuộc đời tớ chắc chắn có thật. Bất chấp nó là một cuộc đời méo mó, kiệt sức, yếu ớt và tràn ngập cảm giác tội lỗi thì vẫn có cái gì bên trong nó. Nó lúc nào cũng là một thứ tuyệt vời hơn cảm xúc của tớ”.
Đó là niềm yêu sống, là sự cố gắng tự thân, là khả năng dìu dắt và nâng đỡ từ những tâm hồn khác. Bạn cứ thử ngắm nhìn mặt hồ một lúc lâu đi, sẽ thấy dưới làn nước kia, một thế giới khác, một cuộc đời khác mới sinh ra hoặc vừa kết thúc. Sẽ thấy cả triệu sinh linh đang đắn đo giữa những vấn đề của riêng mình. Nhưng hồ vẫn là hồ, và ôm trọn tất cả trong sự bình yên và bao dung của nó. Nhiều kẻ vội vã băng nhanh qua cuộc đời đến nỗi quên mất mình đến từ nơi nào và điểm dừng chân sẽ là ở đâu. Nhưng cho dù hành trình ấy có thế nào, thì hồ vẫn là hồ, vẹn nguyên qua năm tháng.
Hồ - nói rộng ra, đại diện cho những điều tự nhiên vô hạn, cũng như thời gian hay các ác - cái thiện luôn tiếp nối nhau trên trái đất này.
Hồ làm tôi tin vào tình yêu và những điều kì diệu tươi đẹp nhỏ bé. Cũng giống như Chihiro và Nakajima đã làm, chỉ đơn giản là mở cửa sổ, cười và chào nhau mỗi ngày. Thế rồi có lúc, lại nhận ra mình đã yêu, và bóng hình người ấy bắt đầu bước vào tâm trí, mang lại cảm xúc mới, tinh thần mới. Hãy cứ làm những điều ý nghĩa bình dị như thế, để khi bình minh thắp lên một ngày mới, chúng ta lại bên nhau và có cơ hội được tiếp tục sống thật tốt đẹp. Vì mỗi người không chỉ sống vì-mình, mà còn sống vì-nhau.
Như ai đó đã nói rằng, đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của người còn lại.
Một trong những thứ bóng tối đáng sợ nhất mà con người chúng ta ai cũng phải trải qua, đó chính là thứ không khí nặng nề của tâm hồn mang nhiều đau thương, vụn vỡ. Có những nỗi đau chỉ như cơn gió thoảng trong đời, giúp ta ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống...
Một trong những thứ bóng tối đáng sợ nhất mà con người chúng ta ai cũng phải trải qua, đó chính là thứ không khí nặng nề của tâm hồn mang nhiều đau thương, vụn vỡ. Có những nỗi đau chỉ như cơn gió thoảng trong đời, giúp ta ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống này. Nhưng cũng có những nỗi đau trở thành một làn khói cứ từng ngày ám vào tâm hồn ta chẳng thể xoá nhoà được, nỗi đau đó giống với Chihiro và Nakajima. Họ cứ như bị lạc vào mê cung của sự tổn thương, mất mát mà không tìm được lối ra, càng đi sâu lại càng thấy bế tắc. Vậy mà khi hai tâm hồn đầy những vết xước ấy tìm thấy nhau, họ lại trở thành kim chỉ nam của đối phương, cùng nhau soi đường để thoát khỏi những ám ảnh trong quá khứ. Tình yêu rốt cuộc có sức mạnh lớn đến thế sao?
Hồ của nữ tác giả Banana Yoshimoto chứa đựng một hồn văn lặng lẽ và tĩnh tại, giống như mặt hồ phẳng lặng nhưng lại mang trong mình một cơn sóng ngầm của sự ám ảnh – một nỗi ám ảnh thật dịu. Hồ là một quyển tiểu thuyết đầy những nỗi đau, nó như dành riêng cho những tâm hồn vụn vỡ, các nhân vật chìm trong sự tổn thương của tâm hồn mà tưởng chừng không gì có thể bù đắp được. Giống như trái tim của họ đã vỡ thành từng mảnh nhỏ, tan nát đến nỗi bạn không thể nào có thể ghép lại vẹn nguyên như trước nữa. Liệu rồi tình yêu có thể làm nên điều kỳ diệu không?
