Konshin là một phim điện ảnh nhẹ nhàng, dễ thương và nhiều chi tiết cảm động. Cả bộ phim ngập tràn bầu không khí sumo cổ điển, niềm say mê, tự hào của người dân đảo Oki dành cho bộ môn truyền thống này. Tuy thế, có lẽ, đạo diễn, kiêm nhà...
Konshin là một phim điện ảnh nhẹ nhàng, dễ thương và nhiều chi tiết cảm động. Cả bộ phim ngập tràn bầu không khí sumo cổ điển, niềm say mê, tự hào của người dân đảo Oki dành cho bộ môn truyền thống này. Tuy thế, có lẽ, đạo diễn, kiêm nhà biên kịch, đã muốn đưa quá nhiều thứ vào Konshin nên tôi chỉ có thể tạm gọi đây là một phim về sumo cổ điển, chứ thật lòng tôi cũng không biết phim muốn nói về vấn đề gì. Một điều rất tiếc về màn hình ở rạp Hòa Bình quá tệ nên tôi không cảm nhận được nét đẹp của đảo Oki, không có được cái cảm giác muốn hét lên, muốn chạy ngay ra biển. Hoặc cũng có khi, những thước phim về đảo Oki đã không được truyền tải hiệu quả chứ không liên quan đến màn hình chiếu.
Tôi biết biên kịch Nhật rất thích sử dụng voice off trong phim. Tôi lấy làm khó hiểu, bởi trên thế giới, thật hiếm quốc gia nào sử dụng voice off để truyền đạt suy nghĩ của nhân vật, tiết lộ thông tin hay gửi gắm thông điệp gì. Ngay cả Việt Nam, vốn không mạnh về lĩnh vực phim ảnh cũng rất hiếm hoi sử dụng voice off, vốn là cách dở nhất để nêu bật vấn đề. Thế nhưng tôi cho rằng Konshin không phải đang tuân thủ một cách cố ý phong cách làm phim rất đặc trưng này của Nhật Bản, mà đã lạm dụng voice off một cách lộ liễu, thiếu tiết chế. Một trường đoạn dài ở đầu phim, voice off giới thiệu về môn sumo cổ điển của đảo Oki khiến khán giả cảm thấy mệt mỏi.
Sau voice off, Konshin tiếp tục mắc sai lầm với việc lạm dụng flash back. Thứ tự thời gian trong phim liên tục bị đảo lộn, khiến khán giả đôi lúc không theo kịp nhịp phim, bị hẫng vì không rõ diễn biến đã đến đâu. Đặc biệt, ở đầu phim, đoạn flash back quá dài khiến khán giả không phân biệt được đâu mới là hiện thực và tôi tự hỏi rằng, tôi phải chờ đợi điều gì sau trường đoạn flash back dài hơi này?
Chậm rãi, lề mề, lê thê là cảm giác xâm chiếm lấy tôi suốt quá trình xem phim. Dẫu rằng, tôi hiểu cho ý đồ đạo diễn muốn làm một bộ phim thật nhẹ nhàng, muốn cho khán giả có cái nhìn bao quát nhất về sumo cổ điển. Thế nhưng, Konshin nhẹ nhàng mà không sâu lắng, Konshin bao quát mà không cụ thể, đó là lý do khiến tôi đồ rằng có nhiều khán giả mệt mỏi rời khỏi rạp khi trận đấu quan trọng của hai ozeki hàng đầu chưa phân thắng bại. Thêm một điều đáng tiếc cho phim, chính là voice off đã giới thiệu rất dông dài về ý nghĩa trận đấu của sumo cổ điển rồi lại thông qua thoại lặp lại cùng những nội dung ấy ở gần cuối phim. Thời lượng phim rất dài, gần 2 tiếng nhưng nội dung không thật sự nhiều. Ngay cả việc Hideaki có chiến thắng hay không cũng không phải là điều khán giả mong đợi, bởi lẽ khi trận đấu đang diễn ra, Tami đã nói với Kotoyo rằng trong sumo, thắng cũng được, thua cũng được và Kotoyo hiểu rằng bố đã chiến thắng trong lòng mình. Cái kết ảo diệu huề cả làng, lung linh đẹp đẽ kiểu chỉ có thể là… trong phim cũng khiến tôi hụt hẫng. Chẳng thà Hideaki thua và không lấy được chiếc cột linh thiên về cho thôn Tây, nhưng khán giả đã cảm nhận được điều mà anh bỏ ra, những nỗ lực của anh suốt thời gian qua, nói một cách khác là anh đã chiến thắng trong lòng khán giả, còn hơn là cái kết đẹp cả đôi đường như trong phim.
