Nguồn ảnh: Internet
Cách đây vài hôm, có một bạn tặng cho tôi cuốn sách Người Nhật mặc áo trái vì biết tôi là một người yêu Nhật Bản. Lúc cầm quyển sách, thú thật tôi không ấn tượng gì, bởi cái bìa rất...
Nguồn ảnh: Internet
Cách đây vài hôm, có một bạn tặng cho tôi cuốn sách Người Nhật mặc áo trái vì biết tôi là một người yêu Nhật Bản. Lúc cầm quyển sách, thú thật tôi không ấn tượng gì, bởi cái bìa rất bình thường và tôi cũng chưa hề nghe nói đến cuốn sách này. Tôi nghĩ rằng tác giả viết về văn hóa các nước và trong đó có Nhật Bản. Chứ nếu là một cuốn sách 100% Nhật Bản thì với bản tính thích lục lọi và để ý thông tin xuất bản như tôi lẽ nào lại không biết. Tôi cất quyển sách lên kệ, định bụng hôm nào rảnh sẽ lấy ra đọc, và thật ra thì tôi đã quên béng nó luôn. Cho đến hôm nay, bạn tôi hỏi đã đọc chưa, tôi mới ồ lên và đọc liền, bởi tôi không muốn phụ tấm lòng của bạn. Và Người Nhật mặc áo trái của Nguyễn Minh Hải đã mang đến cho tôi rất nhiều bất ngờ thú vị.
Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả thay lời nói đầu bằng một câu chuyện, một cuộc hội thoại nho nhỏ giữa mình và một người bạn. Cách dẫn dắt trực tiếp và lối tranh luận đầy lý lẽ ấy đã cuốn hút tôi, buộc tôi phải lật sang trang cuối xem tác giả này là ai. Hơi bất ngờ một chút khi Nguyễn Minh Hải sinh năm 1985 và có một thành tích đáng nể trong học tập. Và những dòng giới thiệu ấy càng thuyết phục tôi hơn khi đọc tiếp những gì mà anh viết.
Dạo gần đây có rất nhiều người Việt Nam sang Nhật du học, và cũng không thiếu những bạn lập gia đình, định cư ở Nhật luôn. Như trong năm nay, số lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật là cao nhất từ trước đến giờ. Có rất nhiều người tận dụng sự phổ biến của internet để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà họ góp nhặt được ở Nhật. Đó có thể là những chuyện rất bình thường ở Nhật, chuyện cuộc sống, con người, văn hóa, tinh thần Nhật Bản, chuyện thời tiết, du lịch, và cả nấu ăn nữa chứ. Dĩ nhiên tôi không có thời gian để lùng sục đọc hết những bài viết này, mà chỉ chọn cho mình vài trang có lối viết mạch lạc, và cung cấp những thông tin hữu ích với tôi. Tôi đương nhiên thích những bài viết đấy, nhưng rất hiếm những bài khiến tôi say mê đọc như cuốn Người Nhật mặc áo trái. Vậy có điều gì khác biệt giữa cuốn sách này và những bài tôi đọc được trên mạng?
Trước nhất, vì là một cuốn sách, nên tác giả không nói sơ sơ, chung chung một điều gì, mà trình bày nó một cách khoa học, cố gắng diễn giải sâu những vấn đề mà anh muốn đề cập, thay gì chỉ là những dòng ngắn gọn về điều gì đó, hoặc là một bài tổng hợp nhiều việc. Có lẽ là dân tự nhiên, nên lời lẽ của tác giả không hoa mỹ mà ngắn gọn, súc tích nhưng lý lẽ vững chắc, thuyết phục. Tác giả không áp đặt người đọc phải suy nghĩ như tác giả, mà luôn khơi gợi vấn đề, đưa ra ý kiến cá nhân và nhường phần cảm nhận lại cho độc giả. Nguyễn Minh Hải cũng chia sẻ rất nhiều trải nghiệm quý trong thời gian du học ở Nhật, cũng như thẳng thắn thừa nhận kiến thức hạn hẹp của mình cùng vài nguyên nhân anh không sống ở Nhật nữa. Quan trọng nhất, quá nửa cuốn sách là những điều tôi đã biết, nhưng khác với cái cảm giác như khi đọc một số bài trên mạng, Nguyễn Minh Hải đem lại cho tôi sự phấn khích, một góc nhìn mới mẻ, những điểm tương đồng trong suy nghĩ, và đôi khi, chỉ đơn giản là cùng một câu chuyện nhưng được kể lại bằng một cách khác.