Chihiro là một cô gái mạnh mẽ, với một gia cảnh hết sức đặc biệt. Mẹ cô là mama trong một câu lạc bộ hạng sang ở vùng thị trấn nhỏ ven rìa Tokyo, cha cô là giám đốc một công ty xuất khẩu nhỏ tại đó. Họ đến với nhau mà không có bắt cứ sự ràng buộc nào về hôn nhân cả, vậy nên Chihiro trở thành “đứa con hoang có thừa nhận” và lớn lên trong sự ghẻ lạnh của họ nội. Chihiro dù rất biết ơn tình yêu mà mẹ cô đã dành cho mình, nhưng cô vẫn quyết tâm rời bỏ thi trấn đầy những tổn thương đó. Cô đang chạy trốn chính số phận của mình ư? Tôi không nghĩ Chihiro ghét bố mình, nhưng có vẻ như cô đang cố cân bằng mọi thứ để sự yêu thương và oán giận cân bằng nhau ở một điểm xác định. Tôi không chắc cô có thể hoàn toàn quên được nỗi ám ảnh về thân phận của mình khi rời bỏ thị trấn đó, nhưng có vẻ như mọi việc không quá tệ cho đến khi mẹ cô mất. Chihiro hoàn toàn suy sụp và rơi vào một trạng thái lạc lõng, mất phương hướng và gần như chẳng còn đủ sức để bám trụ trên đôi chân của mình nữa. Nhưng may thay, chính vào lúc đó, Nakajima ở chung cư đối diện đã nhẹ nhàng bước vào cuộc đời cô. Liệu anh chàng ấy có giúp cô thắp lên ngọn lửa lòng đã tắt từ lâu hay không? Tâm hồn của Nakajima có chịu tổn thương nào hay không?
Có một tính từ dường như đã được Chihiro sử dụng để gán cho Nakajima, đó là “dị thường”. Anh là một người vô cùng thông minh, nhưng lại mang trong mình một nỗi đau quá lớn, nó gần như huỷ hoại chiếc chìa khoá mở của lòng anh ra, anh dần khép tâm hồn mình lại và từ đó không ai có thể đụng chạm hay tiếp xúc cơ thể với anh. Nakajima dường như vô cảm với thứ tình cảm nam nữ thường tình thông qua xác thịt, anh không thể làm tình với ai dù đó là người con gái mà anh rất thích. Nakajima thực sự là một anh chàng rất đáng thương, anh như một sợi dây mỏng manh như lại chịu một sức ép quá lớn từ những ám ảnh thời niên thiếu. Tôi cảm có giác như tâm hồn của Nakajima là một hang động tối tăm và ẩm thấp, mọi thứ không thể kiểm soát được, duy chỉ có một đóm sáng lập loè hiện lên trong màu u hoài đó – tình yêu của anh dành cho mẹ mình, mối liên kết máu thịt không ai có thể thay thế được. Nakajima cũng giống như Chihiro vậy, cả hai đều mất đi người mẹ mà mình rất mực yêu thương, nhưng nếu ở Chihiro mọi thứ vẫn có thể cân bằng thì Nakajima phải chăng đã đánh mất sợi dây kết nối anh với thế giới? Tâm hồn anh tựa như mặt hồ thoạt trông có vẻ tĩnh lặng, mà lại dậy sóng bất cứ lúc nào. Tôi thực sự có cảm Nakajima, Mino và Chii không hề tồn tại trong thế giới thực. Họ giống như những hồn ma thanh khiết và mang hơi thở siêu thực. Sự tồn tại của họ bên cái hồ lảng bảng hổi ức về những tuổi thơ nảy nở trong thảm hoạ khiến tôi cảm thấy lạnh cả người. Mino và Chii giống như bước ra từ một câu chuyện cổ tích của những người lùn, mang quyền năng dự đoán tương lai của người khác vậy, cuộc sống của họ chỉ liên kết với những người mang trong mình sự tổn thương mà thôi.
