Hoàn thành nhiệm vụ của một ngoại truyện dù không thật sự xuất sắc
Đối với những người hâm mộ của loạt phim Star Wars đình đám, hiển nhiên phần ngoại truyện này cũng không nằm ngoài danh sách những phim phải coi của họ. Còn đối với những ai chưa bao giờ bước chân vào thế giới của cuộc chiến giữa các vì sao đình...
Đối với những người hâm mộ của loạt phim Star Wars đình đám, hiển nhiên phần ngoại truyện này cũng không nằm ngoài danh sách những phim phải coi của họ. Còn đối với những ai chưa bao giờ bước chân vào thế giới của cuộc chiến giữa các vì sao đình đám, đừng lo ngại việc bạn sẽ không theo kịp mạch phim khi coi phần phim này, vì đây là một phần hoàn toàn độc lập với các tập phim đã ra rạp trước đó, nói về thời điểm trước khi sự kiện Star Wars IV (The New Hope) xảy đến. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Jyn, con gái của Galen Erso - một nhà khoa học bị quân Đế Chế the Empire ép buộc tạo ra thứ vũ khí có sức hủy diệt cả một hành tinh mang tên “ Death Star”. Ông luôn mang mối hận với quân Đế Chế vì đã sát hại vợ mình, làm thất lạc mất người con gái của ông đã bí mật cài một thiết bị bên trong thiết kế của Death Star để phá hủy nó mãi mã. Nhiệm vụ của Jyn là phải tìm ra thông tin về thiết bị đó mang thề cho liên minh Nổi Dậy (The Rebellion).
Cũng như những phần phim trước của Star Wars, màu sắc bao phủ xuyên suốt Rouge One vẫn là bức màn tối của không gian vũ trụ. Tuy nhiên, về phần kĩ xảo và hiệu ứng, đạo diễn Gareth Edwards thực sự đã mang đến một bước tiến đáng kể đến cho loạt phim. Những vụ nổ, những trận động đất khi cả một hành tinh bị phá hủy, những cảnh đấu súng giữa các phi thuyền thực sự đã được dựng nên gay cấn hơn và “thật” hơn các phần phim trước. Một điểm trừ cho bộ là dù cảnh hành động được hứa hẹn sẽ xuất hiện dày đặt hơn, mang tính bạo lực hơn những phần phim trước thế nhưng những pha hành động đó lại chưa thực sự đẹp mắt, vẫn chưa đủ đế tạo ra cho khán giả những phút giây căng thẳng.Có chăng thì cũng là nhờ những cảnh chiến đấu của Chân Tử Đan trong vai Chirrut. Chàng Diệp Vấn năm nào này vẫn giữ được phong độ của mình và đã không làm khán giả thất vọng khi chiêu đãi khán giả những pha võ thuật mãn nhãn.
Như đã nói ở trên, phần phim spin-off này có cốt truyện cực kì dễ hiểu. Phần ngoại truyện có vai trò như phần giải thích kĩ hơn cho các phần phim trước, nên mạch phim được Chris Weitz và Tony Gilroy xây dựng một cách chậm rãi, đủ để cho những ai lần đầu xem loạt phim vẫn nắm bắt được tình hình chiến tranh giữa các hành tinh. Phần mở đầu, đạo diễn thong thả giới thiệu cho người xem từng nhân vật cũng như từng địa điểm trong phim cho khán giả. Bắt đầu vào giữa, mạch phim nhanh hơn, kịch tính hơn với những cảnh chiến tranh giữa quân Đế Chế và quân Nổi Dậy trên bãi biễn cũng như giữa các phi thuyền bên ngoài không gian của hành tinh Scarif. Vị đạo diễn người Anh đã thực sự rất thông minh khi chọn góc quay nằm ngay trong chính buồng lái của phi thuyển, khiến cho người xem có cảm giác như đang trực tiếp điều khiển chúng.
Nghẹt thở nhất của bộ phim chính là cảnh cuối. Cảnh đích thân tể tướng Darth Vader nhảy lên phi thuyền của quân Nổi Dậy quyết dành lại cho được file sơ đồ của Death Star thực sự đã khiến cho người xem phải hồi hộp đến căng thẳng. Rồi chỉ đến khi file sơ đồ này được mang đến tàu mẹ của quân Nổi Dậy và trao trực tiếp cho người đứng đầu liên minh - công chúa Leia, người xem mới thở phào nhẹ nhõm.
