Kokuhaku là một phim trinh thám tâm lý tuyệt hay với nội dung liên quan đến học đường Nhật Bản. Phim có sự tham gia của đạo diễn tài năng Nakashima Tetsuya, người mà trước đó từng đạo diễn hai bộ phim nổi tiếng Memories of Matsuko và Kamikaze Girls. Với Kokuhaku, ông...
Kokuhaku là một phim trinh thám tâm lý tuyệt hay với nội dung liên quan đến học đường Nhật Bản. Phim có sự tham gia của đạo diễn tài năng Nakashima Tetsuya, người mà trước đó từng đạo diễn hai bộ phim nổi tiếng Memories of Matsuko và Kamikaze Girls. Với Kokuhaku, ông còn cho thấy được khả năng của mình trong vai trò biên kịch. Kokuhaku là những nỗ lực xuất sắc nhất của ông cho đến hôm nay. Kokuhaku đại diện phim Nhật được đề cử ở Academy Awards 2011 ở hạng mục phim nước ngoài hay nhất, nhưng đã không thể lọt vào danh sách ứng viên cuối cùng sau vòng 2. Nhưng ở các giải thưởng nội địa, phim đạt giải Phim hay nhất, Kịch bản hay nhất và Đạo diễn hay nhất ở Japanese Academy Awards. Phim cũng đạt giải Phim Châu Á xuất sắc nhất ở HongKong Film Award.
Kokuhaku là một bộ phim u tối. Phim mở đầu bằng lời bộc bạch của cô giáo. Suốt 30 phút đầu phim, gần như cô giáo độc thoại, kể đủ thứ chuyện trong không khí náo động của học sinh, rồi cuối cùng một sự thật phơi bày. Từ đó, câu chuyện bắt đầu. Từ đó, có thêm những lời bộc bạch khác. Những khoảnh khắc mở về hình ảnh đẹp được khắc ghi vào trong câu chuyện nói về bài tập thể dục. Các hình ảnh chuyển động chậm định kì gợi nhớ đến các video âm nhạc, bởi trước đây, Nakashima bắt đầu với vai trò là giám đốc quảng bá video nhạc. Những hình ảnh gắn liền với những câu chuyện về kỹ thuật, đóng vai trò nhấn mạnh vào khía cạnh tinh tế mà nếu vào tay một đạo diễn non nớt khác, có lẽ nó đã bị bỏ qua. Moriguchi Yuko tiếp tục độc thoại về con gái cô, về cách mà cô biết sự thật, về sự lỏng lẻo của pháp luật khi trẻ vị thành niên được bảo vệ dù đã gây ra tội ác, và cuối cùng, về hành động trả thù của cô. Cô đã trộn máu nhiễm HIV của người chồng vừa qua đời vào sữa của 2 đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của con mình.
Câu chuyện nghe có vẻ rùng rợn, nhưng tôi đoan chắc rằng, đây không phải là bộ phim kinh dị. Hầu hết những câu chuyện trả thù khác đều diễn biến theo toàn bộ cốt truyện nhưng với phim của Nakashima Tetsuya, đó chỉ là phần mở đầu. Những gì xảy ra sau đó là sự âm vang lời thú tội của Moriguchi trước lớp, và đặc biệt là về cuộc sống của những người có liên quan. Bộ phim không ám chỉ cũng như bênh vực cho bóng tối đằng sau những tâm hồn tội lỗi. Đây là bộ phim tuyệt đẹp về tình yêu, lòng thù hận, tuyệt vọng, khát khao, và về cả cái ác luôn ẩn nấp sau mỗi người chúng ta, cái ác đó bị thúc đẩy bởi ham muốn và những cảm xúc tiêu cực của con người. Kokuhaku là bộ phim khá khó khăn trong việc giảm mức độ bạo lực nhưng vẫn có thể làm bạn xem hăng say, phán đoán và giải trí cho đến cuối cùng bằng những hình ảnh đẹp tuyệt vời, quyến rũ, hóm hỉnh và cả những cảm xúc tột bậc.
Đây là một bộ phim về sự tàn nhẫn đến ngạc nhiên. Phim nói về bản năng hoang dại của con người. Không có nhân vật nào trong phim mà bạn có thể yêu thích được. Sự trả thù được dàn trải trong suốt bộ phim. Ham muốn trả thù giống như một vết thương hở miệng. Không một sự mất mác nào có thể gây shock như những cảm giác phim truyền tải đến. Hoặc là bạn chấp nhận cú shock đó, hoặc là bạn nghi ngờ những gì đen tối nhất trong mỗi con người. Những đứa trẻ Nhật trong phim là những gì được Kenzaburou Oue nghĩ về tuổi trẻ ngày nay, những con quái vật không có lương tâm. Điều tệ nhất là chúng cực kỳ tàn nhẫn và hầu hết chúng có đôi mắt sắc lạnh như những viên nước đá màu đen. Sự oán hận của chúng là một làn sóng không bao giờ nguôi.
Giám đốc rạp hát người Pháp là Antonin Artaud đã nghĩ ra một thứ mà ông gọi là Rạp hát của bạo lực. “Mỗi cảnh đều không có yếu tố tàn ác ở gốc rễ”, ông viết, “Rạp hát như vậy là không thể có được. Trong trạng thái hiện hữu của sự thoái hoá, chúng thâm nhập qua da mà những lý thuyết suông đó phải xâm nhập lại vào trí óc chúng ta. Kokuhaku, không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ làm Antonin Artaud hài lòng. Không có lối thoát và cũng không có bất cứ sự bảo vệ nào ở đây. Những gì bạn có thể thấy là những cảm xúc đen tối. Bộ phim bắt đầu bởi cái chết của cô bé 5 tuổi. Đạo diễn hẳn là muốn bạn bị hoảng sợ. Không hề có sự thoải mái nào cho người xem. Người giáo viên, được xem như là người đầu tiên bắt đầu trả thù, dần tiết lộ tội ác của cô với những kẻ giết người. Cô thích gây đau khổ cho chúng, như chính những gì cô đang chịu. Trường trung học, như trong Kokuhaku, thật sự là một nơi đầy những tên đồ tể.
