Đọc Thư Tình của Iwai Shunji, tôi có cảm giác mình đang nghe một bản Ballad du dương, nó khắc khoải những tiếc nuối của mối tình đầu câm lặng và thoáng chút trách móc của người con gái tưởng rằng mình được “yêu từ cái...
Đọc Thư Tình của Iwai Shunji, tôi có cảm giác mình đang nghe một bản Ballad du dương, nó khắc khoải những tiếc nuối của mối tình đầu câm lặng và thoáng chút trách móc của người con gái tưởng rằng mình được “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Iwai Shunji không dùng bất cứ lời hoa mỹ nào trong văn phong hay cố tạo những ý tứ phức tạp trong các bức thư, điều đó khiến độc giả cảm thấy vô cùng dễ chịu và hài lòng. Phải chăng chính sự chân chất đã khiến chúng ta dễ tin vào tấm lòng của các nhân vật?
Cuốn sách còn tạo cho người đọc một nỗi ám ảnh khôn nguôi khi bắt đầu bằng cái chết của nhân vật nam chính Fujii Itsuki và những ngày tuyết rơi trắng xóa. Hơi lạnh và sự ảm đạm của mùa đông đã tạo nên những nhịp buồn đầy day dứt trong câu chuyện của nhân vật, cũng như để lại cảm xúc rất lạ trong lòng của mỗi chúng ta. Đây quả thực chỉ là chuyện học trò giản dị, được tái hiện một cách tình cờ qua các bức thư trao đổi giữa hai cô gái không quen biết, nhưng chẳng hiểu sao càng đọc càng khiến chúng ta kết nối nhiều cảm xúc với nhau đến vậy. Tình yêu của họ tự bao giờ đã vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết, để tồn tại vĩnh viễn trong lòng của đối phương?
Vào ngày giỗ của Itsuki, Hiroko đã vô tình xem quyển album ảnh thời cấp hai của anh và nảy ra ý tưởng gửi thư đến địa chỉ được ghi bên trong. Cô vẫn tưởng nơi ấy đã giải tỏa thành đường quốc lộ và sẽ chẳng có ai nhận được bức thư đó, nhưng mọi chuyện hoàn toàn nằm ngoài dự đoán khi Hiroko nhận được lời hồi âm đến từ một cô gái trùng họ trùng tên với anh. Lúc nhân vật nữ Fujii Itsuki xuất hiện, tôi đã khá ngạc nhiên, quả thực cuộc đời có quá nhiều thứ mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Hai cô gái ở hai thành phố khác nhau, phút chốc vì một người đã chết mà trở nên gắn kết thông qua những bức thư, câu chuyện của quá khứ vốn đã chôn vùi dưới lớp bụi thời gian cũng bỗng được tái hiện rõ nét. Hiroki thật sự đã khiến người đọc cảm thương khi viết một bức thư vô cùng đơn giản: “Thân gửi Fujii Itsuki. Bạn có khỏe không? Tôi vẫn khỏe”. Đọc có vẻ rất bình thường, nhưng càng nghĩ lại càng thấy nó chất chứa quá nhiều nỗi nhớ và xót xa, hai năm trôi qua chưa thể làm nỗi đau mất người yêu thương của cô phai mờ, việc viết thư tưởng chừng hoang đường lại trở thành niềm động lực to lớn để cô tiếp tục bước tiếp.
Iwai Shunji đã rất tinh tế trong việc hé lộ với người đọc những bí mật mà chàng trai Itsuki luôn chôn giấu từ cấp hai thông qua các bức thư tay giữa Hiroko và Itsuki. Và bí mật về “tình yêu từ cái nhìn đầu tiên” những tưởng sẽ ngủ quên cũng được đánh thức với rất nhiều cảm xúc khác nhau. Dẫu biết con trai thường theo đuổi hình bóng mối tình đầu nhưng việc Itsuki yêu Hiroko vì vẻ ngoài quá giống cô bạn cùng tên với mình năm xưa liệu có là sự bất công đối với Hiroko? Độc giả đã nhìn thấy được sự chân thành mà Hiroko luôn dành cho anh, chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi như thế. Nhưng cũng rất có thể những ký ức được sống lại trong hình hài của Hiroko đã khiến Itsuki không ngừng dằn vặt bản thân và tự vấn mình về cái gọi là tình yêu thực sự. Tôi không chắc, chỉ là bản thân cảm thấy khá bức rức trước câu nói của Hiroko: “Nếu đó là lý do anh ấy chọn con thì mẹ bảo con phải làm sao bây giờ?”. Phụ nữ ai mà chẳng ghen, nên việc Hiroko đặt câu hỏi đó là chuyện rất thường tình, chỉ là dường như ngoài trách móc thì còn quá nhiều xót xa.
