Kitchen - Khi chúng ta rơi xuống tận cùng trái đất
- Mikage này, cậu sợ mẹ mình phải không? - Cậu ta hỏi.
- Ừ, thì vì mẹ cậu đẹp quá mà. - Tôi thật thà đưa ra nhận xét.
- Thì bởi, - Yuichi vừa cười vừa nhỏm dậy, đi tới và ngồi xuống chỗ sàn nhà ngay trước mặt tôi
Đó là...
- Mikage này, cậu sợ mẹ mình phải không? - Cậu ta hỏi.
- Ừ, thì vì mẹ cậu đẹp quá mà. - Tôi thật thà đưa ra nhận xét.
- Thì bởi, - Yuichi vừa cười vừa nhỏm dậy, đi tới và ngồi xuống chỗ sàn nhà ngay trước mặt tôi
Đó là những dòng tôi nhớ về Kitchen, cũng là những dòng mà tác giả Yoshimoto Banana cho thấy, cậu bé trong truyện đã yêu bố mình thế nào, dù ông ấy đã chuyển giới thành một người phụ nữ.
Kitchen được kể theo lời dẫn chuyện của Mikage, cô gái dành tình yêu đặc biệt cho những căn bếp, vừa trải qua cú sốc mất người thân. Biến cố này chính thức biến cô gái thành kẻ không gia đình. Giữa lúc cô đơn bủa vây, cô nhận được lời đề nghị khá bất ngờ từ Yuichi: Tới sống cùng hai mẹ con cậu, chính xác hơn là sống cùng cậu và người bố chuyển giới mang tên Eriko.
Những tưởng cuộc sống giữa những mảnh ghép buồn bã là Yuichi, Mikage và Eriko sẽ ở bên nhau mãi. Nhưng không, Eriko chết, vào một ngày cuối thu. Eriko bị một gã mất trí theo đuổi và giết chết. Gã đó bắt gặp Eriko lần đầu tiên ở trên phố, gã đã để ý tới cô, đeo đuổi và khám phá ra rằng cửa hàng mà cô đang làm việc là một gay-bar. Rồi gã đã viết một bức thư dài, kể rằng gã đã sốc vì Eriko là đàn ông…
Tất cả những biến cố nặng nề trong phần đầu của Kitchen, được kể bằng một giọng văn buồn nhưng đầy dịu dàng và thông cảm. Giống như cả Mikage và Yuichi đều hiểu rằng, chính những tổn thương và mất mát là điều nối kết con người với nhau. Không có tổn thương, không có trưởng thành - vì vậy mà cứ hễ một nỗi đau xảy đến, ta lại thấy các nhân vật trong Kitchen gắn bó với nhau hơn, thông qua một sự cảm thông diệu kì.
Cũng tương tự như thế, phần II của Kitchen viết về Satsuki. Sau cái chết của người bạn trai tên Hitoshi, Satsuki hoàn toàn suy sụp và tìm quên trong việc chạy bộ buổi sáng. Trong một buổi sáng, cô tình cờ gặp được một người con gái kỳ lạ mang tên Urara. Urara nói với cô những điều kỳ lạ về điều mà cô sắp được gặp.
Bên cạnh sự đau buồn của Satsuki còn là sự đau buồn của Hiiragi - em trai Hitoshi, cậu không những buồn về cái chết của anh mình mà còn về cái chết của bạn gái mình, người qua đời cùng Hitoshi trong tai nạn xe hơi thảm khốc. Khác Satsuki tìm sự thanh thản qua việc chạy bộ, Hiiragi chỉ thấy thanh thản khi mặc bộ đồng phục học sinh của bạn gái mình, dẫu cho mọi người bàn tán rất nhiều về điều đó. Hai con người đau khổ cùng dựa vào nhau vượt qua những ngày trước mắt. Và chỉ được giải thoát khi điều kỳ lạ mà Urara nói xảy đến.
Chúng ta đều tưởng mình đã buồn đau đủ rồi cho đến khi điều không may khác xảy ra - nguyên lý này dường như đúng với tất cả mọi nhân vật trong Kitchen. Khi rơi xuống tận cùng nỗi đau, rất nhiều người trở nên kiệt sức.
Nhưng Yoshimoto Banana sẽ không thể trở thành hiện tượng văn học Nhật Bản, nếu tiểu thuyết của bà chỉ mang đến những điều tiêu cực. Sự thật, từ Kitchen, Hồ cho đến những tiểu thuyết khác, bao giờ các nhân vật của Yoshimoto Banana cũng tìm được cách để mến yêu cuộc sống, dù cho cái chết đã đến bên và phả hơi thở tử thần của nó đến mọi ngóc ngách xung quanh.