Giữa phim này và Afterschool của Antonio Campos, tâm trạng phổ biến trong học đường thường xuất hiện dưới dạng rối loạn tâm thần. Trẻ em đồng nghĩa với những con rắn ác độc. Điều đó cũng có thể đúng nhưng những cảm xúc tiêu cực chỉ mới gia tăng những năm gần đây. Những công nghệ mới giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nhiễm người khác. Bạn không cần phải ở gần ai đó mới bị tiêm nhiễm. Những điều như vậy đầy rẫy trong Kokuhaku. Bắt nạt là một phản ứng theo phản xạ, không hề nghĩ gì hay có cảm xúc gì về người bị hại. Nó chỉ làm những gì người khác làm, và đó là một phần tất yếu để hoà nhập với những người thích bắt nạt người khác. Không ai là không bị ảnh hưởng của điều này trong lớp.
Kokuhaku được đề cử cho giải Academy Awards 2011 của Nhật. Nó cho thấy hiện thực về đất nước, về con người. Nó như một quả bom được gửi đến Academy Awards. Kokuhaku là mặt đối lập với Dangerous Minds, như thể Nakashima Tetsuya đã đặt một ngọn đuốc vào lòng Michelle Pfieffer và những đứa con của cô. Không hề có bất cứ ý nghĩ cao quý nào trong suốt bộ phim. Giáo viên cũng không phải là người tốt đẹp gì và không ai cố gắng thay đổi hiện thực xấu xa đó. Tình yêu được đáp trả bằng những vụ giết người đẫm máu. Bài học thực tế từ phim đó là: căm ghét. Đó là một tư duy dũng cảm nhưng không thể thắng giải.
Chúng ta nên nhìn nhận rằng bộ phim thật sự là một nghệ thuật mà trong đó những tội ác và sự thật đan xen lẫn nhau. Trong khi trẻ em thật sự đối xử với nhau tàn tệ ở trường học, phim dùng những cảnh chuyển động chậm, những cú chấn động để mô tả về sự tàn nhẫn trong chúng. Nakashima Tetsuya không phải trải qua sự kiểm duyệt nào để phù hợp với văn hoá Nhật. Giống như Battle Royale của Fukasaku Kinji, chúng gây tò mò nhưng không phải là để gây tranh cãi. Lần thứ 2 đứa trẻ 13 tuổi vứt đứa bé 5 tuổi xuống hồ bơi làm chúng ta cảm thấy ghê tởm. Tetsuya muốn chúng ta đối diện với những gì Kokuhaku để lại: cảm xúc bị tiêm nhiễm sẽ không bao giờ kết thúc và cũng sẽ không có hy vọng cứu rỗi nào. Xem phim cũng như che lấp mắt bạn bằng những hình ảnh ghê sợ.
Báo thù là một món ăn đặc biệt, món ăn duy nhất mà dân Mễ và dân Nhật cùng khoái trá đánh chén mà không phải giết nhau vì một chai tương ớt. Nóng sốt hẳn là rất tuyệt vời, nhưng tôi thích sushi Nhật...
Báo thù là một món ăn đặc biệt, món ăn duy nhất mà dân Mễ và dân Nhật cùng khoái trá đánh chén mà không phải giết nhau vì một chai tương ớt. Nóng sốt hẳn là rất tuyệt vời, nhưng tôi thích sushi Nhật hơn, để nguội, đông lạnh, ngâm xuống ni-tơ lỏng, rồi phục vụ kèm một hộp sữa bò, đó sẽ là một tuyệt tác. Một tuyệt tác sẽ làm run rẩy cả cái bóng của bạn.
A, tôi quên mất, có rất nhiều trẻ con. Hẳn một ngôi trường tiểu học.
A, nếu bạn cũng như tôi, một gaijin, đã lén xem trước preview về Kokuhaku, mong đợi một bộ phim của Gus Van Sack Đông phương, thì hẳn bạn sẽ kì vọng lắm lắm trong hơn 20 phút đầu phim. Cô giáo chia tay lũ học trò, trầm lặng và bình tĩnh. Những lời nói chậm chậm lãng đãng trôi qua giữa những khung hình gấp gáp, phản ứng nghịch ngợm của lũ học trò, bao nhiêu là postcard sặc sỡ được truyền nhau. 20 phút đầy mâu thuẫn này, gấp gấp trong màn độc thoại chậm rãi, khiến tôi thấy lạnh buốt lưng khi những phút sau cùng, cô giáo nói rằng, cô đã tiêm máu nhiễm HIV vào 2 trong số những hộp sữa cô vừa phát cho cả lớp. Đó là một sự báo thù, khi mà luật pháp bất lực chứng kiến con gái cô bị 2 học sinh, A và B, trong lớp hạ sát.
“Nobody taught me that killing people was wrong”
A, tôi khi xem đến chỗ này, đã nghĩ rằng những phút còn lại của bộ phim, sẽ nói về số phận của A và B, rồi sám hối và cứu chuộc. A, tôi thực đã nghĩ, điểm kết thúc của sự sống, thường sẽ là điểm bắt đầu của hi vọng.
Tôi không thấy phong cách của Elephant. Những đoạn tự sự dày đặc xuyên suốt bộ phim, giữa vô vàn những đối lập, dần dần hé mở những cánh cửa, hoặc được che dấu cẩn thận, hoặc được khép hờ, hoặc chỉ đang mong chờ người đến mở ra. Người đọc chậm rãi đi qua động cơ gây án, những ám ảnh thần kinh, sự chìm đắm trong những ảo tưởng phản-xã hội lệch lạc. Tất nhiên có cả âm mưu tối mật: một âm mưu kinh hoàng như mọi bộ phim giật gân sặc mùi thuốc súng và nước hoa rẻ tiền. Có phức cảm Ơ-díp (Oedipus): một chú bé – nạn nhân của sự bạo hành, kết liễu người bạn duy nhất của mình – vì cô bé đã buông những lời vô tình về người mẹ của chú bé.
