Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào - Hạnh phúc đôi khi là chờ đợi
Với giọng văn dung dị và gần gũi, Ichikawa Takuji đã trở thành một trong những tác giả Nhật Bản được rất nhiều độc giả yêu thích tại Việt Nam. Bằng lối viết nhẹ nhàng, mộc mạc và đong đầy cảm xúc, ông dần chinh phục trái tim của mọi người thông qua 4 tác...
Với giọng văn dung dị và gần gũi, Ichikawa Takuji đã trở thành một trong những tác giả Nhật Bản được rất nhiều độc giả yêu thích tại Việt Nam. Bằng lối viết nhẹ nhàng, mộc mạc và đong đầy cảm xúc, ông dần chinh phục trái tim của mọi người thông qua 4 tác phẩm được Nhã Nam phát hành: Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào; Em sẽ đến cùng cơn mưa; Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọivà Nơi em quay về có tôi đứng đợi. Chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận ra các tựa sách của ông luôn thu hút bởi chính cách đặt tiêu đề, tất cả đều tựa hồ như lời một bài hát với giai điệu trầm ấm và mềm mại. Càng ngẫm kỹ lại càng thấy nó giống hệt một lời hẹn ước, đọc lên đã thấy quyến luyến mãi không thôi.
Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào là quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông mà tôi đọc. Nó mang màu trầm quen thuộc trong văn học Nhật, như thể mọi chuyển động và tình cảm của các tuyến nhân vật đều tách biệt khỏi thế giới thực tại, rồi hiển nhiên cho mình cái quyền được nổi bật dù đang phủ lên từng câu văn lớp bụi thời gian. Từng chi tiết như lời thì thầm được phát ra từ những con người luôn hoài niệm và lập dị một cách đầy tự hào. Sức hấp dẫn của quyển tiểu thuyết này nằm ở chỗ luôn đặt người đọc trong trạng thái suy ngẫm, vì vậy thật khó để có thể thoát khỏi thế giới yên bình của nó.
Ngay sau khi đọc xong, trong đầu tôi liền nghĩ: “Tôi rất thích Satoshi, Karin và Yuji của năm mười bốn tuổi”. Bởi những năm tháng đó, tôi chưa thấy mình sống trọn vẹn và tinh khôi với xúc cảm bản thân như thế. Cả ba quá đẹp giữa bức tranh hồi ức được Ichikawa Takuji phác họa, từng câu từng chữ như những màu sắc rực rỡ và tươi sáng mà ông trút hết tâm sức để tô vẽ cho thanh xuân của họ. Câu chuyện không chỉ thuyên về tình yêu, mà ở đâu đó bạn phải ngưỡng mộ tình bạn và tình thân tuyệt vời của các nhân vật. Tất cả mọi thứ đều được truyền tải rất dịu dàng, nhưng ngay khi khép sách lại độc giả sẽ nhận ra cái cảm giác bồi hồi và luyến tiếc đang thấm dần vào mạch cảm xúc của mình một cách ngọt ngào.
Có ba mảnh ghép “lập dị” tuổi 14 đã va vào nhau và nhanh chóng dính chặt không rời. Trong tình bạn giữa Satoshi, Karin và Yuji năm đó còn chứa đựng những sự rung động đầu đời. Như cách chia tay bằng nụ hôn vụng về của Karin dành cho Satoshi và cách Yuji luôn giấu kín sự cảm mến với cô bạn thân trong lòng. Tôi tự hỏi tại sao Yuji chưa từng thể hiện tình cảm của mình trước Karin? Anh cũng chưa từng cố gắng để tiến về phía cô hay anh sợ trái tim của Karin đã dành cho Satoshi nên không có chỗ cho anh? Riêng Satoshi thì lại hoàn toàn khác, anh luôn nhớ đến Karin suốt 15 năm. Dẫu biết mối tình đầu rất khó phai nhạt, nhưng tôi chưa từng thấy ai chờ đợi một người lâu như vậy. Liệu có phải tác giả đang cố gắng phóng đại chuyện này để khiến mọi người tin vào thứ tình cảm vĩnh hằng hay không? Với Satoshi, vị trí của Karin mãi mãi cũng không ai có thể thay thế được.