Bất kì ai cũng hiểu, điều không may là có thật. Mikage đã có lần tâm sự: "Sự yên ắng đến sởn da gà ấy len lén thở trong góc phòng và ập tới bất kì lúc nào. Cái khoảng trống không thể lấp đầy; mặc cho cuộc sống đang rất tươi vui; giữa một con trẻ và một người già. Tôi đã sớm cảm thấy điều đó dù chẳng có ai bảo cho tôi biết về chúng cả”.
Mặc cho những điều đó xảy ra, các nhân vật như những mầm cây bền bỉ, không ngừng tìm kiếm hy vọng để trổ rễ và lớn lên. Bạn có tin rằng nếu một ngày mình mất hết người thân, lại được một người lạ đề nghị cho tá túc? Bạn có tin rằng lời nói của một cô gái xa lạ sẽ là cứu cánh cho bạn hết phần đời về sau? Bạn có tin, một người phụ nữ ở quán bar là đàn ông - và người đàn ông ấy, lại có lòng bao dung không kém một bà mẹ nào trên thế giới?
Nếu bạn không tin tưởng, phép màu sẽ chẳng bao giờ xảy ra - đó là điều tôi học được trong Kitchen. Banana Yoshimoto có lần viết: "Tôi muôn phần cảm tạ Chúa, người mà tôi chẳng rõ là có thật trên cõi đời này hay không (…) Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ”
Cuộc sống cho chúng ta thử thách, nhưng đồng thời, nó cũng gửi đến cho con người điểm tựa. Chẳng phải Acsimet đã nói đó sao: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất”. Sự thật, con người là điểm tựa của nhau và cho nhau.
Đôi khi, bản thân là là điểm tựa cho người khác. Đôi khi, chúng ta được ai đó nâng đỡ nhờ điểm tựa của họ.
Hãy tìm lấy điểm tựa cho mình, một điểm tựa mang tên hy vọng. Cũng như những nhân vật trong Kitchen, đã luôn sống bền bỉ và mãnh liệt, dẫu cho có bao nhiêu khó khăn đi nữa. Không tin ư, bạn đọc lại những dòng sau nhé!
Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích nhất trên thế gian này là bếp.
Chỉ cần nó là bếp; chỉ cần nó là nơi nấu ăn; thì dù ở đâu; như thế nào; tôi cũng cảm thấy không còn buồn bã.
Chúc bạn luôn tìm thấy những điểm tựa và dưỡng nuôi hy vọng. Vì khi thế giới của bạn rơi vào đêm đen, thì hy vọng chính là tiếng chuông đánh thức một bình minh mới.
Kitchen - Khi chúng ta rơi xuống tận cùng trái đất
Đó là những dòng tôi nhớ về Kitchen, cũng là những dòng mà tác giả Yoshimoto Banana cho thấy, cậu bé trong truyện đã yêu bố mình thế nào, dù ông ấy đã chuyển giới thành một người phụ nữ.
Kitchen được kể theo lời dẫn chuyện của Mikage, cô gái dành tình yêu đặc biệt cho những căn bếp, vừa trải qua cú sốc mất người thân. Biến cố này chính thức biến cô gái thành kẻ không gia đình. Giữa lúc cô đơn bủa vây, cô nhận được lời đề nghị khá bất ngờ từ Yuichi: Tới sống cùng hai mẹ con cậu, chính xác hơn là sống cùng cậu và người bố chuyển giới mang tên Eriko.
Những tưởng cuộc sống giữa những mảnh ghép buồn bã là Yuichi, Mikage và Eriko sẽ ở bên nhau mãi. Nhưng không, Eriko chết, vào một ngày cuối thu. Eriko bị một gã mất trí theo đuổi và giết chết. Gã đó bắt gặp Eriko lần đầu tiên ở trên phố, gã đã để ý tới cô, đeo đuổi và khám phá ra rằng cửa hàng mà cô đang làm việc là một gay-bar. Rồi gã đã viết một bức thư dài, kể rằng gã đã sốc vì Eriko là đàn ông…
Tất cả những biến cố nặng nề trong phần đầu của Kitchen, được kể bằng một giọng văn buồn nhưng đầy dịu dàng và thông cảm. Giống như cả Mikage và Yuichi đều hiểu rằng, chính những tổn thương và mất mát là điều nối kết con người với nhau. Không có tổn thương, không có trưởng thành - vì vậy mà cứ hễ một nỗi đau xảy đến, ta lại thấy các nhân vật trong Kitchen gắn bó với nhau hơn, thông qua một sự cảm thông diệu kì.
