10 điều khiến tôi sợ “ế sách” – Hà Mạnh, tác giả Cô gái U80
1. Tôi viết nó khi 21 tuổi, nhân vật trong truyện bằng tuổi bà ngoại tôi – Có rất nhiều người đạt best seller khi đang học cấp 1
2. Không có yếu tố sex, đồng tính...
10 điều khiến tôi sợ “ế sách” – Hà Mạnh, tác giả Cô gái U80
1. Tôi viết nó khi 21 tuổi, nhân vật trong truyện bằng tuổi bà ngoại tôi – Có rất nhiều người đạt best seller khi đang học cấp 1
2. Không có yếu tố sex, đồng tính để câu khách – Có rất nhiều chuyện có 1 hoặc cả 2 yếu tố đó nhưng nó không phải để câu khách
3. Không nói đến chuyện kiếp sau – Hơn 99% sách bán chạy không có yếu tố kiếp sau
4. Tác giả không tự tin về ngoại hình của mình – Đa phần tác giả thực thụ đều xấu, và vì vậy họ chỉ viết sách thay vì làm diễn viên
5. Bạn bè, họ hàng không quá 300 – Quá nhiều
6. Một số bạn bè không chịu mua sách nếu tôi không khao – Vậy thì bỏ chữ bạn đi, gọi là người ta được rồi
7. Ngoài đời tôi rất nhố nhăng – Không thiếu những diễn viên đóng vai yếu đuối dù ngoài đời họ quậy như quỷ
8. Hồi cấp 3, tôi học dốt gần như nhất lớp – Có rất nhiều tỉ phú bị thầy giáo đánh giá không có khả năng học hành và có nhiều ca sĩ nổi tiếng thậm chí không hát được quốc ca
9. Quê tôi nghèo, tiểu thuyết là thứ xa xỉ – Tác phẩm Cánh đồng bất tận bị cấm ở Cà Mau
10. Đọc xong 10 điều này, có ai mua sách của tôi không – Tui mà đọc được 10 điều này trước khi mua sách thì tui sẽ không mua
Để tôi kể đầu đuôi cho các bạn nghe. Một năm trước, có người bạn giới thiệu cho tôi truyện “Cô gái U80”, khi thiên hạ vẫn còn đang xôn xao chuyện thực ngoài đời, rằng có một cô gái bị mắc bệnh lão hóa, da dẻ nhăn nheo như người già. Tôi tự nhận mình có bản tính kỳ khôi, nên sau khi đọc thử vài đoạn trên mạng và phát hiện văn phong không hợp gu với mình, cộng thêm comment khen truyện nhiệt liệt, theo kiểu cô ấy bị bệnh nhưng cô ấy vẫn sống có ích cho đời, vẫn làm các công tác xã hội… đã trở thành lý do tôi không đọc nó. Vì với tôi, một người bị bệnh, thấu hiểu hoàn cảnh của người khác và giúp đỡ họ là một chuyện rất là hiển nhiên, không có gì để phải ca tụng hết. Hoặc có thể, xung quanh tôi có quá nhiều tấm gương kiên trì, có quá nhiều những tình nguyện viên nhiệt huyết, khiến tôi cho rằng con người sinh ra là để yêu thương, chia sẻ cho nhau, tất cả đều rất bình thường.
Hôm qua tôi và một người bạn vào nhà sách. Bạn nói sẽ mua tặng tôi một cuốn, tùy tôi chọn. Tôi nghĩ mình nên lấy một cuốn tiểu thuyết, nên đứng ở quầy đó ngó nghiêng. Đập vào mắt là cuốn “Cô gái U80”, có lẽ là một cái duyên nên tôi chọn nó. Trước lúc tính tiền còn ráng mở trang cuối ra xem kết thúc, thấy có người chết, nên càng muốn mua. Vì tôi thích kiểu tình yêu không thể đến với nhau.
Về nhà mở sách ra xem, ngày trong cover có 10 điều sợ ế sách *chỉ chỉ ở trên*. Tôi nói thật, nếu lúc ở nhà sách đọc được mấy dòng đó, tôi chắc chắn không mua. Tôi hiểu tác giả chỉ viết theo kiểu đùa, dù anh không có khiếu hài. Không buồn cười và hầu hết không nói lên được tính chất thật sự của sách bán chạy. Nhưng vì đây là quà của một người bạn tặng, nên tôi vẫn đọc. Lúc đó là hơn 12 giờ đêm, vì vậy đọc được một chút mắt tôi đã mỏi nhừ, hoặc là nó không hấp dẫn đến độ khiến tôi phải đọc đến sáng. Dạo này tôi bị mất ngủ và cuốn sách này khiến tôi muốn đi ngủ khủng khiếp. Sau vài chương đầu, tôi mở phần kết ra đọc. Đọc xong thì thật sự, tôi không muốn đọc nữa. Có lẽ cuốn sách này sẽ nằm yên trên kệ mất.
