Tôi là đứa con gái của một người cha vụng về trong cách diễn tả tình cảm hoặc nói chính xác thì cả tôi cũng chẳng biết thể hiện bản thân trước cha như thế nào cho phải. Vậy nên quyển tiểu thuyết Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc của Kakuta Mitsuyo...
Tôi là đứa con gái của một người cha vụng về trong cách diễn tả tình cảm hoặc nói chính xác thì cả tôi cũng chẳng biết thể hiện bản thân trước cha như thế nào cho phải. Vậy nên quyển tiểu thuyết Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc của Kakuta Mitsuyo có lẽ không chỉ dành cho những người lớn đang chật vật với khó khăn của việc làm cha, làm mẹ mà ngay cả phận con cái như tôi cũng nên đọc nó. Bởi lẽ, cuộc sống này vỗn dĩ có quá nhiều thứ rất khó để nói ra thành lời, nhưng chỉ cần chúng ta mở lòng để sẻ chia thì khoảng cách giữa người với người sẽ nhanh chóng được thu hẹp. Đặc biệt, khi cách xa ấy thực sự bằng không với các bậc phụ huynh, tôi tin lúc ấy chúng ta đã là người hạnh phúc nhất.
Truyện được bắt đầu bằng phi vụ bắt cóc lạ lùng, vì kẻ bắt cóc là bố và nạn nhân là cô con gái nhỏ không thể xác định được mình yêu hay ghét bố. Tôi luôn có cảm giác Haru đã sẵn sàng cho phi vụ bắt cóc của bố mình trước khi ông ta xuất hiện và phá vỡ kỳ nghỉ hè quý giá của cô bé bởi câu bắt đầu không thể gãy gọn hơn: “Tôi bị bắt cóc, ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè”. Một cô bé khác với hàng trăm cô bé khác liệu sẽ có những ứng xử quái gỡ nào? Kẻ bắt cóc hay nạn nhân sẽ là người gặp nhiều rắc rối hơn? Ông bố Takashi cuối cùng có thể kéo cô con gái bé bỏng của mình thoát khỏi sự quẩn quanh của thành thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm một cách thuận lợi không? Bạn có thể không quá bất ngờ với những diễn biến của câu chuyện này, nhưng bạn chắc chắn sẽ vô cùng thoải mái và nhẹ nhõm khi đọc nó cho mà xem.
Haru đang là học sinh lớp năm, ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì tôi vẫn không thể hình dung cô bé lại có những suy nghĩ lớn hơn mức bình thường như vậy. Dẫu Haru đôi lúc khá ngây ngô và hồn nhiên, nhưng không thể phủ nhận đây là một cô nhóc khác biệt với lối hành xử như một bà cụ non. Phải chăng vì mải quẩn quanh với cuộc sống thành thị và cuộc sống cùng người mẹ khá nghiêm khắc đã dạy em cách cứng rắn trong mọi hoàn cảnh? Tôi vẫn đinh ninh cuộc sống của Haru lúc chưa gặp lại bố quá nhàm chán. Cô bé chỉ quẩn quanh nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị… mà quên mất mình còn một thế giới rất lớn chưa được khám phá. Sự bó hẹp trong tầm nhìn đã khiến Haru trở thành một cô thường trực cảm giác nhàm chán hay chính nỗi thiếu thốn yêu thương của người bố đã biến cô bé thành ra vậy? Rất khó để có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên, tôi chỉ nghĩ có vẻ như chuyến phiêu lưu kỳ lạ với bố của Haru đã giúp cô bé thoải sức vẫy vùng với những điều chỉ có trong tưởng tượng. Nào là thả mình trên biển đêm, ngắm