Sống Chung Với Mẹ Chồng – 5 bài học về sự yêu thương
“Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ…”
Quan niệm này gần như đã trở thành một vết hằn đậm nét trong lòng rất nhiều khán giả khi theo dõi bộ phim Sống Chung Với Mẹ Chồng từng làm mưa làm gió suốt thời gian qua. Chỉ
“Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ…”
Quan niệm này gần như đã trở thành một vết hằn đậm nét trong lòng rất nhiều khán giả khi theo dõi bộ phim Sống Chung Với Mẹ Chồng từng làm mưa làm gió suốt thời gian qua. Chỉ vài ngày trước, bộ phim đã chính thức khép lại và lưu giữ khá nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Tuy nhiên cái kết không được đánh giá cao như sự mong đợi của khán giả vì khá nhạt nhòa so với những căng thẳng xuyên suốt các tập phim trước. Dù vậy, người xem sẽ chẳng thể quên các nhiều bài học được lồng ghép khéo léo trong các tình tiết phim, giúp mỗi chúng ta nhận ra yêu thương là điều rất mong manh, từ đó biết cách trân trọng và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tôi cũng tự ghi lại 5 bài học về sự yêu thương dành riêng cho mình.
1. Người xưa nói không sai: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” – Vậy nên hãy yêu thương con cái có chừng mực
Trong Sống Chung Với Mẹ Chồng, bạn hẳn không quên người chồng nhu nhược lại còn vì bênh vực mẹ mà giở thói vũ phu với chính người vợ đầu ấp tay gối. Thanh dù khá tốt tính nhưng cũng bởi sự giáo dục và chăm bẵm quá đáng của bà Phương đã gần như biến thành một người khác, lúc nào cũng chỉ biết răm rắp nghe theo những lời nói xấu vợ của mẹ mà chưa tìm hiểu rõ thực hư ra sao, đến mức thẳng tay đánh Vân đến ra máu. Một người con trai như Thanh, vốn dĩ đã quen với cuộc sống sung sướng, không lo nghĩ ngay từ bé. Chính lẽ đó đã khiến anh trở thành một người thiếu chính kiến và sự quyết đoán, việc cứ mãi dùng dằng trong suy nghĩ vô tình làm tổn thương cả mẹ lẫn vợ. Tôi thực sự đã nghĩ anh chẳng khác nào một đứa trẻ to xác và đang sống một cách quá thụ động trước những xô bồ cuộc sống, cả việc bảo vệ người mình yêu thương cũng không thể vẹn tròn thì liệu còn điều gì anh có thể làm tốt?
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều người mẹ giữ tư tưởng chăm chút con cái từng li từng tí. Họ luôn nghĩ còn mình mãi bé bỏng, cần được che chở, bảo bọc nhưng không hề biết chính điều đó đã cản trở sự trưởng thành và quá trình phát triển tính độc lập của con mình. Vậy nên, muốn con vững vàng hơn trước mọi khó khăn, hãy cho phép con được ngã và tự biết cách đứng lên với những vết xước, để rồi mãi về sau con cũng sẽ không bao giờ vấp té như vậy nữa. Hãy luôn yêu con trong chừng mực và giới hạn nhất định, bởi con cần tự lực vượt qua những sóng gió đường đời.
2. Chúng ta cần những khoảng trời riêng thì cũng nên tôn trọng không gian riêng tư của người khác
Một trong những phân cảnh ấn tượng và được bàn tán rầm rộ nhất trên các kênh thông tin đại chúng có lẽ chính là màn xông thẳng vào phòng đôi vợ chồng trẻ của bà Phương trong đêm tân hôn. Không chỉ không ngại ngùng mà bà còn thẳng thừng can thiệp vào chuyện tế nhị giữa hai vợ chồng, khiến Vân vô cùng khó chịu và càng nảy sinh sự chán ghét với gia đình chồng. Bà Phương ngay từ đầu đã muốn áp đặt cách sống của gia đình và buộc Vân phải tuyệt đối tuân theo. Điều này dù là vì yêu thương hay ghét bỏ con dâu cũng đã khiến cuộc sống hôn nhân của hai người đảo lộn. Sự quan tâm thái quá của bà Phương đã lún quá sâu vào đời sống riêng tư của con trai và nàng dâu mới.