Sau đây là một số nhận xét của tôi về cuốn sách này. Tôi nói rõ, tôi chỉ đọc vài chương, nên đánh giá trong vài chương. Và tôi sẽ hết sức cẩn thận để không đánh giá toàn tác phẩm. Còn nếu ai chỉ trích rằng đọc có vài chương mà nói như thể đúng rồi, tôi xin thưa, tôi đọc vài chương thì tôi nói tôi đọc vài chương, thể các bạn nghĩ hầu hết các bài bình luận trên báo là đọc hết đấy à? Tôi hoàn toàn có khả năng đọc vài chương mà viết khiến các bạn tưởng là đọc vài lần cả cuốn ấy chứ. Nhưng tôi không làm vậy. Còn nếu ai đó cho rằng đọc đoạn kết rồi thì còn gì hứng thú đọc truyện, thì hãy đọc lại những bài review trước đây của tôi, một tác phẩm thật sự hay là dẫu người ta biết trước kết thúc, vẫn khiến người ta phải hồi hộp. Đây cũng không hẳn là bài review, chỉ là nhận xét về một số chi tiết trong truyện.
Trước nhất là về giọng văn. Hà Mạnh có chất văn hay, tả cảnh, tả nội tâm đều rất đẹp. Tôi đánh giá đây là điểm sáng nổi bật nhất trong “Cô gái U80”. Thế nhưng, dù câu chuyện được viết rất Việt Nam, với những cái tên Việt Nam, bối cảnh Việt Nam, nhưng tôi vẫn thấy chút gì đó hơi hướng ngôn tình, ít ra là về mặt bố cục. Nói một cách khác, giống như khi viết một bộ phim, yếu tố địa phương là rất quan trọng. Câu chuyện đó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng nó phải có yếu tố địa phương, tức là nếu thay đổi sang một địa điểm khác, nó sẽ khác đi ít nhiều. Cũng như câu chuyện làm nước mắm thì sẽ đặt tại Phú Quốc chứ không phải Sài Gòn, phim “Vàng trong cát” bối cảnh phải ở Ninh Thuận chứ không thể là Hà Nội. Câu chuyện trong “Cô gái U80”, theo cách ví von của những nhà làm phim, là một dạng tiểu thuyết Quỳnh Dao, hay, nhưng không có tính địa phương!
Ở vài chương đầu, truyện viết theo hướng nhìn của nhân vật An và Phong, điều này dễ khiến độc giả lầm tưởng Phong là người An sẽ yêu đến trọn đời. Câu chuyện sẽ được hiểu theo hướng, An và Phong yêu nhau nhưng khi Phong đi du học, An bị mắc bệnh lão hóa. Khi Phong trở về, An đã trốn tránh để che giấu bệnh tình. Họ đối diện với nhau nhưng Phong không nhận ra An. Độc giả sẽ chờ đợi cuối cùng Phong có chấp nhận cô bạn gái còn già hơn bà của mình hay không. Nhưng dường như truyện chệch theo hướng khác khi Phong trong thời gian vô vọng với An, đã quen một cô gái khác, từ không yêu, thành yêu thật sự. Còn An cũng có được một tình yêu với người đàn ông khác, dẫu kết thúc ông ta cũng ra đi. Tôi khen cốt truyện bất ngờ này của Hà Mạnh. Nhưng nếu là vậy, không nên viết truyện theo kiểu hướng nhìn của An rồi hướng nhìn của Phong đan xen nhau. Nhất là dường như sau này, đã xuất hiện thêm nhiều hướng nhìn khác. Nó giống một bộ phim vừa flash back, vừa flash forward, vừa nói về luật sư lại nói về bồi thẩm đoàn. Nghiêm trọng hơn, vừa chiếu cảnh nhân vật nấu nướng điệu nghệ vừa khen anh ta đảm đang. Trong phim ảnh, tối kỵ việc hình ảnh và thoại cùng nói lên một vấn đề. Tức là đã thể hiện bằng hình ảnh thì không cần thoại nữa và ngược lại. Tôi nghĩ câu chuyện theo hướng nhìn của An là đủ rồi. Hoặc thêm hướng nhìn của Phong thì phải là những chi tiết lạ hơn, khiến độc giả khám phá nhiều điều thú vị hơn là độc giả vẫn nắm được hết tình tiết dù không cần đọc một trong hai hướng nhìn còn lại, đặc biệt là Phong. Điều này làm cho cuốn sách dày hơn 500 trang, dẫu rằng chỉ cần viết tầm 300 – 400 trang mà vẫn đảm bảo tình tiết.