Jyn không phải là nhân vật nữ chính lãnh đạo đoàn quân Nổi Dậy lần đầu xuất hiện trong loạt phim Star Wars, nhưng cô đã mang lại luồng gió mới đến cho phần phim này. Nhân vật nữ chính này không được sinh ra với lý tưởng anh hùng ngay từ đầu, cô cũng không quan tâm đến thế sự chiến tranh ngay từ thuở bé như công chúa Leia của các phần trước. Ngoài những cảnh chiến đấu đã được thể hiện khá thành công bởi Fecility Jones, thoạt đầu người xem có thể cảm thấy đôi chút khá “nản” về nhân vật bởi sự thiếu đi chân lý của một nhân vật chính. Nhưng cho đến khi cô nhận ra được nhiệm vụ mà người cha đã giao phó - nhiệm vụ mà chỉ có mình cô mới thực hiện được, hình ảnh của nhân vật đã bắt đầu có sự chuyển mình với sự quyết tâm, kiên định và sự quyết đoán đúng chất của một người lãnh đạo. Điều đó không chỉ thể hiện qua bài diễn văn “hùng hồn” đã khơi nên tinh thần chiến đấu của cả một liên minh, mà nó còn xuất hiện qua từng hành động của cô trong quá trình chiến đấu, thậm chí cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ và chấp nhận cái chết một cách hết sức bình thản. Một điểm khác ở nhân vật nữ lần này chính là, người xem thường sẽ nghĩ đến yếu tố tình cảm được đặt nặng trong phần phim lần này như Công chúa Leia với Luke Skywalker hay Anakin Skywalker với nữ hoàng của Naboo Padme Amidala. Nhưng ở Jyn, cô chỉ thực sự nhận ra người mình yêu và đáp lại tình cảm của mình sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ và cái chết đã đến cận kề cho cả cặp đôi. Cảnh cô cùng với Cassian Andor sau khi bị thương nặng ngồi trên bãi cát vàng, chờ đợi cho tia sáng hủy diệt của Death Star ập đến nhưng vẫn hết sức thản nhiên thực sự đã làm cho cho người xem quá mãn nguyện, không thể đòi hỏi nhiều hơn ở cặp đôi này.
Bên cạnh đó người xem cũng không quên đến những thành viên còn lại của “Biệt quân 1”. Không thể không nhắc đến chú robot droid được lập trình lại. Ngoài là một trợ thủ đắc lực về máy móc cho quân đoàn, K2 còn giữ vị trí quan trọng: “cây hài” của toàn bộ bộ phim, làm cho người xem có những phút giây dễ thở hơn chứ không bị cuốn quá vào khung cảnh chiến tranh khốc liệt. Tài tử Chân Tử Đan trong vai chiến binh mù Chirrut tiếp tục chiêu đãi khán giả những pha võ thuật cùng với trường côn đẹp mắt. Câu nói cuối cùng của anh trước khi hy sinh cho quân đoàn “The Force is with me and I am the one who with the Force” (tạm dịch: Thần lực luôn bên tôi và tôi luôn ở bên Thần lực) đã trở thành một câu tuyên ngôn mang tính biểu tượng cho bộ phim. Và tôi tin chắc hẳn một bộ phận không ít khán giả cũng sẽ rất ấn tượng với nhân vật tướng lĩnh Darth Vader của quân Đế Chế. Từ bộ giáp bên ngoài “full” đen tiếng thở nặng nề lạnh gáy, cho đến cách sử dụng cây kiếm lazer cùng năng lực Thần lực để chiến đâu thực sự đã khiến cho bao người phải đổ gục.
Nếu có gì đó phải phàn nàn, thì đấy là cái kết đã khiến khán giả một chút hụt hẫng khi tất cả chiến binh trong “Biệt quân 1” đã hy sinh hết. Nhưng nếu nhìn theo khía cạnh khác, họ đã hy sinh cho sự thắng lợi của cả một liên minh. Cái chết của họ trở thành một cái kết hết sức tròn trịa cho một tập phim ngoại truyện khi những những nhân vật chính của nó sẽ không còn xuất hiện trong các phần phim sau.
Nhìn chung phần phim Rouge One trong serie Star Wars lần này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó trong vai trò “làm bước đệm” cho các phần phim tiếp theo. Tuy chỉ là phần phim “prequel” nhưng khi xem xong người xem sẽ thực sự muốn quay về nhà và tìm lại những phần phim trước để được xem nhiều hơn về cuộc chiến tranh giữa các vì sao.
