Idol - Định nghĩa thế nào cho đúng? (P1)
Hầu hết các ca sĩ idol Nhật Bản theo dòng nhạc pop, là thể loại ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng vì nhiều idol chuyên hát những ca khúc đáng yêu và dễ cảm, có thể nói rằng họ đã tạo ra một dòng nhạc của riêng họ. Những bài hát của họ thường không đòi hỏi cao về kỹ thuật thanh nhạc; sức hút của họ phần lớn đến từ sự hấp dẫn của hình ảnh đẹp trước công chúng. Các idol thường không được xem là những ca sĩ, diễn viên lực thực. Kết quả là nhiều ngôi sao trẻ hiện nay không chấp nhận danh hiệu "idol" để được công nhận là nghệ sĩ chuyên nghiệp chứ không phải là do được hâm mộ, tôn sùng.
AKB48 - Nhóm nhạc có đông thành viên nhất và cũng là nhóm nhạc có sự thay đổi về thành viên nhiều nhất
Sự mơ hồ của thuật ngữ
Mặc dù các idol được định nghĩa là "những ngôi sao nam/nữ được đào tạo và bước vào làng giải trí ở độ tuổi còn rất trẻ", nhưng cũng có nhiều idol vượt qua ranh giới của một định nghĩa như vậy, ví dụ như các thành viên của SMAP và Arashi, với độ tuổi ngoài 30 đến hơn 40 tuổi, hoặc có những idol chủ yếu chỉ hoạt động trên mạng.
Thuật ngữ này được thương mại hóa bởi các công ty quản lý nghệ sĩ Nhật Bản, nơi tổ chức thi tuyển những chàng trai, cô gái không có hoặc có rất ít kinh nghiệm trong ngành giải trí và đào tạo họ như là những idol, thường là kiểu các ngôi sao được hâm mộ nhờ vào vẻ trong sáng ngọt ngào, và có một lượng người theo dõi cuồng nhiệt. Việc nghệ sĩ được xếp vào dạng idol tùy thuộc vào cách anh ấy/cô ấy bước vào ngành giải trí và liệu anh ấy/cô ấy có được quảng bá là idol hay không. Một số công ty giải trí (đa số là sản xuất âm nhạc) và các dự án âm nhạc chuyên tập trung vào các idol, và họ tự động lên kế hoạch cho tất cả những ai ký hợp đồng với họ theo công thức tạo ra idol. Những dự án âm nhạc của các idol như thế có lượng fan theo dõi ổn định, ví dụ các fan ưu ái phong cách của một dự án đặc biệt mà họ ủng hộ. Nhưng những công ty lớn có thể lựa chọn, ví dụ như, không biến một nhóm nhạc pop mới mà họ đào tạo thành nhóm idol. Kết quả là có những nhóm nhạc nam, nữ cũng có cùng lượng fan hâm mộ nhưng không phải là idol theo như hồ sơ chính thức của họ.
Speed - Nhóm nhạc nữ được yêu thích khi trình bày nhạc phim Itazura na Kiss
Lịch sử
Hiện tượng idol bắt đầu từ đầu những năm 1970, phản ánh cơn sốt cuồng nhật của người Nhật với ca sĩ Sylvie Vartan trong bộ phim Pháp Cherchez I'idole năm 1963, được công chiếu ở Nhật vào năm 1964 với tựa tiếng Nhật là Aidoru wo Sagase. Sau đó thuật ngữ này đã được dùng để chỉ những nữ ca sĩ, diễn viên, hoặc cả những ca sĩ nam có ngoại hình xinh xắn. Các cô gái và những chàng trai tuổi teen, thường là từ 14 đến 16 đối với nữ và từ 15 đến 18 đối với nam, bắt đầu bắt đầu vụt sáng. Đặc biệt, Yamaguchi Momoe đã là một ngôi sao lừng lẫy cho đến khi kết hôn và giã từ sự nghiệp vào năm 1980. Giai đoạn thập niên 1980 là thời kỳ các idol thống trị làng nhạc pop, và được gọi là "thời hoàng kim của các idol Nhật Bản". Chỉ trong một năm, có thế có đến 40, 50 idol xuất hiện, rồi vụt tắt chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Một số ít các idol của thời kỳ này, như Matsuda Seiko, vẫn còn rất được yêu thích.