những chú đom đóm lập lòe trong khu nghĩa trang cùng nỗi sợ hãi mơ hồ, ngủ trọ tại ngôi chùa với lời đồn ma quái, cảm giác ngủ trong túp lều lượm ở bãi rác tại công viên BBQ và cả sự sung sướng khi lần đầu tiên trải nghiệm “được đằng chân lân đằng đầu” lúc báo cảnh sát bắt bố mình... Tất cả mọi thứ dường như đang dần xâu chuỗi lại những ký ức đã biến mất về bố của Haru và ông bố Takashi cũng nhận ra bản thân không phải vô dụng vì mình nghèo mà bởi đã đánh rơi điều tuyệt vời nhất trong đời – đó là đứa con gái đáng yêu và một ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
Takashi và Kyoko vì lý do nào đó đã không thể cùng nhau đi đến cuối chặng đường. Vẻ bề ngoài của Haru dù bất cần thế nào đi nữa thì có lẽ cô bé vẫn mong muốn được cùng lúc nắm tay bố và mẹ như những đứa trẻ khác. Tôi thấy xót xa khi ngay cả khóc mà Haru cũng không thể thực hiện một cách đường hoàng, phải chấp nhận ăn mù tạt thật cay để nước mắt chảy xuống và che giấu nỗi buồn bằng những nụ cười chữa cháy gượng gạo. Tự hỏi từ bao giờ em đã phải giấu nhẹm xúc cảm của bản thân như vậy, sự kín tiếng này còn tạo ra bao nhiêu khoảng cách nữa giữa con cái và bố mẹ? Tôi vẫn không thể tìm ra lý do khiến Takashi bắt cóc con gái, có lẽ anh đang cố bù đắp chút tình cảm dành cho bố đã vơi đi quá nhiều trong trái tim Haru. Tôi đã tận mắt chứng kiện sự vô dụng, nghèo nàn của người bố, nhưng cũng giống Haru vậy, tôi thấy ông ấy thật tội nghiệp như kiểu Takashi đã dốc cạn túi tiền chỉ để con gái thoát khỏi sự trói buộc của những thứ phù phiếm xa hoa. Ông bố ấy dù vụng về đến mấy thì cuối cùng cũng thành công trong việc giúp con gái có cái nhìn bao quát hơn về thế giới xung quanh và hơn hết là tìm lại sự ấm áp trong tình cảm của hai người.
Dù đã xem bản điện ảnh trước đó, tôi vẫn không thể rời mắt khỏi tiểu thuyết này, bởi từng câu từng chữ trong ấy tựa như những nốt nhạc diệu kỳ, cứ len lỏi vào trái tim, để rồi khi gặp sách lại Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc lần nữa khiến tôi mỉm cười. Câu chuyện diễn ra nhẹ nhàng đến mức không chỉ Haru mà cả tôi vẫn chưa tin “vụ bắt cóc” đã kết thúc và mọi thứ phải quay về quỹ đạo vốn có của nó. Tôi vẫn tưởng tiếng lòng Haru đã cất lên, ngôn ngữ ấy vốn dĩ đang nằm yên trên giấy lại như phát ra những tiếng thì thầm. Cô bé phải chăng đang cố nói về những bối rối khi gặp lại bố mình và cả điều mà em cảm nhận được từ sự lúng túng của bố? Haru đã hoàn toàn thay đổi, sự lạnh nhạt ban đầu cũng tan biến đâu mất, cô bé có kịp nhận ra hạt giống yêu thương đang nảy mầm trong tim không? Quả thật sẽ hiếm có nạn nhân nào lại hẹn kẻ đã-từng-bắt-cóc mình: “lại đến bắt cóc nhé!”, nếu lúc đó cô bé nói một lời ngọt ngào hơn thì liệu cuộc chia ly ấy có chấm dứt êm đẹp như thế không? Tôi nghĩ nước mắt sẽ lăn hoặc cũng có khi đằng sau cặp kính đen quá khổ, ông bố Takashi đang xấu hổ che đi những giọt nước ấm nồng. Có thể lắm chứ, vì ông bố này vốn dĩ rất kỳ lạ mà.