Còn về Itsuki phiên bản nữ thì sao? Câu chuyện lại đi theo một hướng hoàn toàn tích cực, khi cô nhận ra mình đã có quá nhiều ký ức với anh bạn cùng tên đó. Những nhầm lẫn, gán ghép mà lúc xưa cả hai cùng cảm thấy khó chịu, được nhắc lại với một cảm giác nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tôi tin chắc bấy giờ chính cô cũng phải ngạc nhiên và thốt lên rẳng: “Hóa ra đã từng có một thời bên nhau như thế?”. Ba năm học chung đó, cô đã không thể hiểu được người bạn “lập dị” của mình, cũng như nhận ra tình cảm mà anh luôn dành cho cô. Cảm giác nhẹ nhàng, đầy tinh khôi lại nảy mầm từ chính những tấm thẻ thư viện, quả thực sẽ chẳng ai nghĩ nó là một lời tỏ tình, “Nhưng có thật đấy là tên của anh ấy không?”, câu hỏi đó phút chốc trở thành kim chỉ nam cho một người lạc đường như Itsuki. Hiroko đã hỏi rất đúng: “Hẳn là bạn cũng thích anh ấy đúng không?”, Itsuki của năm lớp 9 chắc đã không kịp lớn để nhận ra điều đó, nhưng sau 10 năm thứ tình cảm ấy bỗng chốc trở nên vô cùng mãnh liệt. Mỗi người ai cũng từng có một khoảng thời gian vụng dại như thế, khoảng thời gian mà việc yêu thương ai đó trở thành bí mật của riêng mình, để rồi thanh xuân lặng lẽ đi qua, tất cả trở thành hồi ức tươi đẹp nhưng đầy sự tiếc nuối. Hai Fujii Itsuki đã bỏ lỡ một nhịp chung đôi, nhưng thật may khi bây giờ nhớ lại ký ức ấy như một đóa hoa nở nghịch mùa, đẹp đến nao lòng.
Hiện tại và quá khứ đan xen nhau tạo nên một mảng với rất nhiều màu sắc đẹp đẽ, Iwai Shunji rất tài tình khi không chỉ khiến nhân vật hồi tưởng lại những ký ức thời học sinh với những rung động đầu đời, mà còn giúp độc giả nhìn lại tuổi thanh xuân của mình và rồi mỉm cười thật tươi với những điều dịu ngọt ấy. Một kết thúc mở đầy nhẹ nhàng cho cả Hiroko và Itsuki. Hiroko đã có thể hét thật to những điều mình muốn nói với người mình yêu tại chính nơi anh ra đi mãi mãi. Itsuki thì nhận ra bông hoa niềm vui của mình cũng nảy mầm, nụ cười và sự ngượng ngùng đó sẽ mãi mãi trở thành tài sản quý báu nhất trong bộ sưu tập cảm xúc của cô.
Thư Tình không chỉ ru chúng ta trong bản tình ca dịu dàng của tình yêu thuở mới lớn, mà lẫn trong đó còn có những giai diệu du dương của tình cảm gia đình và bạn bè. Tôi vẫn nhớ cảnh ông của Itsuki quyết tâm cõng cô đến bệnh viện trong khi ngoài trời tuyết đang phủ trắng xóa các nẻo đường, để rồi bản thân mình cũng phải nhập viện cùng với cháu gái. Ông đã không thể cứu con trai mình, nhưng bằng chính niềm tin và sự yêu thương mãnh liệt của một cụ già 76 tuổi, ông đã không để cháu gái mình chịu cảnh như cha nó. Lúc ấy, tôi biết mình tin vào sự quyết tâm của ông rất nhiều. Và hẳn là không thể quên tình bạn giữa Akiba đối với anh chàng Itsuki, có thể mọi người sẽ trách tại sao anh bỏ Itsuki lại, nhưng biết đâu chính điều đó đã khiến bản thân anh phải sống trong sự day dứt không nguôi. Bài hát cuối cùng Itsuki hát khi lọt xuống khe núi là bài hát mà mỗi lần Hiroko đến đều nghe anh ngân nga. Giai điệu “Rặng san hô xanh” trở thành nỗi ám ảnh của những người bạn đồng hành ngày hôm đó, mọi người dường như luôn nhìn thấy hình ảnh của Itsuki trong những câu chuyện của mình. Sợi dây tình bạn của họ tưởng đã đứt mà hóa ra vẫn còn nguyên vẹn như thế.
