"Có những người trẻ đang đón thời thanh xuân của mình với nỗi bất an về tương lai, không có ước mơ gì hoặc không biết phải sống với mục tiêu gì. Chúng ta lo lắng vì không biết phía trước sẽ ra sao và điều gì sẽ xảy đến. Nhưng, đừng sợ...
"Có những người trẻ đang đón thời thanh xuân của mình với nỗi bất an về tương lai, không có ước mơ gì hoặc không biết phải sống với mục tiêu gì. Chúng ta lo lắng vì không biết phía trước sẽ ra sao và điều gì sẽ xảy đến. Nhưng, đừng sợ gì cả, hãy thử bước đi một bước bằng cả trái tim mình". Ngay khi đọc xong lời ngỏ của quyển sách tôi đã rất tò mò và tự hỏi liệu Cuộc Hẹn Bình Minh có phải là kim chỉ nam cho những người trẻ như tôi không? Quả thật vậy, nó không chỉ khắc họa lại tình cảm tinh khôi của lứa tuổi học trò mà còn là lời nhắn nhủ chứa đựng nguồn cảm hứng tuyệt vời được tác giả Kitagawa Yasushi khéo léo lồng ghép với mong muốn chia sẻ về mục đích sống và quá trình theo đuổi ước mơ của những người trẻ: hãy cố gắng để bản thân không phải hối tiếc về những lựa chọn của mình.
Khi đọc về hành trình dài để tìm đến tình yêu đích thực của hai nhân vật chính Daisuke và Manae, tôi vô thức đã nghĩ đến câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Chúng ta chẳng biết 5 năm sau của mình như thế nào, vì có quá nhiều thứ sẽ đổi thay và chúng ta cũng không ngoại lệ. Vậy mà sau khi đi một vòng lớn, đối mặt với biết bao khó khăn trên chặng đường theo đuổi ước mơ, họ gặp lại và nghe tiếng lòng mình vẫn vỗ những nhịp đầy yêu thương. Người đời chẳng phải gọi đây là sự hữu duyên hay sao?
Có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống hoa lệ của Tokyo nên Manae là cô gái sôi nổi, cá tính và tự tin. Khác với Dai-chan rụt rè, yêu thích sự yên tĩnh, thu mình trong lối sống trầm mặc và ít quan tâm đến việc học. Rõ ràng chúng ta đang nhìn thấy hai mảng màu hoàn toàn khác nhau, nhưng rất có thể vì vậy mà sự hòa trộn tính cách giữa hai người trở thành sự gắn kết hoàn hảo nhất. Họ vì nhau mà chấp nhận những sở thích khác thường, ở cạnh để chia sẻ với nhau những điều rất nhỏ nhặt và nuôi dưỡng thứ tình cảm đẹp đẽ đang nở thành khóm hoa tươi thắm trong lòng mình.
Những tưởng khi cả hai đã dành cho nhau một vị trí hết sức đặc biệt trong trái tim thì việc tỏ tình chỉ để hợp thức hóa danh từ “người yêu”, nhưng ngay khi nhận được lời ngỏ, Manae lại phát hiện bạn thân từ thuở nhỏ của mình cũng thích Dai-chan. Cuộc hẹn bình minh với lời đồng ý đã phút chốc trở thành “Tớ xin lỗi” đầy tiếc nuối. Trong trường hợp khó xử này, tôi cũng không biết phải giải quyết thế nào cho đúng. Bởi làm sao có thể hạnh phúc trong khi người bạn của mình sẽ buồn phiền? Nhưng nếu Manae thua trong trò oẳn tù tì và nói ra nỗi lòng của mình trước thì liệu kết quả có thay đổi không? Không ai có thể đoán trước được kết quả, chỉ biết ở thời điểm đó cả hai chưa đủ duyên phận để bên nhau mà thôi.