Hoàn thành nhiệm vụ của một ngoại truyện dù không thật sự xuất sắc
Đối với những người hâm mộ của loạt phim Star Wars đình đám, hiển nhiên phần ngoại truyện này cũng không nằm ngoài danh sách những phim phải coi của họ. Còn đối với những ai chưa bao giờ bước chân vào thế giới của cuộc chiến giữa các vì sao đình đám, đừng lo ngại việc bạn sẽ không theo kịp mạch phim khi coi phần phim này, vì đây là một phần hoàn toàn độc lập với các tập phim đã ra rạp trước đó, nói về thời điểm trước khi sự kiện Star Wars IV (The New Hope) xảy đến. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Jyn, con gái của Galen Erso - một nhà khoa học bị quân Đế Chế the Empire ép buộc tạo ra thứ vũ khí có sức hủy diệt cả một hành tinh mang tên “ Death Star”. Ông luôn mang mối hận với quân Đế Chế vì đã sát hại vợ mình, làm thất lạc mất người con gái của ông đã bí mật cài một thiết bị bên trong thiết kế của Death Star để phá hủy nó mãi mã. Nhiệm vụ của Jyn là phải tìm ra thông tin về thiết bị đó mang thề cho liên minh Nổi Dậy (The Rebellion).
Cũng như những phần phim trước của Star Wars, màu sắc bao phủ xuyên suốt Rouge One vẫn là bức màn tối của không gian vũ trụ. Tuy nhiên, về phần kĩ xảo và hiệu ứng, đạo diễn Gareth Edwards thực sự đã mang đến một bước tiến đáng kể đến cho loạt phim. Những vụ nổ, những trận động đất khi cả một hành tinh bị phá hủy, những cảnh đấu súng giữa các phi thuyền thực sự đã được dựng nên gay cấn hơn và “thật” hơn các phần phim trước. Một điểm trừ cho bộ là dù cảnh hành động được hứa hẹn sẽ xuất hiện dày đặt hơn, mang tính bạo lực hơn những phần phim trước thế nhưng những pha hành động đó lại chưa thực sự đẹp mắt, vẫn chưa đủ đế tạo ra cho khán giả những phút giây căng thẳng.Có chăng thì cũng là nhờ những cảnh chiến đấu của Chân Tử Đan trong vai Chirrut. Chàng Diệp Vấn năm nào này vẫn giữ được phong độ của mình và đã không làm khán giả thất vọng khi chiêu đãi khán giả những pha võ thuật mãn nhãn.
Như đã nói ở trên, phần phim spin-off này có cốt truyện cực kì dễ hiểu. Phần ngoại truyện có vai trò như phần giải thích kĩ hơn cho các phần phim trước, nên mạch phim được Chris Weitz và Tony Gilroy xây dựng một cách chậm rãi, đủ để cho những ai lần đầu xem loạt phim vẫn nắm bắt được tình hình chiến tranh giữa các hành tinh. Phần mở đầu, đạo diễn thong thả giới thiệu cho người xem từng nhân vật cũng như từng địa điểm trong phim cho khán giả. Bắt đầu vào giữa, mạch phim nhanh hơn, kịch tính hơn với những cảnh chiến tranh giữa quân Đế Chế và quân Nổi Dậy trên bãi biễn cũng như giữa các phi thuyền bên ngoài không gian của hành tinh Scarif. Vị đạo diễn người Anh đã thực sự rất thông minh khi chọn góc quay nằm ngay trong chính buồng lái của phi thuyển, khiến cho người xem có cảm giác như đang trực tiếp điều khiển chúng.
Nghẹt thở nhất của bộ phim chính là cảnh cuối. Cảnh đích thân tể tướng Darth Vader nhảy lên phi thuyền của quân Nổi Dậy quyết dành lại cho được file sơ đồ của Death Star thực sự đã khiến cho người xem phải hồi hộp đến căng thẳng. Rồi chỉ đến khi file sơ đồ này được mang đến tàu mẹ của quân Nổi Dậy và trao trực tiếp cho người đứng đầu liên minh - công chúa Leia, người xem mới thở phào nhẹ nhõm.