Dường như chính hoàn cảnh tương đồng đã mang hai mảnh ghép không hoàn thiện ấy dán chặt vào nhau, nên chỉ có Chihiro mới hiểu, chia sẻ những mất mát, xoa dịu những nỗi đau trong lòng của Nakajima và ngược lại. Họ giống như hai người bạn mang chung một căn bệnh cùng chăm sóc nhau để vượt qua những bi kịch trong cuộc đời. Từng ngày trôi qua lặng lẽ như thế, họ càng hiểu thêm về đối phương và đã bắt đầu mở lòng hơn. Trong đêm Chihiro đưa Nakajima đi xem bức tranh tường mà mình đã vẽ về những chú khỉ mang câu chuyện của anh, Mino và Chii đã trở thành một mốc đáng trân trọng nhất trong mối quan hệ của họ. Bởi sau tất cả sự dè chừng nhất định nào đó, lần đầu tiên Nakajima thành thật với trái tim và cả Chihiro. Không những vậy, những lời nói đầy sự sẻ chia và tin tưởng ấy còn trở thành một liều thuốc chữa lành vết thương tâm hồn của hai người.
Khi yêu có lẽ những niềm vui, nỗi buồn của đối phương luôn trở thành một phần của chúng ta. Đôi khi chúng ta không cần bất cứ lời ngọt ngào hay những món quà quý giá từ người mà mình yêu thương, chúng ta chỉ cần họ nói ra thương tổn mà bản thân đã và đang chịu đựng để cho nhau cảm giác “không thể ở một mình được nữa”. Cũng giống như Chihiro và Nakajima vậy, vốn dĩ là hai mảnh đời thiếu thốn tình thương lại có thể cùng nhau thắp lên ngọn lửa ấm áp sự cảm thông, chẳng phải quá tuyệt vời hay sao?
Một bầu không khí nằng nặng bóng tối tinh thần nhưng lại trong vắt không thể nào quên của Hồ sẽ khiến mọi người cảm thấy vô cùng hài lòng. Hồ giống như một bức tranh thuỷ mặc chứa đựng nhiều nét màu u buồn nhưng lại phảng phất đâu đó sự bình yên như chính tâm hồn của Chihiro và Nakajima khi tìm thấy nhau.
Cuộc sống có thể dồn ta vào đường cùng, nhưng hãy cố gắng vượt qua nhé vì đó chưa hẳn là ngõ cụt.
Hồ - Vì mọi thứ vốn dĩ đã bất toàn
Những ai đã từng đọc Kitchen, chắc chắn sẽ nhận ra hình ảnh của Banana Yoshimoto trong Hồ. Có thể nói, Hồ là một trong những tác phẩm ngắn nhất của Banana Yoshimoto, tuy vậy, lại là một trong những tác phẩm có sức nặng và hàm súc nhất.
“Hồ” là câu chuyện đan cài hai tuyến truyện song song, giữa cuộc đời thật và dòng hồi tưởng của Chihiro, nhân vật chính. Điểm nổi bật xuyên suốt là mối quan hệ giữa Chihiro và Nakijima. Tình yêu của họ phần nào dựa trên sự đồng cảm của hai con người từng mất mát về gia đình. Chihiro có vẻ hiền hoà và trầm lặng, nhưng thực chất cô có một mầm sống mãnh liệt và thiên về đời sống nội tâm. Nakijima - ngược lại, là thiên tài với các tư chất bộc lộ ra ngoài, nhưng lại có kí ức và ngoại hình không toàn vẹn.
Chihiro và Nakijima yêu nhau vì họ đã tìm thấy được con người nằm ẩn sâu trong tính cách của người kia. Từ đó, họ nâng đỡ và chấp nhận nhau. Chihiro biết Nakijima có ngoại hình kì dị. Nakajima cũng biết, Chihiro không hề bình yên như những gì cô vẫn cho thấy. Nhưng họ vẫn yêu nhau, bằng tình cảm sâu sắc và bình dị.
Để giải thích cho điều đó, Banana Yoshimoto viết: "Bằng cơ thể, tôi đã học được rằng: “Được yêu là thế. Là khi một người “muốn chạm vào mình, muốn tỏ ra dịu dàng với mình””.
Hồ - đúng như tên gọi của nó, là một tác phẩm dàn trải và có chiều sâu. Nhưng nhìn theo một nghĩa khác, “Hồ” còn là một thấu kính mà qua đó, cuộc đời của mọi người vừa được phản chiếu, vừa bị bóp méo.
Nếu có một điều gì đó trong Hồ mang đậm dấu ấn của nữ tác giả, thì chính là việc nhân vật của bà chủ yếu là giới trẻ. Những người trẻ ấy cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa nhịp sống hiện đại, và cả việc chịu ảnh hưởng từ những kí ức đau đớn. Vì lẽ đó, nhân vật của Banana Yoshimoto bao giờ cũng thường có hơn một nét tính cách. Ngay từ đầu, nhân vật Mẹ trong hồi tưởng của Chihiro cũng đã như thế rồi.
