Ngày 210 khiến tôi khá bối rối, không phải vì nó quá phức tạp hay nặng nề, mà bởi nó kể lại một câu chuyện vô cùng đơn giản giữa hai người bạn thân là Kei và Roku. Họ có tính cách trái ngược nhau, nhưng lại cùng...
Ngày 210 khiến tôi khá bối rối, không phải vì nó quá phức tạp hay nặng nề, mà bởi nó kể lại một câu chuyện vô cùng đơn giản giữa hai người bạn thân là Kei và Roku. Họ có tính cách trái ngược nhau, nhưng lại cùng song hành trong suốt chặng đường leo núi Aso vào đúng ngày 210. Trong hành trình của mình, họ đã được chứng kiến rất nhiều sự biến động của thời đại và cả thiên nhiên.Những người họ vô tình gặp trên đường có nhận thức và nội tâm rất lạ. Dường như từ lâu mọi người đã bị trói buộc trong một khuôn khổ nhất định nào đó mà chính họ cũng không tự nhận ra được. Kei và Roku đã có lúc muốn dừng lại, nhưng chẳng hiểu sao từng dấu chân của họ trên con đường đến đỉnh núi Aso lại ngập khát vọng chinh phục.Vậy họ liệu có vượt qua được các thử thách và đặt chân đến đỉnh của Aso vào ngày bão tố không? Natsume Soseki đã hóa phép gì để một quyển sách được xuất bản lần đầu tại Nhật vào năm 1906 vẫn có thể tồn tại cho đến hôm nay? Việc tôi được đọc một quyển sách của tác giả sống cách mình 1 thế kỷ thực sự là điều rất tuyệt vời.
Natsume Soseki thật không hổ danh là thi hào nổi tiếng và là “một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản” cùng với Ogai Mori và Akutagawa Ryunosuke. Ông có rất nhiều tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam và thường để lại rất nhiều nỗi ám ảnh bởi sự biến hoa khôn lường trong từng con chữ, có thể kể đến như: Tôi là con mèo, Gối đầu lên cỏ, Nỗi lòng… Để tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki, Chính phủ Nhật đã in chân dung ông lên đồng tiền giấy 1000 yên suốt hai thập kỉ (1984 – 2004). Ngày 210 là quyển tiểu thuyết ngắn đầu tiên của Natsume Soseki mà tôi đọc, và chỉ vậy thôi cũng đủ để tôi hiệu tại sao ông lại có tầm ảnh hưởng lớn lao đến văn hóa Nhật Bản.
Quyển tiểu thuyết chưa đầy 100 trang là những cuộc đối thoại qua lại giữa hai nhân vật chính trong suốt hành trình chinh phục núi Aso đang gầm gừ và có thể phun trào dung nham bất kỳ lúc nào. Thoạt nhìn, ta thấy những cuộc hội thoại này thật vô nghĩa, họ có thể vì một chuyện nhỏ mà tranh cãi suốt một thời gian dài. Nhưng thực chất đằng sau những đoạn đối thoại ấy là rất nhiều cuộc xung đột xã hội gay gắt, u ám. Tại sao ư? Vì vào thời điểm viết nên quyển sách này, Nhật Bản đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ một làn sóng hiện đại theo hướng Âu hóa, nên thực chất những lời nói của Kei và Roku chứa đựng rất nhiều nỗi lo sợ trước giai đoạn chuyển mình của chế độ cũ. Sự gầm gừ của núi Aso hay bụi của nham thạch phải chăng là đại diện cho thế lực lớn mạnh không thể chống lại của thế lực phương Tây? Có lẽ chính Natsume Soseki cũng vô cùng trăn trở khi tự đặt ra cho mình nghi vấn hết sức cấp thiết: “Đối diện với những tiếng rền vang giận dữ vọng lại từ sâu trong lòng đất, hay nói đúng hơn là sự lung lay trong nền móng bởi những giá trị truyền thống đang dần mất đi bản sắc vốn có, thế hệ trẻ sẽ làm gì, nên làm gì, phải làm gì?”. Càng nghĩ lại càng thấy mọi thứ dường như đang bị đẩy vào ngõ cụt, dù vậy chính tác giả đã khiến người Nhật tin vào sự trở mình của đất nước bằng câu nói hết sức ngắn gọn“tuy bế tắc nhưng không thôi hy vọng”.
