REVIEW Eien no Zero - Bộ phim tôn vinh sự sống của những chiến binh
Eien no Zero (The Eternal Zero / Số 0 Bất Diệt) khai thác đề tài chiến tranh - một đề tài khá nhạy cảm. Bộ phim là hành trình Saeki Kentaro tìm hiểu về người ông quá cố Miyabe Kyuzo - một chiến binh cảm tử. Cái tên “Zero” của tiêu đề chính là đề cập đến Mitsubishi A6M Zero, một máy bay chiến đấu được hải quân Nhật Bản triển khai từ năm 1940 đến năm
Eien no Zero (The Eternal Zero / Số 0 Bất Diệt) khai thác đề tài chiến tranh - một đề tài khá nhạy cảm. Bộ phim là hành trình Saeki Kentaro tìm hiểu về người ông quá cố Miyabe Kyuzo - một chiến binh cảm tử. Cái tên “Zero” của tiêu đề chính là đề cập đến Mitsubishi A6M Zero, một máy bay chiến đấu được hải quân Nhật Bản triển khai từ năm 1940 đến năm 1945. Đây có thể nói là một chiếc máy bay hoàn hảo thời bấy giờ, hiện thân cho tinh thần chiến đấu của Nhật Bản và cũng là người bạn đồng hành chiến đấu của Miyabe.
Saeki sống ở thời bình, là một sinh viên hụt ngành Luật. Tại đám tang bà ngoại, anh được biết rằng ông ngoại trước giờ lại không cùng huyết thống với mình. Ban đầu với sự thúc giục của chị gái, Saeki miễn cưỡng bắt tay vào tìm hiểu lai lịch tính cách của người ông, tuy nhiên càng tìm hiểu, Saeki càng cảm thấy thất vọng và chán nản khi nhận được những lời nhận xét tiêu cực về ông mình từ những cựu chiến binh. Theo như những gì họ nói, ông Miyabe là một người hèn nhát, tham sống sợ chết, luôn tránh né những cuộc chiến trên không để bảo toàn mạng sống. Saeki gần như bỏ cuộc nếu không phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của ông Kageura: “Nếu Miyabe là kẻ hèn nhát, tại sao ông ta lại tham gia kamikaze (phi đội cảm tử)?”. Hàng loạt những manh mối được đưa ra, xuyên suốt bộ phim trả lời các câu hỏi: liệu ông là một kẻ hèn nhát hay một thiên tài có thể đánh bại những phi công chiến đấu giỏi? Những lý do đằng sau mong muốn tồn tại dường như mạnh mẽ của ông là gì? Điều gì đã xảy ra trong ngày định mệnh đó khi ông được xếp vào danh sách những lính đặc nhiệm tấn công tàu sân bay Mỹ không còn cơ hội sống sót?
Một bộ phim đề tài chiến tranh nhưng chẳng khô khan, ngược lại mang lại rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Chỉ một vài cảnh bạo lực đẫm máu thoáng qua cũng đủ để khán giả hiểu được mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Phim vừa tái hiện quá khứ chiến tranh của người ông, vừa trở về hiện tại với lối suy nghĩ của các cháu nhưng tài tình đan xen không làm mạch phim rời rạc. Theo trình tự thời gian, mọi diễn biến tâm trạng và hành động đều rất logic, tự nhiên mà không hề có bất cứ áp đặt kịch bản nào, điều này khiến tôi có thể sống với cảm xúc nhân vật một cách trọn vẹn. Thêm một điểm cộng đến từ cách sắp xếp bối cảnh trong phim, các phân đoạn thời chiến được tái hiện một cách sống động, những chiếc máy bay chiến đấu Mỹ, những trận chiến trên không vạch trần sự khốc liệt, tàn nhẫn mà chiến tranh đã gây ra cho con người.
Một chi tiết tôi cho là khá là nhạy cảm được hiện thực trong phim, đó là bản cam kết tự nguyện tham gia vào đội cảm tử kamikaze. Trong thời chiến, những bản cam kết được kí tên có thể thực chất không tự nguyện đôi khi được soạn thảo bằng vũ lực, áp lực. Bộ phim chỉ dài hơn hai tiếng nhưng mang cảm giác như bộ phim dài tập, tiết tấu lúc nhẹ nhàng chậm rãi, lúc kịch tính lôi cuốn, xứng đáng là bộ phim xuất sắc về đề tài chiến tranh.
Tính cách người lính Miyabe được phác hoạ khá đặc biệt, khác với những người lính khác. Họ luôn xem mệnh lệnh là tốt nhất, hi sinh chính là cống hiến cho đất nước, là xứng đáng, là đáng tự hào. Còn với Miyabe, ông cho rằng mọi cuộc sống đều đáng quý. Chính quan điểm khác biệt đã tạo ra những xung đột hấp dẫn, qua đó hiểu hơn về suy nghĩ của một số người lính trong Thế chiến thứ hai.