Khi phim kết thúc, tôi tự hỏi, có phải đạo diễn – biên kịch Nishikori Yoshinari đã dùng cách thức thô nhất để chuyển tải thông điệp về nét đẹp văn hóa của sumo cổ điển, tinh thần thượng võ, thiên nhiên chan hòa, đời sống bình dị của cư dân đảo Oki và cả tình yêu đơn sơ mà cao đẹp của những con người nơi đây hay chăng? Konshin là một bộ phim chứa đựng rất nhiều điều đẹp đẽ, được thể hiện một cách lộ liễu, và gần như khán giả chẳng phải động não nhiều với bộ phim này. Điều mà khán giả cần trang bị khi xem phim chỉ là một cái đầu thật sự tập trung trước một bộ phim quá nhiều thoại nhưng cũng có quá nhiều cảnh chết. Bên cạnh đó, phim dành ra quá nhiều thời gian để giải thích về sumo cổ điển nhưng khán giả vẫn không thể hiểu sâu về nó, cũng như việc phụ đề còn nhiều thiếu sót nên có rất nhiều thuật ngữ và tên gọi khiến khán giả không hiểu là gì.
Tuy thế, Konshin vẫn là một bộ phim đáng yêu. Đáng yêu bởi cái tinh thần yêu môn thể thao truyền thống, bởi sự say mê những nét đẹp tinh thần, bởi sự gắn bó của những cư dân vùng đảo nghèo với nơi mình sinh ra, lớn lên và có lẽ sẽ chết đi. Diễn xuất hồn nhiên, trong trẻo của Inoue Hazuki đã khiến khán giả cười đấy rồi khóc đấy. Ito Ayumi khiến khán giả cảm phục đức hy sinh vô bờ của người phụ nữ, yêu thương con bạn, con chồng như con ruột của mình. Bộ phim cũng trở nên vui vẻ hơn nhờ mối tình trung niên của hai nhân vật Kiyokazu và Nobue. Kết phim cũng là lúc credits hiện lên, nên thật tiếc cho những khán giả đã bỏ về sớm. Cuối cùng Hideaki cũng có thể chính thức cho Tami một danh phận dưới sự chứng kiến của các trưởng bối và người dân đảo Oki. Hình ảnh Hideaki bồng Kotoyo cùng Tami hướng về biển xanh lấp lánh là hình ảnh bình dị và hạnh phúc đến vô cùng.
Konshin (hồn thân) và Sumo truyền thống
Konshin là một phim điện ảnh nhẹ nhàng, dễ thương và nhiều chi tiết cảm động. Cả bộ phim ngập tràn bầu không khí sumo cổ điển, niềm say mê, tự hào của người dân đảo Oki dành cho bộ môn truyền thống này. Tuy thế, có lẽ, đạo diễn, kiêm nhà biên kịch, đã muốn đưa quá nhiều thứ vào Konshin nên tôi chỉ có thể tạm gọi đây là một phim về sumo cổ điển, chứ thật lòng tôi cũng không biết phim muốn nói về vấn đề gì. Một điều rất tiếc về màn hình ở rạp Hòa Bình quá tệ nên tôi không cảm nhận được nét đẹp của đảo Oki, không có được cái cảm giác muốn hét lên, muốn chạy ngay ra biển. Hoặc cũng có khi, những thước phim về đảo Oki đã không được truyền tải hiệu quả chứ không liên quan đến màn hình chiếu.
Tôi biết biên kịch Nhật rất thích sử dụng voice off trong phim. Tôi lấy làm khó hiểu, bởi trên thế giới, thật hiếm quốc gia nào sử dụng voice off để truyền đạt suy nghĩ của nhân vật, tiết lộ thông tin hay gửi gắm thông điệp gì. Ngay cả Việt Nam, vốn không mạnh về lĩnh vực phim ảnh cũng rất hiếm hoi sử dụng voice off, vốn là cách dở nhất để nêu bật vấn đề. Thế nhưng tôi cho rằng Konshin không phải đang tuân thủ một cách cố ý phong cách làm phim rất đặc trưng này của Nhật Bản, mà đã lạm dụng voice off một cách lộ liễu, thiếu tiết chế. Một trường đoạn dài ở đầu phim, voice off giới thiệu về môn sumo cổ điển của đảo Oki khiến khán giả cảm thấy mệt mỏi.