Xuyên suốt quyển sách, bạn còn nhìn thấy mình ở đâu đó trong những băn khoăn về việc lựa chọn tương lai và thực hiện ước mơ: Phải thi vào trường nào? Học gì để dễ tìm được việc làm? Đó không chỉ là câu hỏi ám ảnh tâm trí của những học sinh cuối cấp như Dai-chan, Manae và cả chúng ta hay sao? Có khác nhau chăng nữa chẳng qua là ở định hướng và sự kiên định để theo đuổi đam mê của bản thân mỗi người. Có lẽ vì là một giáo viên nên Kitagawa Yasushi khá hiểu tâm lý của học sinh, ông còn đưa ra những câu nói hết sức thú vị trong quá trình tìm kiếm ước mơ của chính mình: “Bởi vì thứ gọi là ước mơ chỉ có bên trong chính con người chúng ta mà thôi”. Trong mỗi chúng ta đều có một việc mà bản thân luôn ấp ủ muốn thực hiện, quan trọng là đi theo hướng nào để hiện thực hóa nó bằng chính lòng nhiệt thành của mình chứ không phải sự tính toán, ganh đua đáng sợ giữa người với người. Bạn đang nghĩ liệu “lòng nhiệt thành” có đủ để nuôi lớn ước mơ? Tôi không chắc, nhưng “với người sống có nhiệt thành thì chắc chắn người giúp đỡ, cổ vũ cho ước mơ ấy trở thành hiện thực sẽ xuất hiện”. Đây chính là một trong những điều mà tôi đã học và sẽ lưu tâm trong chặng đường hoàn thiện bản thân để chạm tay vào tương lai tươi sáng của mình.
Sự đan xen lời kể giữa Dai-chan và Manae đã tạo nên sợi dây liên kết các chi tiết bị khuyết lại với nhau để hoàn chỉnh một câu chuyện đầy cảm xúc. Những thắc mắc của chương trước sẽ được giải đáp đầy thỏa đáng ở chương tiếp theo, mọi sự hồi hộp được dựng nên và khiến người đọc vô cùng hài lòng. Bạn sẽ lại được nhìn thấy mình trong hành trình mùa trẻ của hai nhân vật chính, với những rung động đầu đời, hoang mang về tương lai, cả chút hờn ghen và tiếc nuối khi yêu thương chẳng thể chung đôi. Tác giả rất khéo léo khi gieo vào lòng độc giả mầm xanh của niềm tin. Cứ hãy sống tích cực và luôn hy vọng vào viễn cảnh tươi sáng, không ngừng phấn đấu cho tương lai thì mọi nút thắt khó khăn đều sẽ mở ra trước mắt. Chúng ta không được nản lòng trước bất kỳ vấp ngã nào, hãy ngoan cường đứng lên và giữ vững can đảm để đam mê được chấp cánh bay lên.
Một trong những nhân vật mà tôi thích nhất chính là thầy Miyashita, cách bắt đầu bài giảng đầy ngẫu hứng khiến tôi cảm thấy khá tò mò. Thầy luôn biết cách làm những tiết học Lịch sử trở nên hấp dẫn, như kiểu chính thầy đang hòa mình vào sự kiện và đưa ra nhận định rất riêng của bản thân. Điều đó giúp thầy nắm bắt được tâm lý của học sinh, khơi dậy những ước mơ đang ẩn khuất trong lòng họ. Có rất nhiều người trẻ cho rằng học chỉ để tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương có thể nuôi sống bản thân, nhưng thực chất đó là cả quá trình khám phá năng lực của bản thân. Chúng ta vốn dĩ vẫn chưa thể hiểu hết bản thân mình nếu chỉ dùng khối óc để tính toán mọi thứ, hãy để trái tim dẫn lối bước chân bạn và lấp đầy tương lai bằng thứ ánh sáng diệu kỳ. Thầy thường nói với học trò bằng lời của Gandhi thế này: “Hãy sống như thể ngày mai ta sẽ chết. Hãy học như thể ta sẽ luôn sống mãi”. Vẫn còn quá nhiều thứ bản thân chưa thể khám phá, vậy nên đừng ngừng lại và tự thỏa mãn vì những hiểu biết ít ỏi của bản thân, đó là điều mà tôi sẽ luôn ghi nhớ. Ngoài ra, còn một câu mà tôi rất thích: “Con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp để nhớ nhưng không có một phương pháp nào để quên”. Tôi tin rằng, rất nhiều người sẽ suy nghĩ về câu nói này và tự hỏi bản thân đã tìm được phương pháp nào chưa?
Mối tình của Dai-chan và Manae đưa người đọc đi từ tiếc nuối đến thỏa mãn. Bởi thứ chân tình đầy giản dị ấy khiến lòng chúng ta vô cùng dễ chịu. Họ yêu, xa và hội ngộ đầy bất ngờ như là thứ duyên phận tuyệt vời mà trời đã dúi vào tay. Người đọc cũng không phải gồng mình để đón nhận những sự kiện diễn ra xung quanh câu chuyện đó, mọi thứ diễn ra quá tự nhiên và kết thúc nhẹ nhàng như một cơn mưa tưới mát tâm hồn vậy.