Tôi vẫn nhớ như in câu nói của ông với người đồng đội khi người đó băn khoăn về tư tưởng của mình: “Cái chết của tôi sẽ không làm thay đổi kết quả của cuộc chiến, nhưng không có tôi, vợ và con gái tôi sẽ đau khổ”. Ông còn cho rằng những thanh niên xuất sắc mình đào tạo có thể phục vụ Nhật Bản khi còn sống tốt hơn là chết để đạt được uy tín khi đối mặt với chủ nghĩa độc tài tàn bạo của cấp trên. Đúng vậy, tư tưởng của Miyabe thật sự rất khác biệt với quan điểm yêu nước mù quáng lúc bấy giờ, nhưng chẳng phải những điều ông nói thật hợp lý hay sao. Miyabe thận trọng trong mọi cuộc chiến không phải vì ông hèn nhát, mà chính là ông biết quý trọng cuộc sống của mình, muốn được sống, muốn được là chỗ dựa cho vợ và con gái bé bỏng.
Không thể phủ nhận sự thành công của phim là sự đóng góp của tất cả diễn viên từ chính đến phụ. Đất diễn cho các diễn viên khá đồng đều, không quá tập trung vào suy nghĩ tình cảm của một nhân vật chính là Miyabe hay Saeki. Với Miyabe, Okada Junichi đã thật sự hoá thân thành một người lính tài giỏi, luôn trăn trở về gia đình. Những phân đoạn chia sẻ của Miyabe về lý tưởng sống với Kenichi Oishi thực sự là những thước phim đắt giá, có lẽ đây cũng là suy nghĩ của nhiều người lính thời ấy.
Vai diễn Saeki của Miura Haruma hơi mờ nhạt, đôi lúc bị một màu trong cách biểu đạt cảm xúc, có lẽ đây là một vai diễn hơi quá sức với Miura hoặc do sự lấn áp từ các diễn viên phụ gạo cội. Cô vợ lúc trẻ do Inoue Mao đóng cũng gây ấn tượng không nhỏ, mặc dù không có quá nhiều cuộc đối thoại nhưng cô đã truyền tải sâu sắc tâm trạng của vợ một người lính, khao khát chồng trở về.
Bộ phim mang màu sắc u ám, cũ kĩ thời chiến đan xen gam màu tươi sáng thời bình, những kỹ thuật quay phim hiện đại ghi lại những chuyển động trên không của các máy bay chiến, đặc biệt là những góc máy toàn cảnh, bao quát toàn thành phố những năm 1940 ở Tokyo để lại những kí ức khó quên trong lòng người xem.
REVIEW Eien no Zero - Bộ phim tôn vinh sự sống của những chiến binh
Eien no Zero (The Eternal Zero / Số 0 Bất Diệt) khai thác đề tài chiến tranh - một đề tài khá nhạy cảm. Bộ phim là hành trình Saeki Kentaro tìm hiểu về người ông quá cố Miyabe Kyuzo - một chiến binh cảm tử. Cái tên “Zero” của tiêu đề chính là đề cập đến Mitsubishi A6M Zero, một máy bay chiến đấu được hải quân Nhật Bản triển khai từ năm 1940 đến năm 1945. Đây có thể nói là một chiếc máy bay hoàn hảo thời bấy giờ, hiện thân cho tinh thần chiến đấu của Nhật Bản và cũng là người bạn đồng hành chiến đấu của Miyabe.
Saeki sống ở thời bình, là một sinh viên hụt ngành Luật. Tại đám tang bà ngoại, anh được biết rằng ông ngoại trước giờ lại không cùng huyết thống với mình. Ban đầu với sự thúc giục của chị gái, Saeki miễn cưỡng bắt tay vào tìm hiểu lai lịch tính cách của người ông, tuy nhiên càng tìm hiểu, Saeki càng cảm thấy thất vọng và chán nản khi nhận được những lời nhận xét tiêu cực về ông mình từ những cựu chiến binh. Theo như những gì họ nói, ông Miyabe là một người hèn nhát, tham sống sợ chết, luôn tránh né những cuộc chiến trên không để bảo toàn mạng sống. Saeki gần như bỏ cuộc nếu không phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của ông Kageura: “Nếu Miyabe là kẻ hèn nhát, tại sao ông ta lại tham gia kamikaze (phi đội cảm tử)?”. Hàng loạt những manh mối được đưa ra, xuyên suốt bộ phim trả lời các câu hỏi: liệu ông là một kẻ hèn nhát hay một thiên tài có thể đánh bại những phi công chiến đấu giỏi? Những lý do đằng sau mong muốn tồn tại dường như mạnh mẽ của ông là gì? Điều gì đã xảy ra trong ngày định mệnh đó khi ông được xếp vào danh sách những lính đặc nhiệm tấn công tàu sân bay Mỹ không còn cơ hội sống sót?