Mẹ như có hai con người. Một thì mãnh liệt, sôi nổi, sống rất vội và gấp. "Người kia thì tinh tế, khác nào đóa hoa yếu mềm, luôn run rẩy chực rụng trước cả một cơn gió thoảng”. Hai nét tính cách ấy khiến bà mâu thuẫn, khiến bà tổn thương, nhưng nó cũng làm cho người mẹ ấy được là chính bản thân mình nữa.
Khi đọc Hồ, tôi thảng thốt nhận ra Banana Yoshimoto dường như ám ảnh với những điều bất toàn. Thậm chí, nét bất toàn đó có khi được đẩy đến tiêu cực. Mino và Chii là hai nhân vật tiêu biểu, họ có khả năng thấu cảm và “đọc vị” con người, nhưng Chii thì gần như lang thang trong cõi mộng mị và chỉ ngủ. "Nói cho đúng là nó chỉ toàn ngủ thôi. Lúc đi vệ sinh cũng phải men theo bờ tường lần từng bước vì không còn cơ bắp nữa, cơm cũng chỉ mỗi ngày một bữa, cơ bản là húp cháo và uống rượu Nhật chứ hầu như chẳng ăn gì. Hãn hữu lắm nó mới thức dậy” - trích lời của Mino.
Thêm dẫn chứng, hãy đọc đoạn Nakajima nói về chính mình: “Quả thật cuộc đời tớ đã bị băm vằm bởi hàng loạt những ngẫu nhiên nho nhỏ, và được chắp nối lại một cách thiếu nguyên tắc bởi một bàn tay dư thừa nhiệt huyết. Vì thế tớ trở thành một kẻ vá víu kỳ quặc”
Nhưng điều tươi đẹp của Hồ, chính là dù cho có điều gì đi nữa, các nhân vật cũng nỗ lực sống. Họ có thể sống nhưng để hồi ức chiếm hết quỹ thời gian như Chihiro, có thể luôn bị giành giật bởi suy nghĩ phức tạp và đau đớn như Nakajima, sống tách biệt như Chii hay Mino. Nhưng, xét cho cùng, họ vẫn đang sống. Và điều ngọt ngào níu giữ những lịnh hồn bé nhỏ ấy còn nương lại trần thế, chính là tình yêu.
Nakajima có lần nói: "Nhưng cuộc đời tớ chắc chắn có thật. Bất chấp nó là một cuộc đời méo mó, kiệt sức, yếu ớt và tràn ngập cảm giác tội lỗi thì vẫn có cái gì bên trong nó. Nó lúc nào cũng là một thứ tuyệt vời hơn cảm xúc của tớ”.
Đó là niềm yêu sống, là sự cố gắng tự thân, là khả năng dìu dắt và nâng đỡ từ những tâm hồn khác. Bạn cứ thử ngắm nhìn mặt hồ một lúc lâu đi, sẽ thấy dưới làn nước kia, một thế giới khác, một cuộc đời khác mới sinh ra hoặc vừa kết thúc. Sẽ thấy cả triệu sinh linh đang đắn đo giữa những vấn đề của riêng mình. Nhưng hồ vẫn là hồ, và ôm trọn tất cả trong sự bình yên và bao dung của nó. Nhiều kẻ vội vã băng nhanh qua cuộc đời đến nỗi quên mất mình đến từ nơi nào và điểm dừng chân sẽ là ở đâu. Nhưng cho dù hành trình ấy có thế nào, thì hồ vẫn là hồ, vẹn nguyên qua năm tháng.
Hồ - nói rộng ra, đại diện cho những điều tự nhiên vô hạn, cũng như thời gian hay các ác - cái thiện luôn tiếp nối nhau trên trái đất này.
Hồ làm tôi tin vào tình yêu và những điều kì diệu tươi đẹp nhỏ bé. Cũng giống như Chihiro và Nakajima đã làm, chỉ đơn giản là mở cửa sổ, cười và chào nhau mỗi ngày. Thế rồi có lúc, lại nhận ra mình đã yêu, và bóng hình người ấy bắt đầu bước vào tâm trí, mang lại cảm xúc mới, tinh thần mới. Hãy cứ làm những điều ý nghĩa bình dị như thế, để khi bình minh thắp lên một ngày mới, chúng ta lại bên nhau và có cơ hội được tiếp tục sống thật tốt đẹp. Vì mỗi người không chỉ sống vì-mình, mà còn sống vì-nhau.