Vào những năm 1990, danh tiếng của các nữ idol Nhật Bản bắt đầu tàn lụi, khi ngành công nghiệp âm nhạc chuyển sang các ca sĩ biết chơi nhạc cụ, ca sĩ nhạc rock, những người mà âm nhạc của họ mới là yếu tố ăn khách hơn là ngoại hình hoặc vẻ thuần khiết, cũng như với những thể loại khó tuân theo vẻ đẹp truyền thống, chẳng hạn như nhạc rap. Cùng lúc đó, danh tiếng của các nam idol Nhật, chẳng hạn như SMAP, Kinki Kids, Tokio và V6, bắt đầu nổi lên. Họ được yêu thích cuồng nhiệt ở Hồng Kông và Đài Loan. Thập niên 1990 bắt đầu có sự đa dạng hóa và thay vì chỉ có vài thần tượng ít ỏi cạnh tranh nhau về tiếng tăm, thị trường đã có sự phân chia khi có nhiều idol với những nét cá tính riêng biệt. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng sử dụng từ "idol" theo nghĩa rộng hơn này là không chính xác, và một idol theo định nghĩa phải có lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt, một điều mà những người mẫu tạp chí nhỏ nhoi không thế có được. Giữa thập niên 1990, độ tuổi của các idol trở nên nhỏ hơn trước đó, và các nhóm idol như Speed và Morning Musume bắt đầu nổi bật.
Các idol cũng tham gia cố định vào vô số anime bằng cách hát các ca khúc mở đầu hoặc cuối phim, dù những ca khúc ấy chẳng mấy liên quan đến bộ phim. Một số nghệ sĩ thử sức với vai trò diễn viên lồng tiếng cũng bắt đầu được yêu thích. Thậm chí hiện nay vẫn còn một số idol tham gia vào ngành video game, dù không phải ai cũng thành công.
Arashi - Nhóm nhạc thần tượng thành công nhất nhì của JE
Các idol hiện đại
Thập niên 2000 chứng kiến danh tiếng vươn lên của các nhóm idol như Arashi, một nhóm nhạc nam thành lập năm 1999 và được đào tạo bởi Johnny & Associates, Inc., công ty quản lý nam idol lớn nhất ở Nhật. Năm 2002 thì có thêm Hello! Project Kids, nhóm nhạc sau đó đã lập ra nhóm thần tượng Berryz Kobo thuộc Hello Project, và °C-ute, nhóm nhạc chị em của Morning Susume. Trong Kohaku Utagassen năm 2007 của đài NHK, "nhóm idol từ Akihabara" AKB48, "Otaku idol" Nakagawa Shoko, và "idol của nước Mỹ" Leah Dizon cùng biểu diễn một liên khúc mang tên "Special Medley: Latest Japan Proud Culture", và được giới thiệu là "các idol Akiba-kei".
Trong những năm sau đó có thêm nhiều nhóm idol xuất hiện; Momoiro Clover, S/mileage (một nhóm khác của Hello! Project), SKE48 (nhóm nhạc đàn em của AKB48), Tokyo Girls' Style và nhiều nhóm khác cùng debut. Một nhóm nhạc do đài truyền hình sản xuất là Idolling!!! có chương trình riêng trên Fuji TV và đạt được tiếng tăm nhất định. Cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các idol Nhật Bản được gọi là "idol sengoku jidai" (thời đại idol giao chiến). Năm 2002 nhóm Momoiro Clover đổi tên thành Momoiro Clover Z và nổi như cồn. Momoiro Clover Z được xếp là nhóm nữ idol được yêu thích nhất từ năm 2003 đến 2005, nổi tiếng nhờ những màn biểu diễn vũ đạo sôi động. Họ chú trọng vũ đạo, biểu diễn những pha nhào lộn, và kết hợp cả các yếu tố múa ba lê, thể dục, và phim hành động. Cũng như nhiều nhóm idol Nhật khác, Momoiro Clover Z dùng màu sắc để các thành viên được nhận diện dễ dàng hơn, cũng như thể hiện tính cách từng cá nhân rõ nét hơn.
Nguồn
(còn tiếp)