REVIEW Án Mạng Mười Một Chữ - Thêm một cuốn sách hay đúng chất trinh thám của Higashino Keigo
Không phải là tác phẩm hay nhất của Higashino Keigo-sensei, nhưng đây nhất định là cuốn sách khiến bạn được vận dụng tối đa khả năng suy luận. Một cuốn sách dễ hiểu nhưng không quá dễ đoán, thích hợp cả những bạn không phải fan của thể loại trính thám.
Trước khi tóm tắt nội dung của Án Mạng Mười Một Chữ, tôi rất lấy làm tiếc khi phải nói...
Không phải là tác phẩm hay nhất của Higashino Keigo-sensei, nhưng đây nhất định là cuốn sách khiến bạn được vận dụng tối đa khả năng suy luận. Một cuốn sách dễ hiểu nhưng không quá dễ đoán, thích hợp cả những bạn không phải fan của thể loại trính thám.
Trước khi tóm tắt nội dung của Án Mạng Mười Một Chữ, tôi rất lấy làm tiếc khi phải nói rằng một trong những điều tôi không thích nhất ở Nhã Nam chính là thường xuyên chuyển sang tên nhân vật từ kanji sang romaji. Tôi không có dịp tiếp xúc với tác phẩm gốc nhưng vì đã kinh qua khá nhiều lần sai tên của Nhã Nam nên sau khi đọc xong cuốn sách này, tôi có lên mạng tìm kiếm và thấy tên có nhiều khác biệt. Cho nên phần tóm tắt này tôi sẽ dùng tên mà tôi tìm thấy trên mạng.
Yuki Rikako là một nhà văn trinh thám đã ly hôn chồng, được người bạn quen thân ba năm, biên tập viên Hakio Fuyuko, giới thiệu một phóng viên tự do tên Kawazu Masayuki. Họ nhanh chóng qua lại và yêu nhau được hai tháng. Tuy nhiên, giữa họ có một giao ước ngầm là không quá chạm vào đời sống cũng như quá khứ của đối phương. Cho đến khi Masayuki qua đời vì bị sát hại, Rikako mới nhận ra mình chẳng hiểu gì về anh. Từ những manh mối nhận được trước khi Masayuki mất, Rikako cùng Fuyuko từng bước lần ra sự thật về cái chết của anh và vụ tai nạn chết người vì đắm tàu một năm trước. Liệu đó có phải là quyết định đúng đắn của cô không, khi càng điều tra, càng có nhiều người bị sát hại?
Ra đời từ năm 1987, không quá khó hiểu khi Án Mạng Mười Một Chữ là cuốn sách trinh thám kiểu cổ điển. Nếu bạn đọc nó vào thời điểm hiện tại, hẳn bạn cũng nhận ra các thủ pháp giết người sẽ dễ dàng bị cảnh sát phá giải trong vòng một nốt nhạc, cũng như hung thủ rất khó lòng ra tay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch với các loại công nghệ lỗi thời. Trước sự tiến bộ vũ bão của khoa học kỹ thuật, hẳn sẽ không nhiều vụ án mạng xảy ra như trong truyện, khi mà Rikako sẽ có một chiếc smartphone để tự liên hệ với những người tham gia chuyến đi biển năm đó, cũng như có thể tự lên mạng tra cứu tất cả thông tin, và chỉ cần một cái liếc mắt lên màn hình điện thoại cũng nắm rõ lúc đấy là mấy giờ. Tuy nhiên, dù kiểu phá án đã trở nên lỗi thời, vụ án cũng sẽ vô dụng ở giai đoạn này, nhưng đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc. Ít ra, khi bạn bỏ qua chi tiết về tính thời đại, Án Mạng Mười Một Chữ vẫn thừa sức lôi kéo bạn.