Tình bạn giữa Kei và Roku cũng thật lạ lùng.Tôi luôn có cảm giác họ sẽ lập tức cãi nhau chỉ sau vài câu nói, nguyên nhân thì cũng chịu thôi vì thật ra chẳng có gì to tát cả. Theo quan điểm cá nhân, tôi luôn cho rằng tình cảm giữa họ thật đáng trân trọng, bởi họ dù tranh luận lớn tiếng như thế nào đi nữa thì họ vẫn có thể ở bên cạnh để làm bạn của nhau. Tác giả chẳng phải đã quá thành công khi xây dựng một tình bạn như thế hay sao? Họ không chỉ trái tính trái nết mà cả hoàn cảnh cũng không cùng đẳng cấp, vậy mà chẳng biết bằng cách nào họ vẫn luôn thân thiết đáng ngưỡng mộ. Một người tràn đầy ý chí tiến về phía trước thì lại quá cực đoan; còn một người dù tư tưởng luôn cởi mở nhưng chẳng hề có chút khí thế gì của đấng nam nhi. Một người xuất thân từ gia đình bán đậu phụ nghèo hèn luôn căm ghét sự áp bức của những người có quyền có thế trong xã hội; còn một người là chàng quý tộc tiểu tư sản ăn trắng mặt trơn, chưa từng có xung đột với người giàu, nhưng có cái nhìn thiếu khách quan vì bị gò ép trong thế giới nhung gấm. Họ là hai mảnh ghép không hoàn hảo, chính lẽ đó mà sự bù trừ đã giúp họ ngày càng trở nên thân thiết. Tôi luôn cảm thấy họ thật may mắn khi có thể tìm thấy nhau giữa cuộc đời và giúp nhau hoàn thành chuyến hành trình đầy gian khó đến đỉnh núi Aso.
Natsume Soeoki không chỉ thành công trong việc xây dựng hình tượng hai nhân vật chính khá hài hước dựa trên nguyên bản có thật của ông và một người bạn, mà còn vẽ nên các nhân vật phụ với nhiều màu sắc khó có thể lẫn vào đâu được. Họ chỉ là những người mà Kei và Roku gặp trên đường, nhưng sự xuất hiện ngắn ngủi ấy cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều, bởi trong hoàn cảnh lúc bấy giờ họ hẳn phải là đại diện của thời đại đầy tính chân thực. Ví như giai thoại khá buồn cười của cô đầu bếp nhà trọ. Khi Kei và Roku yêu cầu cô nấu món trứng luộc chín một nửa, cô đã mang lên 2 phần trứng hoàn toàn khác nhau, trong đó nửa số trứng đã quá chín và nửa còn lại thì vẫn còn sống. Cô còn không biết ebisu là một loại bia. Phải chăng cô chính là đại diện cho tầng lớp dân trí thấp, suốt ngày quẩn quanh trong khu vực sống và chưa thế thích nghi được với sự đổi khác của thời đại? Dù là thể hiện những tư tưởng và nhận thức đầy triết lý như vậy, tác giả vẫn không ngừng tạo ra các tình huống hài hước giúp người đọc cảm thấy dễ chịu và ngay lập tức phì cười. Tất nhiên, sau những tràng cười ấy chính là sự suy ngẫm của riêng độc giả. Hãy tìm những chi tiết châm biếm trào phúng được ẩn đi một cách vô cùng sắc sảo bạn nhé!
Đây là lần đầu tiên tôi đọc được một tác phẩm kỳ lạ như vậy, tưởng không có gì nhưng lại chứa đựng vô vàn thông điệp của thời đại. Tôi tin rằng những triết lý nhân sinh mà Ngày 210 để lại hẳn là luôn có những giá trị rất riêng, không lẫn vào đâu được.
Một kết thúc mở cho cả Kei, Ruko và độc giả. Chúng ta chẳng thể biết hai người họ có thể chinh phục được ngọn núi Aso hùng vĩ đang gầm gừ hay không? Cái chúng ta nhìn thấy chẳng qua làn sương mờ ảo trong ngày bão tố, một cõi núi non đầy bụi dung nham và ẩn chứa rất nhiều nỗi nguy không thể lưởng trước. Tôi vẫn luôn tin Kei và Ruko sẽ tiến về phía trước để hoàn thành bằng hết đoạn đường còn dang dở của mình. Đó còn là niềm tin vào thế hệ trẻ với những bước chân đầy trầm tư nhưng trong tim chưa từng ngừng khao khát được chinh phục.