Người ta vẫn thường bảo rằng: “Ký ức là một nửa niềm vui của cuộc sống. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, rồi hôm nay sẽ là ký ức”. Thời gian luôn là điều khiến chúng ta phải lo sợ, tôi đã sợ mười lăm năm xa cách sẽ khiến tình cảm của Satoshi, Yuji và Karin sứt mẻ ít nhiều. Nhưng thật may vì dù có mất liên lạc với nhau, thì họ vẫn luôn tìm cách để dõi theo hành trình trưởng thành và theo đuổi ước mơ của bạn mình. Satoshi đã tốt nghiệp đại học và trở thành chủ cửa hàng thủy sinh mang tên Trash như mong ước của tuổi mười bốn. Dù rằng mọi thứ chẳng giúp anh trở nên dư dả, nhưng tôi luôn nghĩ rằng những người biết cách hiện thực hóa giấc mơ luôn giàu có theo nghĩa nhất định nào đó. Yuji vẫn tiếp tục vẽ như lời hứa ngày nào ở “phòng khách” – căn cứ địa của cả ba nằm trong khuôn viên một bãi rác. Cậu đã không thể trở thành một họa sĩ nổi tiếng trước khi họ gặp lại, nhưng có gì đáng kể đâu khi hằng ngày cậu được sống với đam mê của chính mình. Còn Karin thì sao? Ước mơ của cô hoàn toàn phụ thuộc vào bạn mình và khi họ hoàn thành được mọi thứ thì cũng là lúc nguyện cầu của cô trở thành hiện thực. Phải chăng người bạn thực sự luôn mong ước cho nhau những điều thật giản đơn như thế? Karin đã khiến tôi rất xúc động, vì nếu ở tuổi cô bé, tôi sẽ chẳng thể nghĩ được như vậy đâu.
Khi Satoshi thành thật kể với Misaki – người con gái mà anh gặp trong chương trình môi giới hôn nhân về Karin, tôi có đôi chút lo lắng. Chẳng phải việc kể cho người con gái mà mình mới hẹn hò vài lần về mối tình đầu là chuyện không được tốt cho lắm hay sao? Misaki quả thực quá kiên nhẫn khi ngồi nghe những chuyện này, nhưng cũng rất có thể vì tình cảm của Satoshi, Karin và cả Yuji quá đẹp nên việc lắng nghe trở nên dễ chịu hơn bao giờ hết. Lúc tình cảm của họ dần tiến triển thì Karin lại xuất hiện, chỉ là tôi hơi khó tưởng tượng việc Satoshi không thể nhận ra cô. Cô đã thay đối nhiều như vậy sao? Tình cảm mười lăm năm của anh tại sao không đủ sức mạnh để vượt qua sự thay đổi đó? Giả sử anh không nhận ra thì Karin có tự tiếc lộ thân phận của mình không? Satoshi quả thật là một chàng trai ngốc nghếch.
Không lâu sau khi Satoshi nhận ra Karin, thì Yuji cũng trở về. Giữa cái mùi sát trùng của bệnh viện cùng những sợi dây chằng chịt trên người Yuji, cả ba đã hội ngộ trong nước mắt và nỗi sợ hãi. Một cuộc tương phùng không trọn vẹn, nhưng thật quá may mắn vì giữa sự xô đẩy của dòng đời, họ đã có thể gặp lại nhau. Tình bạn này, dù cho sau này có phải trở thành những ông bà cụ với mái tóc trắng thì tôi vẫn tin họ sẽ luôn quan tâm và yêu thương nhau bằng những điều mộc mạc, giản dị nhất. Cũng giống như việc Karin chọn trở về thế giới giấc mơ, nơi sự thật về chị gái của Karin được phơi bày để gọi Yuji trở về vậy. Liệu họ sẽ gặp lại nhau và vui vẻ hơn không? Hay chỉ hai trong ba người có thể tiếp tục ở cạnh nhau đúng nghĩa?