Cũng tương tự như thế, phần II của Kitchen viết về Satsuki. Sau cái chết của người bạn trai tên Hitoshi, Satsuki hoàn toàn suy sụp và tìm quên trong việc chạy bộ buổi sáng. Trong một buổi sáng, cô tình cờ gặp được một người con gái kỳ lạ mang tên Urara. Urara nói với cô những điều kỳ lạ về điều mà cô sắp được gặp.
Bên cạnh sự đau buồn của Satsuki còn là sự đau buồn của Hiiragi - em trai Hitoshi, cậu không những buồn về cái chết của anh mình mà còn về cái chết của bạn gái mình, người qua đời cùng Hitoshi trong tai nạn xe hơi thảm khốc. Khác Satsuki tìm sự thanh thản qua việc chạy bộ, Hiiragi chỉ thấy thanh thản khi mặc bộ đồng phục học sinh của bạn gái mình, dẫu cho mọi người bàn tán rất nhiều về điều đó. Hai con người đau khổ cùng dựa vào nhau vượt qua những ngày trước mắt. Và chỉ được giải thoát khi điều kỳ lạ mà Urara nói xảy đến.
Chúng ta đều tưởng mình đã buồn đau đủ rồi cho đến khi điều không may khác xảy ra - nguyên lý này dường như đúng với tất cả mọi nhân vật trong Kitchen. Khi rơi xuống tận cùng nỗi đau, rất nhiều người trở nên kiệt sức.
Nhưng Yoshimoto Banana sẽ không thể trở thành hiện tượng văn học Nhật Bản, nếu tiểu thuyết của bà chỉ mang đến những điều tiêu cực. Sự thật, từ Kitchen, Hồ cho đến những tiểu thuyết khác, bao giờ các nhân vật của Yoshimoto Banana cũng tìm được cách để mến yêu cuộc sống, dù cho cái chết đã đến bên và phả hơi thở tử thần của nó đến mọi ngóc ngách xung quanh.
Bất kì ai cũng hiểu, điều không may là có thật. Mikage đã có lần tâm sự: "Sự yên ắng đến sởn da gà ấy len lén thở trong góc phòng và ập tới bất kì lúc nào. Cái khoảng trống không thể lấp đầy; mặc cho cuộc sống đang rất tươi vui; giữa một con trẻ và một người già. Tôi đã sớm cảm thấy điều đó dù chẳng có ai bảo cho tôi biết về chúng cả”.
Mặc cho những điều đó xảy ra, các nhân vật như những mầm cây bền bỉ, không ngừng tìm kiếm hy vọng để trổ rễ và lớn lên. Bạn có tin rằng nếu một ngày mình mất hết người thân, lại được một người lạ đề nghị cho tá túc? Bạn có tin rằng lời nói của một cô gái xa lạ sẽ là cứu cánh cho bạn hết phần đời về sau? Bạn có tin, một người phụ nữ ở quán bar là đàn ông - và người đàn ông ấy, lại có lòng bao dung không kém một bà mẹ nào trên thế giới?
Nếu bạn không tin tưởng, phép màu sẽ chẳng bao giờ xảy ra - đó là điều tôi học được trong Kitchen. Banana Yoshimoto có lần viết: "Tôi muôn phần cảm tạ Chúa, người mà tôi chẳng rõ là có thật trên cõi đời này hay không (…) Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ”
Cuộc sống cho chúng ta thử thách, nhưng đồng thời, nó cũng gửi đến cho con người điểm tựa. Chẳng phải Acsimet đã nói đó sao: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất”. Sự thật, con người là điểm tựa của nhau và cho nhau.
Đôi khi, bản thân là là điểm tựa cho người khác. Đôi khi, chúng ta được ai đó nâng đỡ nhờ điểm tựa của họ.
Hãy tìm lấy điểm tựa cho mình, một điểm tựa mang tên hy vọng. Cũng như những nhân vật trong Kitchen, đã luôn sống bền bỉ và mãnh liệt, dẫu cho có bao nhiêu khó khăn đi nữa. Không tin ư, bạn đọc lại những dòng sau nhé!
Chúc bạn luôn tìm thấy những điểm tựa và dưỡng nuôi hy vọng. Vì khi thế giới của bạn rơi vào đêm đen, thì hy vọng chính là tiếng chuông đánh thức một bình minh mới.
Ánh Mai