Cuộc sống vô thường, cái chết không thể lường trước, nhưng quan trọng hơn cả chẳng phải là chúng ta đã để lại hình ảnh như thế nào trong lòng mọi người hay sao?
Thanh xuân, một mối tình thầm
Đọc Thư Tình của Iwai Shunji, tôi có cảm giác mình đang nghe một bản Ballad du dương, nó khắc khoải những tiếc nuối của mối tình đầu câm lặng và thoáng chút trách móc của người con gái tưởng rằng mình được “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Iwai Shunji không dùng bất cứ lời hoa mỹ nào trong văn phong hay cố tạo những ý tứ phức tạp trong các bức thư, điều đó khiến độc giả cảm thấy vô cùng dễ chịu và hài lòng. Phải chăng chính sự chân chất đã khiến chúng ta dễ tin vào tấm lòng của các nhân vật?
Cuốn sách còn tạo cho người đọc một nỗi ám ảnh khôn nguôi khi bắt đầu bằng cái chết của nhân vật nam chính Fujii Itsuki và những ngày tuyết rơi trắng xóa. Hơi lạnh và sự ảm đạm của mùa đông đã tạo nên những nhịp buồn đầy day dứt trong câu chuyện của nhân vật, cũng như để lại cảm xúc rất lạ trong lòng của mỗi chúng ta. Đây quả thực chỉ là chuyện học trò giản dị, được tái hiện một cách tình cờ qua các bức thư trao đổi giữa hai cô gái không quen biết, nhưng chẳng hiểu sao càng đọc càng khiến chúng ta kết nối nhiều cảm xúc với nhau đến vậy. Tình yêu của họ tự bao giờ đã vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết, để tồn tại vĩnh viễn trong lòng của đối phương?
Vào ngày giỗ của Itsuki, Hiroko đã vô tình xem quyển album ảnh thời cấp hai của anh và nảy ra ý tưởng gửi thư đến địa chỉ được ghi bên trong. Cô vẫn tưởng nơi ấy đã giải tỏa thành đường quốc lộ và sẽ chẳng có ai nhận được bức thư đó, nhưng mọi chuyện hoàn toàn nằm ngoài dự đoán khi Hiroko nhận được lời hồi âm đến từ một cô gái trùng họ trùng tên với anh. Lúc nhân vật nữ Fujii Itsuki xuất hiện, tôi đã khá ngạc nhiên, quả thực cuộc đời có quá nhiều thứ mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Hai cô gái ở hai thành phố khác nhau, phút chốc vì một người đã chết mà trở nên gắn kết thông qua những bức thư, câu chuyện của quá khứ vốn đã chôn vùi dưới lớp bụi thời gian cũng bỗng được tái hiện rõ nét. Hiroki thật sự đã khiến người đọc cảm thương khi viết một bức thư vô cùng đơn giản: “Thân gửi Fujii Itsuki. Bạn có khỏe không? Tôi vẫn khỏe”. Đọc có vẻ rất bình thường, nhưng càng nghĩ lại càng thấy nó chất chứa quá nhiều nỗi nhớ và xót xa, hai năm trôi qua chưa thể làm nỗi đau mất người yêu thương của cô phai mờ, việc viết thư tưởng chừng hoang đường lại trở thành niềm động lực to lớn để cô tiếp tục bước tiếp.
Iwai Shunji đã rất tinh tế trong việc hé lộ với người đọc những bí mật mà chàng trai Itsuki luôn chôn giấu từ cấp hai thông qua các bức thư tay giữa Hiroko và Itsuki. Và bí mật về “tình yêu từ cái nhìn đầu tiên” những tưởng sẽ ngủ quên cũng được đánh thức với rất nhiều cảm xúc khác nhau. Dẫu biết con trai thường theo đuổi hình bóng mối tình đầu nhưng việc Itsuki yêu Hiroko vì vẻ ngoài quá giống cô bạn cùng tên với mình năm xưa liệu có là sự bất công đối với Hiroko? Độc giả đã nhìn thấy được sự chân thành mà Hiroko luôn dành cho anh, chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi như thế. Nhưng cũng rất có thể những ký ức được sống lại trong hình hài của Hiroko đã khiến Itsuki không ngừng dằn vặt bản thân và tự vấn mình về cái gọi là tình yêu thực sự. Tôi không chắc, chỉ là bản thân cảm thấy khá bức rức trước câu nói của Hiroko: “Nếu đó là lý do anh ấy chọn con thì mẹ bảo con phải làm sao bây giờ?”. Phụ nữ ai mà chẳng ghen, nên việc Hiroko đặt câu hỏi đó là chuyện rất thường tình, chỉ là dường như ngoài trách móc thì còn quá nhiều xót xa.