Truyện có rất nhiều chi tiết ảo đúng với phong cách của Takuji, những yếu tố kỳ lạ từ lâu cũng trở thành thương hiệu riêng trong hầu hết tác phẩm của ông. Câu chuyện về bệnh tình của Karin và chị gái luôn là dấu chấm hỏi lớn với tôi. Thực sự có một căn bệnh khiến họ chỉ cần ngủ là chìm vào thế giới giấc mơ không lối thoát hay sao? Ở điểm này thì tôi thấy chẳng hợp lý chút nào, tôi nghĩ mình sẽ dễ chấp nhận hơn nếu Karin bị một căn bệnh thực tế một chút. Và cả chuyện mẹ Satoshi luôn trở về để trò chuyện với người chồng cũng vậy, nhưng điều này tôi nghĩ mình dễ dàng cảm thông hơn, bởi nếu xem như đây là ảo giác trước yêu thương quá lớn của bố anh thì chẳng phải chúng ta sẽ cảm thấy rất an ủi.
Tôi rất ngưỡng mộ tình cảm mà Satoshi đã dành cho Karin. Trước khi Karin chìm vào giấc ngủ, họ đã ở bên cạnh nhau nhiều hơn giới hạn thường ngày một chút. Cảnh 18+ diễn ra rất nhanh, nhưng sẽ khiến bạn không ngừng nghĩ liệu sự việc này mang ý nghĩa như thế nào? Tác giả đã kỳ vọng điều gì khi cho họ gần gũi với nhau vào thời khắc của sự ly biệt đó? Tôi nghĩ mình không hề khó chịu vì nó, chẳng phải Karin từng muốn có con với Satoshi hay sao? Nếu không phải hoàn thành sứ mệnh này, tôi còn mong tình cảm của họ được kết tinh bằng một thiên thần nhỏ. Satoshi đã khiến tất cả phải cảm động, sự dịu dàng của anh trong lúc họ bên nhau và cả câu nói mà anh đã thì thầm: “Chờ đợi là quyền của tớ. Cứ để tớ được thích cậu”. Sự nhẹ nhàng này dương như đã thắp lên một thứ ánh sáng tươi nguyên, giúp con đường đi vào cõi mơ của Karin không còn đơn độc và đáng sợ nữa. Hơn tất cả mọi sự an ủi, việc mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống mới chính là động lực để Karin trở về. Satoshi, Yuji vẫn ở bên nhau và bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Khi được thấy họ bình yên như thế, tôi đã nghĩ sự chờ đợi của Satoshi thật xứng đáng và dù Karin có trở về hay không thì cô chắc chắn cũng cảm thấy rất an lòng. Nếu ở vị trí của Satoshi, tôi nghĩ mình sẽ không đủ can đảm để chờ đợi Karin tỉnh dậy đâu. Bởi rõ ràng sự chờ đợi không hề đáng sợ, nhưng việc phải chờ một người mà mình chẳng biết bao giờ tỉnh dậy thì rất dễ tự chuốc lấy khổ đau cho riêng mình. Tôi tin Karin cũng không muốn nhìn thấy Satoshi vì mình mà phải chịu nhiều tổn thương như vậy.
