It is much better than expected, and I was in over-expectation of it. Không có lời khen nào ngoài việc nói rằng, nó xứng đáng là đề cử đầu tiên cho Oscar 2016 – hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Bộ ba Shaun – Bitzer – the Farmer...
It is much better than expected, and I was in over-expectation of it. Không có lời khen nào ngoài việc nói rằng, nó xứng đáng là đề cử đầu tiên cho Oscar 2016 – hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Bộ ba Shaun – Bitzer – the Farmer cùng được lên màn ảnh rộng vào đầu năm nay vô cùng ấn tượng. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống nhàm chán của Shaun và bầy cừu, tới mức, họ lên kế hoạch lừa ông chủ để có một ngày nghỉ xả hơi. Xả hơi chưa được bao nhiêu thì mọi chuyện vượt ngoài dự kiến khi ông chủ – the Farmer bị đưa thẳng lên thành phố và mất trí nhớ, báo hại Bitzer cũng phải lên đường và mất tăm tích. Và giờ đến lượt Shaun phải khăn gói, đóng balô đi tìm những người thân của mình.
Nội dung không có gì quá mới mẻ, thậm chí, bạn chả cần xem nhiều cũng đoán trước được câu chuyện và mọi thứ diễn ra. Nhưng các nhà làm phim đã khéo léo dẫn bạn vào một thế giới hoạt hình giải trí hài hước tới mức, bạn sẽ không quan tâm đến việc mô típ nội dung phim có quen thuộc thế nào, mà chỉ thoải mái tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái mà cũng cảm động không kém.
Các nhà làm phim hoạt hình chẳng mấy khi nào tạo ra những nhân vật hoạt hình tầm thường. Hoạt hình là nơi bạn có những nhân vật với những tính cách rõ nét nhất. Ở Shaun the Sheep the Movie cũng vậy, chỉ với vài phút đầu phim, ngay cả khi bạn không thuộc nằm lòng các nhân vật của serie truyền hình, thì cũng dễ dàng nhận ra the Farmer hơi khờ khạo, chú chó Bitzer thích ra lệnh, lại ngoan ngoãn dễ sai bảo, cừu béo Shirley, cừu nhỏ Timmy cùng mẹ, những chú heo nghịch ngợm, và tất nhiên là chú cừu ốm Shaun thông minh và ra dáng thủ lĩnh cả bầy.
Những nhân vật hoạt hình cư xử như con người, thông minh như con người, nhưng cái mà họ tạo ra ở Shaun và đồng bọn không làm bạn cảm thấy kỳ cục hay giả tạo, trái lại ngộ nghĩnh, tự nhiên, đáng yêu, đến mức đến cuối phim bạn cảm thấy cái “người” ấy như hẳn nhiên.
Bộ phim hoàn toàn không có lời thoại, ngay cả những lời thoại của con người cũng chỉ là những âm vô nghĩa. Mà thông qua hình ảnh các nhân vật để diễn giải cho bạn câu chuyện. Cá nhân tôi rất chủ trương dùng ít thoại trong các loại hình diễn, mà chú tâm vào các cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể tinh tế. Điều này điện ảnh Việt Nam còn kém, kém thể hiện nhân vật qua hình ảnh, mà quá lệ thuộc vào lời thoại. Tiêu biểu như Scandal 2, phải để nhân vật chính cuối phim thuyết minh lại nội dung phim để khán giả hiểu, thì thủ pháp có vẻ hơi tầm thường.
Khi phim không có lời thoại, có rất nhiều điểm lợi. Một bộ phim với nội dung đơn giản, khán giả không quá khó để theo dõi diễn biến câu chuyện. Bạn có điều kiện chú trọng vào phần hình ảnh. Ngay cả người xem, khi không phải lắng tai nghe thoại, họ cũng chú tâm vào hình ảnh phim và thậm chí còn chú tâm nhiều hơn trước. Nó giúp bạn có cơ hội thể hiện nhân vật cao hơn, dẫn dắt cảm xúc người xem tốt hơn, đặc biệt là những chi tiết hài hước. Dễ dàng thấy so với các phim hài người đóng, Shaun the Sheep lại khiến khán giả cười gần như đồng loạt nhiều hơn, bởi lẽ họ đều bắt kịp cái hài của phim.
Các nhà làm phim đã tạo hình nhân vật rất thành công, thể hiện tính cách, suy nghĩ hay tâm trạng nhân vật, dù buồn, vui, giận dữ, dù người hay động vật đều rất hoàn chỉnh và đầy cảm xúc. Bạn sẽ không khó khăn gì để cảm nhận nỗi buồn của chú chó Bitzer khi ngồi ngoài băng ghế bệnh viện, hay nỗi buồn của Shaun khi bị chủ hắt hủi, hay cái khủng khiếp của tay săn bắt thú. Điều này chứng tỏ khả năng của các nhà làm phim khi thực sự làm cho những nhân vật “câm” rất sống động.