Tác giả có một lượng kiến thức xã hội tốt. Những địa danh, những tác phẩm được lồng vào khéo léo và gợi mở cho độc giả. Như bản nhạc Grandpa’s Violin, như những cảnh đẹp dần khuất xa khi Phong lên Tây Bắc… Nó làm tôi tin chắc Hà Mạnh đã từng lên Tây Bắc, đã từng ngoái đầu nhìn lại Hà Nội dần xa. Nhưng nó cũng làm tôi cam đoan rằng Hà Mạnh chưa bao giờ đến Paris, bởi những ấn tượng, những chi tiết đậm chất Pháp không hề tồn tại trong câu chuyện mà tác giả đã cố gắng khắc họa những chi tiết nho nhỏ, tinh tế. Thêm nữa, ba du học sinh Paris hội ngộ tại Việt Nam, tác giả đã dùng từ “comeback” thay vì một từ tiếng Pháp nào đó, làm mất điểm cho tác phẩm.
Chi tiết trong nhà không có gương, là cách để tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của An. Nhưng tôi nghĩ, một người bị bệnh lão hóa, càng phải có một chiếc gương để theo dõi tiến độ bệnh của mình? Huống hồ An là một người lạc quan, nhiệt tình với công tác xã hội, là một mẫu hướng ngoại. Không cô gái nào muốn nhìn thấy mình xấu xí, nhưng đã 3 năm rồi, và cô ta, theo cách tác giả xây dựng, càng phải thận trọng với sức khỏe của mình hơn.
Hôm Phong đợi An ở quán café, cô mặc một chiếc áo đỏ. Đọc đoạn này, tôi thấy cô gái muốn chàng trai trông thấy mình hơn là ngồi lặng lẽ quan sát anh. Có ai đi theo dõi một người khác mà mặc áo đỏ không? Dẫu rằng truyện đã giải thích cô ấy mặc chiếc áo mà cô ấy thích, chiếc áo gắn với nhiều kỷ niệm của họ. Anh yêu cô nhiều như thế, mà nhìn chiếc áo anh nhận không ra. Cứ cho là gương mặt cô đã thay đổi, nhưng chí ít anh phải chú ý đến chi tiết chiếc áo chứ. Đằng này anh chỉ chú ý đến một người phụ nữ có dáng ngồi cô đơn. Nó khiến tôi nhớ đến “Phía sau nghi can X”, đoạn mở đầu Ishigami đi qua những con phố, dãy nhà, công viên… rồi lướt ngang qua những người vô gia cư. Đó là người đàn ông đang đánh răng, người đàn ông đang ép đóng hộp, là anh chàng “kỹ sư”… Ba người gây chú ý cho Ishigami, một con số tròn đẹp trong nghệ thuật, để miêu tả cái gì đó là “rất nhiều”. Đoạn mở đầu ấy cho độc giả thấy sự quan sát tinh tế của Ishigami, phần nào đó con người gã, và mau chóng khiến người đọc quên đi, cho đến cuối cùng khơi nó lại, khiến ai nấy đều sửng sốt. Đấy mới gọi là “tả”. Hà Mạnh tả nhiều, văn vẻ, nhưng không sắc bén.
Tôi không hiểu tại sao An vẫn duy trì liên lạc với Phong suốt thời gian anh du học. Nếu thật sự mặc cảm, thật sự không dám đối diện, cô nên chấm dứt ngày từ khi anh ở Paris. Đấy là cách ngốc nghếch nhưng khá hiệu quả, bởi lẽ, thời gian sẽ làm phai nhạt đi rất nhiều tình cảm của con người, kể cả tình yêu. Khi anh quay lại Việt Nam, dẫu có gặp lại, chắc gì anh còn đau lòng nếu có gặp cô? Cách làm của An, theo tôi là cách tàn nhẫn nhất, khi cứ nửa xa nửa gần, dày vò Phong.