Chúng ta, dù là ai, dù ở vị trí nào cũng mãi là một cá thể độc lập. Khát khao lớn nhất trong sâu thẳm mỗi người có lẽ là phải giữ gìn được khoảng trời riêng cho mình. Bởi ai trong chúng ta cũng có lúc chỉ muốn rúc vào vỏ ốc, thu hẹp thế giới xung quanh để tự chiêm nghiệm cuộc sống, để ưu hoài, hay đơn giản là làm việc. Tôn trọng quyền riêng tư của người cũng chính là cách tốt nhất để bản thân mình bảo vệ được không gian cá nhân.
3. Học cách yêu thương bản thân
Vân đã thực sự yêu thương bản thân mình chưa? Tôi cho rằng chưa, bởi nếu biết cách yêu thương bản thân, Vân sẽ không tự chôn vùi cuộc sống tươi vui trong sự đau buồn của quá khứ và chối bỏ tình cảm chân thành mà Sơn dành cho cô.
Mỗi chúng ta sinh ra là để được yêu thương và hơn hết phụ nữ càng phải hiểu điều đó để trân trọng bản thân. Khi bạn bắt đầu đối xử tốt với bản thân, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá vô vàn điều tuyệt vời khác từ cuộc sống mà mình vô tình lãng quên. Nếu bạn để người khác dễ dàng khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì bạn cũng có thể để họ làm tổn thương như vẫn vậy. Cho dù đó là chồng hay bất kỳ ai khác, bạn cũng có quyền lên tiếng để bảo vệ và yêu thương chính mình. Đúng là chúng ta không ai hoàn hảo cả, bạn có thể yếu đuối và xoay vần với mê cung chẳng lối thoát của cuộc sống. Nhưng không sao đâu, vì chỉ cần chúng ta hiểu mình cần gì, học cách chấp nhận và cố gắng thực hiện những mong muốn của bản thân, bạn hẳn sẽ tìm ra điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Hãy nhớ, bạn xứng đáng được yêu thương!
4. Biết từ bỏ nếu bạn không thể mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương
Thanh dù là người chồng hiền lành, tốt bụng, thương mẹ yêu vợ nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở đó, vì anh quá nhu nhược không thể mang lại hạnh phúc cả hai người phụ nữa hết mực trân quý mình. Trước những mâu thuẫn của mẹ và vợ, Thanh chưa từng thể hiện chính kiến hay dám lên tiếng bảo vệ người đúng, mà lúc nào cũng chọn cách dĩ hòa vi quý. Điều này không hề thay đổi được tình thế, ngược lại còn khiến mối quan hệ giữa Vân và mẹ chồng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cuối cùng, Thanh đã không thể giữ được vợ và còn vương vào mối quan hệ đầy ngang trái với cô nhân tình khéo nịnh lại còn hai mặt Diệp khiến Vân đau khổ còn bà Phương cũng nếm không ít trái đắng.
Yêu một người là mong muốn mang lại hạnh phúc cho người đó, dù chúng ta không thể ở bên cạnh họ thì việc nhìn thấy họ yên vui đã trở thành niềm an ủi quá lớn rồi. Giả sử Thanh hiểu được điều này sớm hơn thì Vân có phải chịu nỗi đau giày xé tâm can đến vậy? Tôi nhiều lần đã muốn Thanh buông tay, bởi nếu anh không thể mang lại nụ cười cho vợ mình, vậy bên nhau rốt còn nghĩa lý gì nữa không?