Khi dòng hồi ức của tình bạn, sự trưởng thành của tình yêu khiến tôi cảm thấy hài lòng thì cũng là lúc tôi nhận ra tình thân được lồng ghép trong mạch truyện khiến các nhân vật trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Satoshi có một gia đình rất tuyệt vời, cả bố và mẹ đều cho anh những tình cảm đẹp đẽ nhất mà họ có được. Họ yêu anh và những người bạn luôn đồng hành với anh. Tôi thoáng nghĩ, liệu việc bố anh gọi chị gái của Karin tỉnh dậy có phải cũng là một sự sắp xếp đầy yêu thương hay không?“Hãy làm những việc khiến người khác hạnh phúc”đây là điều mà bố Satoshi đã luôn căn dặn anh và tôi nghĩ mình cũng sẽ ghi nhớ điều này, bởi nếu làm được điều này tôi tin mình cũng trở thành một người hạnh phúc. Mong chúng ta sẽ luôn trân trọng thứ tình cảm vĩnh hằng và bao la này, dù là ai đi nữa hãy chăm sóc gia đình khi còn có thể bạn nhé!
Ngoài sự ngưỡng mộ dành cho Satoshi, tôi thích nhất nhân vật người bố. Một ông bố hết lòng yêu thương và tự hào về người con trai chẳng được giỏi giang cho lắm của mình. Tôi nghĩ về cha mình và nhận ra bản thân cũng đã được ông yêu thương bằng một thứ tình cảm bao dung y hệt bố của Satoshi. “Anh là đứa trẻ đẹp nhất thế giới, là cậu bé thông minh nhất thế giới và có tâm hồn dễ mến nhất thế giới… Từ trái tim ta yêu anh lắm”. Và ông gửi anh một lời chào đến từ thế giới của những giấc mơ, tôi tự hỏi “người ấy” được nhắc đến trong tựa đề của phải là Satoshi hay không? Vì rất nhiều yêu thương chưa từng nói mà bố anh đã cố gắng hết sức để gọi chị gái của Karin dậy và gửi đến lời chào cuối cùng – lời chào mà ông đã bỏ lỡ khi ngã trên đường chạy 400m.
Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào đã khép lại với vị ngòn ngọt của yêu thương. Tôi nhận ra hạnh phúc không dễ đến, nhưng hãy tin điều ấy là có thật và chờ đợi. Một ngày nào đó, sự vun vén của bạn cũng sẽ được đền đáp bằng làn hơi ấm đầy yêu thương.
Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào - Hạnh phúc đôi khi là chờ đợi
Với giọng văn dung dị và gần gũi, Ichikawa Takuji đã trở thành một trong những tác giả Nhật Bản được rất nhiều độc giả yêu thích tại Việt Nam. Bằng lối viết nhẹ nhàng, mộc mạc và đong đầy cảm xúc, ông dần chinh phục trái tim của mọi người thông qua 4 tác phẩm được Nhã Nam phát hành: Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào; Em sẽ đến cùng cơn mưa; Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọivà Nơi em quay về có tôi đứng đợi. Chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận ra các tựa sách của ông luôn thu hút bởi chính cách đặt tiêu đề, tất cả đều tựa hồ như lời một bài hát với giai điệu trầm ấm và mềm mại. Càng ngẫm kỹ lại càng thấy nó giống hệt một lời hẹn ước, đọc lên đã thấy quyến luyến mãi không thôi.
Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào là quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông mà tôi đọc. Nó mang màu trầm quen thuộc trong văn học Nhật, như thể mọi chuyển động và tình cảm của các tuyến nhân vật đều tách biệt khỏi thế giới thực tại, rồi hiển nhiên cho mình cái quyền được nổi bật dù đang phủ lên từng câu văn lớp bụi thời gian. Từng chi tiết như lời thì thầm được phát ra từ những con người luôn hoài niệm và lập dị một cách đầy tự hào. Sức hấp dẫn của quyển tiểu thuyết này nằm ở chỗ luôn đặt người đọc trong trạng thái suy ngẫm, vì vậy thật khó để có thể thoát khỏi thế giới yên bình của nó.