Tôi không thể nói rằng đây là những khám phá hay ho: cảm giác tê tê thích thú chắc chắn không còn khi bạn đã chìm nửa thân mình dưới nước đá – nhất là khi bạn biết rằng mình sẽ còn bước tiếp, và chắc chắn không có một ly vodka nào đón chờ bạn nơi cuối đường.
Giữa vô số những cánh cửa, những mạch tự thoại đan xen, thì hình ảnh Người Mẹ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bộ phim. Một người mẹ vô tâm luôn giày vò con mình dẫn đến một thứ tình cảm lệch lạc, méo mó kết hợp giữa tình yêu và căm hận. Một người mẹ quá yêu thương đứa con của mình – sự yêu thương biến dạng giày vò đứa trẻ và đưa đến một đoạn hậu tang thương. Và một người mẹ trống rỗng khi chứng kiến sự bất lực của chính nghĩa. Mọi âm mưu trong bộ phim này, mọi bi kịch, mọi nút mở và nút thắt của câu chuyện đều có liên quan đến một người mẹ.
“Something important, on the inside, died”
Học sinh A và học sinh B bước trên những con đường khác nhau, và kế hoạch báo thù cho đến những phút cuối cùng của bộ phim, vẫn chưa thực sự bắt đầu. Tra tấn và giết chóc chỉ dành cho lũ khát máu nông cạn: sự tuyệt vọng và im lặng mới là hành vi trả thù tàn khốc nhất.
A, nếu bạn đang kì vọng một ánh nến leo lét, thì tôi có một tin buồn cho bạn: không có một nhân vật nào tốt đẹp trong bộ phim này. Bao gồm cả một lớp học toàn trẻ con, một thầy giáo trẻ trung nhiệt huyết (ngu ngốc) và một cô bé (lệch lạc thần kinh) quan tâm đến người bạn cùng lớp bị bạo hành.
Bạn sẽ thấy máu của những đứa trẻ (không ít đâu!), máu rất nhiều, bạo lực học đường, những hành động khủng khiếp… nhưng không hề kinh tởm và đáng sợ. Tông màu lạnh, những cảnh quay chậm, góc máy tự sự… bạn sẽ thấy mình đang chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật, quá tàn nhẫn và cầu kì để không phải là sự thật.
“Just kidding”
Âm nhạc thì tôi thực chưa nghe bao giờ, nhưng rất hợp với một bữa tiệc chết chóc. Đã tìm kiếm, Radiohead ở khắp mọi nơi. Đoạn nhạc cuối phim là một món quà bất ngờ. Farewell by Boris.
Bài viết trên là của bạn Trong Nhan Dinh, trong khuôn khổ hợp tác của Hội thích truyện trinh thám và Ho!Takky
Màu xám, xám đến lạnh lùng, xám bẩn bám trên nền trời. Xưa nay tôi luôn ngắm nhìn bầu trời, nhưng chưa từng nghĩ nó có thể đáng sợ như thế.
Tôi nhớ mang máng khi phim ra mắt, tôi đã lật đật đi xem trailer. Quả thật...
Màu xám, xám đến lạnh lùng, xám bẩn bám trên nền trời. Xưa nay tôi luôn ngắm nhìn bầu trời, nhưng chưa từng nghĩ nó có thể đáng sợ như thế.
Tôi nhớ mang máng khi phim ra mắt, tôi đã lật đật đi xem trailer. Quả thật lúc đó, dù tôi thật sự muốn nhìn thấy Yukito trên màn ảnh, nhưng có một nỗi sợ cứ vây lấy. Đến độ dù dùng hết can đảm cũng không tài nào tiếp tục được.
Nói về thành công của Kokuhaku, người ta nói cũng nhiều rồi. Tôi cũng chẳng nói thêm làm gì. Dưới đây, chỉ là mấy dòng viết ra, để sau này đọc cũng bớt sợ hơn đôi phần.
Kokuhaku không phải là bộ phim để giải trí. Càng không phải bộ phim để ngẫm. Về cơ bản, theo lời kể của từng nhân vật, chúng ta cũng không cần thiết phải ngẫm nghĩ quá nhiều. Cái mà Kokuhaku mang lại, là nhìn. Là chứng kiến, để mà sợ. Không phải sợ Shuuya, cô Moriguchi hay Nao, mà là sợ cái phần tối trong chính con người mình, sợ hãi thực tại mà chúng ta bấy lâu trốn tránh, hoặc một tương lai không mong muốn có thể xảy ra. Suy cho cùng, Kokuhaku, thật sự đáng xem.
Tôi sợ hãi từ phút đầu tiên, khi cái lời giảng đều đều của cô Moriguchi vang lên, nhưng chẳng ai đoái hoài:
“Cô đã pha một chút đồ… Vào hai bịch sữa mà hai người này uống. Đó là mẫu máu nhiễm HIV của Masayoshi Sakuramiya…Thời gian ủ bệnh sẽ là từ 5 tới 10 năm. Thời gian đó đủ để các em suy nghĩ về những việc các em gây ra và nhận ra giá trị của cuộc sống.”
Bài học về cuộc sống, về sự tồn tại, về con người đó, đáng sợ. Đó thậm chí còn không gọi là một bài học. Đó là nỗi đau, sự dằn vặt và tuyệt vọng mà cô dùng để gửi đến học sinh của mình mà thôi. Đến độ tôi tưởng chừng như lớp da trên cơ thể mình gần như tróc ra, sợ hãi chính là như thế.
Rồi đến thầy Yoshiteru Terada. Tôi đã nghĩ mình sẽ lại như mọi lần, có thể say sưa ngắm nhìn nụ cười của Okada. Nhưng không. Cái đôi mắt trong veo, cả sự say sưa và nhiệt tình trong lớp học ấy, chẳng thể nào đủ. Thầy ôm trong mình nhiều thứ, nhưng đều quá dư thừa, thậm chí không cần thiết. Chăm chăm vào những việc mà chỉ nhìn thấy qua con mắt ngây thơ, để rồi chính học trò của mình trả lại cho một bài giảng quá đắt.