Mỗi ngày An đều lên đọc facebook của Phong, một chàng trai theo tôi là khá sến súa. Tôi chưa thấy ngươi đàn ông nào cứ tương tâm sự của mình lên facebook, báo cáo lại hết tâm trạng của mình. Anh viết rất nhiều, tràn ngập những lời yêu thương, mà đọc đến đâu tôi sởn gai óc đến đó. Nhưng tôi chỉ có cảm giác giống như mấy bạn teen đi ăn rồi chụp hình up lên mạng, thậm chí đang ngồi uống café cũng báo cáo lại facebook. Không phải tôi chưa từng gặp người ta sến súa bày tỏ công khai tình cảm của mình, nhưng là cặp đôi chưa tròn 18 tuổi, du học nên xa nhau chứ không phải thanh niên hơn 20 tuổi! Ngay cả Chung Lỗi lúc yếu đuối nhất cũng chỉ viết một lá thư thắm đượm tình cảm gửi cho một mình Lương Duyệt mà thôi. Cách thể hiện của Phong không giống một người học truyền thông đầy tự tin, mà giống tự kỷ.
Lại nói về facebook, trong truyện có một chi tiết kể rằng khi về Việt Nam không gặp An, Phong liền gọi cho bạn bè đại học của cô, thì mới biết họ cũng bặt tin An. Một, nếu An là một cô gái đáng yêu, hòa nhã, chân thành, thì sự biến mất kỳ lạ của An phải được bạn bè ráo riết tìm hiểu. Hai, chính vì thường xuyên sử dụng facebook, nên chắc chắn Phong phải có chút ít liên lạc với các friends trong list, nhất là thường trong facebook người ta sẽ add những người cùng trường, thì chẳng lẽ không ai hỏi thăm anh về sự biến mất của An. Những chi tiết trên đây đều hơi khặp khiễng.
Lúc ngồi đợi An ở quán café mà cô không đến, suy nghĩ đầu tiên của Phong là, hay cô hết yêu anh. Nếu bạn đợi một ai đó, nhất là người yêu, đó sẽ là điều đầu tiên bạn nghĩ đến à? Tôi từng đợi người yêu khi anh về nước, kết quả đợi mãi không thấy anh đâu, không cách nào liên lạc, tôi chỉ biết ngồi đợi, và đoán nhăn đoán cuội kiểu như, anh bị bể bánh xe, ngủ quên, rồi dần dần chuyển sang lo lắng không biết có bị tai nạn gì không. Tôi chưa bao giờ nghĩ anh hết yêu tôi. Huống hồ, ngay cả sau đấy, khi An nhắn tin nói hãy quên cô đi, Phong còn cho rằng có chuyện gì đó, chứ vẫn tin rằng cô yêu anh. Anh này giống tâm thần phần liệt quá!
Còn An, cô này cũng rất lạ. Như đã phân tích ở trên, cô muốn tránh mà không chịu chia tay, cứ trò chuyện với anh như không có gì. Rồi khi anh sắp về, cô vẫn duy trì liên lạc, vẫn hứa sẽ gặp anh. Cô này điên cũng cấp độ cao! Tránh anh mà chỉ vừa thấy anh lên facebook la làng bạn gái tôi gặp rắc rối, cần giúp đỡ, cô lập tức làm bánh mang đến cho anh. Não hai người này làm bằng hợp chất gì không biết?
Cũng đã 3 năm rồi, kể từ khi An phát bệnh. Tôi nghĩ 3 năm đủ để An quá quen chuyện rắc rối với chứng minh nhân dân của mình chứ không phải cái kiểu bỡ ngỡ. Nhưng thôi có thể cho qua. Tôi chỉ hơi tiếc khi tác giả nhiều lần đặc tả tâm trạng của An và Phong, nhưng hai nhân vật này cứ na ná như nhau, cái kiểu sến súa của hai cô gái nào đấy hơn là một nam một nữ. Thậm chí, cảm xúc của hai nhân vật này còn bị nhập làm một. Có lẽ Hà Mạnh có năng khiếu viết, nhưng chưa xử lý được khéo léo.
“Cô gái U80” không phải một tác phẩm tồi. Bạn sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị, nhiều sự đồng cảm, trải qua cuộc đời đáng thương, một tình yêu đáng trân quý và những nhân vật được đắp rất dày trong tác phẩm này. Có lẽ, tôi không hợp với văn phòng sên sến kiểu tác giả nữ cho một cây bút nam, không thích những chi tiết thừa, bất hợp lý dù rất nhỏ nhặt, nên tôi không nuốt nổi nó. Còn bạn, cứ thử xem, biết đầu bạn sẽ thích cô gái bất hạnh biết đan len, biết làm bánh, biết đủ thứ, vừa có thể nuôi chim vừa có thể nuôi mèo, lại có tâm hồn thánh thiện như thiên sứ này.