Một bộ phim không thoại lại dễ dàng vượt qua rào cản ngôn ngữ và độ tuổi, dễ dàng giúp bộ phim đến với phần đông khán giả mà không cần phải biết tiếng Anh hay cần đến phụ đề.
Phim không có lời thoại, nhưng vẫn có âm nhạc. Chỉ vài ba bài nhạc có lời nhưng rất hợp mạch phim và sẽ khiến bạn hài lòng. Thậm chí có những đoạn nhạc dù chỉ là tiếng cừu kêu, nhưng sẽ làm bạn choáng ngợp. Âm nhạc mang giai điệu country rock thỉnh thoảng pha chút hiện đại khiến cho đĩa soundtrack của phim có vẻ cũng là một thứ đáng nghe. Cũng không quên giai điệu Shaun the Sheep quen thuộc của serie truyền hình được phối lại theo nhiều cách mới.
Chất hài hước được tạo dựng trong phim rất ý nhị, tinh tế mà thú vị, vẫn như trong serie ngày nào. Không phải kiểu hài những câu thoại ngớ ngẩn, hay những hành động kỳ cục. Cái hài của Shaun the Sheep nhiều khi lại đến từ những khung hình rất bình thường. Như đã nói ở trên, nhờ vào việc không thoại, khiến khán giả chú tâm vào phim nhiều hơn, và dễ dàng thoải mái bật cười. Có những cái hài kiểu “farting” nhưng vừa đủ và không hề thô thiển. Có những cái hài nhắc bạn nhớ đến The Beatles và cả X-Man Wolverine.
Tuy vậy, cái hài vẫn chủ yếu hướng về thiếu niên hay người lớn, âu cũng vì trẻ con nắm bắt cái hài hước theo một cách khác.
Xen kẽ cái cười vẫn có câu chuyện cảm động của bộ ba Shaun – Bitzer và the Farmer, cách cả bầy cừu quan tâm đến nhau, khiến bạn ấm lòng và có thể cả rơi nước mắt.
Bộ phim dựng theo phong cách stop-motion, một phong cách hoạt hình rất cần sự công phu, tỉ mỉ và kiên nhẫn, bù lại mang đến những nhân vật 3D rất mềm mại và thật. Cũng đã từng có một phim hoạt hình stop-motion giành giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar. Và hãy chờ xem, một năm nữa, rất có thể Shaun the Sheep sẽ được nhắc đến.
SHAUN the SHEEP – the MOVIE
It is much better than expected, and I was in over-expectation of it. Không có lời khen nào ngoài việc nói rằng, nó xứng đáng là đề cử đầu tiên cho Oscar 2016 – hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Bộ ba Shaun – Bitzer – the Farmer cùng được lên màn ảnh rộng vào đầu năm nay vô cùng ấn tượng. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống nhàm chán của Shaun và bầy cừu, tới mức, họ lên kế hoạch lừa ông chủ để có một ngày nghỉ xả hơi. Xả hơi chưa được bao nhiêu thì mọi chuyện vượt ngoài dự kiến khi ông chủ – the Farmer bị đưa thẳng lên thành phố và mất trí nhớ, báo hại Bitzer cũng phải lên đường và mất tăm tích. Và giờ đến lượt Shaun phải khăn gói, đóng balô đi tìm những người thân của mình.
Nội dung không có gì quá mới mẻ, thậm chí, bạn chả cần xem nhiều cũng đoán trước được câu chuyện và mọi thứ diễn ra. Nhưng các nhà làm phim đã khéo léo dẫn bạn vào một thế giới hoạt hình giải trí hài hước tới mức, bạn sẽ không quan tâm đến việc mô típ nội dung phim có quen thuộc thế nào, mà chỉ thoải mái tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái mà cũng cảm động không kém.
Các nhà làm phim hoạt hình chẳng mấy khi nào tạo ra những nhân vật hoạt hình tầm thường. Hoạt hình là nơi bạn có những nhân vật với những tính cách rõ nét nhất. Ở Shaun the Sheep the Movie cũng vậy, chỉ với vài phút đầu phim, ngay cả khi bạn không thuộc nằm lòng các nhân vật của serie truyền hình, thì cũng dễ dàng nhận ra the Farmer hơi khờ khạo, chú chó Bitzer thích ra lệnh, lại ngoan ngoãn dễ sai bảo, cừu béo Shirley, cừu nhỏ Timmy cùng mẹ, những chú heo nghịch ngợm, và tất nhiên là chú cừu ốm Shaun thông minh và ra dáng thủ lĩnh cả bầy.