Naoki – Tôi nghĩ Naoki là con người đáng thương. Thậm chí là hơn cả Shuuya. Cậu ta thuộc tuýp người sống im lặng. Để rồi khi có chút ánh sáng lóe lên, liền bấu víu vào đó. Sống hết mình cho nó. Ngu ngốc, ngu ngốc và ngây thơ để rồi Shuuya đã chọn cậu, chọn cậu cho kế hoạch của mình. Mẹ của cậu chỉ chăm chăm bảo bọc cậu, để rồi chính tay cậu đặt bà ấy giữa vũng máu, không vùng vẫy nữa. Bà thôi dùng đôi bàn tay ấy ôm cậu vào lòng, trách móc sự đời. Nao à, cậu thấy thế nào nhỉ. Đâu mới là sống, đâu mới là chết?
Tôi yêu thương Mizuki. Yêu thương giây phút cô nhận ra mình thực lòng yêu Shuuya đến thế nào. Yêu thương vì cái cách cô bảo bọc, che chở Shuuya, đến tận giây phút cuối của mình
“Shuuya, cậu thật cô đơn”
Chẳng ai nhận ra điều này, trừ Mizuki. Chẳng ai cả. Đôi mắt vẫn mở to khi Shuuya giết mình, tôi nghĩ cô muốn nhìn Shuuya lần cuối, hay ít ra, để Shuuya biết vẫn có một đôi mắt dõi theo cậu. Những nhát búa giáng xuống, máu chảy. Cô vẫn chỉ nhớ đến cô Moriguchi, nhớ rằng không thể để ai làm hại Shuuya. Yêu thương, trong veo là thế.
Trong đây mình chủ yếu cap hình Shuuya mà thôi. Cả bộ phim, mình khóc, mình sợ, mình đau cũng chỉ vì một mình Shuuya. Cảm giác Shuuya cô đơn, thật sự cô đơn. Nhà kho cũ, tự mình gồng gánh trên vai tất cả mọi thứ. Khi cái dòng máu thiên tài chảy trong cậu, để rồi như thế, mẹ cậu đặt lên vai cậu thứ mà đứa trẻ 13 tuổi không đáng mang trên người. Người ta nghĩ cậu ác, người ta nghĩ cậu lập dị, người ta nghĩ cậu là kẻ sát nhân. Tôi nhìn cậu, một con người đáng thương.
Tôi đã khóc, khóc khi nhìn thấy dáng người nhỏ nhỏ ấy đi lướt qua hành lang. Rồi cả đôi mắt trong veo ấy không còn ánh sáng. Tôi nhìn cậu, gào khóc giữa hàng trăm người, nhưng chẳng ai mảy may quan tâm, cho cậu một điểm tựa. Tôi thương cậu, khi đến cả mẹ mình, dù yêu thương rất nhiều cũng chẳng dám nói ra. Để rồi trông chờ một căn bệnh quái ác đến với mình, mới tin tưởng mẹ sẽ chịu gặp mình.
Rồi khi cậu lăn lộn trên sàn, gào thét như một con thú bị thương, bi thương dâng đến cùng cực, chỉ muốn giữ trọn bóng hình nhỏ bé đó. Shuuya ác, ác từ ánh mắt, lạnh lùng từ chính gương mặt thiếu nụ cười. Nhưng chính vì thế làm tôi thương, tôi muốn bảo bọc. Tôi không bào chữa cho Shuuya, chỉ muốn hỏi, lý do nào đẩy cậu đến con đường này. Cậu vùng vẫy, vùng vẫy mãi. Dùng cả sức bình sinh của mình mà tồn tại. Chỉ là, cậu cũng như ai, không muốn bị bỏ lại phía sau
Đúng, tôi thương Shuuya trên từng thước phim, từng ánh mắt, từng cái nhìn của cậu. tôi muốn chạy ra, ôm lấy cậu. Ngay đoạn cuối cùng ấy, khi tiếng nổ vang lên, hòa giữa máu và nước mắt, tiếng la đến xé lòng ấy, tôi đã muốn ôm cậu vào lòng. Cậu, suy cho cùng, cũng chỉ là vì muốn mẹ cậu chú ý đến mình, muốn mọi người đừng từ chối sự tồn tại của cậu mà thôi. Chỉ là, không ai chỉ cậu đi đúng đường.
Đến giờ phút đó, sống chết, còn có nghĩa lý gì. Đến giây phút đó, cậu mới biết, sống, biết mình đang sống, tim vẫn đang đập mạnh mẽ có khi còn đáng sợ hơn cả cái chết.
"Không ai nói với tôi giết người là sai".
Màu sắc và âm thanh, kể cả phần âm nhạc, hài hòa và u ám kỳ lạ. Nói tôi sợ có lẽ không đúng lắm, mà là ám ảnh. Ám ảnh cái dáng người nhỏ nhắn ấy lướt đi trong ánh sáng mờ nhạt, xám xịt.
Yukito diễn tốt, thậm chí là quá tốt. Khi từ khóc chuyển sang cười, cái điệu cười man dại. Rồi lại đau khổ, dằn vặt. Nụ cười nở, rồi lại tắt. Cậu là vai ác, vai một kẻ giết người. Nhưng kỳ lạ là dù trăm ngàn lý do, tôi cũng không ghét cậu được.
Gom góp trong suốt 106 phút phim, là cả một câu chuyện dài, một câu chuyện mà ở đó, mỗi nhân vật hiện lên, chồng chéo, đan xen. Để rồi tất cả họ đều có hình ảnh riêng của mình.
37 học sinh, xuất hiện xuyên suốt bộ phim. Sự thờ ơ lạnh lẽo, sự bạo tàn nổi bật lên trên nền trời. Hộp sữa bay, những đoạn băng dính trói kín Shuuya, đến cả sự xa lánh khi Shuuya gào khóc giữa hội trường. Lạnh lùng đến đáng sợ. Rồi tôi nhận ra, con người, chính là có thể đáng sợ như thế.