Ngay sau khi đọc xong, trong đầu tôi liền nghĩ: “Tôi rất thích Satoshi, Karin và Yuji của năm mười bốn tuổi”. Bởi những năm tháng đó, tôi chưa thấy mình sống trọn vẹn và tinh khôi với xúc cảm bản thân như thế. Cả ba quá đẹp giữa bức tranh hồi ức được Ichikawa Takuji phác họa, từng câu từng chữ như những màu sắc rực rỡ và tươi sáng mà ông trút hết tâm sức để tô vẽ cho thanh xuân của họ. Câu chuyện không chỉ thuyên về tình yêu, mà ở đâu đó bạn phải ngưỡng mộ tình bạn và tình thân tuyệt vời của các nhân vật. Tất cả mọi thứ đều được truyền tải rất dịu dàng, nhưng ngay khi khép sách lại độc giả sẽ nhận ra cái cảm giác bồi hồi và luyến tiếc đang thấm dần vào mạch cảm xúc của mình một cách ngọt ngào.
Có ba mảnh ghép “lập dị” tuổi 14 đã va vào nhau và nhanh chóng dính chặt không rời. Trong tình bạn giữa Satoshi, Karin và Yuji năm đó còn chứa đựng những sự rung động đầu đời. Như cách chia tay bằng nụ hôn vụng về của Karin dành cho Satoshi và cách Yuji luôn giấu kín sự cảm mến với cô bạn thân trong lòng. Tôi tự hỏi tại sao Yuji chưa từng thể hiện tình cảm của mình trước Karin? Anh cũng chưa từng cố gắng để tiến về phía cô hay anh sợ trái tim của Karin đã dành cho Satoshi nên không có chỗ cho anh? Riêng Satoshi thì lại hoàn toàn khác, anh luôn nhớ đến Karin suốt 15 năm. Dẫu biết mối tình đầu rất khó phai nhạt, nhưng tôi chưa từng thấy ai chờ đợi một người lâu như vậy. Liệu có phải tác giả đang cố gắng phóng đại chuyện này để khiến mọi người tin vào thứ tình cảm vĩnh hằng hay không? Với Satoshi, vị trí của Karin mãi mãi cũng không ai có thể thay thế được.
Người ta vẫn thường bảo rằng: “Ký ức là một nửa niềm vui của cuộc sống. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, rồi hôm nay sẽ là ký ức”. Thời gian luôn là điều khiến chúng ta phải lo sợ, tôi đã sợ mười lăm năm xa cách sẽ khiến tình cảm của Satoshi, Yuji và Karin sứt mẻ ít nhiều. Nhưng thật may vì dù có mất liên lạc với nhau, thì họ vẫn luôn tìm cách để dõi theo hành trình trưởng thành và theo đuổi ước mơ của bạn mình. Satoshi đã tốt nghiệp đại học và trở thành chủ cửa hàng thủy sinh mang tên Trash như mong ước của tuổi mười bốn. Dù rằng mọi thứ chẳng giúp anh trở nên dư dả, nhưng tôi luôn nghĩ rằng những người biết cách hiện thực hóa giấc mơ luôn giàu có theo nghĩa nhất định nào đó. Yuji vẫn tiếp tục vẽ như lời hứa ngày nào ở “phòng khách” – căn cứ địa của cả ba nằm trong khuôn viên một bãi rác. Cậu đã không thể trở thành một họa sĩ nổi tiếng trước khi họ gặp lại, nhưng có gì đáng kể đâu khi hằng ngày cậu được sống với đam mê của chính mình. Còn Karin thì sao? Ước mơ của cô hoàn toàn phụ thuộc vào bạn mình và khi họ hoàn thành được mọi thứ thì cũng là lúc nguyện cầu của cô trở thành hiện thực. Phải chăng người bạn thực sự luôn mong ước cho nhau những điều thật giản đơn như thế? Karin đã khiến tôi rất xúc động, vì nếu ở tuổi cô bé, tôi sẽ chẳng thể nghĩ được như vậy đâu.