Sau voice off, Konshin tiếp tục mắc sai lầm với việc lạm dụng flash back. Thứ tự thời gian trong phim liên tục bị đảo lộn, khiến khán giả đôi lúc không theo kịp nhịp phim, bị hẫng vì không rõ diễn biến đã đến đâu. Đặc biệt, ở đầu phim, đoạn flash back quá dài khiến khán giả không phân biệt được đâu mới là hiện thực và tôi tự hỏi rằng, tôi phải chờ đợi điều gì sau trường đoạn flash back dài hơi này?
Chậm rãi, lề mề, lê thê là cảm giác xâm chiếm lấy tôi suốt quá trình xem phim. Dẫu rằng, tôi hiểu cho ý đồ đạo diễn muốn làm một bộ phim thật nhẹ nhàng, muốn cho khán giả có cái nhìn bao quát nhất về sumo cổ điển. Thế nhưng, Konshin nhẹ nhàng mà không sâu lắng, Konshin bao quát mà không cụ thể, đó là lý do khiến tôi đồ rằng có nhiều khán giả mệt mỏi rời khỏi rạp khi trận đấu quan trọng của hai ozeki hàng đầu chưa phân thắng bại. Thêm một điều đáng tiếc cho phim, chính là voice off đã giới thiệu rất dông dài về ý nghĩa trận đấu của sumo cổ điển rồi lại thông qua thoại lặp lại cùng những nội dung ấy ở gần cuối phim. Thời lượng phim rất dài, gần 2 tiếng nhưng nội dung không thật sự nhiều. Ngay cả việc Hideaki có chiến thắng hay không cũng không phải là điều khán giả mong đợi, bởi lẽ khi trận đấu đang diễn ra, Tami đã nói với Kotoyo rằng trong sumo, thắng cũng được, thua cũng được và Kotoyo hiểu rằng bố đã chiến thắng trong lòng mình. Cái kết ảo diệu huề cả làng, lung linh đẹp đẽ kiểu chỉ có thể là… trong phim cũng khiến tôi hụt hẫng. Chẳng thà Hideaki thua và không lấy được chiếc cột linh thiên về cho thôn Tây, nhưng khán giả đã cảm nhận được điều mà anh bỏ ra, những nỗ lực của anh suốt thời gian qua, nói một cách khác là anh đã chiến thắng trong lòng khán giả, còn hơn là cái kết đẹp cả đôi đường như trong phim.
Khi phim kết thúc, tôi tự hỏi, có phải đạo diễn – biên kịch Nishikori Yoshinari đã dùng cách thức thô nhất để chuyển tải thông điệp về nét đẹp văn hóa của sumo cổ điển, tinh thần thượng võ, thiên nhiên chan hòa, đời sống bình dị của cư dân đảo Oki và cả tình yêu đơn sơ mà cao đẹp của những con người nơi đây hay chăng? Konshin là một bộ phim chứa đựng rất nhiều điều đẹp đẽ, được thể hiện một cách lộ liễu, và gần như khán giả chẳng phải động não nhiều với bộ phim này. Điều mà khán giả cần trang bị khi xem phim chỉ là một cái đầu thật sự tập trung trước một bộ phim quá nhiều thoại nhưng cũng có quá nhiều cảnh chết. Bên cạnh đó, phim dành ra quá nhiều thời gian để giải thích về sumo cổ điển nhưng khán giả vẫn không thể hiểu sâu về nó, cũng như việc phụ đề còn nhiều thiếu sót nên có rất nhiều thuật ngữ và tên gọi khiến khán giả không hiểu là gì.
Tuy thế, Konshin vẫn là một bộ phim đáng yêu. Đáng yêu bởi cái tinh thần yêu môn thể thao truyền thống, bởi sự say mê những nét đẹp tinh thần, bởi sự gắn bó của những cư dân vùng đảo nghèo với nơi mình sinh ra, lớn lên và có lẽ sẽ chết đi. Diễn xuất hồn nhiên, trong trẻo của Inoue Hazuki đã khiến khán giả cười đấy rồi khóc đấy. Ito Ayumi khiến khán giả cảm phục đức hy sinh vô bờ của người phụ nữ, yêu thương con bạn, con chồng như con ruột của mình. Bộ phim cũng trở nên vui vẻ hơn nhờ mối tình trung niên của hai nhân vật Kiyokazu và Nobue. Kết phim cũng là lúc credits hiện lên, nên thật tiếc cho những khán giả đã bỏ về sớm. Cuối cùng Hideaki cũng có thể chính thức cho Tami một danh phận dưới sự chứng kiến của các trưởng bối và người dân đảo Oki. Hình ảnh Hideaki bồng Kotoyo cùng Tami hướng về biển xanh lấp lánh là hình ảnh bình dị và hạnh phúc đến vô cùng.