Tôi khâm phục, khâm phục tài dựng phim của Nakashima Tetsuya. Từng thước phim, khung hình, đến cả màu sắc đều lạnh lùng và u ám đến đáng sợ. Từ cận cảnh đến toàn cảnh, đến chụp bắt cảm xúc của từng diễn viên làm bộ phim ghi dấu mạnh mẽ. Và cảm ơn, cả 37 học sinh trong lớp học ấy, đến cả tuyến nhân vật chính đã cho tôi một bộ phim đáng nhớ.
PS: Yukito không ngẫu nhiên được Watanabe Ent mệnh danh là thiên tài nhỉ ?!
Lời bộc bạch kinh hoàng
Kokuhaku là một phim trinh thám tâm lý tuyệt hay với nội dung liên quan đến học đường Nhật Bản. Phim có sự tham gia của đạo diễn tài năng Nakashima Tetsuya, người mà trước đó từng đạo diễn hai bộ phim nổi tiếng Memories of Matsuko và Kamikaze Girls. Với Kokuhaku, ông còn cho thấy được khả năng của mình trong vai trò biên kịch. Kokuhaku là những nỗ lực xuất sắc nhất của ông cho đến hôm nay. Kokuhaku đại diện phim Nhật được đề cử ở Academy Awards 2011 ở hạng mục phim nước ngoài hay nhất, nhưng đã không thể lọt vào danh sách ứng viên cuối cùng sau vòng 2. Nhưng ở các giải thưởng nội địa, phim đạt giải Phim hay nhất, Kịch bản hay nhất và Đạo diễn hay nhất ở Japanese Academy Awards. Phim cũng đạt giải Phim Châu Á xuất sắc nhất ở HongKong Film Award.
Kokuhaku là một bộ phim u tối. Phim mở đầu bằng lời bộc bạch của cô giáo. Suốt 30 phút đầu phim, gần như cô giáo độc thoại, kể đủ thứ chuyện trong không khí náo động của học sinh, rồi cuối cùng một sự thật phơi bày. Từ đó, câu chuyện bắt đầu. Từ đó, có thêm những lời bộc bạch khác. Những khoảnh khắc mở về hình ảnh đẹp được khắc ghi vào trong câu chuyện nói về bài tập thể dục. Các hình ảnh chuyển động chậm định kì gợi nhớ đến các video âm nhạc, bởi trước đây, Nakashima bắt đầu với vai trò là giám đốc quảng bá video nhạc. Những hình ảnh gắn liền với những câu chuyện về kỹ thuật, đóng vai trò nhấn mạnh vào khía cạnh tinh tế mà nếu vào tay một đạo diễn non nớt khác, có lẽ nó đã bị bỏ qua. Moriguchi Yuko tiếp tục độc thoại về con gái cô, về cách mà cô biết sự thật, về sự lỏng lẻo của pháp luật khi trẻ vị thành niên được bảo vệ dù đã gây ra tội ác, và cuối cùng, về hành động trả thù của cô. Cô đã trộn máu nhiễm HIV của người chồng vừa qua đời vào sữa của 2 đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của con mình.
Câu chuyện nghe có vẻ rùng rợn, nhưng tôi đoan chắc rằng, đây không phải là bộ phim kinh dị. Hầu hết những câu chuyện trả thù khác đều diễn biến theo toàn bộ cốt truyện nhưng với phim của Nakashima Tetsuya, đó chỉ là phần mở đầu. Những gì xảy ra sau đó là sự âm vang lời thú tội của Moriguchi trước lớp, và đặc biệt là về cuộc sống của những người có liên quan. Bộ phim không ám chỉ cũng như bênh vực cho bóng tối đằng sau những tâm hồn tội lỗi. Đây là bộ phim tuyệt đẹp về tình yêu, lòng thù hận, tuyệt vọng, khát khao, và về cả cái ác luôn ẩn nấp sau mỗi người chúng ta, cái ác đó bị thúc đẩy bởi ham muốn và những cảm xúc tiêu cực của con người. Kokuhaku là bộ phim khá khó khăn trong việc giảm mức độ bạo lực nhưng vẫn có thể làm bạn xem hăng say, phán đoán và giải trí cho đến cuối cùng bằng những hình ảnh đẹp tuyệt vời, quyến rũ, hóm hỉnh và cả những cảm xúc tột bậc.
Đây là một bộ phim về sự tàn nhẫn đến ngạc nhiên. Phim nói về bản năng hoang dại của con người. Không có nhân vật nào trong phim mà bạn có thể yêu thích được. Sự trả thù được dàn trải trong suốt bộ phim. Ham muốn trả thù giống như một vết thương hở miệng. Không một sự mất mác nào có thể gây shock như những cảm giác phim truyền tải đến. Hoặc là bạn chấp nhận cú shock đó, hoặc là bạn nghi ngờ những gì đen tối nhất trong mỗi con người. Những đứa trẻ Nhật trong phim là những gì được Kenzaburou Oue nghĩ về tuổi trẻ ngày nay, những con quái vật không có lương tâm. Điều tệ nhất là chúng cực kỳ tàn nhẫn và hầu hết chúng có đôi mắt sắc lạnh như những viên nước đá màu đen. Sự oán hận của chúng là một làn sóng không bao giờ nguôi.
Giám đốc rạp hát người Pháp là Antonin Artaud đã nghĩ ra một thứ mà ông gọi là Rạp hát của bạo lực. “Mỗi cảnh đều không có yếu tố tàn ác ở gốc rễ”, ông viết, “Rạp hát như vậy là không thể có được. Trong trạng thái hiện hữu của sự thoái hoá, chúng thâm nhập qua da mà những lý thuyết suông đó phải xâm nhập lại vào trí óc chúng ta. Kokuhaku, không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ làm Antonin Artaud hài lòng. Không có lối thoát và cũng không có bất cứ sự bảo vệ nào ở đây. Những gì bạn có thể thấy là những cảm xúc đen tối. Bộ phim bắt đầu bởi cái chết của cô bé 5 tuổi. Đạo diễn hẳn là muốn bạn bị hoảng sợ. Không hề có sự thoải mái nào cho người xem. Người giáo viên, được xem như là người đầu tiên bắt đầu trả thù, dần tiết lộ tội ác của cô với những kẻ giết người. Cô thích gây đau khổ cho chúng, như chính những gì cô đang chịu. Trường trung học, như trong Kokuhaku, thật sự là một nơi đầy những tên đồ tể.