5. Chân thành trong các mối quan hệ
Con dâu là người ở tận đẩu đâu đón về nhưng sẽ là vợ của con mình, mẹ của cháu mình. Vì bà Phương luôn cho rằng con dâu đến cuối cùng thì cũng là người ngoài, nên mới nảy sinh việc khắt khe với Vân dù cho cô có cố gắng hòa hợp như thế nào. Bà Phương càng không nên giữ mãi những đau buồn ngày trước với mẹ chồng (mà thật sự thì tôi không nghĩ mẹ chồng của bà Phương có lỗi gì quá lớn) mà đem đổ hết lên đầu của Vân. Bởi đáng lẽ bà phải hiểu hơn sự khắc nghiệt đó và yêu thương con dâu nhiều hơn mới phải. Chính Vân cũng nên khéo léo hơn trong sự mâu thuẫn đang đà leo thang này. Tôi tin rằng nếu cả bà Phương và Vân thực sự trân trọng tình cảm này thì hẳn sẽ không thể để sự giả lả dối trá của Diệp nhấn chìm mọi thứ.
Một mối quan hệ dù dài hay ngắn, vui hay buồn, sâu đậm hay hời hợt đều phải xem chúng ta trân trọng và chân thành trong tình cảm dành cho đối phương ra sao. Không ai sinh ra đã có thể hòa hợp với người khác, sự chân thành sẽ không bao giờ bị chối bỏ, chỉ cần bạn mở lòng mình ra và trao đi những yêu thương không vụ lợi thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ gặt hái được thật nhiều quả ngọt mà thôi.
Sống Chung Với Mẹ Chồng là bộ phim chứa đựng nhiều tình tiết thực tế và bài học khiến người xem phải suy ngẫm, vì tâm lý như thế nên mới dễ dàng đi vào lòng khán giả trong suốt thời gian qua. Trên đi chỉ là những bài học rất nhỏ mà tôi tự rút ra được cho bản thân, vậy bạn thì sao, điều gì đã giúp bạn bừng tỉnh khi chứng kiến mối quan hệ từ căng thẳng đến ôn hòa của bà Phương và Vân? Như tôi sẽ luôn nhớ, điều quan trọng nhất gắn kết một mối quan hệ là sự chân thành.
Sống Chung Với Mẹ Chồng – 5 bài học về sự yêu thương
“Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ…”
Quan niệm này gần như đã trở thành một vết hằn đậm nét trong lòng rất nhiều khán giả khi theo dõi bộ phim Sống Chung Với Mẹ Chồng từng làm mưa làm gió suốt thời gian qua. Chỉ vài ngày trước, bộ phim đã chính thức khép lại và lưu giữ khá nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Tuy nhiên cái kết không được đánh giá cao như sự mong đợi của khán giả vì khá nhạt nhòa so với những căng thẳng xuyên suốt các tập phim trước. Dù vậy, người xem sẽ chẳng thể quên các nhiều bài học được lồng ghép khéo léo trong các tình tiết phim, giúp mỗi chúng ta nhận ra yêu thương là điều rất mong manh, từ đó biết cách trân trọng và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tôi cũng tự ghi lại 5 bài học về sự yêu thương dành riêng cho mình.
1. Người xưa nói không sai: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” – Vậy nên hãy yêu thương con cái có chừng mực
Trong Sống Chung Với Mẹ Chồng, bạn hẳn không quên người chồng nhu nhược lại còn vì bênh vực mẹ mà giở thói vũ phu với chính người vợ đầu ấp tay gối. Thanh dù khá tốt tính nhưng cũng bởi sự giáo dục và chăm bẵm quá đáng của bà Phương đã gần như biến thành một người khác, lúc nào cũng chỉ biết răm rắp nghe theo những lời nói xấu vợ của mẹ mà chưa tìm hiểu rõ thực hư ra sao, đến mức thẳng tay đánh Vân đến ra máu. Một người con trai như Thanh, vốn dĩ đã quen với cuộc sống sung sướng, không lo nghĩ ngay từ bé. Chính lẽ đó đã khiến anh trở thành một người thiếu chính kiến và sự quyết đoán, việc cứ mãi dùng dằng trong suy nghĩ vô tình làm tổn thương cả mẹ lẫn vợ. Tôi thực sự đã nghĩ anh chẳng khác nào một đứa trẻ to xác và đang sống một cách quá thụ động trước những xô bồ cuộc sống, cả việc bảo vệ người mình yêu thương cũng không thể vẹn tròn thì liệu còn điều gì anh có thể làm tốt?