Những nhân vật hoạt hình cư xử như con người, thông minh như con người, nhưng cái mà họ tạo ra ở Shaun và đồng bọn không làm bạn cảm thấy kỳ cục hay giả tạo, trái lại ngộ nghĩnh, tự nhiên, đáng yêu, đến mức đến cuối phim bạn cảm thấy cái “người” ấy như hẳn nhiên.
Bộ phim hoàn toàn không có lời thoại, ngay cả những lời thoại của con người cũng chỉ là những âm vô nghĩa. Mà thông qua hình ảnh các nhân vật để diễn giải cho bạn câu chuyện. Cá nhân tôi rất chủ trương dùng ít thoại trong các loại hình diễn, mà chú tâm vào các cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể tinh tế. Điều này điện ảnh Việt Nam còn kém, kém thể hiện nhân vật qua hình ảnh, mà quá lệ thuộc vào lời thoại. Tiêu biểu như Scandal 2, phải để nhân vật chính cuối phim thuyết minh lại nội dung phim để khán giả hiểu, thì thủ pháp có vẻ hơi tầm thường.
Khi phim không có lời thoại, có rất nhiều điểm lợi. Một bộ phim với nội dung đơn giản, khán giả không quá khó để theo dõi diễn biến câu chuyện. Bạn có điều kiện chú trọng vào phần hình ảnh. Ngay cả người xem, khi không phải lắng tai nghe thoại, họ cũng chú tâm vào hình ảnh phim và thậm chí còn chú tâm nhiều hơn trước. Nó giúp bạn có cơ hội thể hiện nhân vật cao hơn, dẫn dắt cảm xúc người xem tốt hơn, đặc biệt là những chi tiết hài hước. Dễ dàng thấy so với các phim hài người đóng, Shaun the Sheep lại khiến khán giả cười gần như đồng loạt nhiều hơn, bởi lẽ họ đều bắt kịp cái hài của phim.
Các nhà làm phim đã tạo hình nhân vật rất thành công, thể hiện tính cách, suy nghĩ hay tâm trạng nhân vật, dù buồn, vui, giận dữ, dù người hay động vật đều rất hoàn chỉnh và đầy cảm xúc. Bạn sẽ không khó khăn gì để cảm nhận nỗi buồn của chú chó Bitzer khi ngồi ngoài băng ghế bệnh viện, hay nỗi buồn của Shaun khi bị chủ hắt hủi, hay cái khủng khiếp của tay săn bắt thú. Điều này chứng tỏ khả năng của các nhà làm phim khi thực sự làm cho những nhân vật “câm” rất sống động.
Một bộ phim không thoại lại dễ dàng vượt qua rào cản ngôn ngữ và độ tuổi, dễ dàng giúp bộ phim đến với phần đông khán giả mà không cần phải biết tiếng Anh hay cần đến phụ đề.
Phim không có lời thoại, nhưng vẫn có âm nhạc. Chỉ vài ba bài nhạc có lời nhưng rất hợp mạch phim và sẽ khiến bạn hài lòng. Thậm chí có những đoạn nhạc dù chỉ là tiếng cừu kêu, nhưng sẽ làm bạn choáng ngợp. Âm nhạc mang giai điệu country rock thỉnh thoảng pha chút hiện đại khiến cho đĩa soundtrack của phim có vẻ cũng là một thứ đáng nghe. Cũng không quên giai điệu Shaun the Sheep quen thuộc của serie truyền hình được phối lại theo nhiều cách mới.
Chất hài hước được tạo dựng trong phim rất ý nhị, tinh tế mà thú vị, vẫn như trong serie ngày nào. Không phải kiểu hài những câu thoại ngớ ngẩn, hay những hành động kỳ cục. Cái hài của Shaun the Sheep nhiều khi lại đến từ những khung hình rất bình thường. Như đã nói ở trên, nhờ vào việc không thoại, khiến khán giả chú tâm vào phim nhiều hơn, và dễ dàng thoải mái bật cười. Có những cái hài kiểu “farting” nhưng vừa đủ và không hề thô thiển. Có những cái hài nhắc bạn nhớ đến The Beatles và cả X-Man Wolverine.
Tuy vậy, cái hài vẫn chủ yếu hướng về thiếu niên hay người lớn, âu cũng vì trẻ con nắm bắt cái hài hước theo một cách khác.
Xen kẽ cái cười vẫn có câu chuyện cảm động của bộ ba Shaun – Bitzer và the Farmer, cách cả bầy cừu quan tâm đến nhau, khiến bạn ấm lòng và có thể cả rơi nước mắt.
Bộ phim dựng theo phong cách stop-motion, một phong cách hoạt hình rất cần sự công phu, tỉ mỉ và kiên nhẫn, bù lại mang đến những nhân vật 3D rất mềm mại và thật. Cũng đã từng có một phim hoạt hình stop-motion giành giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar. Và hãy chờ xem, một năm nữa, rất có thể Shaun the Sheep sẽ được nhắc đến.
Credit to GIÓ @ WP