Jyn không phải là nhân vật nữ chính lãnh đạo đoàn quân Nổi Dậy lần đầu xuất hiện trong loạt phim Star Wars, nhưng cô đã mang lại luồng gió mới đến cho phần phim này. Nhân vật nữ chính này không được sinh ra với lý tưởng anh hùng ngay từ đầu, cô cũng không quan tâm đến thế sự chiến tranh ngay từ thuở bé như công chúa Leia của các phần trước. Ngoài những cảnh chiến đấu đã được thể hiện khá thành công bởi Fecility Jones, thoạt đầu người xem có thể cảm thấy đôi chút khá “nản” về nhân vật bởi sự thiếu đi chân lý của một nhân vật chính. Nhưng cho đến khi cô nhận ra được nhiệm vụ mà người cha đã giao phó - nhiệm vụ mà chỉ có mình cô mới thực hiện được, hình ảnh của nhân vật đã bắt đầu có sự chuyển mình với sự quyết tâm, kiên định và sự quyết đoán đúng chất của một người lãnh đạo. Điều đó không chỉ thể hiện qua bài diễn văn “hùng hồn” đã khơi nên tinh thần chiến đấu của cả một liên minh, mà nó còn xuất hiện qua từng hành động của cô trong quá trình chiến đấu, thậm chí cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ và chấp nhận cái chết một cách hết sức bình thản. Một điểm khác ở nhân vật nữ lần này chính là, người xem thường sẽ nghĩ đến yếu tố tình cảm được đặt nặng trong phần phim lần này như Công chúa Leia với Luke Skywalker hay Anakin Skywalker với nữ hoàng của Naboo Padme Amidala. Nhưng ở Jyn, cô chỉ thực sự nhận ra người mình yêu và đáp lại tình cảm của mình sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ và cái chết đã đến cận kề cho cả cặp đôi. Cảnh cô cùng với Cassian Andor sau khi bị thương nặng ngồi trên bãi cát vàng, chờ đợi cho tia sáng hủy diệt của Death Star ập đến nhưng vẫn hết sức thản nhiên thực sự đã làm cho cho người xem quá mãn nguyện, không thể đòi hỏi nhiều hơn ở cặp đôi này.
Bên cạnh đó người xem cũng không quên đến những thành viên còn lại của “Biệt quân 1”. Không thể không nhắc đến chú robot droid được lập trình lại. Ngoài là một trợ thủ đắc lực về máy móc cho quân đoàn, K2 còn giữ vị trí quan trọng: “cây hài” của toàn bộ bộ phim, làm cho người xem có những phút giây dễ thở hơn chứ không bị cuốn quá vào khung cảnh chiến tranh khốc liệt. Tài tử Chân Tử Đan trong vai chiến binh mù Chirrut tiếp tục chiêu đãi khán giả những pha võ thuật cùng với trường côn đẹp mắt. Câu nói cuối cùng của anh trước khi hy sinh cho quân đoàn “The Force is with me and I am the one who with the Force” (tạm dịch: Thần lực luôn bên tôi và tôi luôn ở bên Thần lực) đã trở thành một câu tuyên ngôn mang tính biểu tượng cho bộ phim. Và tôi tin chắc hẳn một bộ phận không ít khán giả cũng sẽ rất ấn tượng với nhân vật tướng lĩnh Darth Vader của quân Đế Chế. Từ bộ giáp bên ngoài “full” đen tiếng thở nặng nề lạnh gáy, cho đến cách sử dụng cây kiếm lazer cùng năng lực Thần lực để chiến đâu thực sự đã khiến cho bao người phải đổ gục.
Nếu có gì đó phải phàn nàn, thì đấy là cái kết đã khiến khán giả một chút hụt hẫng khi tất cả chiến binh trong “Biệt quân 1” đã hy sinh hết. Nhưng nếu nhìn theo khía cạnh khác, họ đã hy sinh cho sự thắng lợi của cả một liên minh. Cái chết của họ trở thành một cái kết hết sức tròn trịa cho một tập phim ngoại truyện khi những những nhân vật chính của nó sẽ không còn xuất hiện trong các phần phim sau.
Nhìn chung phần phim Rouge One trong serie Star Wars lần này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó trong vai trò “làm bước đệm” cho các phần phim tiếp theo. Tuy chỉ là phần phim “prequel” nhưng khi xem xong người xem sẽ thực sự muốn quay về nhà và tìm lại những phần phim trước để được xem nhiều hơn về cuộc chiến tranh giữa các vì sao.
Đức Toàn