Top Khép lại một năm đầy biến động, viết cho Johnny Kitagawa – Ông trùm quyền lực nhất xứ Phù Tang

Khép lại một năm đầy biến động, viết cho Johnny Kitagawa – Ông trùm quyền lực nhất xứ Phù Tang

Đăng vào ngày trong Tin tức 1848

Ngày 09/07/2019 đã trở thành một ngày không bao giờ quên của giới mộ điệu nghệ thuật thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Johnny Kitagawa, ông trùm của nền âm nhạc Nhật Bản, chính thức từ biệt cuộc sống vĩ đại của mình sau một cơn đột quỵ. Đối với nhiều người, cái chết bất ngờ của ông tựa như khoá nhạc trong bản hoà tấu biến mất…

Ở đây có papa tạo vũ trụ âm nhạc

johnny kitagawa

Có một nhà phê bình âm nhạc từng cho rằng, Johnny Kitagawa đã “làm hỏng” cả nền âm nhạc Nhật Bản đặc sắc khi tạo ra những chàng trai đẹp mã nhún nhảy hát tình ca trên sân khấu. Ý kiến ấy phần nào đúng, nhưng phần sai nhiều hơn vì những gì mà những chàng trai được gọi là “thần tượng” ấy mang đến cho âm nhạc Nhật Bản, dường như cũng vượt qua khỏi không gian và thời gian mất rồi. Và dĩ nhiên, công đầu thuộc về papa của họ - Johnny Kitagawa.

Ông chính là người “nhào nặn” cả một vũ trụ đầy tinh tú với những cái tên đình đám như Hikaru Genji, SMAP, Tokio, V6, Arashi… của thế hệ trước, và bây giờ là NYC, Kis-My-Ft2, King&Prince… Johnny Kitagawa đã từ lâu được các nghệ sĩ của công ty, thế hệ fan Jbiz trìu mến gọi bằng papa. Papa là cái tên tượng trưng cho kẻ thống trị vũ trụ âm nhạc, làm thay đổi cả Jpop. Có lẽ, ông là số ít những người trên thế giới này có lượng fan và anti fan ngang ngửa nhau. Thậm chí, tin tức về cái chết của ông đã lan truyền ra ngoài khi ông vẫn còn thở. Người ta ghét ông đến độ sẵn sàng lan truyền những tin tức ác ý nhất cho ông, và cầu mong cái chết của ông là sự thật, để chứng minh tin tức họ đưa ra là đúng. Nhưng chỉ đến khi Papa thật sự mất đi rồi, người ta mới chợt nhận ra rằng, gia tài mà papa để lại không còn được tính bằng yên nữa, mà còn bằng những giá trị văn hóa và tinh thần to lớn không bút mực nào thống kê được.

Đến lúc này, người ta thi nhau lục tìm bản tiểu sử dài dằng dặc về một vĩ nhân nửa thế kỷ gắn liền với Johnny’s Jimusho. Năm 2019 khép lại, Nhật Bản và thế giới thật sự đã mất đi một điều gì quý giá. Chúng ta hãy nhìn vào bức chân dung papa Johnny qua những điều chân thực nhất nhưng cũng ít ai biết đến nhất.

Được khai sinh với cái tên John Hiromu Kitagawa, papa chào đón cuộc đời và thuở thiếu thời ở Los Angeles, chuyển về Nhật lập nghiệp vào năm 21 tuổi. Như một thói kỳ tài giữa trần đời, tuổi trẻ của Johnny khá ngộ kì, tự xây đắp cho mình một thế giới riêng đằng sau sân khấu. Báu vật sơ khai của cuộc đời papa chỉ đơn giản là những năm trung học làm trợ lý sản xuất âm nhạc tại Nhà hát Ernie Pile. Có lẽ duyên số với những nốt nhạc trên sân khấu cũng bắt đầu từ đây.

Người tạo ra vũ trụ âm nhạc Nhật Bản

Chẳng phải tài năng nghệ thuật thiên bẩm, tố chất làm âm nhạc sơ khai của papa bộc lộ qua tầm nhìn sau cánh gà những năm trung học và tính kỷ luật của người làm cố vấn chính trị sau khi tốt nghiệp đại học. Năm 1962, khi 31 tuổi cận kề cũng là lúc ông tiến sát hơn với âm nhạc Nhật Bản thông qua… vị trí huấn luyện viên đội bóng chày Washington Apartement House ở Yoyogi. Cột mốc ban đầu sẽ còn kì lạ hơn nếu bạn biết rằng chính bốn thành viên trong đội bóng chày đó đã khiến papa thành lập nhóm nhạc đầu tiên mang tên mình và công ty Johnny & Associates ra đời ngay sau đó.

Hơn nửa cuộc đời của papa dành để khởi đầu thanh xuân cho bạn

johnny kitagawa

Năm 1967, Four Leaves mở màn – tựa như bản hit đầu tiên trong chuỗi thành công của nhà máy chuyên sản xuất nhóm nhạc gây bão. Bốn thành viên Four Leaves đều chơi thể thao rất giỏi, mang đến một chiều hướng hoàn toàn mới cho âm nhạc pop những năm 70 ở Nhật.