Ngày 210 một cuộc hành trình mở, một thế giới con người tưởng dễ mà hóa ra lại vô cùng khó sống.
Ngày 210 - Ngày chờ tuổi trẻ thổi bừng khát vọng
Ngày 210 khiến tôi khá bối rối, không phải vì nó quá phức tạp hay nặng nề, mà bởi nó kể lại một câu chuyện vô cùng đơn giản giữa hai người bạn thân là Kei và Roku. Họ có tính cách trái ngược nhau, nhưng lại cùng song hành trong suốt chặng đường leo núi Aso vào đúng ngày 210. Trong hành trình của mình, họ đã được chứng kiến rất nhiều sự biến động của thời đại và cả thiên nhiên.Những người họ vô tình gặp trên đường có nhận thức và nội tâm rất lạ. Dường như từ lâu mọi người đã bị trói buộc trong một khuôn khổ nhất định nào đó mà chính họ cũng không tự nhận ra được. Kei và Roku đã có lúc muốn dừng lại, nhưng chẳng hiểu sao từng dấu chân của họ trên con đường đến đỉnh núi Aso lại ngập khát vọng chinh phục.Vậy họ liệu có vượt qua được các thử thách và đặt chân đến đỉnh của Aso vào ngày bão tố không? Natsume Soseki đã hóa phép gì để một quyển sách được xuất bản lần đầu tại Nhật vào năm 1906 vẫn có thể tồn tại cho đến hôm nay? Việc tôi được đọc một quyển sách của tác giả sống cách mình 1 thế kỷ thực sự là điều rất tuyệt vời.
Natsume Soseki thật không hổ danh là thi hào nổi tiếng và là “một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản” cùng với Ogai Mori và Akutagawa Ryunosuke. Ông có rất nhiều tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam và thường để lại rất nhiều nỗi ám ảnh bởi sự biến hoa khôn lường trong từng con chữ, có thể kể đến như: Tôi là con mèo, Gối đầu lên cỏ, Nỗi lòng… Để tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki, Chính phủ Nhật đã in chân dung ông lên đồng tiền giấy 1000 yên suốt hai thập kỉ (1984 – 2004). Ngày 210 là quyển tiểu thuyết ngắn đầu tiên của Natsume Soseki mà tôi đọc, và chỉ vậy thôi cũng đủ để tôi hiệu tại sao ông lại có tầm ảnh hưởng lớn lao đến văn hóa Nhật Bản.
Quyển tiểu thuyết chưa đầy 100 trang là những cuộc đối thoại qua lại giữa hai nhân vật chính trong suốt hành trình chinh phục núi Aso đang gầm gừ và có thể phun trào dung nham bất kỳ lúc nào. Thoạt nhìn, ta thấy những cuộc hội thoại này thật vô nghĩa, họ có thể vì một chuyện nhỏ mà tranh cãi suốt một thời gian dài. Nhưng thực chất đằng sau những đoạn đối thoại ấy là rất nhiều cuộc xung đột xã hội gay gắt, u ám. Tại sao ư? Vì vào thời điểm viết nên quyển sách này, Nhật Bản đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ một làn sóng hiện đại theo hướng Âu hóa, nên thực chất những lời nói của Kei và Roku chứa đựng rất nhiều nỗi lo sợ trước giai đoạn chuyển mình của chế độ cũ. Sự gầm gừ của núi Aso hay bụi của nham thạch phải chăng là đại diện cho thế lực lớn mạnh không thể chống lại của thế lực phương Tây? Có lẽ chính Natsume Soseki cũng vô cùng trăn trở khi tự đặt ra cho mình nghi vấn hết sức cấp thiết: “Đối diện với những tiếng rền vang giận dữ vọng lại từ sâu trong lòng đất, hay nói đúng hơn là sự lung lay trong nền móng bởi những giá trị truyền thống đang dần mất đi bản sắc vốn có, thế hệ trẻ sẽ làm gì, nên làm gì, phải làm gì?”. Càng nghĩ lại càng thấy mọi thứ dường như đang bị đẩy vào ngõ cụt, dù vậy chính tác giả đã khiến người Nhật tin vào sự trở mình của đất nước bằng câu nói hết sức ngắn gọn“tuy bế tắc nhưng không thôi hy vọng”.