Còn về Itsuki phiên bản nữ thì sao? Câu chuyện lại đi theo một hướng hoàn toàn tích cực, khi cô nhận ra mình đã có quá nhiều ký ức với anh bạn cùng tên đó. Những nhầm lẫn, gán ghép mà lúc xưa cả hai cùng cảm thấy khó chịu, được nhắc lại với một cảm giác nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tôi tin chắc bấy giờ chính cô cũng phải ngạc nhiên và thốt lên rẳng: “Hóa ra đã từng có một thời bên nhau như thế?”. Ba năm học chung đó, cô đã không thể hiểu được người bạn “lập dị” của mình, cũng như nhận ra tình cảm mà anh luôn dành cho cô. Cảm giác nhẹ nhàng, đầy tinh khôi lại nảy mầm từ chính những tấm thẻ thư viện, quả thực sẽ chẳng ai nghĩ nó là một lời tỏ tình, “Nhưng có thật đấy là tên của anh ấy không?”, câu hỏi đó phút chốc trở thành kim chỉ nam cho một người lạc đường như Itsuki. Hiroko đã hỏi rất đúng: “Hẳn là bạn cũng thích anh ấy đúng không?”, Itsuki của năm lớp 9 chắc đã không kịp lớn để nhận ra điều đó, nhưng sau 10 năm thứ tình cảm ấy bỗng chốc trở nên vô cùng mãnh liệt. Mỗi người ai cũng từng có một khoảng thời gian vụng dại như thế, khoảng thời gian mà việc yêu thương ai đó trở thành bí mật của riêng mình, để rồi thanh xuân lặng lẽ đi qua, tất cả trở thành hồi ức tươi đẹp nhưng đầy sự tiếc nuối. Hai Fujii Itsuki đã bỏ lỡ một nhịp chung đôi, nhưng thật may khi bây giờ nhớ lại ký ức ấy như một đóa hoa nở nghịch mùa, đẹp đến nao lòng.
Hiện tại và quá khứ đan xen nhau tạo nên một mảng với rất nhiều màu sắc đẹp đẽ, Iwai Shunji rất tài tình khi không chỉ khiến nhân vật hồi tưởng lại những ký ức thời học sinh với những rung động đầu đời, mà còn giúp độc giả nhìn lại tuổi thanh xuân của mình và rồi mỉm cười thật tươi với những điều dịu ngọt ấy. Một kết thúc mở đầy nhẹ nhàng cho cả Hiroko và Itsuki. Hiroko đã có thể hét thật to những điều mình muốn nói với người mình yêu tại chính nơi anh ra đi mãi mãi. Itsuki thì nhận ra bông hoa niềm vui của mình cũng nảy mầm, nụ cười và sự ngượng ngùng đó sẽ mãi mãi trở thành tài sản quý báu nhất trong bộ sưu tập cảm xúc của cô.
Thư Tình không chỉ ru chúng ta trong bản tình ca dịu dàng của tình yêu thuở mới lớn, mà lẫn trong đó còn có những giai diệu du dương của tình cảm gia đình và bạn bè. Tôi vẫn nhớ cảnh ông của Itsuki quyết tâm cõng cô đến bệnh viện trong khi ngoài trời tuyết đang phủ trắng xóa các nẻo đường, để rồi bản thân mình cũng phải nhập viện cùng với cháu gái. Ông đã không thể cứu con trai mình, nhưng bằng chính niềm tin và sự yêu thương mãnh liệt của một cụ già 76 tuổi, ông đã không để cháu gái mình chịu cảnh như cha nó. Lúc ấy, tôi biết mình tin vào sự quyết tâm của ông rất nhiều. Và hẳn là không thể quên tình bạn giữa Akiba đối với anh chàng Itsuki, có thể mọi người sẽ trách tại sao anh bỏ Itsuki lại, nhưng biết đâu chính điều đó đã khiến bản thân anh phải sống trong sự day dứt không nguôi. Bài hát cuối cùng Itsuki hát khi lọt xuống khe núi là bài hát mà mỗi lần Hiroko đến đều nghe anh ngân nga. Giai điệu “Rặng san hô xanh” trở thành nỗi ám ảnh của những người bạn đồng hành ngày hôm đó, mọi người dường như luôn nhìn thấy hình ảnh của Itsuki trong những câu chuyện của mình. Sợi dây tình bạn của họ tưởng đã đứt mà hóa ra vẫn còn nguyên vẹn như thế.
Cuộc sống vô thường, cái chết không thể lường trước, nhưng quan trọng hơn cả chẳng phải là chúng ta đã để lại hình ảnh như thế nào trong lòng mọi người hay sao?