Những mô tuýp sai lầm trong anime BL gây ấn tượng xấu trong mắt người qua đường
(c) YouTube
Trong anime Love Stage!!, Izumi và Ryoma là đôi tình nhân gặp nhiều trắc trở. Vì hiểu lầm về cách ăn mặc, chàng nghệ sĩ điển trai Ryoma phát hiện ra tình yêu thời thơ ấu của mình, Izumi, thật ra là con trai. Khi anh biết rằng mình có tình cảm với một người con trai, Ryoma đến nhà Izumi ép Izumi cởi đồ… và cưỡng hiếp Izumi.
Đây là một cảnh gây chấn động đối với một anime đã quảng cáo bản thân là một câu chuyện ngọt ngào. Phần mở đầu và các hình ảnh chính hường phấn và đầy cỏ hoa của Love Stage!! không hề cho thấy đây là một bộ phim có liên quan đến lạm dụng tình dục.
Không chỉ trong Love Stage!!, cảnh này dường như là một phần của các anime shounen-ai hay còn gọi là “boys love”. Crunchyroll, và các dịch vụ chiếu anime khác đều đầy rẫy những bộ phim như thế này, và chúng đều có những cái tên tương tự nhau: Love Stage!!, Super Lovers, World’s Greatest First Love.
(c) Fandom
Bề ngoài các anime boys love là những câu chuyện đam mỹ kể về những chàng trai trẻ có tình cảm với người đồng giới, nhưng những câu chuyện này nhanh chóng trở nên “đen tối”. Hầu hết các anime shounen-ai đều gặp thực trạng này, vì họ ỷ lại vào những phép tượng hình.
Fan anime có nhận thức khá nhiều về việc những mô-típ này thịnh hành như thế nào. Chúng có trong tất cả anime, từ Dragon Ball Z, My Hero Academia, cho đến Yu-Gi-Oh.
Những mô-típ trong anime có thể rất nhẹ nhàng, như các học sinh trung học chạy trên đường cùng với miếng bánh mì đang gặm trong miệng. Cũng có một số lúc nó sẽ đi theo trào lưu “fan service”, như việc thay đổi trang phục của các nhân vật nữ có phép thuật.
Nhưng anime lãng mạn cũng có mô-típ riêng, nhưng là chuyện “thẳng” hay “cong” của các chàng trai. Và với shounen-ai, những mô-típ này thể hiện cách nhìn lệch lạc về mối quan hệ của các đồng tính nam.
Dưới đây là những mô-típ thường gặp trong các anime boys love.
MÔ-TÍP 1: HAI CHÀNG TRAI CÁCH NHAU NHIỀU TUỔI
Một trong những chủ đề dễ nhận ra nhất là cặp đôi chính có cách biệt tuổi tác. Trong một mối quan hệ thường sẽ phân biệt ra seme (công) và uke (thụ), cũng tạo ra sự phân biệt về sức mạnh.
Điều này không có gì là sai, nhưng trong anime BL thì nhân vật uke thường rất trẻ. Có thể là người đã trưởng thành, hoặc chỉ ở độ tuổi teen, nhưng họ có cơ thể của một chàng trai mới lớn. Điều này rất dễ nhận ra như là một cậu trai 16 tuổi lại trông như một đứa nhỏ 12 tuổi.
(c) Studio Deen
Có một khuôn mẫu sai lầm rằng những người đàn ông đồng tính là những tên động vật ăn thịt, luôn “đi săn” những cậu trai trẻ tuổi. Thuật ngữ “người tuyển dụng” chỉ những người đồng tính nam có tuổi lôi kéo những trai thẳng bước vào con đường “lầm lỡ”.
Các anime cũng truyền tải những khuôn mẫu sai bản chất như việc người nằm dưới trong một mối quan hệ đồng tính nam là “phụ nữ”. Nhân vật uke thường quá mỏng manh và yếu đuối, không thể nào kháng cự lại trước sự lấn lướt của seme. Nhân vật uke thường có làn da mềm mại, ẻo lả, và nhiều lúc còn được giọng nữ lồng tiếng. Ngoài sự hiểu lầm sai lệch này, nó còn dẫn tới cảm giác nhàm chán cho các khán giả về các nhân vật đồng tính nam.
MÔ-TÍP 2: TẤN CÔNG TÌNH DỤC
Với bất kỳ anime shounen-ai nào, thường bạn sẽ không phải đợi lâu mới thấy những cảnh tấn công tình dục. Với mỗi người, nhân vật seme thường dán vào cơ thể nhân vật uke và đè họ lên một thứ gì đó. Thường thì việc này sẽ dẫn đến một cảnh bạo lực được xem là đùa giỡn, và hầu hết các nhân vật “bị tấn công” sẽ cố gắng thoát khỏi tình huống đó, rồi tình huống này sẽ được tiếp tục trong tập tiếp theo.
Dù cho nhân vật đó có bị tổn thương tinh thần vì trải nghiệm này thì các nhân vật khác cũng không tỏ ra thương hại gì. Trong Love Stage, bạn bè và gia đình của Izumi hoàn toàn lờ đi sự việc cậu bị “tấn công” bởi vì cậu chẳng bị tổn hại gì, và họ cho rằng việc Izumi bị tấn công chỉ như “vết muỗi cắn” thật khôi hài và phẫn nộ làm sao!