Tình bạn giữa Kei và Roku cũng thật lạ lùng.Tôi luôn có cảm giác họ sẽ lập tức cãi nhau chỉ sau vài câu nói, nguyên nhân thì cũng chịu thôi vì thật ra chẳng có gì to tát cả. Theo quan điểm cá nhân, tôi luôn cho rằng tình cảm giữa họ thật đáng trân trọng, bởi họ dù tranh luận lớn tiếng như thế nào đi nữa thì họ vẫn có thể ở bên cạnh để làm bạn của nhau. Tác giả chẳng phải đã quá thành công khi xây dựng một tình bạn như thế hay sao? Họ không chỉ trái tính trái nết mà cả hoàn cảnh cũng không cùng đẳng cấp, vậy mà chẳng biết bằng cách nào họ vẫn luôn thân thiết đáng ngưỡng mộ. Một người tràn đầy ý chí tiến về phía trước thì lại quá cực đoan; còn một người dù tư tưởng luôn cởi mở nhưng chẳng hề có chút khí thế gì của đấng nam nhi. Một người xuất thân từ gia đình bán đậu phụ nghèo hèn luôn căm ghét sự áp bức của những người có quyền có thế trong xã hội; còn một người là chàng quý tộc tiểu tư sản ăn trắng mặt trơn, chưa từng có xung đột với người giàu, nhưng có cái nhìn thiếu khách quan vì bị gò ép trong thế giới nhung gấm. Họ là hai mảnh ghép không hoàn hảo, chính lẽ đó mà sự bù trừ đã giúp họ ngày càng trở nên thân thiết. Tôi luôn cảm thấy họ thật may mắn khi có thể tìm thấy nhau giữa cuộc đời và giúp nhau hoàn thành chuyến hành trình đầy gian khó đến đỉnh núi Aso.
Natsume Soeoki không chỉ thành công trong việc xây dựng hình tượng hai nhân vật chính khá hài hước dựa trên nguyên bản có thật của ông và một người bạn, mà còn vẽ nên các nhân vật phụ với nhiều màu sắc khó có thể lẫn vào đâu được. Họ chỉ là những người mà Kei và Roku gặp trên đường, nhưng sự xuất hiện ngắn ngủi ấy cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều, bởi trong hoàn cảnh lúc bấy giờ họ hẳn phải là đại diện của thời đại đầy tính chân thực. Ví như giai thoại khá buồn cười của cô đầu bếp nhà trọ. Khi Kei và Roku yêu cầu cô nấu món trứng luộc chín một nửa, cô đã mang lên 2 phần trứng hoàn toàn khác nhau, trong đó nửa số trứng đã quá chín và nửa còn lại thì vẫn còn sống. Cô còn không biết ebisu là một loại bia. Phải chăng cô chính là đại diện cho tầng lớp dân trí thấp, suốt ngày quẩn quanh trong khu vực sống và chưa thế thích nghi được với sự đổi khác của thời đại? Dù là thể hiện những tư tưởng và nhận thức đầy triết lý như vậy, tác giả vẫn không ngừng tạo ra các tình huống hài hước giúp người đọc cảm thấy dễ chịu và ngay lập tức phì cười. Tất nhiên, sau những tràng cười ấy chính là sự suy ngẫm của riêng độc giả. Hãy tìm những chi tiết châm biếm trào phúng được ẩn đi một cách vô cùng sắc sảo bạn nhé!
Đây là lần đầu tiên tôi đọc được một tác phẩm kỳ lạ như vậy, tưởng không có gì nhưng lại chứa đựng vô vàn thông điệp của thời đại. Tôi tin rằng những triết lý nhân sinh mà Ngày 210 để lại hẳn là luôn có những giá trị rất riêng, không lẫn vào đâu được.
Một kết thúc mở cho cả Kei, Ruko và độc giả. Chúng ta chẳng thể biết hai người họ có thể chinh phục được ngọn núi Aso hùng vĩ đang gầm gừ hay không? Cái chúng ta nhìn thấy chẳng qua làn sương mờ ảo trong ngày bão tố, một cõi núi non đầy bụi dung nham và ẩn chứa rất nhiều nỗi nguy không thể lưởng trước. Tôi vẫn luôn tin Kei và Ruko sẽ tiến về phía trước để hoàn thành bằng hết đoạn đường còn dang dở của mình. Đó còn là niềm tin vào thế hệ trẻ với những bước chân đầy trầm tư nhưng trong tim chưa từng ngừng khao khát được chinh phục.
Ngày 210 một cuộc hành trình mở, một thế giới con người tưởng dễ mà hóa ra lại vô cùng khó sống.