The Dark Tower – Tòa tháp vẫn đứng vững nhưng lại sụp đổ trong lòng khán giả
The Dark Tower bảo vệ thế giới loài người sau mọi biến cố vẫn đứng vững trong phim. Nhưng đối với khán giả hâm mộ nguyên tác kinh điển của Stephen King đã hoàn toàn sụp đổ cùng tượng đài của mình. The Dark Tower có một chặn đường dài để đến được với...
The Dark Tower bảo vệ thế giới loài người sau mọi biến cố vẫn đứng vững trong phim. Nhưng đối với khán giả hâm mộ nguyên tác kinh điển của Stephen King đã hoàn toàn sụp đổ cùng tượng đài của mình. The Dark Tower có một chặn đường dài để đến được với màn ảnh rộng khi trải qua bao trắc trở, nhảy từ hãng này sang hãng khác, đổi chủ và dời lịch nhiều lần.Sau 10 năm, sự chờ đợi của fan hâm mộ cuối cùng cũng được đền đáp. Nhưng sự đền đáp đó lại không hề xứng đáng với một tác phẩm quá nhiều tham vọng và được khẳng định trước rằng nó sẽ không thành công.
Không khó đoán khi 8 quyển tiểu thuyết được nhào nặng và nhồi nhét vào 95 phút trên màn ảnh. Bộ tiểu thuyết có rất nhiều tình tiết không thể nào gói gọn được trong một bộ phim. Đây là nguyên nhân làm cho nội dung phim tuy dễ hiểu nhưng khán giả lại thấy vô cùng rời rạc. Đa số nội dung của The Dark Tower nằm trong những câu chuyện mà các nhân vật trong phim đã kể và khán giả dùng từng mảng miếng đó ghép nối, xâu chuỗi lại với nhau thành một mạch chính.
Ở 10 - 15 phút đầu tiên, tôi có thể công nhận rằng phim tạo được cho sự thú vị cũng như tò mò để theo dõi. Nhưng đến khi cậu nhóc vai chính Jake Chambers (Tom Taylor) bắt đầu hiểu ra mọi chuyện và quyết định hành động theo bản năng thì phim không còn gì mới lạ để xem. Nội dung phim đi theo một chiều thẳng đuộc, không lên không xuống, không hề có cao trào. Câu chuyện của phim thật sự không có gì mới, xuyên suốt từ đầu đến cuối tôi đều thấy nó rất quen thuộc, mọi thứ cũng như mô típ đã được các bộ phim khác sử dụng và nhai đi nhai lại đến chán chường. Cũng là những đề tài đó, cũng loại nhân vật đó, cùng một kiểu anh hùng đó. Điều có thể vớt vác lại chính là các Easter Egg đến từ vũ trụ của Stephen King. Bạn hẳn là sẽ phải săm soi rất kỹ và nhận ra những điều này nếu là một fan lâu năm của King.
Khán giả khó lòng dàn diễn viên cũng như nhân vật. Bạn có thể chê nhưng đối với diễn xuất của những tay gạo cội như Idris Elba hay Matthew McConaughey thì không thể nào cho là tệ được. Mấu chốt đều nằm ở phần kịch bản của phim. Phim đi quá nhanh và đưa những tình tiết lướt qua vô cùng hời hợt. Chẳng hạn như nhân vật Roland của Idris Elba phải nói là có một tạo hình cũng như thần thái cực chất, đúng chuẩn Xạ Thủ bụi bặm. Nhưng bằng một cách diễn giải nào đó, từnhân vật chính có tầm quan trọng nhất nhì, anh lại trở thành một vai phụ trong mắt khán giả. Thậm chí có người xem xong còn nói với tôi rằng, phim gì mà nhân vật chính lại xuất hiện quá muộn. Cái cách mà bộ phim thể hiện nhân vật Roland rất cẩu thả và gây cụt hứng. Nhiều khi bạn còn có cảm giác như nhân vật này bị cắt bớt đất diễn để dành cho các nhân vật khác. Nhưng càng xem thì lại thấy chẳng có nhân vật nào tỏa sáng cả.