Giữa phim này và Afterschool của Antonio Campos, tâm trạng phổ biến trong học đường thường xuất hiện dưới dạng rối loạn tâm thần. Trẻ em đồng nghĩa với những con rắn ác độc. Điều đó cũng có thể đúng nhưng những cảm xúc tiêu cực chỉ mới gia tăng những năm gần đây. Những công nghệ mới giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nhiễm người khác. Bạn không cần phải ở gần ai đó mới bị tiêm nhiễm. Những điều như vậy đầy rẫy trong Kokuhaku. Bắt nạt là một phản ứng theo phản xạ, không hề nghĩ gì hay có cảm xúc gì về người bị hại. Nó chỉ làm những gì người khác làm, và đó là một phần tất yếu để hoà nhập với những người thích bắt nạt người khác. Không ai là không bị ảnh hưởng của điều này trong lớp.
Kokuhaku được đề cử cho giải Academy Awards 2011 của Nhật. Nó cho thấy hiện thực về đất nước, về con người. Nó như một quả bom được gửi đến Academy Awards. Kokuhaku là mặt đối lập với Dangerous Minds, như thể Nakashima Tetsuya đã đặt một ngọn đuốc vào lòng Michelle Pfieffer và những đứa con của cô. Không hề có bất cứ ý nghĩ cao quý nào trong suốt bộ phim. Giáo viên cũng không phải là người tốt đẹp gì và không ai cố gắng thay đổi hiện thực xấu xa đó. Tình yêu được đáp trả bằng những vụ giết người đẫm máu. Bài học thực tế từ phim đó là: căm ghét. Đó là một tư duy dũng cảm nhưng không thể thắng giải.
Chúng ta nên nhìn nhận rằng bộ phim thật sự là một nghệ thuật mà trong đó những tội ác và sự thật đan xen lẫn nhau. Trong khi trẻ em thật sự đối xử với nhau tàn tệ ở trường học, phim dùng những cảnh chuyển động chậm, những cú chấn động để mô tả về sự tàn nhẫn trong chúng. Nakashima Tetsuya không phải trải qua sự kiểm duyệt nào để phù hợp với văn hoá Nhật. Giống như Battle Royale của Fukasaku Kinji, chúng gây tò mò nhưng không phải là để gây tranh cãi. Lần thứ 2 đứa trẻ 13 tuổi vứt đứa bé 5 tuổi xuống hồ bơi làm chúng ta cảm thấy ghê tởm. Tetsuya muốn chúng ta đối diện với những gì Kokuhaku để lại: cảm xúc bị tiêm nhiễm sẽ không bao giờ kết thúc và cũng sẽ không có hy vọng cứu rỗi nào. Xem phim cũng như che lấp mắt bạn bằng những hình ảnh ghê sợ.
(Dịch và tổng hợp)
Sushi of Nemesis
Báo thù là một món ăn đặc biệt, món ăn duy nhất mà dân Mễ và dân Nhật cùng khoái trá đánh chén mà không phải giết nhau vì một chai tương ớt. Nóng sốt hẳn là rất tuyệt vời, nhưng tôi thích sushi Nhật hơn, để nguội, đông lạnh, ngâm xuống ni-tơ lỏng, rồi phục vụ kèm một hộp sữa bò, đó sẽ là một tuyệt tác. Một tuyệt tác sẽ làm run rẩy cả cái bóng của bạn.
A, tôi quên mất, có rất nhiều trẻ con. Hẳn một ngôi trường tiểu học.
A, nếu bạn cũng như tôi, một gaijin, đã lén xem trước preview về Kokuhaku, mong đợi một bộ phim của Gus Van Sack Đông phương, thì hẳn bạn sẽ kì vọng lắm lắm trong hơn 20 phút đầu phim. Cô giáo chia tay lũ học trò, trầm lặng và bình tĩnh. Những lời nói chậm chậm lãng đãng trôi qua giữa những khung hình gấp gáp, phản ứng nghịch ngợm của lũ học trò, bao nhiêu là postcard sặc sỡ được truyền nhau. 20 phút đầy mâu thuẫn này, gấp gấp trong màn độc thoại chậm rãi, khiến tôi thấy lạnh buốt lưng khi những phút sau cùng, cô giáo nói rằng, cô đã tiêm máu nhiễm HIV vào 2 trong số những hộp sữa cô vừa phát cho cả lớp. Đó là một sự báo thù, khi mà luật pháp bất lực chứng kiến con gái cô bị 2 học sinh, A và B, trong lớp hạ sát.
“Nobody taught me that killing people was wrong”
A, tôi khi xem đến chỗ này, đã nghĩ rằng những phút còn lại của bộ phim, sẽ nói về số phận của A và B, rồi sám hối và cứu chuộc. A, tôi thực đã nghĩ, điểm kết thúc của sự sống, thường sẽ là điểm bắt đầu của hi vọng.
Tôi không thấy phong cách của Elephant. Những đoạn tự sự dày đặc xuyên suốt bộ phim, giữa vô vàn những đối lập, dần dần hé mở những cánh cửa, hoặc được che dấu cẩn thận, hoặc được khép hờ, hoặc chỉ đang mong chờ người đến mở ra. Người đọc chậm rãi đi qua động cơ gây án, những ám ảnh thần kinh, sự chìm đắm trong những ảo tưởng phản-xã hội lệch lạc. Tất nhiên có cả âm mưu tối mật: một âm mưu kinh hoàng như mọi bộ phim giật gân sặc mùi thuốc súng và nước hoa rẻ tiền. Có phức cảm Ơ-díp (Oedipus): một chú bé – nạn nhân của sự bạo hành, kết liễu người bạn duy nhất của mình – vì cô bé đã buông những lời vô tình về người mẹ của chú bé.
Tôi không thể nói rằng đây là những khám phá hay ho: cảm giác tê tê thích thú chắc chắn không còn khi bạn đã chìm nửa thân mình dưới nước đá – nhất là khi bạn biết rằng mình sẽ còn bước tiếp, và chắc chắn không có một ly vodka nào đón chờ bạn nơi cuối đường.