Tôi không phải là mọt trinh thám, nhưng tôi vẫn mạnh dạn cho rằng truyện phá án chỉ có hai hướng, một là tìm ra hung thủ là ai, hai là đã biết hung thủ nên chỉ tìm cách giết người và chứng cớ buộc tôi. Án Mạng Mười Một Chữ tuy có độ dài gần bằng với tác phẩm được đánh giá cực cao của sensei là Phía Sau Nghi Can X, nhưng cách phá an lại khác nhau, đấy là Án Mạng Mười Một Chữ giấu đi hung thủ và buộc độc giả phải vận dụng khả năng suy luận của mình để tìm ra kẻ thủ ác. Và cũng như rất nhiều lần xem phim hay đọc truyện trinh thám, tôi gần như đoán ra thủ phạm ngay từ đầu, nhưng rồi vẫn bị tác giả dẫn đi lòng vòng bởi suy nghĩ, chẳng lẽ lại đơn giản như thế, nào, hãy nghĩ ra cái gì phức tạp hơn đi. Đến cuối cùng, tôi có chút hụt hẫng vì thật ra nó đơn giản lắm luôn, thậm chí tôi cho rằng nếu như câu chuyện đi theo suy diễn của tôi thì có khi nó còn hấp dẫn hơn. Nhưng như thế không có nghĩa là Án Mạng Mười Một Chữ kém hay đi, kém thuyết phục đi đâu. Dẫu vẫn còn chút lợn cợn, nhưng với tôi, đây vẫn là một cuốn sách trinh thám hay và bạn không nên bỏ qua nó.
Và một điều không thể thiếu trong các tác phẩm của Higashino Keigo-sensei là dù viết về đề tài gì, thì tất cả vẫn chỉ để phục vụ cho những thông điệp rất đời, những trăn trở mà sensei gửi gắm. Điều này thể hiện rất rõ ngày từ những trang đầu tiên của Án Mạng Mười Một Chữ, rằng con người ta có thể dửng dưng trước một sinh mạng chỉ vì “con người vốn là sinh vật yếu đuối” và đó là “điều đúng đắn” hay không. Bên cạnh thông điệp lớn ấy, cuốn tiểu thuyết còn khéo léo lồng ghép vào đấy những bài học nhỏ hơn nhưng vẫn đủ để chúng ta đau đáu: gia đình là điều quan trọng nhất ư; vì gia đình mà có thể hy sinh những người khác; bạn có chắc gia đình sẽ giữ kín tất cả bí mật của bạn và sẽ là đồng minh suốt đời hay không; giết người là một tội ác nhưng giết một người những hai lần còn kinh khủng hơn; tình yêu rốt cuộc là gì và người ta có thể hời hợt hay mù quáng đến đâu vì tình yêu…
Quay trở lại với những điều tôi thích ở tác phẩm này, thì còn có việc tác giả dẫn dắt câu chuyện rất đơn giản, lôi cuốn, dễ hiểu. Dĩ nhiên, vì là truyện trinh thám cùng với tài kể chuyện của sensei, chúng ta sẽ bị dẫn đi lòng vòng theo đúng ý đồ của tác giả, tình nghi người này, phán đoán người kia, để rồi bỏ qua những chi tiết tưởng chừng quá nhỏ nhặt mà không ngờ tất cả đã cài cắm ngay từ những trang đầu tiên. Và kết thúc truyện khiến tôi hoàn toàn thỏa mãn khi chỉ với vỏn vẹn 258 trang và hàng loạt sự kiện dồn dập diễn ra, ấy thế mà tác giả vẫn giải quyết gần như thấu đáo tất cả vấn đề, kể cả việc ai mới là người thật sự ở phía sau giật dây tất cả.