Quả thật, Cuộc Hẹn Bình Minh là quyển sách “Dành tặng những người muốn lấp đầy tương lai bằng hi vọng”. Bạn và tôi chắc hẳn cũng đang cần điều tuyệt vời đó, đúng không?
Bởi tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
"Có những người trẻ đang đón thời thanh xuân của mình với nỗi bất an về tương lai, không có ước mơ gì hoặc không biết phải sống với mục tiêu gì. Chúng ta lo lắng vì không biết phía trước sẽ ra sao và điều gì sẽ xảy đến. Nhưng, đừng sợ gì cả, hãy thử bước đi một bước bằng cả trái tim mình". Ngay khi đọc xong lời ngỏ của quyển sách tôi đã rất tò mò và tự hỏi liệu Cuộc Hẹn Bình Minh có phải là kim chỉ nam cho những người trẻ như tôi không? Quả thật vậy, nó không chỉ khắc họa lại tình cảm tinh khôi của lứa tuổi học trò mà còn là lời nhắn nhủ chứa đựng nguồn cảm hứng tuyệt vời được tác giả Kitagawa Yasushi khéo léo lồng ghép với mong muốn chia sẻ về mục đích sống và quá trình theo đuổi ước mơ của những người trẻ: hãy cố gắng để bản thân không phải hối tiếc về những lựa chọn của mình.
Khi đọc về hành trình dài để tìm đến tình yêu đích thực của hai nhân vật chính Daisuke và Manae, tôi vô thức đã nghĩ đến câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Chúng ta chẳng biết 5 năm sau của mình như thế nào, vì có quá nhiều thứ sẽ đổi thay và chúng ta cũng không ngoại lệ. Vậy mà sau khi đi một vòng lớn, đối mặt với biết bao khó khăn trên chặng đường theo đuổi ước mơ, họ gặp lại và nghe tiếng lòng mình vẫn vỗ những nhịp đầy yêu thương. Người đời chẳng phải gọi đây là sự hữu duyên hay sao?
Có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống hoa lệ của Tokyo nên Manae là cô gái sôi nổi, cá tính và tự tin. Khác với Dai-chan rụt rè, yêu thích sự yên tĩnh, thu mình trong lối sống trầm mặc và ít quan tâm đến việc học. Rõ ràng chúng ta đang nhìn thấy hai mảng màu hoàn toàn khác nhau, nhưng rất có thể vì vậy mà sự hòa trộn tính cách giữa hai người trở thành sự gắn kết hoàn hảo nhất. Họ vì nhau mà chấp nhận những sở thích khác thường, ở cạnh để chia sẻ với nhau những điều rất nhỏ nhặt và nuôi dưỡng thứ tình cảm đẹp đẽ đang nở thành khóm hoa tươi thắm trong lòng mình.
Những tưởng khi cả hai đã dành cho nhau một vị trí hết sức đặc biệt trong trái tim thì việc tỏ tình chỉ để hợp thức hóa danh từ “người yêu”, nhưng ngay khi nhận được lời ngỏ, Manae lại phát hiện bạn thân từ thuở nhỏ của mình cũng thích Dai-chan. Cuộc hẹn bình minh với lời đồng ý đã phút chốc trở thành “Tớ xin lỗi” đầy tiếc nuối. Trong trường hợp khó xử này, tôi cũng không biết phải giải quyết thế nào cho đúng. Bởi làm sao có thể hạnh phúc trong khi người bạn của mình sẽ buồn phiền? Nhưng nếu Manae thua trong trò oẳn tù tì và nói ra nỗi lòng của mình trước thì liệu kết quả có thay đổi không? Không ai có thể đoán trước được kết quả, chỉ biết ở thời điểm đó cả hai chưa đủ duyên phận để bên nhau mà thôi.
Xuyên suốt quyển sách, bạn còn nhìn thấy mình ở đâu đó trong những băn khoăn về việc lựa chọn tương lai và thực hiện ước mơ: Phải thi vào trường nào? Học gì để dễ tìm được việc làm? Đó không chỉ là câu hỏi ám ảnh tâm trí của những học sinh cuối cấp như Dai-chan, Manae và cả chúng ta hay sao? Có khác nhau chăng nữa chẳng qua là ở định hướng và sự kiên định để theo đuổi đam mê của bản thân mỗi người. Có lẽ vì là một giáo viên nên Kitagawa Yasushi khá hiểu tâm lý của học sinh, ông còn đưa ra những câu nói hết sức thú vị trong quá trình tìm kiếm ước mơ của chính mình: “Bởi vì thứ gọi là ước mơ chỉ có bên trong chính con người chúng ta mà thôi”. Trong mỗi chúng ta đều có một việc mà bản thân luôn ấp ủ muốn thực hiện, quan trọng là đi theo hướng nào để hiện thực hóa nó bằng chính lòng nhiệt thành của mình chứ không phải sự tính toán, ganh đua đáng sợ giữa người với người. Bạn đang nghĩ liệu “lòng nhiệt thành” có đủ để nuôi lớn ước mơ? Tôi không chắc, nhưng “với người sống có nhiệt thành thì chắc chắn người giúp đỡ, cổ vũ cho ước mơ ấy trở thành hiện thực sẽ xuất hiện”. Đây chính là một trong những điều mà tôi đã học và sẽ lưu tâm trong chặng đường hoàn thiện bản thân để chạm tay vào tương lai tươi sáng của mình.