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều người mẹ giữ tư tưởng chăm chút con cái từng li từng tí. Họ luôn nghĩ còn mình mãi bé bỏng, cần được che chở, bảo bọc nhưng không hề biết chính điều đó đã cản trở sự trưởng thành và quá trình phát triển tính độc lập của con mình. Vậy nên, muốn con vững vàng hơn trước mọi khó khăn, hãy cho phép con được ngã và tự biết cách đứng lên với những vết xước, để rồi mãi về sau con cũng sẽ không bao giờ vấp té như vậy nữa. Hãy luôn yêu con trong chừng mực và giới hạn nhất định, bởi con cần tự lực vượt qua những sóng gió đường đời.
2. Chúng ta cần những khoảng trời riêng thì cũng nên tôn trọng không gian riêng tư của người khác
Một trong những phân cảnh ấn tượng và được bàn tán rầm rộ nhất trên các kênh thông tin đại chúng có lẽ chính là màn xông thẳng vào phòng đôi vợ chồng trẻ của bà Phương trong đêm tân hôn. Không chỉ không ngại ngùng mà bà còn thẳng thừng can thiệp vào chuyện tế nhị giữa hai vợ chồng, khiến Vân vô cùng khó chịu và càng nảy sinh sự chán ghét với gia đình chồng. Bà Phương ngay từ đầu đã muốn áp đặt cách sống của gia đình và buộc Vân phải tuyệt đối tuân theo. Điều này dù là vì yêu thương hay ghét bỏ con dâu cũng đã khiến cuộc sống hôn nhân của hai người đảo lộn. Sự quan tâm thái quá của bà Phương đã lún quá sâu vào đời sống riêng tư của con trai và nàng dâu mới.
Chúng ta, dù là ai, dù ở vị trí nào cũng mãi là một cá thể độc lập. Khát khao lớn nhất trong sâu thẳm mỗi người có lẽ là phải giữ gìn được khoảng trời riêng cho mình. Bởi ai trong chúng ta cũng có lúc chỉ muốn rúc vào vỏ ốc, thu hẹp thế giới xung quanh để tự chiêm nghiệm cuộc sống, để ưu hoài, hay đơn giản là làm việc. Tôn trọng quyền riêng tư của người cũng chính là cách tốt nhất để bản thân mình bảo vệ được không gian cá nhân.
3. Học cách yêu thương bản thân
Vân đã thực sự yêu thương bản thân mình chưa? Tôi cho rằng chưa, bởi nếu biết cách yêu thương bản thân, Vân sẽ không tự chôn vùi cuộc sống tươi vui trong sự đau buồn của quá khứ và chối bỏ tình cảm chân thành mà Sơn dành cho cô.
Mỗi chúng ta sinh ra là để được yêu thương và hơn hết phụ nữ càng phải hiểu điều đó để trân trọng bản thân. Khi bạn bắt đầu đối xử tốt với bản thân, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá vô vàn điều tuyệt vời khác từ cuộc sống mà mình vô tình lãng quên. Nếu bạn để người khác dễ dàng khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì bạn cũng có thể để họ làm tổn thương như vẫn vậy. Cho dù đó là chồng hay bất kỳ ai khác, bạn cũng có quyền lên tiếng để bảo vệ và yêu thương chính mình. Đúng là chúng ta không ai hoàn hảo cả, bạn có thể yếu đuối và xoay vần với mê cung chẳng lối thoát của cuộc sống. Nhưng không sao đâu, vì chỉ cần chúng ta hiểu mình cần gì, học cách chấp nhận và cố gắng thực hiện những mong muốn của bản thân, bạn hẳn sẽ tìm ra điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Hãy nhớ, bạn xứng đáng được yêu thương!