Giữa vô số những cánh cửa, những mạch tự thoại đan xen, thì hình ảnh Người Mẹ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bộ phim. Một người mẹ vô tâm luôn giày vò con mình dẫn đến một thứ tình cảm lệch lạc, méo mó kết hợp giữa tình yêu và căm hận. Một người mẹ quá yêu thương đứa con của mình – sự yêu thương biến dạng giày vò đứa trẻ và đưa đến một đoạn hậu tang thương. Và một người mẹ trống rỗng khi chứng kiến sự bất lực của chính nghĩa. Mọi âm mưu trong bộ phim này, mọi bi kịch, mọi nút mở và nút thắt của câu chuyện đều có liên quan đến một người mẹ.
“Something important, on the inside, died”
Học sinh A và học sinh B bước trên những con đường khác nhau, và kế hoạch báo thù cho đến những phút cuối cùng của bộ phim, vẫn chưa thực sự bắt đầu. Tra tấn và giết chóc chỉ dành cho lũ khát máu nông cạn: sự tuyệt vọng và im lặng mới là hành vi trả thù tàn khốc nhất.
A, nếu bạn đang kì vọng một ánh nến leo lét, thì tôi có một tin buồn cho bạn: không có một nhân vật nào tốt đẹp trong bộ phim này. Bao gồm cả một lớp học toàn trẻ con, một thầy giáo trẻ trung nhiệt huyết (ngu ngốc) và một cô bé (lệch lạc thần kinh) quan tâm đến người bạn cùng lớp bị bạo hành.
Bạn sẽ thấy máu của những đứa trẻ (không ít đâu!), máu rất nhiều, bạo lực học đường, những hành động khủng khiếp… nhưng không hề kinh tởm và đáng sợ. Tông màu lạnh, những cảnh quay chậm, góc máy tự sự… bạn sẽ thấy mình đang chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật, quá tàn nhẫn và cầu kì để không phải là sự thật.
“Just kidding”
Âm nhạc thì tôi thực chưa nghe bao giờ, nhưng rất hợp với một bữa tiệc chết chóc. Đã tìm kiếm, Radiohead ở khắp mọi nơi. Đoạn nhạc cuối phim là một món quà bất ngờ. Farewell by Boris.
Bài viết trên là của bạn Trong Nhan Dinh, trong khuôn khổ hợp tác của Hội thích truyện trinh thám và Ho!Takky
Màu xám giăng đầy Kokuhaku
Màu xám, xám đến lạnh lùng, xám bẩn bám trên nền trời. Xưa nay tôi luôn ngắm nhìn bầu trời, nhưng chưa từng nghĩ nó có thể đáng sợ như thế.
Tôi nhớ mang máng khi phim ra mắt, tôi đã lật đật đi xem trailer. Quả thật lúc đó, dù tôi thật sự muốn nhìn thấy Yukito trên màn ảnh, nhưng có một nỗi sợ cứ vây lấy. Đến độ dù dùng hết can đảm cũng không tài nào tiếp tục được.
Nói về thành công của Kokuhaku, người ta nói cũng nhiều rồi. Tôi cũng chẳng nói thêm làm gì. Dưới đây, chỉ là mấy dòng viết ra, để sau này đọc cũng bớt sợ hơn đôi phần.
Kokuhaku không phải là bộ phim để giải trí. Càng không phải bộ phim để ngẫm. Về cơ bản, theo lời kể của từng nhân vật, chúng ta cũng không cần thiết phải ngẫm nghĩ quá nhiều. Cái mà Kokuhaku mang lại, là nhìn. Là chứng kiến, để mà sợ. Không phải sợ Shuuya, cô Moriguchi hay Nao, mà là sợ cái phần tối trong chính con người mình, sợ hãi thực tại mà chúng ta bấy lâu trốn tránh, hoặc một tương lai không mong muốn có thể xảy ra. Suy cho cùng, Kokuhaku, thật sự đáng xem.
Tôi sợ hãi từ phút đầu tiên, khi cái lời giảng đều đều của cô Moriguchi vang lên, nhưng chẳng ai đoái hoài:
“Cô đã pha một chút đồ… Vào hai bịch sữa mà hai người này uống. Đó là mẫu máu nhiễm HIV của Masayoshi Sakuramiya…Thời gian ủ bệnh sẽ là từ 5 tới 10 năm. Thời gian đó đủ để các em suy nghĩ về những việc các em gây ra và nhận ra giá trị của cuộc sống.”
Bài học về cuộc sống, về sự tồn tại, về con người đó, đáng sợ. Đó thậm chí còn không gọi là một bài học. Đó là nỗi đau, sự dằn vặt và tuyệt vọng mà cô dùng để gửi đến học sinh của mình mà thôi. Đến độ tôi tưởng chừng như lớp da trên cơ thể mình gần như tróc ra, sợ hãi chính là như thế.
Rồi đến thầy Yoshiteru Terada. Tôi đã nghĩ mình sẽ lại như mọi lần, có thể say sưa ngắm nhìn nụ cười của Okada. Nhưng không. Cái đôi mắt trong veo, cả sự say sưa và nhiệt tình trong lớp học ấy, chẳng thể nào đủ. Thầy ôm trong mình nhiều thứ, nhưng đều quá dư thừa, thậm chí không cần thiết. Chăm chăm vào những việc mà chỉ nhìn thấy qua con mắt ngây thơ, để rồi chính học trò của mình trả lại cho một bài giảng quá đắt.
Naoki – Tôi nghĩ Naoki là con người đáng thương. Thậm chí là hơn cả Shuuya. Cậu ta thuộc tuýp người sống im lặng. Để rồi khi có chút ánh sáng lóe lên, liền bấu víu vào đó. Sống hết mình cho nó. Ngu ngốc, ngu ngốc và ngây thơ để rồi Shuuya đã chọn cậu, chọn cậu cho kế hoạch của mình. Mẹ của cậu chỉ chăm chăm bảo bọc cậu, để rồi chính tay cậu đặt bà ấy giữa vũng máu, không vùng vẫy nữa. Bà thôi dùng đôi bàn tay ấy ôm cậu vào lòng, trách móc sự đời. Nao à, cậu thấy thế nào nhỉ. Đâu mới là sống, đâu mới là chết?