Quan điểm cá nhân về cuốn sách được đánh giá cao
10 điều khiến tôi sợ “ế sách” – Hà Mạnh, tác giả Cô gái U80
1. Tôi viết nó khi 21 tuổi, nhân vật trong truyện bằng tuổi bà ngoại tôi – Có rất nhiều người đạt best seller khi đang học cấp 1
2. Không có yếu tố sex, đồng tính để câu khách – Có rất nhiều chuyện có 1 hoặc cả 2 yếu tố đó nhưng nó không phải để câu khách
3. Không nói đến chuyện kiếp sau – Hơn 99% sách bán chạy không có yếu tố kiếp sau
4. Tác giả không tự tin về ngoại hình của mình – Đa phần tác giả thực thụ đều xấu, và vì vậy họ chỉ viết sách thay vì làm diễn viên
5. Bạn bè, họ hàng không quá 300 – Quá nhiều
6. Một số bạn bè không chịu mua sách nếu tôi không khao – Vậy thì bỏ chữ bạn đi, gọi là người ta được rồi
7. Ngoài đời tôi rất nhố nhăng – Không thiếu những diễn viên đóng vai yếu đuối dù ngoài đời họ quậy như quỷ
8. Hồi cấp 3, tôi học dốt gần như nhất lớp – Có rất nhiều tỉ phú bị thầy giáo đánh giá không có khả năng học hành và có nhiều ca sĩ nổi tiếng thậm chí không hát được quốc ca
9. Quê tôi nghèo, tiểu thuyết là thứ xa xỉ – Tác phẩm Cánh đồng bất tận bị cấm ở Cà Mau
10. Đọc xong 10 điều này, có ai mua sách của tôi không – Tui mà đọc được 10 điều này trước khi mua sách thì tui sẽ không mua
Để tôi kể đầu đuôi cho các bạn nghe. Một năm trước, có người bạn giới thiệu cho tôi truyện “Cô gái U80”, khi thiên hạ vẫn còn đang xôn xao chuyện thực ngoài đời, rằng có một cô gái bị mắc bệnh lão hóa, da dẻ nhăn nheo như người già. Tôi tự nhận mình có bản tính kỳ khôi, nên sau khi đọc thử vài đoạn trên mạng và phát hiện văn phong không hợp gu với mình, cộng thêm comment khen truyện nhiệt liệt, theo kiểu cô ấy bị bệnh nhưng cô ấy vẫn sống có ích cho đời, vẫn làm các công tác xã hội… đã trở thành lý do tôi không đọc nó. Vì với tôi, một người bị bệnh, thấu hiểu hoàn cảnh của người khác và giúp đỡ họ là một chuyện rất là hiển nhiên, không có gì để phải ca tụng hết. Hoặc có thể, xung quanh tôi có quá nhiều tấm gương kiên trì, có quá nhiều những tình nguyện viên nhiệt huyết, khiến tôi cho rằng con người sinh ra là để yêu thương, chia sẻ cho nhau, tất cả đều rất bình thường.
Hôm qua tôi và một người bạn vào nhà sách. Bạn nói sẽ mua tặng tôi một cuốn, tùy tôi chọn. Tôi nghĩ mình nên lấy một cuốn tiểu thuyết, nên đứng ở quầy đó ngó nghiêng. Đập vào mắt là cuốn “Cô gái U80”, có lẽ là một cái duyên nên tôi chọn nó. Trước lúc tính tiền còn ráng mở trang cuối ra xem kết thúc, thấy có người chết, nên càng muốn mua. Vì tôi thích kiểu tình yêu không thể đến với nhau.
Về nhà mở sách ra xem, ngày trong cover có 10 điều sợ ế sách *chỉ chỉ ở trên*. Tôi nói thật, nếu lúc ở nhà sách đọc được mấy dòng đó, tôi chắc chắn không mua. Tôi hiểu tác giả chỉ viết theo kiểu đùa, dù anh không có khiếu hài. Không buồn cười và hầu hết không nói lên được tính chất thật sự của sách bán chạy. Nhưng vì đây là quà của một người bạn tặng, nên tôi vẫn đọc. Lúc đó là hơn 12 giờ đêm, vì vậy đọc được một chút mắt tôi đã mỏi nhừ, hoặc là nó không hấp dẫn đến độ khiến tôi phải đọc đến sáng. Dạo này tôi bị mất ngủ và cuốn sách này khiến tôi muốn đi ngủ khủng khiếp. Sau vài chương đầu, tôi mở phần kết ra đọc. Đọc xong thì thật sự, tôi không muốn đọc nữa. Có lẽ cuốn sách này sẽ nằm yên trên kệ mất.