Một bộ phim đề tài chiến tranh nhưng chẳng khô khan, ngược lại mang lại rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Chỉ một vài cảnh bạo lực đẫm máu thoáng qua cũng đủ để khán giả hiểu được mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Phim vừa tái hiện quá khứ chiến tranh của người ông, vừa trở về hiện tại với lối suy nghĩ của các cháu nhưng tài tình đan xen không làm mạch phim rời rạc. Theo trình tự thời gian, mọi diễn biến tâm trạng và hành động đều rất logic, tự nhiên mà không hề có bất cứ áp đặt kịch bản nào, điều này khiến tôi có thể sống với cảm xúc nhân vật một cách trọn vẹn. Thêm một điểm cộng đến từ cách sắp xếp bối cảnh trong phim, các phân đoạn thời chiến được tái hiện một cách sống động, những chiếc máy bay chiến đấu Mỹ, những trận chiến trên không vạch trần sự khốc liệt, tàn nhẫn mà chiến tranh đã gây ra cho con người.
Một chi tiết tôi cho là khá là nhạy cảm được hiện thực trong phim, đó là bản cam kết tự nguyện tham gia vào đội cảm tử kamikaze. Trong thời chiến, những bản cam kết được kí tên có thể thực chất không tự nguyện đôi khi được soạn thảo bằng vũ lực, áp lực. Bộ phim chỉ dài hơn hai tiếng nhưng mang cảm giác như bộ phim dài tập, tiết tấu lúc nhẹ nhàng chậm rãi, lúc kịch tính lôi cuốn, xứng đáng là bộ phim xuất sắc về đề tài chiến tranh.
Tính cách người lính Miyabe được phác hoạ khá đặc biệt, khác với những người lính khác. Họ luôn xem mệnh lệnh là tốt nhất, hi sinh chính là cống hiến cho đất nước, là xứng đáng, là đáng tự hào. Còn với Miyabe, ông cho rằng mọi cuộc sống đều đáng quý. Chính quan điểm khác biệt đã tạo ra những xung đột hấp dẫn, qua đó hiểu hơn về suy nghĩ của một số người lính trong Thế chiến thứ hai.
Tôi vẫn nhớ như in câu nói của ông với người đồng đội khi người đó băn khoăn về tư tưởng của mình: “Cái chết của tôi sẽ không làm thay đổi kết quả của cuộc chiến, nhưng không có tôi, vợ và con gái tôi sẽ đau khổ”. Ông còn cho rằng những thanh niên xuất sắc mình đào tạo có thể phục vụ Nhật Bản khi còn sống tốt hơn là chết để đạt được uy tín khi đối mặt với chủ nghĩa độc tài tàn bạo của cấp trên. Đúng vậy, tư tưởng của Miyabe thật sự rất khác biệt với quan điểm yêu nước mù quáng lúc bấy giờ, nhưng chẳng phải những điều ông nói thật hợp lý hay sao. Miyabe thận trọng trong mọi cuộc chiến không phải vì ông hèn nhát, mà chính là ông biết quý trọng cuộc sống của mình, muốn được sống, muốn được là chỗ dựa cho vợ và con gái bé bỏng.
Không thể phủ nhận sự thành công của phim là sự đóng góp của tất cả diễn viên từ chính đến phụ. Đất diễn cho các diễn viên khá đồng đều, không quá tập trung vào suy nghĩ tình cảm của một nhân vật chính là Miyabe hay Saeki. Với Miyabe, Okada Junichi đã thật sự hoá thân thành một người lính tài giỏi, luôn trăn trở về gia đình. Những phân đoạn chia sẻ của Miyabe về lý tưởng sống với Kenichi Oishi thực sự là những thước phim đắt giá, có lẽ đây cũng là suy nghĩ của nhiều người lính thời ấy.
Vai diễn Saeki của Miura Haruma hơi mờ nhạt, đôi lúc bị một màu trong cách biểu đạt cảm xúc, có lẽ đây là một vai diễn hơi quá sức với Miura hoặc do sự lấn áp từ các diễn viên phụ gạo cội. Cô vợ lúc trẻ do Inoue Mao đóng cũng gây ấn tượng không nhỏ, mặc dù không có quá nhiều cuộc đối thoại nhưng cô đã truyền tải sâu sắc tâm trạng của vợ một người lính, khao khát chồng trở về.
Bộ phim mang màu sắc u ám, cũ kĩ thời chiến đan xen gam màu tươi sáng thời bình, những kỹ thuật quay phim hiện đại ghi lại những chuyển động trên không của các máy bay chiến, đặc biệt là những góc máy toàn cảnh, bao quát toàn thành phố những năm 1940 ở Tokyo để lại những kí ức khó quên trong lòng người xem.