Như ai đó đã nói rằng, đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của người còn lại.
Ánh Mai
Bóng tối tâm hồn và vệt sáng yêu thương
Một trong những thứ bóng tối đáng sợ nhất mà con người chúng ta ai cũng phải trải qua, đó chính là thứ không khí nặng nề của tâm hồn mang nhiều đau thương, vụn vỡ. Có những nỗi đau chỉ như cơn gió thoảng trong đời, giúp ta ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống này. Nhưng cũng có những nỗi đau trở thành một làn khói cứ từng ngày ám vào tâm hồn ta chẳng thể xoá nhoà được, nỗi đau đó giống với Chihiro và Nakajima. Họ cứ như bị lạc vào mê cung của sự tổn thương, mất mát mà không tìm được lối ra, càng đi sâu lại càng thấy bế tắc. Vậy mà khi hai tâm hồn đầy những vết xước ấy tìm thấy nhau, họ lại trở thành kim chỉ nam của đối phương, cùng nhau soi đường để thoát khỏi những ám ảnh trong quá khứ. Tình yêu rốt cuộc có sức mạnh lớn đến thế sao?
Hồ của nữ tác giả Banana Yoshimoto chứa đựng một hồn văn lặng lẽ và tĩnh tại, giống như mặt hồ phẳng lặng nhưng lại mang trong mình một cơn sóng ngầm của sự ám ảnh – một nỗi ám ảnh thật dịu. Hồ là một quyển tiểu thuyết đầy những nỗi đau, nó như dành riêng cho những tâm hồn vụn vỡ, các nhân vật chìm trong sự tổn thương của tâm hồn mà tưởng chừng không gì có thể bù đắp được. Giống như trái tim của họ đã vỡ thành từng mảnh nhỏ, tan nát đến nỗi bạn không thể nào có thể ghép lại vẹn nguyên như trước nữa. Liệu rồi tình yêu có thể làm nên điều kỳ diệu không?
Chihiro là một cô gái mạnh mẽ, với một gia cảnh hết sức đặc biệt. Mẹ cô là mama trong một câu lạc bộ hạng sang ở vùng thị trấn nhỏ ven rìa Tokyo, cha cô là giám đốc một công ty xuất khẩu nhỏ tại đó. Họ đến với nhau mà không có bắt cứ sự ràng buộc nào về hôn nhân cả, vậy nên Chihiro trở thành “đứa con hoang có thừa nhận” và lớn lên trong sự ghẻ lạnh của họ nội. Chihiro dù rất biết ơn tình yêu mà mẹ cô đã dành cho mình, nhưng cô vẫn quyết tâm rời bỏ thi trấn đầy những tổn thương đó. Cô đang chạy trốn chính số phận của mình ư? Tôi không nghĩ Chihiro ghét bố mình, nhưng có vẻ như cô đang cố cân bằng mọi thứ để sự yêu thương và oán giận cân bằng nhau ở một điểm xác định. Tôi không chắc cô có thể hoàn toàn quên được nỗi ám ảnh về thân phận của mình khi rời bỏ thị trấn đó, nhưng có vẻ như mọi việc không quá tệ cho đến khi mẹ cô mất. Chihiro hoàn toàn suy sụp và rơi vào một trạng thái lạc lõng, mất phương hướng và gần như chẳng còn đủ sức để bám trụ trên đôi chân của mình nữa. Nhưng may thay, chính vào lúc đó, Nakajima ở chung cư đối diện đã nhẹ nhàng bước vào cuộc đời cô. Liệu anh chàng ấy có giúp cô thắp lên ngọn lửa lòng đã tắt từ lâu hay không? Tâm hồn của Nakajima có chịu tổn thương nào hay không?