Tuy nhiên, một vài chi tiết đã bị bỏ qua khiến tôi không thể cho tác phẩm này của sensei 10/10 được. Ví dụ như dù cuối cùng đã biết hung thủ là ai nhưng thủ pháp gây án lại không được đề cập trọn vẹn, cũng như với sức lực của một mình người đó, liệu có đủ sức để hạ sát những người kia hay không? Lá thư 11 chữ có thật sự được gửi cho tất cả bọn họ hay không, và cảm giác của bọn họ sau khi nhận thư là gì? Việc Rikako dấn thân vào vụ án liệu chỉ đơn giản là tác giả hướng người đọc đi theo hành trình đó, để một nhân vật khác lợi dụng cô tiếp cận những người còn lại, hay vốn dĩ cô chính là “mồi nhữ” để rất nhiều bên tiếp cận nhau? Nói cách khác, họ thật sự mong cô tiếp tục điều tra chứ không phải cố làm mọi cách ngăn cản cô, để dụ hung thủ ra mặt, chẳng phải sẽ hợp lý hơn sao? Và nhân vật em trai của một nạn nhân trong số đó phải chăng là hơi dư thừa trên chuyến đi thứ hai tới đảo Y? Việc Rikako từng ly dị, tôi đã mong chờ nó sẽ được khai thác nhiều hơn, giúp độc giả thấy rõ nhân vật này hơn, vì như những gì thể hiện trong truyện thì cô không quá nổi trội, mà chỉ đảm nhận nhiệm vụ giúp độc giả tiếp cận thông tin. Tôi đã mong chờ một điều gì đấy ở cô hơn cả thế, nhưng tôi sẽ không nói ra đây để tránh spoil, nhưng tôi nghĩ là nếu bạn đã đọc sách, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì đúng không?
Sau cùng, chân thành cảm ơn Nhã Nam đã chuyển ngữ tác phẩm này, để một người không quá giỏi tiếng Nhật như tôi vẫn có thể đọc được. Tôi hy vọng Nhã Nam sẽ chú ý hơn trong cách phiên âm tên nhân vật cũng như dùng từ ngữ mượt mà hơn trong những tác phẩm về sau. Tôi thật sự lấy làm tiếc vì mình không đủ trình để đọc bản gốc, vì tôi tin chắc là tác giả hẳn còn ẩn ý ở tên nhân vật cũng như một số chi tiết khác mà bản dịch không truyền tải được. Lời cuối cùng, nếu bạn yêu thích kiểu phá án cổ điển, thích những vụ án xảy ra trên một hòn đảo, một lữ quán, và tất cả bị cô lập với thế giới bên ngoài, thì Án Mạng Mười Một Chữ là dành cho bạn.
REVIEW Án Mạng Mười Một Chữ - Thêm một cuốn sách hay đúng chất trinh thám của Higashino Keigo
Không phải là tác phẩm hay nhất của Higashino Keigo-sensei, nhưng đây nhất định là cuốn sách khiến bạn được vận dụng tối đa khả năng suy luận. Một cuốn sách dễ hiểu nhưng không quá dễ đoán, thích hợp cả những bạn không phải fan của thể loại trính thám.
Trước khi tóm tắt nội dung của Án Mạng Mười Một Chữ, tôi rất lấy làm tiếc khi phải nói rằng một trong những điều tôi không thích nhất ở Nhã Nam chính là thường xuyên chuyển sang tên nhân vật từ kanji sang romaji. Tôi không có dịp tiếp xúc với tác phẩm gốc nhưng vì đã kinh qua khá nhiều lần sai tên của Nhã Nam nên sau khi đọc xong cuốn sách này, tôi có lên mạng tìm kiếm và thấy tên có nhiều khác biệt. Cho nên phần tóm tắt này tôi sẽ dùng tên mà tôi tìm thấy trên mạng.
Yuki Rikako là một nhà văn trinh thám đã ly hôn chồng, được người bạn quen thân ba năm, biên tập viên Hakio Fuyuko, giới thiệu một phóng viên tự do tên Kawazu Masayuki. Họ nhanh chóng qua lại và yêu nhau được hai tháng. Tuy nhiên, giữa họ có một giao ước ngầm là không quá chạm vào đời sống cũng như quá khứ của đối phương. Cho đến khi Masayuki qua đời vì bị sát hại, Rikako mới nhận ra mình chẳng hiểu gì về anh. Từ những manh mối nhận được trước khi Masayuki mất, Rikako cùng Fuyuko từng bước lần ra sự thật về cái chết của anh và vụ tai nạn chết người vì đắm tàu một năm trước. Liệu đó có phải là quyết định đúng đắn của cô không, khi càng điều tra, càng có nhiều người bị sát hại?