Trong Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc tôi đặc biệt thích hai câu nói của người bố vụng về Takashi: “Cứ nhớ lấy. Cũng có những lúc như thế này. Không taxi, không ngồi trong nhà hàng máy lạnh, chờ đồ ăn bưng ra. Quay lại cũng không dễ dàng, chỉ còn cách tiến về phía trước” và “Dù con có trở thành một người lớn không tốt đi chăng nữa thì cũng là do con mà thôi. Không phải tại bố và mẹ”. Bằng một cách nào đó rất nhẹ nhàng, tác giả đã khiến ông bố chẳng ra làm sao của Haru phút chốc như có ánh hào quang bao phủ. Rõ ràng trước đó còn làm rất nhiều chuyện ngớ ngẩn nhưng đến cuối cũng bố vẫn là bố và những bài học được lồng ghép khéo léo đã khiến cô tiểu thư ngỗ ngáo như Haru hiểu thêm nhiều giá trị mới thì tự mình tiếp xúc với chông gai. Học cách chấp nhận hiện tại, mạnh mẽ đương đầu với khó khăn và không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai vì những sai lầm của bản thân là điều mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ.
Tôi thực sự không nhớ đã bao lâu rồi mình không nắm lấy tay cha, hẳn là không lâu đến mức cứ tưởng mấy trăm năm như Haru, nhưng có lẽ điều đó bây giờ thật mất tự nhiên. Còn bạn đã bao giờ nắm lấy tay bố và nói những điều thì thầm thật ngọt ngào chưa? Tôi thích cái kết cục này, tôi không biết lời hẹn gặp lại ấy bao giờ sẽ được thực hiện chỉ là tôi yêu cảm giác lấp lánh mà Haru đã nhìn thấy ở bố mình – một người lớn dẫu không tốt thì vẫn có quyền nhận được yêu thương từ con gái, bởi chính sự chân thành và kiên nhẫn trong suốt cuộc hành trình lạ lùng.
Trong đám đông, dưới ánh nhìn của một cô nhóc mười một tuổi, chỉ một người duy nhất tỏa sáng, theo một cách đặc biệt – người đó từng là ông bố không tốt.
Niềm thương nảy mầm từ vụ bắt cóc ngớ ngẩn
Tôi là đứa con gái của một người cha vụng về trong cách diễn tả tình cảm hoặc nói chính xác thì cả tôi cũng chẳng biết thể hiện bản thân trước cha như thế nào cho phải. Vậy nên quyển tiểu thuyết Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc của Kakuta Mitsuyo có lẽ không chỉ dành cho những người lớn đang chật vật với khó khăn của việc làm cha, làm mẹ mà ngay cả phận con cái như tôi cũng nên đọc nó. Bởi lẽ, cuộc sống này vỗn dĩ có quá nhiều thứ rất khó để nói ra thành lời, nhưng chỉ cần chúng ta mở lòng để sẻ chia thì khoảng cách giữa người với người sẽ nhanh chóng được thu hẹp. Đặc biệt, khi cách xa ấy thực sự bằng không với các bậc phụ huynh, tôi tin lúc ấy chúng ta đã là người hạnh phúc nhất.
Truyện được bắt đầu bằng phi vụ bắt cóc lạ lùng, vì kẻ bắt cóc là bố và nạn nhân là cô con gái nhỏ không thể xác định được mình yêu hay ghét bố. Tôi luôn có cảm giác Haru đã sẵn sàng cho phi vụ bắt cóc của bố mình trước khi ông ta xuất hiện và phá vỡ kỳ nghỉ hè quý giá của cô bé bởi câu bắt đầu không thể gãy gọn hơn: “Tôi bị bắt cóc, ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè”. Một cô bé khác với hàng trăm cô bé khác liệu sẽ có những ứng xử quái gỡ nào? Kẻ bắt cóc hay nạn nhân sẽ là người gặp nhiều rắc rối hơn? Ông bố Takashi cuối cùng có thể kéo cô con gái bé bỏng của mình thoát khỏi sự quẩn quanh của thành thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm một cách thuận lợi không? Bạn có thể không quá bất ngờ với những diễn biến của câu chuyện này, nhưng bạn chắc chắn sẽ vô cùng thoải mái và nhẹ nhõm khi đọc nó cho mà xem.