Sau đây là một số nhận xét của tôi về cuốn sách này. Tôi nói rõ, tôi chỉ đọc vài chương, nên đánh giá trong vài chương. Và tôi sẽ hết sức cẩn thận để không đánh giá toàn tác phẩm. Còn nếu ai chỉ trích rằng đọc có vài chương mà nói như thể đúng rồi, tôi xin thưa, tôi đọc vài chương thì tôi nói tôi đọc vài chương, thể các bạn nghĩ hầu hết các bài bình luận trên báo là đọc hết đấy à? Tôi hoàn toàn có khả năng đọc vài chương mà viết khiến các bạn tưởng là đọc vài lần cả cuốn ấy chứ. Nhưng tôi không làm vậy. Còn nếu ai đó cho rằng đọc đoạn kết rồi thì còn gì hứng thú đọc truyện, thì hãy đọc lại những bài review trước đây của tôi, một tác phẩm thật sự hay là dẫu người ta biết trước kết thúc, vẫn khiến người ta phải hồi hộp. Đây cũng không hẳn là bài review, chỉ là nhận xét về một số chi tiết trong truyện.
Trước nhất là về giọng văn. Hà Mạnh có chất văn hay, tả cảnh, tả nội tâm đều rất đẹp. Tôi đánh giá đây là điểm sáng nổi bật nhất trong “Cô gái U80”. Thế nhưng, dù câu chuyện được viết rất Việt Nam, với những cái tên Việt Nam, bối cảnh Việt Nam, nhưng tôi vẫn thấy chút gì đó hơi hướng ngôn tình, ít ra là về mặt bố cục. Nói một cách khác, giống như khi viết một bộ phim, yếu tố địa phương là rất quan trọng. Câu chuyện đó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng nó phải có yếu tố địa phương, tức là nếu thay đổi sang một địa điểm khác, nó sẽ khác đi ít nhiều. Cũng như câu chuyện làm nước mắm thì sẽ đặt tại Phú Quốc chứ không phải Sài Gòn, phim “Vàng trong cát” bối cảnh phải ở Ninh Thuận chứ không thể là Hà Nội. Câu chuyện trong “Cô gái U80”, theo cách ví von của những nhà làm phim, là một dạng tiểu thuyết Quỳnh Dao, hay, nhưng không có tính địa phương!
Ở vài chương đầu, truyện viết theo hướng nhìn của nhân vật An và Phong, điều này dễ khiến độc giả lầm tưởng Phong là người An sẽ yêu đến trọn đời. Câu chuyện sẽ được hiểu theo hướng, An và Phong yêu nhau nhưng khi Phong đi du học, An bị mắc bệnh lão hóa. Khi Phong trở về, An đã trốn tránh để che giấu bệnh tình. Họ đối diện với nhau nhưng Phong không nhận ra An. Độc giả sẽ chờ đợi cuối cùng Phong có chấp nhận cô bạn gái còn già hơn bà của mình hay không. Nhưng dường như truyện chệch theo hướng khác khi Phong trong thời gian vô vọng với An, đã quen một cô gái khác, từ không yêu, thành yêu thật sự. Còn An cũng có được một tình yêu với người đàn ông khác, dẫu kết thúc ông ta cũng ra đi. Tôi khen cốt truyện bất ngờ này của Hà Mạnh. Nhưng nếu là vậy, không nên viết truyện theo kiểu hướng nhìn của An rồi hướng nhìn của Phong đan xen nhau. Nhất là dường như sau này, đã xuất hiện thêm nhiều hướng nhìn khác. Nó giống một bộ phim vừa flash back, vừa flash forward, vừa nói về luật sư lại nói về bồi thẩm đoàn. Nghiêm trọng hơn, vừa chiếu cảnh nhân vật nấu nướng điệu nghệ vừa khen anh ta đảm đang. Trong phim ảnh, tối kỵ việc hình ảnh và thoại cùng nói lên một vấn đề. Tức là đã thể hiện bằng hình ảnh thì không cần thoại nữa và ngược lại. Tôi nghĩ câu chuyện theo hướng nhìn của An là đủ rồi. Hoặc thêm hướng nhìn của Phong thì phải là những chi tiết lạ hơn, khiến độc giả khám phá nhiều điều thú vị hơn là độc giả vẫn nắm được hết tình tiết dù không cần đọc một trong hai hướng nhìn còn lại, đặc biệt là Phong. Điều này làm cho cuốn sách dày hơn 500 trang, dẫu rằng chỉ cần viết tầm 300 – 400 trang mà vẫn đảm bảo tình tiết.