Nếu một chuyện tình bắt đầu bằng việc bị cưỡng hiếp thì có khác gì rác rưởi đâu.
Thật đau lòng khi nhìn thấy một nhân vật miêu tả người đàn ông của mình cưỡng hiếp mình bởi vì... tình yêu, điều này tạo nên một ví dụ không đẹp về tình yêu đồng tính dễ khiến người khác học theo. Nó truyền tải thông điệp rằng người bị cưỡng hiếp nên mở lòng với người cưỡng hiếp mình, và nếu như nạn nhân yêu người đó đủ nhiều, thì chuyện cưỡng hiếp sẽ trở thành tình yêu. Thật lòng mà nói đây là một thông điệp khá nguy hiểm.
(c) J.C.Staff
Tại sao đây lại là vấn đề nghiêm trọng? Nếu Boruto mở đầu với cảnh Naruto cưỡng ép Hinata thì sẽ không có ai phàn nàn, nhưng nếu đặt nó trong một bộ anime tình cảm thì sự hài lòng này sẽ bị quẳng vào thùng rác ngay.
Đây là điều hư cấu trong truyện nhưng có thể khiến mọi người bất đồng vì cưỡng hiếp là một vấn đề có thật. Hơn nữa điều này gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề văn hóa quá mức cởi mở của Nhật Bản dẫn đến cảnh các nạn nhân bị cưỡng hiếp không thể cáo trạng. Một nghiên cứu của văn phòng Nội các năm 2014 cho thấy chỉ có 4% nạn nhân của các vụ tấn công tình dục báo lại với cảnh sát, và rất ít trong số đó khởi tố thành công.
MÔ-TÍP 3: CÁC NHÂN VẬT CHÍNH KHÔNG THỰC SỰ LÀ GAY
Trong đa số các anime shounen-ai, seme và kể cả uke, thường mở đầu với giới thiệu bản thân là trai thẳng. Họ thích phụ nữ, và thậm chí cũng đã hẹn hò với phụ nữ. Họ không phải gay, họ chỉ có tình cảm với một người đàn ông cụ thể, và từ đó mới thay đổi tính hướng.
Thực ra tôi có thể ủng hộ một anime nói về nhân vật bi hoặc pansexual (người toàn tính), nhưng đó không phải là ấn tượng mà bộ phim tạo ra. Các nhân vật hầu như chỉ toàn tự nhận mình là trai thẳng. Bởi vì shounen-ai và yaoi là dành cho khán giả “gái thẳng”, và trái ngược với gay, các nhân vật trong phim thường độc thân. Họ không phải gay bởi vì trong mắt truyền thông Nhật Bản, gay thường trông lạ lùng và hành động kì quặc.
(c) Mad House
Bởi vì không làm các nhân vật chính thành gay, shounen-ai sẽ làm các nhân vật phụ thành gay. Đôi lúc anime phân biệt rất rõ ràng, thể hiện những khuôn mẫu sai lầm và phản cảm của giới gay khi so sánh với cặp đôi chính. Điều này phù hợp với những câu chuyện tình trắc trở rất phổ biến trong các anime lãng mạn, nhưng nó tạo rào cản cho những mối quan hệ đồng tính nam không thể bình thường hóa.
MÔ-TÍP 4: NHÂN VẬT CHÍNH BỊ TỔN THƯƠNG TINH THẦN
Các chàng trai nghèo trong anime shounen-ai thường hay bị tổn thương về tâm lý. Có thể họ đã nhìn thấy cha mẹ chết ngay trước mắt. Hoặc họ có mọt tuổi thơ không mấy vui vẻ và không thể nào vượt qua. Hoặc cũng có thể họ được nuôi dưỡng bởi… sói.
Mọi người nên biết rằng các chàng trai không trở thành gay bởi vì họ là otaku, hay bởi vì họ có thân hình nhỏ nhắn, hay họ bị một đứa con trai khác bắt nạt ở trường. Việc tạo ra những nhân vật nam trong shounen-ai mỏng manh, yếu đuối và bị tổn thương tâm lý khiến mọi người cho rằng các đồng tính nam không được bình thường. Nhiều người cho rằng họ bị lệch lạc và tổn thương nên mới yêu một người đồng giới. Chuyện này cực kỳ sai lầm và cho ta thấy có nhiều người đến tận thời đại này vẫn thiếu hụt kiến thức về xu hướng tình dục.
KẾT
Nói những khuôn mẫu tiêu cực này là một phần của văn hóa Nhật thật sự là một sự xúc phạm đối với người bản xứ, như thể sự kỳ thị đồng tính là một truyền thống được tôn vinh cùng thời gian, giống shogi hoặc kiếm đạo.
Dù rằng như thế thì họ cũng có những anime và manga truyền tải những thông điệp tích cực như Yuri!! on ICE lấy đề tài về thể thao để kể nên một câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp. Hoặc manga My Brother’s Husband của Gengoroh Tagame vừa là ví dụ về mối quan hệ đồng tính nam và sự khác biệt giữa Nhật Bản và phương Tây trên nhiều vấn đề xã hội.
Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ được xem nhiều anime thể hiện những khía cạnh tốt đẹp và nhân văn của nhiều kiểu người khác nhau.
Nguồn: Fandom