Cậu nhóc Tom Taylor trong vai chính Jake Chambers thì không hề tệ. Cậu thể hiện được tròn trịa vai diễn của mình, một cậu nhóc thông minh, can đảm. Cậu còn thể hiện được sự đau khổ, giằng xé của một nhóc 11 tuổi phải mất đi người thân yêu duy nhất. Và rồi điểm trừ vẫn lặp lại, làm tròn trách nhiệm nhưng nội dung phim chưa đủ để đẩy nhân vật của Tom lên mức độ có thể gọi là toả sáng. Ngay cả Elba cũng như Tom dường như bị nội dung của phim nhấn chìm theo. Mối quan hệ của 2 nhân vật này sẽ là cứu tinh cho cả bộ phim. Tuy nhiên, nó lại được The Dark Tower thể hiện quá nhanh, đến mức khiến khán giả thấy thiếu thuyết phục bởi sự tin tưởng, gắn bó, trở thành một cặp đôi ăn ý của hai nhân vật. Phần này minh chứng cho việc các nhà làm phim quá tham vọng khi nhồi nhét toàn bộ tiểu thuyết của Stephen King vào một bộ phim. Giá như mối quan hệ của hai nhân vật chính được khai thác nhiều hơn nữa, nhiều tình tiết khiến họ kết nối và gắn chặt với nhau hơn nữa thì đây sẽ là một điểm sáng của phim.
Nhân vật phản diện Man in Black của Matthew McConaughey cũng không thoát khỏi số phận. Vẫn không thể chê được diễn xuất của anh nhưng cách thể hiện nhân vật thì vô cùng nhạt nhẽo, cố tỏ ra nguy hiểm, mà sự nguy hiểm đó lại làm chưa tới. Mỗi lần xuất hiện thì phải nói là vô đối, chỉ cần thì thầm vài câu vài chữ là sai khiến người này, giết chết người kia, thậm chí còn điều khiển được nhiều thứ xung quanh. Quá trời là quyền năng, xuất hiện lúc nào là có người chết ở đấy, có người sợ ở đó, cứ thế liên tục làm cho tôi có cảm giác vô cùng nhàm chán. Mạnh thế đấy chứ nhưng lại có khắc tinh, năng lực của Man in Black chả làm được cái vẹo gì với Xạ Thủ Elba cả, thậm chí còn bị diệt gọn ơ.
Nhân vật tuy không được thể hiện nhiều trong phim nhưng tôi lại có cảm tình nhất chính là nhà ngoại cảm Arra Champignon của mỹ nữ xứ Hàn Claudia Kim: xinh đẹp, nhẹ nhàng, yểu điệu chưa từng có. Một phần tôi thích chắc cũng do từ trước tới giờ trong nhiều bộ phim như thế này các bà đồng, nhà ngoại cảm đều là những người già cõi hoặc xấu xí, ghê rợn, mắt trắng trợn hay nhìn hung dữ.
Chê nhiều quá rồi, không phải nói như vậy là phim không có gì để xem. Với phần kỹ xảo đẹp, hình ảnh bắt mắt, âm thanh nghe cực phê, hoà trộn với những màn hành động bắn súng máu lửa, chắc chắn bạn sẽ hài lòng. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ bị cụt hứng nhé, vì những cảnh hành động diễn ra rất nhanh mà cũng không kéo dài.
Điểm thú vị ở trên tôi cũng đã nhắc đến, đó chính là các ẩn ý từ những nhân vật khác, truyện khác của Stephen King. Có vai trò là cầu nối và mở rộng vũ trụ với tên tuổi của Stephen King thì có lẽ The Dark Tower làm không tệ. Những chi tiết được cài cắm vào tuy không quá nổi bật nhưng lại rất hài hoà, không bị phô hay lỗi cố tình nhồi nhét. Bạn từng là một fan ruột của King thì sẽ nhận ra Easter Egg cực lớn của tên hề Pennywise từ It, hay Crimson King (đây là nhân vật xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Stephen King, là phản diện chính trong bộ tiểu thuyết The Dark Tower, xuất hiện lần đầu trong Insomnia,hay năm 2012 với tiểu thuyết Black House. Có thể đây sẽ là nhân vật lớn để kết nối các câu chuyện trong vũ trụ điện ảnh đang được mở của King), chú chó sát nhân Cujo, thậm chí còn có các nhân vật, các thứ đã từng và đang có phim riêng như Mr. Mercedes, Căn Phòng Ma Ám 1408, Nhà Tù Shawshank, Misery's Child, hay con số 19 quen thuộc mà Stephen King hay sử dụng trong tiểu thuyết của ông.
Nhìn chung, nếu bạn là một khán giả dễ tính, phim như thế nào cũng xem được, chỉ cần kỹ xảo hay, diễn viên đẹp là được thì The Dark Tower không đến nỗi tệ. Nhưng là một fan của Stephen King hay fan riêng của bộ tiểu thuyết The Dark Tower và mong rằng khi chuyển thể thành phim sẽ tạo nên một cú hit nào đó thì chắc là bạnthất vọng thôi. Bộ phim không hề thể hiện được tinh thần cũng như những thứ cốt lõi bên trong tiểu thuyết mà đơn thuần chỉ là câu chuyện con người đối mặt với hàng loạt nguy hiểm từ thế giới khác. Họ phải bảo vệ Toà Tháp Bóng Đêm, nếu không mọi tạo vật hung ác sẽ tràn lang sang thế giới loài người kèm theo nguy cơ bị tận diệt.