Ra đời từ năm 1987, không quá khó hiểu khi Án Mạng Mười Một Chữ là cuốn sách trinh thám kiểu cổ điển. Nếu bạn đọc nó vào thời điểm hiện tại, hẳn bạn cũng nhận ra các thủ pháp giết người sẽ dễ dàng bị cảnh sát phá giải trong vòng một nốt nhạc, cũng như hung thủ rất khó lòng ra tay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch với các loại công nghệ lỗi thời. Trước sự tiến bộ vũ bão của khoa học kỹ thuật, hẳn sẽ không nhiều vụ án mạng xảy ra như trong truyện, khi mà Rikako sẽ có một chiếc smartphone để tự liên hệ với những người tham gia chuyến đi biển năm đó, cũng như có thể tự lên mạng tra cứu tất cả thông tin, và chỉ cần một cái liếc mắt lên màn hình điện thoại cũng nắm rõ lúc đấy là mấy giờ. Tuy nhiên, dù kiểu phá án đã trở nên lỗi thời, vụ án cũng sẽ vô dụng ở giai đoạn này, nhưng đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc. Ít ra, khi bạn bỏ qua chi tiết về tính thời đại, Án Mạng Mười Một Chữ vẫn thừa sức lôi kéo bạn.
Tôi không phải là mọt trinh thám, nhưng tôi vẫn mạnh dạn cho rằng truyện phá án chỉ có hai hướng, một là tìm ra hung thủ là ai, hai là đã biết hung thủ nên chỉ tìm cách giết người và chứng cớ buộc tôi. Án Mạng Mười Một Chữ tuy có độ dài gần bằng với tác phẩm được đánh giá cực cao của sensei là Phía Sau Nghi Can X, nhưng cách phá an lại khác nhau, đấy là Án Mạng Mười Một Chữ giấu đi hung thủ và buộc độc giả phải vận dụng khả năng suy luận của mình để tìm ra kẻ thủ ác. Và cũng như rất nhiều lần xem phim hay đọc truyện trinh thám, tôi gần như đoán ra thủ phạm ngay từ đầu, nhưng rồi vẫn bị tác giả dẫn đi lòng vòng bởi suy nghĩ, chẳng lẽ lại đơn giản như thế, nào, hãy nghĩ ra cái gì phức tạp hơn đi. Đến cuối cùng, tôi có chút hụt hẫng vì thật ra nó đơn giản lắm luôn, thậm chí tôi cho rằng nếu như câu chuyện đi theo suy diễn của tôi thì có khi nó còn hấp dẫn hơn. Nhưng như thế không có nghĩa là Án Mạng Mười Một Chữ kém hay đi, kém thuyết phục đi đâu. Dẫu vẫn còn chút lợn cợn, nhưng với tôi, đây vẫn là một cuốn sách trinh thám hay và bạn không nên bỏ qua nó.