Bất chấp sự độc quyền của công ty Johnny & Associates, người hâm mộ nhạc pop chưa bao giờ mệt mỏi với những “bí mật” sắp “bật mí” của papa và luôn háo hức chờ đợi “mầm non” trẻ tuổi từ Johnny's World sẽ góp mặt trong các chương trình tạp kỹ để xem họ có xứng đáng trở thành lớp kế thừa tiếp theo hay không.

Công thức thành công của papa là một nhóm nhạc phải xuất hiện thật nhiều trên TV. Papa là người tạo nên văn hoá “xem” nhạc ở Nhật, người hâm mộ ủng hộ sản phẩm của SMAP, Arashi… không phải bằng cách nghe các bài hát, mà còn trên các chương trình TV và sự kiện trực tiếp, ví von như hội những cậu bé nhà bên hay sang chơi nhà, nhóm nhạc sẽ được khán giả nhớ tới nhiều hơn…

johnny kitagawa

Thanh xuân của thế hệ 7X Nhật Bản là những nhóm ca knicker-wettingly nổi tiếng như Four Leaves, Tanokin Trio, Ninja, Shibugakitai hay Hikaru Genji. Thanh xuân của thế hệ 8X Nhật Bản sao thiếu SMAP, rồi đến những V6, Kinki Kids, Tokio… Những nhóm nhạc về sau không còn do papa lựa chọn nữa, nhưng ai cũng thấy rất rõ dáng dấp và tâm tư của papa đặt vào trong đó. Papa chưa bao giờ từ bỏ hai chữ “đào tạo”, thậm chí người ta đồ rằng ông đã quá già, không còn đủ sức để quản lý, rằng vương triều Kitagawa phải nhường ngôi cho người khác, thì cũng là lúc Papa âm thầm tìm truyền nhân tiếp tục sự nghiệp “trồng người”. Và Takizawa Hideaki chính là người đấy. Từ một idol của nhà Johnny, anh dần trưởng thành và giờ đây đã tiếp quản lý tưởng của papa, tiếp tục nâng đỡ những tài năng trẻ tuổi, chắp cho họ đôi cánh bay đến bầu trời cao rộng.

YOU nợ papa một lời cảm ơn…

Johnny & Associates đã cho ra đời những bài hát được yêu thích không chỉ bởi các fan nữ mà còn bởi cả nam giới, ở Nhật Bản và nước ngoài. Độc đáo nhưng phổ biến, gợi cảm nhưng hài hước, papa hiểu pop một cách hoàn hảo từ lúc đặt tựa đề đến khúc trình diễn. Tất cả không chỉ tạo nên thanh xuân của giới trẻ, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho các công ty âm nhạc khác trên thế giới.

Papa đúng nghĩa chỉ là người làm việc phía sau hậu trường, khi gần cuối đời mới đồng ý chính thức công khai hình ảnh của mình cho công chúng. Một phần lý do là vì Jrs. ưu tú, ông tin rằng vòng audition tiết lộ bản chất thần tượng chứ không phải để tiết lộ danh tính ngài Johnny vĩ đại. Papa không giới thiệu tên mình trong buổi thử giọng nhằm xác định xem thí sinh có thay đổi thái độ bằng cách nhìn vào mặt người khác.

Mặc dù vậy, đâu đó YOU chắc còn những hồ nghi về người papa này – nghiêm khắc đến bảo thủ với những đứa con của mình. YOU từng bức xúc khi nghe câu chuyện lương căn bản trong hợp đồng của Johnny dành cho một ngôi sao chỉ bằng viên chức thêm tí hoa hồng. Johnny thiên vị, có thể cho người này được biểu diễn còn người kia thì không. YOU cảm thấy bất công với thần tượng, khi họ đánh đổi tuổi trẻ và đột nhiên bị đào thải, mấy ai mà may mắn sau khi rời Johnny’s tiếp tục gặt hái thành công trong sự nghiệp.

Cách đối xử của papa không phải là thiên vị với người này người kia, mà là từng người ông sẽ có cách đối nhân xử thế khác nhau. Nếu không thế, thì chắc các nhóm nhạc của papa không tồn tại lâu như vậy, cũng không có thêm rất nhiều thế hệ Jrs. tiếp nối phía sau. Là một người yêu âm nhạc và có niềm đam mê nghệ thuật, papa tôn trọng bản sắc cá nhân của mỗi nghệ sĩ, không bó buộc họ theo bất cứ khuôn mẫu nào, thậm chí không cần trả phí đào tạo và muốn học hay không cũng không ai ép, chính vì thế mà các nhóm nhạc nhà Johnny’s luôn nổi bật với những phong cách khác biệt.

Sự sáng tạo, đam mê và tận tuỵ sau ánh hào quang sân khấu của người nghệ sĩ có thể là một món quà trời phú, nhưng cũng có thể thu về những lời thị phi, dèm pha… Dù là gì sau tất cả Johnny Kitagawa, ở tuổi 87, papa bỏ lại sau lưng tất cả những thị phi, những di sản những vì tinh tú…. Khi mà giới trẻ có tất cả từ nhóm nhạc toàn năng, đến những ca khúc bắt tai giới yêu âm nhạc, thì chúng ta lại không còn papa… #ThankyouJohnnysan

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."