Tác giả có một lượng kiến thức xã hội tốt. Những địa danh, những tác phẩm được lồng vào khéo léo và gợi mở cho độc giả. Như bản nhạc Grandpa’s Violin, như những cảnh đẹp dần khuất xa khi Phong lên Tây Bắc… Nó làm tôi tin chắc Hà Mạnh đã từng lên Tây Bắc, đã từng ngoái đầu nhìn lại Hà Nội dần xa. Nhưng nó cũng làm tôi cam đoan rằng Hà Mạnh chưa bao giờ đến Paris, bởi những ấn tượng, những chi tiết đậm chất Pháp không hề tồn tại trong câu chuyện mà tác giả đã cố gắng khắc họa những chi tiết nho nhỏ, tinh tế. Thêm nữa, ba du học sinh Paris hội ngộ tại Việt Nam, tác giả đã dùng từ “comeback” thay vì một từ tiếng Pháp nào đó, làm mất điểm cho tác phẩm.
Chi tiết trong nhà không có gương, là cách để tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của An. Nhưng tôi nghĩ, một người bị bệnh lão hóa, càng phải có một chiếc gương để theo dõi tiến độ bệnh của mình? Huống hồ An là một người lạc quan, nhiệt tình với công tác xã hội, là một mẫu hướng ngoại. Không cô gái nào muốn nhìn thấy mình xấu xí, nhưng đã 3 năm rồi, và cô ta, theo cách tác giả xây dựng, càng phải thận trọng với sức khỏe của mình hơn.
Hôm Phong đợi An ở quán café, cô mặc một chiếc áo đỏ. Đọc đoạn này, tôi thấy cô gái muốn chàng trai trông thấy mình hơn là ngồi lặng lẽ quan sát anh. Có ai đi theo dõi một người khác mà mặc áo đỏ không? Dẫu rằng truyện đã giải thích cô ấy mặc chiếc áo mà cô ấy thích, chiếc áo gắn với nhiều kỷ niệm của họ. Anh yêu cô nhiều như thế, mà nhìn chiếc áo anh nhận không ra. Cứ cho là gương mặt cô đã thay đổi, nhưng chí ít anh phải chú ý đến chi tiết chiếc áo chứ. Đằng này anh chỉ chú ý đến một người phụ nữ có dáng ngồi cô đơn. Nó khiến tôi nhớ đến “Phía sau nghi can X”, đoạn mở đầu Ishigami đi qua những con phố, dãy nhà, công viên… rồi lướt ngang qua những người vô gia cư. Đó là người đàn ông đang đánh răng, người đàn ông đang ép đóng hộp, là anh chàng “kỹ sư”… Ba người gây chú ý cho Ishigami, một con số tròn đẹp trong nghệ thuật, để miêu tả cái gì đó là “rất nhiều”. Đoạn mở đầu ấy cho độc giả thấy sự quan sát tinh tế của Ishigami, phần nào đó con người gã, và mau chóng khiến người đọc quên đi, cho đến cuối cùng khơi nó lại, khiến ai nấy đều sửng sốt. Đấy mới gọi là “tả”. Hà Mạnh tả nhiều, văn vẻ, nhưng không sắc bén.
Tôi không hiểu tại sao An vẫn duy trì liên lạc với Phong suốt thời gian anh du học. Nếu thật sự mặc cảm, thật sự không dám đối diện, cô nên chấm dứt ngày từ khi anh ở Paris. Đấy là cách ngốc nghếch nhưng khá hiệu quả, bởi lẽ, thời gian sẽ làm phai nhạt đi rất nhiều tình cảm của con người, kể cả tình yêu. Khi anh quay lại Việt Nam, dẫu có gặp lại, chắc gì anh còn đau lòng nếu có gặp cô? Cách làm của An, theo tôi là cách tàn nhẫn nhất, khi cứ nửa xa nửa gần, dày vò Phong.