Khi Satoshi thành thật kể với Misaki – người con gái mà anh gặp trong chương trình môi giới hôn nhân về Karin, tôi có đôi chút lo lắng. Chẳng phải việc kể cho người con gái mà mình mới hẹn hò vài lần về mối tình đầu là chuyện không được tốt cho lắm hay sao? Misaki quả thực quá kiên nhẫn khi ngồi nghe những chuyện này, nhưng cũng rất có thể vì tình cảm của Satoshi, Karin và cả Yuji quá đẹp nên việc lắng nghe trở nên dễ chịu hơn bao giờ hết. Lúc tình cảm của họ dần tiến triển thì Karin lại xuất hiện, chỉ là tôi hơi khó tưởng tượng việc Satoshi không thể nhận ra cô. Cô đã thay đối nhiều như vậy sao? Tình cảm mười lăm năm của anh tại sao không đủ sức mạnh để vượt qua sự thay đổi đó? Giả sử anh không nhận ra thì Karin có tự tiếc lộ thân phận của mình không? Satoshi quả thật là một chàng trai ngốc nghếch.
Không lâu sau khi Satoshi nhận ra Karin, thì Yuji cũng trở về. Giữa cái mùi sát trùng của bệnh viện cùng những sợi dây chằng chịt trên người Yuji, cả ba đã hội ngộ trong nước mắt và nỗi sợ hãi. Một cuộc tương phùng không trọn vẹn, nhưng thật quá may mắn vì giữa sự xô đẩy của dòng đời, họ đã có thể gặp lại nhau. Tình bạn này, dù cho sau này có phải trở thành những ông bà cụ với mái tóc trắng thì tôi vẫn tin họ sẽ luôn quan tâm và yêu thương nhau bằng những điều mộc mạc, giản dị nhất. Cũng giống như việc Karin chọn trở về thế giới giấc mơ, nơi sự thật về chị gái của Karin được phơi bày để gọi Yuji trở về vậy. Liệu họ sẽ gặp lại nhau và vui vẻ hơn không? Hay chỉ hai trong ba người có thể tiếp tục ở cạnh nhau đúng nghĩa?
Truyện có rất nhiều chi tiết ảo đúng với phong cách của Takuji, những yếu tố kỳ lạ từ lâu cũng trở thành thương hiệu riêng trong hầu hết tác phẩm của ông. Câu chuyện về bệnh tình của Karin và chị gái luôn là dấu chấm hỏi lớn với tôi. Thực sự có một căn bệnh khiến họ chỉ cần ngủ là chìm vào thế giới giấc mơ không lối thoát hay sao? Ở điểm này thì tôi thấy chẳng hợp lý chút nào, tôi nghĩ mình sẽ dễ chấp nhận hơn nếu Karin bị một căn bệnh thực tế một chút. Và cả chuyện mẹ Satoshi luôn trở về để trò chuyện với người chồng cũng vậy, nhưng điều này tôi nghĩ mình dễ dàng cảm thông hơn, bởi nếu xem như đây là ảo giác trước yêu thương quá lớn của bố anh thì chẳng phải chúng ta sẽ cảm thấy rất an ủi.