Haru đang là học sinh lớp năm, ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì tôi vẫn không thể hình dung cô bé lại có những suy nghĩ lớn hơn mức bình thường như vậy. Dẫu Haru đôi lúc khá ngây ngô và hồn nhiên, nhưng không thể phủ nhận đây là một cô nhóc khác biệt với lối hành xử như một bà cụ non. Phải chăng vì mải quẩn quanh với cuộc sống thành thị và cuộc sống cùng người mẹ khá nghiêm khắc đã dạy em cách cứng rắn trong mọi hoàn cảnh? Tôi vẫn đinh ninh cuộc sống của Haru lúc chưa gặp lại bố quá nhàm chán. Cô bé chỉ quẩn quanh nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị… mà quên mất mình còn một thế giới rất lớn chưa được khám phá. Sự bó hẹp trong tầm nhìn đã khiến Haru trở thành một cô thường trực cảm giác nhàm chán hay chính nỗi thiếu thốn yêu thương của người bố đã biến cô bé thành ra vậy? Rất khó để có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên, tôi chỉ nghĩ có vẻ như chuyến phiêu lưu kỳ lạ với bố của Haru đã giúp cô bé thoải sức vẫy vùng với những điều chỉ có trong tưởng tượng. Nào là thả mình trên biển đêm, ngắm những chú đom đóm lập lòe trong khu nghĩa trang cùng nỗi sợ hãi mơ hồ, ngủ trọ tại ngôi chùa với lời đồn ma quái, cảm giác ngủ trong túp lều lượm ở bãi rác tại công viên BBQ và cả sự sung sướng khi lần đầu tiên trải nghiệm “được đằng chân lân đằng đầu” lúc báo cảnh sát bắt bố mình... Tất cả mọi thứ dường như đang dần xâu chuỗi lại những ký ức đã biến mất về bố của Haru và ông bố Takashi cũng nhận ra bản thân không phải vô dụng vì mình nghèo mà bởi đã đánh rơi điều tuyệt vời nhất trong đời – đó là đứa con gái đáng yêu và một ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
Takashi và Kyoko vì lý do nào đó đã không thể cùng nhau đi đến cuối chặng đường. Vẻ bề ngoài của Haru dù bất cần thế nào đi nữa thì có lẽ cô bé vẫn mong muốn được cùng lúc nắm tay bố và mẹ như những đứa trẻ khác. Tôi thấy xót xa khi ngay cả khóc mà Haru cũng không thể thực hiện một cách đường hoàng, phải chấp nhận ăn mù tạt thật cay để nước mắt chảy xuống và che giấu nỗi buồn bằng những nụ cười chữa cháy gượng gạo. Tự hỏi từ bao giờ em đã phải giấu nhẹm xúc cảm của bản thân như vậy, sự kín tiếng này còn tạo ra bao nhiêu khoảng cách nữa giữa con cái và bố mẹ? Tôi vẫn không thể tìm ra lý do khiến Takashi bắt cóc con gái, có lẽ anh đang cố bù đắp chút tình cảm dành cho bố đã vơi đi quá nhiều trong trái tim Haru. Tôi đã tận mắt chứng kiện sự vô dụng, nghèo nàn của người bố, nhưng cũng giống Haru vậy, tôi thấy ông ấy thật tội nghiệp như kiểu Takashi đã dốc cạn túi tiền chỉ để con gái thoát khỏi sự trói buộc của những thứ phù phiếm xa hoa. Ông bố ấy dù vụng về đến mấy thì cuối cùng cũng thành công trong việc giúp con gái có cái nhìn bao quát hơn về thế giới xung quanh và hơn hết là tìm lại sự ấm áp trong tình cảm của hai người.