Tôi yêu thương Mizuki. Yêu thương giây phút cô nhận ra mình thực lòng yêu Shuuya đến thế nào. Yêu thương vì cái cách cô bảo bọc, che chở Shuuya, đến tận giây phút cuối của mình
“Shuuya, cậu thật cô đơn”
Chẳng ai nhận ra điều này, trừ Mizuki. Chẳng ai cả. Đôi mắt vẫn mở to khi Shuuya giết mình, tôi nghĩ cô muốn nhìn Shuuya lần cuối, hay ít ra, để Shuuya biết vẫn có một đôi mắt dõi theo cậu. Những nhát búa giáng xuống, máu chảy. Cô vẫn chỉ nhớ đến cô Moriguchi, nhớ rằng không thể để ai làm hại Shuuya. Yêu thương, trong veo là thế.
Trong đây mình chủ yếu cap hình Shuuya mà thôi. Cả bộ phim, mình khóc, mình sợ, mình đau cũng chỉ vì một mình Shuuya. Cảm giác Shuuya cô đơn, thật sự cô đơn. Nhà kho cũ, tự mình gồng gánh trên vai tất cả mọi thứ. Khi cái dòng máu thiên tài chảy trong cậu, để rồi như thế, mẹ cậu đặt lên vai cậu thứ mà đứa trẻ 13 tuổi không đáng mang trên người. Người ta nghĩ cậu ác, người ta nghĩ cậu lập dị, người ta nghĩ cậu là kẻ sát nhân. Tôi nhìn cậu, một con người đáng thương.
Tôi đã khóc, khóc khi nhìn thấy dáng người nhỏ nhỏ ấy đi lướt qua hành lang. Rồi cả đôi mắt trong veo ấy không còn ánh sáng. Tôi nhìn cậu, gào khóc giữa hàng trăm người, nhưng chẳng ai mảy may quan tâm, cho cậu một điểm tựa. Tôi thương cậu, khi đến cả mẹ mình, dù yêu thương rất nhiều cũng chẳng dám nói ra. Để rồi trông chờ một căn bệnh quái ác đến với mình, mới tin tưởng mẹ sẽ chịu gặp mình.
Rồi khi cậu lăn lộn trên sàn, gào thét như một con thú bị thương, bi thương dâng đến cùng cực, chỉ muốn giữ trọn bóng hình nhỏ bé đó. Shuuya ác, ác từ ánh mắt, lạnh lùng từ chính gương mặt thiếu nụ cười. Nhưng chính vì thế làm tôi thương, tôi muốn bảo bọc. Tôi không bào chữa cho Shuuya, chỉ muốn hỏi, lý do nào đẩy cậu đến con đường này. Cậu vùng vẫy, vùng vẫy mãi. Dùng cả sức bình sinh của mình mà tồn tại. Chỉ là, cậu cũng như ai, không muốn bị bỏ lại phía sau
Đúng, tôi thương Shuuya trên từng thước phim, từng ánh mắt, từng cái nhìn của cậu. tôi muốn chạy ra, ôm lấy cậu. Ngay đoạn cuối cùng ấy, khi tiếng nổ vang lên, hòa giữa máu và nước mắt, tiếng la đến xé lòng ấy, tôi đã muốn ôm cậu vào lòng. Cậu, suy cho cùng, cũng chỉ là vì muốn mẹ cậu chú ý đến mình, muốn mọi người đừng từ chối sự tồn tại của cậu mà thôi. Chỉ là, không ai chỉ cậu đi đúng đường.
Đến giờ phút đó, sống chết, còn có nghĩa lý gì. Đến giây phút đó, cậu mới biết, sống, biết mình đang sống, tim vẫn đang đập mạnh mẽ có khi còn đáng sợ hơn cả cái chết.
"Không ai nói với tôi giết người là sai".
Màu sắc và âm thanh, kể cả phần âm nhạc, hài hòa và u ám kỳ lạ. Nói tôi sợ có lẽ không đúng lắm, mà là ám ảnh. Ám ảnh cái dáng người nhỏ nhắn ấy lướt đi trong ánh sáng mờ nhạt, xám xịt.
Yukito diễn tốt, thậm chí là quá tốt. Khi từ khóc chuyển sang cười, cái điệu cười man dại. Rồi lại đau khổ, dằn vặt. Nụ cười nở, rồi lại tắt. Cậu là vai ác, vai một kẻ giết người. Nhưng kỳ lạ là dù trăm ngàn lý do, tôi cũng không ghét cậu được.
Gom góp trong suốt 106 phút phim, là cả một câu chuyện dài, một câu chuyện mà ở đó, mỗi nhân vật hiện lên, chồng chéo, đan xen. Để rồi tất cả họ đều có hình ảnh riêng của mình.
37 học sinh, xuất hiện xuyên suốt bộ phim. Sự thờ ơ lạnh lẽo, sự bạo tàn nổi bật lên trên nền trời. Hộp sữa bay, những đoạn băng dính trói kín Shuuya, đến cả sự xa lánh khi Shuuya gào khóc giữa hội trường. Lạnh lùng đến đáng sợ. Rồi tôi nhận ra, con người, chính là có thể đáng sợ như thế.
Tôi khâm phục, khâm phục tài dựng phim của Nakashima Tetsuya. Từng thước phim, khung hình, đến cả màu sắc đều lạnh lùng và u ám đến đáng sợ. Từ cận cảnh đến toàn cảnh, đến chụp bắt cảm xúc của từng diễn viên làm bộ phim ghi dấu mạnh mẽ. Và cảm ơn, cả 37 học sinh trong lớp học ấy, đến cả tuyến nhân vật chính đã cho tôi một bộ phim đáng nhớ.
PS: Yukito không ngẫu nhiên được Watanabe Ent mệnh danh là thiên tài nhỉ ?!