The Dark Tower – Tòa tháp vẫn đứng vững nhưng lại sụp đổ trong lòng khán giả
The Dark Tower bảo vệ thế giới loài người sau mọi biến cố vẫn đứng vững trong phim. Nhưng đối với khán giả hâm mộ nguyên tác kinh điển của Stephen King đã hoàn toàn sụp đổ cùng tượng đài của mình. The Dark Tower có một chặn đường dài để đến được với màn ảnh rộng khi trải qua bao trắc trở, nhảy từ hãng này sang hãng khác, đổi chủ và dời lịch nhiều lần.Sau 10 năm, sự chờ đợi của fan hâm mộ cuối cùng cũng được đền đáp. Nhưng sự đền đáp đó lại không hề xứng đáng với một tác phẩm quá nhiều tham vọng và được khẳng định trước rằng nó sẽ không thành công.
Không khó đoán khi 8 quyển tiểu thuyết được nhào nặng và nhồi nhét vào 95 phút trên màn ảnh. Bộ tiểu thuyết có rất nhiều tình tiết không thể nào gói gọn được trong một bộ phim. Đây là nguyên nhân làm cho nội dung phim tuy dễ hiểu nhưng khán giả lại thấy vô cùng rời rạc. Đa số nội dung của The Dark Tower nằm trong những câu chuyện mà các nhân vật trong phim đã kể và khán giả dùng từng mảng miếng đó ghép nối, xâu chuỗi lại với nhau thành một mạch chính.
Ở 10 - 15 phút đầu tiên, tôi có thể công nhận rằng phim tạo được cho sự thú vị cũng như tò mò để theo dõi. Nhưng đến khi cậu nhóc vai chính Jake Chambers (Tom Taylor) bắt đầu hiểu ra mọi chuyện và quyết định hành động theo bản năng thì phim không còn gì mới lạ để xem. Nội dung phim đi theo một chiều thẳng đuộc, không lên không xuống, không hề có cao trào. Câu chuyện của phim thật sự không có gì mới, xuyên suốt từ đầu đến cuối tôi đều thấy nó rất quen thuộc, mọi thứ cũng như mô típ đã được các bộ phim khác sử dụng và nhai đi nhai lại đến chán chường. Cũng là những đề tài đó, cũng loại nhân vật đó, cùng một kiểu anh hùng đó. Điều có thể vớt vác lại chính là các Easter Egg đến từ vũ trụ của Stephen King. Bạn hẳn là sẽ phải săm soi rất kỹ và nhận ra những điều này nếu là một fan lâu năm của King.
Khán giả khó lòng dàn diễn viên cũng như nhân vật. Bạn có thể chê nhưng đối với diễn xuất của những tay gạo cội như Idris Elba hay Matthew McConaughey thì không thể nào cho là tệ được. Mấu chốt đều nằm ở phần kịch bản của phim. Phim đi quá nhanh và đưa những tình tiết lướt qua vô cùng hời hợt. Chẳng hạn như nhân vật Roland của Idris Elba phải nói là có một tạo hình cũng như thần thái cực chất, đúng chuẩn Xạ Thủ bụi bặm. Nhưng bằng một cách diễn giải nào đó, từnhân vật chính có tầm quan trọng nhất nhì, anh lại trở thành một vai phụ trong mắt khán giả. Thậm chí có người xem xong còn nói với tôi rằng, phim gì mà nhân vật chính lại xuất hiện quá muộn. Cái cách mà bộ phim thể hiện nhân vật Roland rất cẩu thả và gây cụt hứng. Nhiều khi bạn còn có cảm giác như nhân vật này bị cắt bớt đất diễn để dành cho các nhân vật khác. Nhưng càng xem thì lại thấy chẳng có nhân vật nào tỏa sáng cả.
Cậu nhóc Tom Taylor trong vai chính Jake Chambers thì không hề tệ. Cậu thể hiện được tròn trịa vai diễn của mình, một cậu nhóc thông minh, can đảm. Cậu còn thể hiện được sự đau khổ, giằng xé của một nhóc 11 tuổi phải mất đi người thân yêu duy nhất. Và rồi điểm trừ vẫn lặp lại, làm tròn trách nhiệm nhưng nội dung phim chưa đủ để đẩy nhân vật của Tom lên mức độ có thể gọi là toả sáng. Ngay cả Elba cũng như Tom dường như bị nội dung của phim nhấn chìm theo. Mối quan hệ của 2 nhân vật này sẽ là cứu tinh cho cả bộ phim. Tuy nhiên, nó lại được The Dark Tower thể hiện quá nhanh, đến mức khiến khán giả thấy thiếu thuyết phục bởi sự tin tưởng, gắn bó, trở thành một cặp đôi ăn ý của hai nhân vật. Phần này minh chứng cho việc các nhà làm phim quá tham vọng khi nhồi nhét toàn bộ tiểu thuyết của Stephen King vào một bộ phim. Giá như mối quan hệ của hai nhân vật chính được khai thác nhiều hơn nữa, nhiều tình tiết khiến họ kết nối và gắn chặt với nhau hơn nữa thì đây sẽ là một điểm sáng của phim.