Có một tính từ dường như đã được Chihiro sử dụng để gán cho Nakajima, đó là “dị thường”. Anh là một người vô cùng thông minh, nhưng lại mang trong mình một nỗi đau quá lớn, nó gần như huỷ hoại chiếc chìa khoá mở của lòng anh ra, anh dần khép tâm hồn mình lại và từ đó không ai có thể đụng chạm hay tiếp xúc cơ thể với anh. Nakajima dường như vô cảm với thứ tình cảm nam nữ thường tình thông qua xác thịt, anh không thể làm tình với ai dù đó là người con gái mà anh rất thích. Nakajima thực sự là một anh chàng rất đáng thương, anh như một sợi dây mỏng manh như lại chịu một sức ép quá lớn từ những ám ảnh thời niên thiếu. Tôi cảm có giác như tâm hồn của Nakajima là một hang động tối tăm và ẩm thấp, mọi thứ không thể kiểm soát được, duy chỉ có một đóm sáng lập loè hiện lên trong màu u hoài đó – tình yêu của anh dành cho mẹ mình, mối liên kết máu thịt không ai có thể thay thế được. Nakajima cũng giống như Chihiro vậy, cả hai đều mất đi người mẹ mà mình rất mực yêu thương, nhưng nếu ở Chihiro mọi thứ vẫn có thể cân bằng thì Nakajima phải chăng đã đánh mất sợi dây kết nối anh với thế giới? Tâm hồn anh tựa như mặt hồ thoạt trông có vẻ tĩnh lặng, mà lại dậy sóng bất cứ lúc nào. Tôi thực sự có cảm Nakajima, Mino và Chii không hề tồn tại trong thế giới thực. Họ giống như những hồn ma thanh khiết và mang hơi thở siêu thực. Sự tồn tại của họ bên cái hồ lảng bảng hổi ức về những tuổi thơ nảy nở trong thảm hoạ khiến tôi cảm thấy lạnh cả người. Mino và Chii giống như bước ra từ một câu chuyện cổ tích của những người lùn, mang quyền năng dự đoán tương lai của người khác vậy, cuộc sống của họ chỉ liên kết với những người mang trong mình sự tổn thương mà thôi.
Dường như chính hoàn cảnh tương đồng đã mang hai mảnh ghép không hoàn thiện ấy dán chặt vào nhau, nên chỉ có Chihiro mới hiểu, chia sẻ những mất mát, xoa dịu những nỗi đau trong lòng của Nakajima và ngược lại. Họ giống như hai người bạn mang chung một căn bệnh cùng chăm sóc nhau để vượt qua những bi kịch trong cuộc đời. Từng ngày trôi qua lặng lẽ như thế, họ càng hiểu thêm về đối phương và đã bắt đầu mở lòng hơn. Trong đêm Chihiro đưa Nakajima đi xem bức tranh tường mà mình đã vẽ về những chú khỉ mang câu chuyện của anh, Mino và Chii đã trở thành một mốc đáng trân trọng nhất trong mối quan hệ của họ. Bởi sau tất cả sự dè chừng nhất định nào đó, lần đầu tiên Nakajima thành thật với trái tim và cả Chihiro. Không những vậy, những lời nói đầy sự sẻ chia và tin tưởng ấy còn trở thành một liều thuốc chữa lành vết thương tâm hồn của hai người.
Khi yêu có lẽ những niềm vui, nỗi buồn của đối phương luôn trở thành một phần của chúng ta. Đôi khi chúng ta không cần bất cứ lời ngọt ngào hay những món quà quý giá từ người mà mình yêu thương, chúng ta chỉ cần họ nói ra thương tổn mà bản thân đã và đang chịu đựng để cho nhau cảm giác “không thể ở một mình được nữa”. Cũng giống như Chihiro và Nakajima vậy, vốn dĩ là hai mảnh đời thiếu thốn tình thương lại có thể cùng nhau thắp lên ngọn lửa ấm áp sự cảm thông, chẳng phải quá tuyệt vời hay sao?
Một bầu không khí nằng nặng bóng tối tinh thần nhưng lại trong vắt không thể nào quên của Hồ sẽ khiến mọi người cảm thấy vô cùng hài lòng. Hồ giống như một bức tranh thuỷ mặc chứa đựng nhiều nét màu u buồn nhưng lại phảng phất đâu đó sự bình yên như chính tâm hồn của Chihiro và Nakajima khi tìm thấy nhau.
Cuộc sống có thể dồn ta vào đường cùng, nhưng hãy cố gắng vượt qua nhé vì đó chưa hẳn là ngõ cụt.
Hình ảnh: từ Internet