Tôi rất ngưỡng mộ tình cảm mà Satoshi đã dành cho Karin. Trước khi Karin chìm vào giấc ngủ, họ đã ở bên cạnh nhau nhiều hơn giới hạn thường ngày một chút. Cảnh 18+ diễn ra rất nhanh, nhưng sẽ khiến bạn không ngừng nghĩ liệu sự việc này mang ý nghĩa như thế nào? Tác giả đã kỳ vọng điều gì khi cho họ gần gũi với nhau vào thời khắc của sự ly biệt đó? Tôi nghĩ mình không hề khó chịu vì nó, chẳng phải Karin từng muốn có con với Satoshi hay sao? Nếu không phải hoàn thành sứ mệnh này, tôi còn mong tình cảm của họ được kết tinh bằng một thiên thần nhỏ. Satoshi đã khiến tất cả phải cảm động, sự dịu dàng của anh trong lúc họ bên nhau và cả câu nói mà anh đã thì thầm: “Chờ đợi là quyền của tớ. Cứ để tớ được thích cậu”. Sự nhẹ nhàng này dương như đã thắp lên một thứ ánh sáng tươi nguyên, giúp con đường đi vào cõi mơ của Karin không còn đơn độc và đáng sợ nữa. Hơn tất cả mọi sự an ủi, việc mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống mới chính là động lực để Karin trở về. Satoshi, Yuji vẫn ở bên nhau và bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Khi được thấy họ bình yên như thế, tôi đã nghĩ sự chờ đợi của Satoshi thật xứng đáng và dù Karin có trở về hay không thì cô chắc chắn cũng cảm thấy rất an lòng. Nếu ở vị trí của Satoshi, tôi nghĩ mình sẽ không đủ can đảm để chờ đợi Karin tỉnh dậy đâu. Bởi rõ ràng sự chờ đợi không hề đáng sợ, nhưng việc phải chờ một người mà mình chẳng biết bao giờ tỉnh dậy thì rất dễ tự chuốc lấy khổ đau cho riêng mình. Tôi tin Karin cũng không muốn nhìn thấy Satoshi vì mình mà phải chịu nhiều tổn thương như vậy.
Khi dòng hồi ức của tình bạn, sự trưởng thành của tình yêu khiến tôi cảm thấy hài lòng thì cũng là lúc tôi nhận ra tình thân được lồng ghép trong mạch truyện khiến các nhân vật trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Satoshi có một gia đình rất tuyệt vời, cả bố và mẹ đều cho anh những tình cảm đẹp đẽ nhất mà họ có được. Họ yêu anh và những người bạn luôn đồng hành với anh. Tôi thoáng nghĩ, liệu việc bố anh gọi chị gái của Karin tỉnh dậy có phải cũng là một sự sắp xếp đầy yêu thương hay không?“Hãy làm những việc khiến người khác hạnh phúc”đây là điều mà bố Satoshi đã luôn căn dặn anh và tôi nghĩ mình cũng sẽ ghi nhớ điều này, bởi nếu làm được điều này tôi tin mình cũng trở thành một người hạnh phúc. Mong chúng ta sẽ luôn trân trọng thứ tình cảm vĩnh hằng và bao la này, dù là ai đi nữa hãy chăm sóc gia đình khi còn có thể bạn nhé!
Ngoài sự ngưỡng mộ dành cho Satoshi, tôi thích nhất nhân vật người bố. Một ông bố hết lòng yêu thương và tự hào về người con trai chẳng được giỏi giang cho lắm của mình. Tôi nghĩ về cha mình và nhận ra bản thân cũng đã được ông yêu thương bằng một thứ tình cảm bao dung y hệt bố của Satoshi. “Anh là đứa trẻ đẹp nhất thế giới, là cậu bé thông minh nhất thế giới và có tâm hồn dễ mến nhất thế giới… Từ trái tim ta yêu anh lắm”. Và ông gửi anh một lời chào đến từ thế giới của những giấc mơ, tôi tự hỏi “người ấy” được nhắc đến trong tựa đề của phải là Satoshi hay không? Vì rất nhiều yêu thương chưa từng nói mà bố anh đã cố gắng hết sức để gọi chị gái của Karin dậy và gửi đến lời chào cuối cùng – lời chào mà ông đã bỏ lỡ khi ngã trên đường chạy 400m.
Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào đã khép lại với vị ngòn ngọt của yêu thương. Tôi nhận ra hạnh phúc không dễ đến, nhưng hãy tin điều ấy là có thật và chờ đợi. Một ngày nào đó, sự vun vén của bạn cũng sẽ được đền đáp bằng làn hơi ấm đầy yêu thương.