Sự đan xen lời kể giữa Dai-chan và Manae đã tạo nên sợi dây liên kết các chi tiết bị khuyết lại với nhau để hoàn chỉnh một câu chuyện đầy cảm xúc. Những thắc mắc của chương trước sẽ được giải đáp đầy thỏa đáng ở chương tiếp theo, mọi sự hồi hộp được dựng nên và khiến người đọc vô cùng hài lòng. Bạn sẽ lại được nhìn thấy mình trong hành trình mùa trẻ của hai nhân vật chính, với những rung động đầu đời, hoang mang về tương lai, cả chút hờn ghen và tiếc nuối khi yêu thương chẳng thể chung đôi. Tác giả rất khéo léo khi gieo vào lòng độc giả mầm xanh của niềm tin. Cứ hãy sống tích cực và luôn hy vọng vào viễn cảnh tươi sáng, không ngừng phấn đấu cho tương lai thì mọi nút thắt khó khăn đều sẽ mở ra trước mắt. Chúng ta không được nản lòng trước bất kỳ vấp ngã nào, hãy ngoan cường đứng lên và giữ vững can đảm để đam mê được chấp cánh bay lên.
Một trong những nhân vật mà tôi thích nhất chính là thầy Miyashita, cách bắt đầu bài giảng đầy ngẫu hứng khiến tôi cảm thấy khá tò mò. Thầy luôn biết cách làm những tiết học Lịch sử trở nên hấp dẫn, như kiểu chính thầy đang hòa mình vào sự kiện và đưa ra nhận định rất riêng của bản thân. Điều đó giúp thầy nắm bắt được tâm lý của học sinh, khơi dậy những ước mơ đang ẩn khuất trong lòng họ. Có rất nhiều người trẻ cho rằng học chỉ để tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương có thể nuôi sống bản thân, nhưng thực chất đó là cả quá trình khám phá năng lực của bản thân. Chúng ta vốn dĩ vẫn chưa thể hiểu hết bản thân mình nếu chỉ dùng khối óc để tính toán mọi thứ, hãy để trái tim dẫn lối bước chân bạn và lấp đầy tương lai bằng thứ ánh sáng diệu kỳ. Thầy thường nói với học trò bằng lời của Gandhi thế này: “Hãy sống như thể ngày mai ta sẽ chết. Hãy học như thể ta sẽ luôn sống mãi”. Vẫn còn quá nhiều thứ bản thân chưa thể khám phá, vậy nên đừng ngừng lại và tự thỏa mãn vì những hiểu biết ít ỏi của bản thân, đó là điều mà tôi sẽ luôn ghi nhớ. Ngoài ra, còn một câu mà tôi rất thích: “Con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp để nhớ nhưng không có một phương pháp nào để quên”. Tôi tin rằng, rất nhiều người sẽ suy nghĩ về câu nói này và tự hỏi bản thân đã tìm được phương pháp nào chưa?
Mối tình của Dai-chan và Manae đưa người đọc đi từ tiếc nuối đến thỏa mãn. Bởi thứ chân tình đầy giản dị ấy khiến lòng chúng ta vô cùng dễ chịu. Họ yêu, xa và hội ngộ đầy bất ngờ như là thứ duyên phận tuyệt vời mà trời đã dúi vào tay. Người đọc cũng không phải gồng mình để đón nhận những sự kiện diễn ra xung quanh câu chuyện đó, mọi thứ diễn ra quá tự nhiên và kết thúc nhẹ nhàng như một cơn mưa tưới mát tâm hồn vậy.
Quả thật, Cuộc Hẹn Bình Minh là quyển sách “Dành tặng những người muốn lấp đầy tương lai bằng hi vọng”. Bạn và tôi chắc hẳn cũng đang cần điều tuyệt vời đó, đúng không?
Nguồn hình ảnh: Internet