Mỗi ngày An đều lên đọc facebook của Phong, một chàng trai theo tôi là khá sến súa. Tôi chưa thấy ngươi đàn ông nào cứ tương tâm sự của mình lên facebook, báo cáo lại hết tâm trạng của mình. Anh viết rất nhiều, tràn ngập những lời yêu thương, mà đọc đến đâu tôi sởn gai óc đến đó. Nhưng tôi chỉ có cảm giác giống như mấy bạn teen đi ăn rồi chụp hình up lên mạng, thậm chí đang ngồi uống café cũng báo cáo lại facebook. Không phải tôi chưa từng gặp người ta sến súa bày tỏ công khai tình cảm của mình, nhưng là cặp đôi chưa tròn 18 tuổi, du học nên xa nhau chứ không phải thanh niên hơn 20 tuổi! Ngay cả Chung Lỗi lúc yếu đuối nhất cũng chỉ viết một lá thư thắm đượm tình cảm gửi cho một mình Lương Duyệt mà thôi. Cách thể hiện của Phong không giống một người học truyền thông đầy tự tin, mà giống tự kỷ.
Lại nói về facebook, trong truyện có một chi tiết kể rằng khi về Việt Nam không gặp An, Phong liền gọi cho bạn bè đại học của cô, thì mới biết họ cũng bặt tin An. Một, nếu An là một cô gái đáng yêu, hòa nhã, chân thành, thì sự biến mất kỳ lạ của An phải được bạn bè ráo riết tìm hiểu. Hai, chính vì thường xuyên sử dụng facebook, nên chắc chắn Phong phải có chút ít liên lạc với các friends trong list, nhất là thường trong facebook người ta sẽ add những người cùng trường, thì chẳng lẽ không ai hỏi thăm anh về sự biến mất của An. Những chi tiết trên đây đều hơi khặp khiễng.
Lúc ngồi đợi An ở quán café mà cô không đến, suy nghĩ đầu tiên của Phong là, hay cô hết yêu anh. Nếu bạn đợi một ai đó, nhất là người yêu, đó sẽ là điều đầu tiên bạn nghĩ đến à? Tôi từng đợi người yêu khi anh về nước, kết quả đợi mãi không thấy anh đâu, không cách nào liên lạc, tôi chỉ biết ngồi đợi, và đoán nhăn đoán cuội kiểu như, anh bị bể bánh xe, ngủ quên, rồi dần dần chuyển sang lo lắng không biết có bị tai nạn gì không. Tôi chưa bao giờ nghĩ anh hết yêu tôi. Huống hồ, ngay cả sau đấy, khi An nhắn tin nói hãy quên cô đi, Phong còn cho rằng có chuyện gì đó, chứ vẫn tin rằng cô yêu anh. Anh này giống tâm thần phần liệt quá!
Còn An, cô này cũng rất lạ. Như đã phân tích ở trên, cô muốn tránh mà không chịu chia tay, cứ trò chuyện với anh như không có gì. Rồi khi anh sắp về, cô vẫn duy trì liên lạc, vẫn hứa sẽ gặp anh. Cô này điên cũng cấp độ cao! Tránh anh mà chỉ vừa thấy anh lên facebook la làng bạn gái tôi gặp rắc rối, cần giúp đỡ, cô lập tức làm bánh mang đến cho anh. Não hai người này làm bằng hợp chất gì không biết?
Cũng đã 3 năm rồi, kể từ khi An phát bệnh. Tôi nghĩ 3 năm đủ để An quá quen chuyện rắc rối với chứng minh nhân dân của mình chứ không phải cái kiểu bỡ ngỡ. Nhưng thôi có thể cho qua. Tôi chỉ hơi tiếc khi tác giả nhiều lần đặc tả tâm trạng của An và Phong, nhưng hai nhân vật này cứ na ná như nhau, cái kiểu sến súa của hai cô gái nào đấy hơn là một nam một nữ. Thậm chí, cảm xúc của hai nhân vật này còn bị nhập làm một. Có lẽ Hà Mạnh có năng khiếu viết, nhưng chưa xử lý được khéo léo.
“Cô gái U80” không phải một tác phẩm tồi. Bạn sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị, nhiều sự đồng cảm, trải qua cuộc đời đáng thương, một tình yêu đáng trân quý và những nhân vật được đắp rất dày trong tác phẩm này. Có lẽ, tôi không hợp với văn phòng sên sến kiểu tác giả nữ cho một cây bút nam, không thích những chi tiết thừa, bất hợp lý dù rất nhỏ nhặt, nên tôi không nuốt nổi nó. Còn bạn, cứ thử xem, biết đầu bạn sẽ thích cô gái bất hạnh biết đan len, biết làm bánh, biết đủ thứ, vừa có thể nuôi chim vừa có thể nuôi mèo, lại có tâm hồn thánh thiện như thiên sứ này.