Nếu hỏi tôi thích chương nào nhất trong cuốn sách, thì tôi có thể khẳng định rằng tôi thích tất cả. Mỗi chi tiết, mỗi tình huống và thậm chí là những câu chữ rất đẹp của một thần dân khối kỹ thuật đều làm cho tôi cảm thấy thích thú. Tôi yêu những câu chuyện anh kể, yêu luôn những người thầy, người bạn anh nhắc đến trong sách. Những sẻ chia của anh khiến tôi nhìn nhận lại những tháng ngày sinh viên của chính mình, để rồi có chút tự hào với những gì mình đã, đang đeo đuổi và chút nuối tiếc cho những lãng phí đã qua. Mỗi trang sách trôi qua đều làm tôi mỉm cười, chỉ duy có chương “Câu lạc bộ guitar cổ điển” là khiến tôi rơi nước mắt, bởi câu chuyện quá đẹp, quá lung linh và hào hùng.
Người Nhật mặc áo trái chắc chắn không phải là một công trình nghiên cứu, đó chỉ là những trải nghiệm của một người trẻ không hoàn hảo, qua thời gian, qua năm tháng dần dần hoàn thiện tri thức và nhân cách. Anh không đề cao Nhật Bản, cũng không chỉ trích gay gắt, anh chỉ nhìn Nhật Bản bằng một lăng kính vừa khiêm nhường, vừa cầu thị. Quãng đời sinh viên đẹp đẽ của anh đã được ghi chép và lưu giữ mãi mãi trên những trang sách của Người Nhật mặc áo trái. Và tin tôi đi, cuốn sách này dành cho bạn, dẫu bạn còn trẻ, hết trẻ, yêu Nhật Bản hay không yêu Nhật Bản.
Cuốn sách này là dành cho bạn
Nguồn ảnh: Internet
Cách đây vài hôm, có một bạn tặng cho tôi cuốn sách Người Nhật mặc áo trái vì biết tôi là một người yêu Nhật Bản. Lúc cầm quyển sách, thú thật tôi không ấn tượng gì, bởi cái bìa rất bình thường và tôi cũng chưa hề nghe nói đến cuốn sách này. Tôi nghĩ rằng tác giả viết về văn hóa các nước và trong đó có Nhật Bản. Chứ nếu là một cuốn sách 100% Nhật Bản thì với bản tính thích lục lọi và để ý thông tin xuất bản như tôi lẽ nào lại không biết. Tôi cất quyển sách lên kệ, định bụng hôm nào rảnh sẽ lấy ra đọc, và thật ra thì tôi đã quên béng nó luôn. Cho đến hôm nay, bạn tôi hỏi đã đọc chưa, tôi mới ồ lên và đọc liền, bởi tôi không muốn phụ tấm lòng của bạn. Và Người Nhật mặc áo trái của Nguyễn Minh Hải đã mang đến cho tôi rất nhiều bất ngờ thú vị.
Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả thay lời nói đầu bằng một câu chuyện, một cuộc hội thoại nho nhỏ giữa mình và một người bạn. Cách dẫn dắt trực tiếp và lối tranh luận đầy lý lẽ ấy đã cuốn hút tôi, buộc tôi phải lật sang trang cuối xem tác giả này là ai. Hơi bất ngờ một chút khi Nguyễn Minh Hải sinh năm 1985 và có một thành tích đáng nể trong học tập. Và những dòng giới thiệu ấy càng thuyết phục tôi hơn khi đọc tiếp những gì mà anh viết.