Và một điều không thể thiếu trong các tác phẩm của Higashino Keigo-sensei là dù viết về đề tài gì, thì tất cả vẫn chỉ để phục vụ cho những thông điệp rất đời, những trăn trở mà sensei gửi gắm. Điều này thể hiện rất rõ ngày từ những trang đầu tiên của Án Mạng Mười Một Chữ, rằng con người ta có thể dửng dưng trước một sinh mạng chỉ vì “con người vốn là sinh vật yếu đuối” và đó là “điều đúng đắn” hay không. Bên cạnh thông điệp lớn ấy, cuốn tiểu thuyết còn khéo léo lồng ghép vào đấy những bài học nhỏ hơn nhưng vẫn đủ để chúng ta đau đáu: gia đình là điều quan trọng nhất ư; vì gia đình mà có thể hy sinh những người khác; bạn có chắc gia đình sẽ giữ kín tất cả bí mật của bạn và sẽ là đồng minh suốt đời hay không; giết người là một tội ác nhưng giết một người những hai lần còn kinh khủng hơn; tình yêu rốt cuộc là gì và người ta có thể hời hợt hay mù quáng đến đâu vì tình yêu…
Quay trở lại với những điều tôi thích ở tác phẩm này, thì còn có việc tác giả dẫn dắt câu chuyện rất đơn giản, lôi cuốn, dễ hiểu. Dĩ nhiên, vì là truyện trinh thám cùng với tài kể chuyện của sensei, chúng ta sẽ bị dẫn đi lòng vòng theo đúng ý đồ của tác giả, tình nghi người này, phán đoán người kia, để rồi bỏ qua những chi tiết tưởng chừng quá nhỏ nhặt mà không ngờ tất cả đã cài cắm ngay từ những trang đầu tiên. Và kết thúc truyện khiến tôi hoàn toàn thỏa mãn khi chỉ với vỏn vẹn 258 trang và hàng loạt sự kiện dồn dập diễn ra, ấy thế mà tác giả vẫn giải quyết gần như thấu đáo tất cả vấn đề, kể cả việc ai mới là người thật sự ở phía sau giật dây tất cả.
Tuy nhiên, một vài chi tiết đã bị bỏ qua khiến tôi không thể cho tác phẩm này của sensei 10/10 được. Ví dụ như dù cuối cùng đã biết hung thủ là ai nhưng thủ pháp gây án lại không được đề cập trọn vẹn, cũng như với sức lực của một mình người đó, liệu có đủ sức để hạ sát những người kia hay không? Lá thư 11 chữ có thật sự được gửi cho tất cả bọn họ hay không, và cảm giác của bọn họ sau khi nhận thư là gì? Việc Rikako dấn thân vào vụ án liệu chỉ đơn giản là tác giả hướng người đọc đi theo hành trình đó, để một nhân vật khác lợi dụng cô tiếp cận những người còn lại, hay vốn dĩ cô chính là “mồi nhữ” để rất nhiều bên tiếp cận nhau? Nói cách khác, họ thật sự mong cô tiếp tục điều tra chứ không phải cố làm mọi cách ngăn cản cô, để dụ hung thủ ra mặt, chẳng phải sẽ hợp lý hơn sao? Và nhân vật em trai của một nạn nhân trong số đó phải chăng là hơi dư thừa trên chuyến đi thứ hai tới đảo Y? Việc Rikako từng ly dị, tôi đã mong chờ nó sẽ được khai thác nhiều hơn, giúp độc giả thấy rõ nhân vật này hơn, vì như những gì thể hiện trong truyện thì cô không quá nổi trội, mà chỉ đảm nhận nhiệm vụ giúp độc giả tiếp cận thông tin. Tôi đã mong chờ một điều gì đấy ở cô hơn cả thế, nhưng tôi sẽ không nói ra đây để tránh spoil, nhưng tôi nghĩ là nếu bạn đã đọc sách, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì đúng không?
Sau cùng, chân thành cảm ơn Nhã Nam đã chuyển ngữ tác phẩm này, để một người không quá giỏi tiếng Nhật như tôi vẫn có thể đọc được. Tôi hy vọng Nhã Nam sẽ chú ý hơn trong cách phiên âm tên nhân vật cũng như dùng từ ngữ mượt mà hơn trong những tác phẩm về sau. Tôi thật sự lấy làm tiếc vì mình không đủ trình để đọc bản gốc, vì tôi tin chắc là tác giả hẳn còn ẩn ý ở tên nhân vật cũng như một số chi tiết khác mà bản dịch không truyền tải được. Lời cuối cùng, nếu bạn yêu thích kiểu phá án cổ điển, thích những vụ án xảy ra trên một hòn đảo, một lữ quán, và tất cả bị cô lập với thế giới bên ngoài, thì Án Mạng Mười Một Chữ là dành cho bạn.