Dù đã xem bản điện ảnh trước đó, tôi vẫn không thể rời mắt khỏi tiểu thuyết này, bởi từng câu từng chữ trong ấy tựa như những nốt nhạc diệu kỳ, cứ len lỏi vào trái tim, để rồi khi gặp sách lại Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc lần nữa khiến tôi mỉm cười. Câu chuyện diễn ra nhẹ nhàng đến mức không chỉ Haru mà cả tôi vẫn chưa tin “vụ bắt cóc” đã kết thúc và mọi thứ phải quay về quỹ đạo vốn có của nó. Tôi vẫn tưởng tiếng lòng Haru đã cất lên, ngôn ngữ ấy vốn dĩ đang nằm yên trên giấy lại như phát ra những tiếng thì thầm. Cô bé phải chăng đang cố nói về những bối rối khi gặp lại bố mình và cả điều mà em cảm nhận được từ sự lúng túng của bố? Haru đã hoàn toàn thay đổi, sự lạnh nhạt ban đầu cũng tan biến đâu mất, cô bé có kịp nhận ra hạt giống yêu thương đang nảy mầm trong tim không? Quả thật sẽ hiếm có nạn nhân nào lại hẹn kẻ đã-từng-bắt-cóc mình: “lại đến bắt cóc nhé!”, nếu lúc đó cô bé nói một lời ngọt ngào hơn thì liệu cuộc chia ly ấy có chấm dứt êm đẹp như thế không? Tôi nghĩ nước mắt sẽ lăn hoặc cũng có khi đằng sau cặp kính đen quá khổ, ông bố Takashi đang xấu hổ che đi những giọt nước ấm nồng. Có thể lắm chứ, vì ông bố này vốn dĩ rất kỳ lạ mà.
Trong Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc tôi đặc biệt thích hai câu nói của người bố vụng về Takashi: “Cứ nhớ lấy. Cũng có những lúc như thế này. Không taxi, không ngồi trong nhà hàng máy lạnh, chờ đồ ăn bưng ra. Quay lại cũng không dễ dàng, chỉ còn cách tiến về phía trước” và “Dù con có trở thành một người lớn không tốt đi chăng nữa thì cũng là do con mà thôi. Không phải tại bố và mẹ”. Bằng một cách nào đó rất nhẹ nhàng, tác giả đã khiến ông bố chẳng ra làm sao của Haru phút chốc như có ánh hào quang bao phủ. Rõ ràng trước đó còn làm rất nhiều chuyện ngớ ngẩn nhưng đến cuối cũng bố vẫn là bố và những bài học được lồng ghép khéo léo đã khiến cô tiểu thư ngỗ ngáo như Haru hiểu thêm nhiều giá trị mới thì tự mình tiếp xúc với chông gai. Học cách chấp nhận hiện tại, mạnh mẽ đương đầu với khó khăn và không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai vì những sai lầm của bản thân là điều mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ.
Tôi thực sự không nhớ đã bao lâu rồi mình không nắm lấy tay cha, hẳn là không lâu đến mức cứ tưởng mấy trăm năm như Haru, nhưng có lẽ điều đó bây giờ thật mất tự nhiên. Còn bạn đã bao giờ nắm lấy tay bố và nói những điều thì thầm thật ngọt ngào chưa? Tôi thích cái kết cục này, tôi không biết lời hẹn gặp lại ấy bao giờ sẽ được thực hiện chỉ là tôi yêu cảm giác lấp lánh mà Haru đã nhìn thấy ở bố mình – một người lớn dẫu không tốt thì vẫn có quyền nhận được yêu thương từ con gái, bởi chính sự chân thành và kiên nhẫn trong suốt cuộc hành trình lạ lùng.
Trong đám đông, dưới ánh nhìn của một cô nhóc mười một tuổi, chỉ một người duy nhất tỏa sáng, theo một cách đặc biệt – người đó từng là ông bố không tốt.