Dạo gần đây có rất nhiều người Việt Nam sang Nhật du học, và cũng không thiếu những bạn lập gia đình, định cư ở Nhật luôn. Như trong năm nay, số lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật là cao nhất từ trước đến giờ. Có rất nhiều người tận dụng sự phổ biến của internet để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà họ góp nhặt được ở Nhật. Đó có thể là những chuyện rất bình thường ở Nhật, chuyện cuộc sống, con người, văn hóa, tinh thần Nhật Bản, chuyện thời tiết, du lịch, và cả nấu ăn nữa chứ. Dĩ nhiên tôi không có thời gian để lùng sục đọc hết những bài viết này, mà chỉ chọn cho mình vài trang có lối viết mạch lạc, và cung cấp những thông tin hữu ích với tôi. Tôi đương nhiên thích những bài viết đấy, nhưng rất hiếm những bài khiến tôi say mê đọc như cuốn Người Nhật mặc áo trái. Vậy có điều gì khác biệt giữa cuốn sách này và những bài tôi đọc được trên mạng?
Trước nhất, vì là một cuốn sách, nên tác giả không nói sơ sơ, chung chung một điều gì, mà trình bày nó một cách khoa học, cố gắng diễn giải sâu những vấn đề mà anh muốn đề cập, thay gì chỉ là những dòng ngắn gọn về điều gì đó, hoặc là một bài tổng hợp nhiều việc. Có lẽ là dân tự nhiên, nên lời lẽ của tác giả không hoa mỹ mà ngắn gọn, súc tích nhưng lý lẽ vững chắc, thuyết phục. Tác giả không áp đặt người đọc phải suy nghĩ như tác giả, mà luôn khơi gợi vấn đề, đưa ra ý kiến cá nhân và nhường phần cảm nhận lại cho độc giả. Nguyễn Minh Hải cũng chia sẻ rất nhiều trải nghiệm quý trong thời gian du học ở Nhật, cũng như thẳng thắn thừa nhận kiến thức hạn hẹp của mình cùng vài nguyên nhân anh không sống ở Nhật nữa. Quan trọng nhất, quá nửa cuốn sách là những điều tôi đã biết, nhưng khác với cái cảm giác như khi đọc một số bài trên mạng, Nguyễn Minh Hải đem lại cho tôi sự phấn khích, một góc nhìn mới mẻ, những điểm tương đồng trong suy nghĩ, và đôi khi, chỉ đơn giản là cùng một câu chuyện nhưng được kể lại bằng một cách khác.
Nếu hỏi tôi thích chương nào nhất trong cuốn sách, thì tôi có thể khẳng định rằng tôi thích tất cả. Mỗi chi tiết, mỗi tình huống và thậm chí là những câu chữ rất đẹp của một thần dân khối kỹ thuật đều làm cho tôi cảm thấy thích thú. Tôi yêu những câu chuyện anh kể, yêu luôn những người thầy, người bạn anh nhắc đến trong sách. Những sẻ chia của anh khiến tôi nhìn nhận lại những tháng ngày sinh viên của chính mình, để rồi có chút tự hào với những gì mình đã, đang đeo đuổi và chút nuối tiếc cho những lãng phí đã qua. Mỗi trang sách trôi qua đều làm tôi mỉm cười, chỉ duy có chương “Câu lạc bộ guitar cổ điển” là khiến tôi rơi nước mắt, bởi câu chuyện quá đẹp, quá lung linh và hào hùng.
Người Nhật mặc áo trái chắc chắn không phải là một công trình nghiên cứu, đó chỉ là những trải nghiệm của một người trẻ không hoàn hảo, qua thời gian, qua năm tháng dần dần hoàn thiện tri thức và nhân cách. Anh không đề cao Nhật Bản, cũng không chỉ trích gay gắt, anh chỉ nhìn Nhật Bản bằng một lăng kính vừa khiêm nhường, vừa cầu thị. Quãng đời sinh viên đẹp đẽ của anh đã được ghi chép và lưu giữ mãi mãi trên những trang sách của Người Nhật mặc áo trái. Và tin tôi đi, cuốn sách này dành cho bạn, dẫu bạn còn trẻ, hết trẻ, yêu Nhật Bản hay không yêu Nhật Bản.