Nhân vật phản diện Man in Black của Matthew McConaughey cũng không thoát khỏi số phận. Vẫn không thể chê được diễn xuất của anh nhưng cách thể hiện nhân vật thì vô cùng nhạt nhẽo, cố tỏ ra nguy hiểm, mà sự nguy hiểm đó lại làm chưa tới. Mỗi lần xuất hiện thì phải nói là vô đối, chỉ cần thì thầm vài câu vài chữ là sai khiến người này, giết chết người kia, thậm chí còn điều khiển được nhiều thứ xung quanh. Quá trời là quyền năng, xuất hiện lúc nào là có người chết ở đấy, có người sợ ở đó, cứ thế liên tục làm cho tôi có cảm giác vô cùng nhàm chán. Mạnh thế đấy chứ nhưng lại có khắc tinh, năng lực của Man in Black chả làm được cái vẹo gì với Xạ Thủ Elba cả, thậm chí còn bị diệt gọn ơ.
Nhân vật tuy không được thể hiện nhiều trong phim nhưng tôi lại có cảm tình nhất chính là nhà ngoại cảm Arra Champignon của mỹ nữ xứ Hàn Claudia Kim: xinh đẹp, nhẹ nhàng, yểu điệu chưa từng có. Một phần tôi thích chắc cũng do từ trước tới giờ trong nhiều bộ phim như thế này các bà đồng, nhà ngoại cảm đều là những người già cõi hoặc xấu xí, ghê rợn, mắt trắng trợn hay nhìn hung dữ.
Chê nhiều quá rồi, không phải nói như vậy là phim không có gì để xem. Với phần kỹ xảo đẹp, hình ảnh bắt mắt, âm thanh nghe cực phê, hoà trộn với những màn hành động bắn súng máu lửa, chắc chắn bạn sẽ hài lòng. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ bị cụt hứng nhé, vì những cảnh hành động diễn ra rất nhanh mà cũng không kéo dài.
Điểm thú vị ở trên tôi cũng đã nhắc đến, đó chính là các ẩn ý từ những nhân vật khác, truyện khác của Stephen King. Có vai trò là cầu nối và mở rộng vũ trụ với tên tuổi của Stephen King thì có lẽ The Dark Tower làm không tệ. Những chi tiết được cài cắm vào tuy không quá nổi bật nhưng lại rất hài hoà, không bị phô hay lỗi cố tình nhồi nhét. Bạn từng là một fan ruột của King thì sẽ nhận ra Easter Egg cực lớn của tên hề Pennywise từ It, hay Crimson King (đây là nhân vật xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Stephen King, là phản diện chính trong bộ tiểu thuyết The Dark Tower, xuất hiện lần đầu trong Insomnia,hay năm 2012 với tiểu thuyết Black House. Có thể đây sẽ là nhân vật lớn để kết nối các câu chuyện trong vũ trụ điện ảnh đang được mở của King), chú chó sát nhân Cujo, thậm chí còn có các nhân vật, các thứ đã từng và đang có phim riêng như Mr. Mercedes, Căn Phòng Ma Ám 1408, Nhà Tù Shawshank, Misery's Child, hay con số 19 quen thuộc mà Stephen King hay sử dụng trong tiểu thuyết của ông.
Nhìn chung, nếu bạn là một khán giả dễ tính, phim như thế nào cũng xem được, chỉ cần kỹ xảo hay, diễn viên đẹp là được thì The Dark Tower không đến nỗi tệ. Nhưng là một fan của Stephen King hay fan riêng của bộ tiểu thuyết The Dark Tower và mong rằng khi chuyển thể thành phim sẽ tạo nên một cú hit nào đó thì chắc là bạnthất vọng thôi. Bộ phim không hề thể hiện được tinh thần cũng như những thứ cốt lõi bên trong tiểu thuyết mà đơn thuần chỉ là câu chuyện con người đối mặt với hàng loạt nguy hiểm từ thế giới khác. Họ phải bảo vệ Toà Tháp Bóng Đêm, nếu không mọi tạo vật hung ác sẽ tràn lang sang thế giới loài người kèm theo nguy cơ bị tận diệt.