4. Biết từ bỏ nếu bạn không thể mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương
Thanh dù là người chồng hiền lành, tốt bụng, thương mẹ yêu vợ nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở đó, vì anh quá nhu nhược không thể mang lại hạnh phúc cả hai người phụ nữa hết mực trân quý mình. Trước những mâu thuẫn của mẹ và vợ, Thanh chưa từng thể hiện chính kiến hay dám lên tiếng bảo vệ người đúng, mà lúc nào cũng chọn cách dĩ hòa vi quý. Điều này không hề thay đổi được tình thế, ngược lại còn khiến mối quan hệ giữa Vân và mẹ chồng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cuối cùng, Thanh đã không thể giữ được vợ và còn vương vào mối quan hệ đầy ngang trái với cô nhân tình khéo nịnh lại còn hai mặt Diệp khiến Vân đau khổ còn bà Phương cũng nếm không ít trái đắng.
Yêu một người là mong muốn mang lại hạnh phúc cho người đó, dù chúng ta không thể ở bên cạnh họ thì việc nhìn thấy họ yên vui đã trở thành niềm an ủi quá lớn rồi. Giả sử Thanh hiểu được điều này sớm hơn thì Vân có phải chịu nỗi đau giày xé tâm can đến vậy? Tôi nhiều lần đã muốn Thanh buông tay, bởi nếu anh không thể mang lại nụ cười cho vợ mình, vậy bên nhau rốt còn nghĩa lý gì nữa không?
5. Chân thành trong các mối quan hệ
Con dâu là người ở tận đẩu đâu đón về nhưng sẽ là vợ của con mình, mẹ của cháu mình. Vì bà Phương luôn cho rằng con dâu đến cuối cùng thì cũng là người ngoài, nên mới nảy sinh việc khắt khe với Vân dù cho cô có cố gắng hòa hợp như thế nào. Bà Phương càng không nên giữ mãi những đau buồn ngày trước với mẹ chồng (mà thật sự thì tôi không nghĩ mẹ chồng của bà Phương có lỗi gì quá lớn) mà đem đổ hết lên đầu của Vân. Bởi đáng lẽ bà phải hiểu hơn sự khắc nghiệt đó và yêu thương con dâu nhiều hơn mới phải. Chính Vân cũng nên khéo léo hơn trong sự mâu thuẫn đang đà leo thang này. Tôi tin rằng nếu cả bà Phương và Vân thực sự trân trọng tình cảm này thì hẳn sẽ không thể để sự giả lả dối trá của Diệp nhấn chìm mọi thứ.
Một mối quan hệ dù dài hay ngắn, vui hay buồn, sâu đậm hay hời hợt đều phải xem chúng ta trân trọng và chân thành trong tình cảm dành cho đối phương ra sao. Không ai sinh ra đã có thể hòa hợp với người khác, sự chân thành sẽ không bao giờ bị chối bỏ, chỉ cần bạn mở lòng mình ra và trao đi những yêu thương không vụ lợi thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ gặt hái được thật nhiều quả ngọt mà thôi.
Sống Chung Với Mẹ Chồng là bộ phim chứa đựng nhiều tình tiết thực tế và bài học khiến người xem phải suy ngẫm, vì tâm lý như thế nên mới dễ dàng đi vào lòng khán giả trong suốt thời gian qua. Trên đi chỉ là những bài học rất nhỏ mà tôi tự rút ra được cho bản thân, vậy bạn thì sao, điều gì đã giúp bạn bừng tỉnh khi chứng kiến mối quan hệ từ căng thẳng đến ôn hòa của bà Phương và Vân? Như tôi sẽ luôn nhớ, điều quan trọng nhất gắn kết một mối quan hệ là sự chân thành.