Hóng Duy nhất một Hamasaki Ayumi là không đủ cho các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ở Nhật

Duy nhất một Hamasaki Ayumi là không đủ cho các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ở Nhật

Đăng vào ngày trong Tin tức 948

Spotify, Apple Music... đang rất thịnh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn chưa thể thành công tại Nhật, nơi có ngành âm nhạc phát triển sôi động.


(c) Avex

Hamasaki Ayumi đã có những tháng ngày tươi đẹp khi cô còn là một siêu sao J-pop, nhưng đến bây giờ cô vẫn còn một chút tầm ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta có thể quan tâm đến sản phẩm phát hành mới nhất của cô, bộ 5 bài hát "Trouble" sẽ xuất hiện trên các diễn đàn nghe nhạc trực tuyến sớm hơn một chút so với các cửa hàng bán đĩa. Đó là một chiến thắng cho các công ty còn non trẻ bước vào thị thường Nhật Bản như Spotify và Apple Music phải không nào?

Không hẳn vậy. Khi được phát hành vào ngày 06/08, Trouble đã thu hút sự chú ý của đông đảo thính giả, một thành tích không tồi. Album khá thành công trên các diễn đàn trực tuyến và đứng ở vị trí thứ 24 trên bảng xếp hạng album hàng đầu của Apple Music tại thời điểm viết bài. Nhưng sản phẩm mới nhất của Hamasaki thực sự chỉ là một lời nhắc nhở cho tất cả các sản phẩm âm nhạc đình đám khác vẫn chưa khả dụng trên những nền tảng này.

Các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến được cho là sẽ thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc của Nhật Bản, dịch vụ này được khởi nguồn từ các nhà truyền giáo công nghệ và những người ngán ngẩm vì phải mua CD với giá đắt đỏ. Năm 2018, một vài năm sau khi các dịch vụ nhạc trực truyến ra mắt ở đất nước này, hiện trạng phần lớn vẫn không thay đổi. Kênh âm nhạc kỹ thuật số duy nhất đang phát triển mạnh mẽ đó là YouTube, là kênh ưu tiên hàng đầu dành cho những người xem trẻ tuổi không chỉ yêu thích âm nhạc mà còn là mọi hình thức giải trí khác. Đáng buồn thay, trải nghiệm về dịch vụ trực tuyến vẫn còn dang dở.

Nguyên nhân do đâu? Nhiều sản phẩm phát hành lớn nhất của J-pop không được tải lên cùng thời điểm lên kệ ở các cửa hàng bán đĩa, tương tự với thời kỳ các hãng âm nhạc Nhật Bản cố gắng tạo ra những nền tảng nghe nhạc trực tuyến của riêng họ - vẫn là lợi nhuận đi đầu, tiện nghi theo sau. Thật trùng hợp, một trong những tên tuổi lớn đầu tiên phát nhạc của họ trên một dịch vụ nghe nhạc trực tuyến chính là Hamasaki, với album M(a)de In Japan năm 2016 xuất hiện độc quyền (ít nhất cũng trong một khoảng thời gian giới hạn) trên dịch vụ phát trực tuyến AWA của Avex.


Wanima - (c) Pizza of Death Records

Năm 2018 không có nhiều thay đổi. Một số album bán chạy nhất trong năm là của ban nhạc pop-punk mới nổi Wanima, được thành lập bởi ca sĩ kiêm nhạc sĩ J-pop Utada Hikaru và nhóm rocker tên tuổi The Oral Cigarettes. Các album nhạc tuyển của Matsutoya Yumi và, mới gần đây, Southern All Stars có doanh thu ăn khách và trở thành tiêu điểm của nhạc đàn J-pop. Sau đó là đến thế giới các idol Johnny's, và Yonezu Kenshi, nghệ sĩ từng đột phá lớn vào năm 2017.

Sản phẩm mới gần nhất của những nghệ sĩ kể trên không hề xuất hiện trên các dịch vụ trực tuyến trong nước, mặc dù một số đã xuất hiện ở nước ngoài - một dấu hiệu cho thấy các hãng âm nhạc Nhật Bản hiểu rõ rằng Apple Music, chứ không phải các cửa hàng bán đĩa, chính là cách để cho nền âm nhạc Nhật Bản có thể tiếp cận người hâm mộ ở nước ngoài.

Một lập luận phổ biến ủng hộ cho việc nghe nhạc trực tuyến đó là, với mức giá thấp bạn có thể truy cập bài hát dường như không giới hạn. Tuy nhiên, điểm thu hút thực sự cho các dịch vụ này là sự tiện lợi - dễ dàng truy cập vào những gì bạn muốn. Ở Mỹ, nếu một thương hiệu lớn không phát hành một album thông qua phát trực tuyến trong tuần đầu tiên, rất có khả năng đó sẽ là một mối nguy. Đối với nhiều người, các dịch vụ này là điểm dừng chân đầu tiên của những ca khúc mới, đến mức rapper Drake đã tìm cách quảng cáo album mới nhất trên Spotify bằng cách cho hình ảnh của mình xuất hiện nhan nhản khắp nơi trên trang chủ website.

Vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ Nhật Bản tên tuổi - Keyakizaka46, One OK Rock, đại gia đình EXILE... - đã đưa dịch vụ trực tuyến vào kế hoạch ra mắt sản phẩm âm nhạc, nhưng dường như phát trực tuyến không mang đến sự đảm bảo cho ngành công nghiệp này, do phí chi trả thấp (thực tế các nghệ sĩ trên vẫn có thể bán một lượng lớn đĩa CD và có lẽ đó là lý do đủ để tránh những rủi ro trong dịch vụ phát trực tuyến này).


Mr. Children - (c) Toy's Factory

Tuy nhiên, khi nhìn vào mạng lưới trực tuyến ở Nhật Bản, việc thiếu cập nhật các bản nhạc mới của những nghệ sĩ hàng đầu sẽ là một rào cản lớn để thuyết phục khách hàng đăng ký. Trong năm nay, âm nhạc kỹ thuật số phát triển thông qua những bản nhạc đầy hoài niệm, như các album lâu đời của Utada và Mr. Children đang phát trực tuyến khá nhiều. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, bài Hatsukoi mới nhất của Utada vẫn mất hút trên các dịch vụ phát trực tuyến và không rõ liệu album mới của Mr.Children trong tháng 10 sắp tới có ra mắt trên dịch vụ trực tuyến hay không. Rất có khả năng đây là hai trong số những album được yêu thích nhất năm 2018, do đó sẽ là một tổn thất lớn lao.

Không có giải pháp dễ dàng cho dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ở Nhật Bản. Những nghệ sĩ nổi tiếng nói trên đã phát triển được một số lượng lớn fan hâm mộ trung thành sẵn sàng trả một khoản tiền đáng kể để mua đĩa CD hoặc tải xuống một bài MP3 mới - họ không cần phát trực tuyến theo cách giống như phương Tây. Nếu những dịch vụ hy vọng tạo được dấu ấn trên thị trường Nhật Bản, họ sẽ phải trả rất nhiều tiền để được độc quyền những ca khúc mới - hoặc cầu mong rằng Hamasaki có thể xuất hiện cùng một bom tấn thực sự.

Nguồn: Japan Times
Dịch: Thương Lê

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."