Higashino Keigo là một tiểu thuyết gia chuyên về thể loại truyện trinh thám và là tiểu thuyết gia nổi tiếng trong giới tiểu thuyết trinh thám tại Nhật, Thánh Giá Rỗng cũng không phải ngoại lệ. Như nhiều tiểu thuyết trinh thám khác của Higashino, Thánh Giá Rỗng...
Higashino Keigo là một tiểu thuyết gia chuyên về thể loại truyện trinh thám và là tiểu thuyết gia nổi tiếng trong giới tiểu thuyết trinh thám tại Nhật, Thánh Giá Rỗng cũng không phải ngoại lệ. Như nhiều tiểu thuyết trinh thám khác của Higashino, Thánh Giá Rỗng không đơn thuần chỉ là phá một vụ án, nó còn khắc họa nhiều góc khuất của con người, nêu lên cả những khắc khoải của chính bản thân tác giả, đặt ra hàng loạt câu hỏi mà chưa chắc người đọc có được câu trả lời.
Tử hình là hình phạt vô nghĩa? Câu hỏi đặt ra ngay bìa sách đã vô cùng kích thích trí tò mò của độc giả. Câu hỏi đó chỉ đơn thuần để tăng tính kịch tính cho truyện hay cũng chính là câu hỏi chính tác giả cũng chưa trả lời được. Sau khi gấp lại trang sách cuối cùng, tôi cũng chưa thể có được đáp án thỏa đáng cho câu hỏi trên, hoặc cũng có thể tôi còn quá trẻ để có thể cảm nhận và thấu hiểu cuộc đời này, liệu tử hình có phải là hình phạt vô nghĩa?
Sayoko, nhân vật có thể coi là sợi chỉ đỏ của toàn bộ câu chuyện, cũng chính là người đặt ra hoài nghi đó. Cô xuất hiện là một bà mẹ đáng thương. Cô đáng lẽ phải có được một gia đình hạnh phúc như bao gia đình khác, có một người chồng với công việc ổn định và một đứa con gái ngoan ngoãn đáng yêu. Trớ trêu thay sự đời lại cướp mất đứa con gái của cô, một vụ giết người. Cái chết của con gái khiến cô suy sụp tinh thần ghê gớm, nhưng cô vẫn phải đối diện với nó, đấu tranh để giành lại công bằng cho con gái của mình, cô đã cùng với chồng và luật sư đấu tranh tới cùng để đưa kẻ thủ ác lên đoạn đầu đài. Những tưởng khi giải quyết được tên giết người, lòng cô sẽ thanh thản trở lại, nhưng không, cô vẫn còn bị ám ảnh quá nhiều về cái chết của con gái. Cô không thể ngừng nhớ về đứa con của mình mỗi khi nhìn vào từng góc của ngôi nhà, nơi nào cũng có hình ảnh của đứa con bé nhỏ. Phòng khách, nơi con bé chờ cô vào hôm cuối cùng cô nhìn thấy nó còn sống. Phòng ngủ, nơi con bé nghỉ ngơi và mơ những giấc mộng an lành. Và phòng tắm, nơi con bé bị giết chết. Cứ mỗi khi cô nghĩ về con bé, cô lại nhớ lại cảnh tượng con bé bị giết hại một cách dã man như thế nào, chính những điều đó đã làm trái tim người mẹ của cô bị dày vò không thương tiếc. Rồi cô quyết định chia tay với chồng và bán căn nhà, dường như cô muốn mọi thứ liên quan tới con gái đều phải biến mất khỏi tâm can trí óc của cô. Cô cứ nghĩ rằng không còn gì nhắc nhớ tới đứa con gái sẽ làm cô quên được chuyện đó.
Nhưng có lẽ ký ức của con người không dễ để giải quyết như vậy. Có những thứ ta không bao giờ nhớ đến dù cố đến mấy, nhưng cũng có những thứ có muốn cũng chẳng thể quên. Cô điên cuồng lao đầu vào công việc. Vai trò phóng viên khiến cô phải di chuyển liên tục, suy nghĩ liên tục, tưởng chừng những thứ ấy có thể giúp cô quên đi phần nào ký ức đau thương về đứa con gái. Ai ngờ được chính công việc của cô lại khiến cô phải khơi lại ký ức đau thương đó. Cô gặp Saori như một sự tình cờ trớ trêu. Saori coi cô như một chiếc phao cứu sinh cứu rỗi cuộc đời đầy tội lỗi của mình, nhưng đâu thể ngờ Sayoko cũng coi Saori như một chiếc phao cứu sinh, giúp cô thoát ra khỏi nỗi lòng chất chứa bao lâu nay.
Sở dĩ Sayoko vẫn còn nặng lòng chuyện đứa con gái vì kẻ thủ ác vẫn chưa nhận được hình phạt thích đáng. Hắn nhận án tử hình nhưng trong lòng không hề mang bất kỳ một sự hối lỗi nào. Hắn đón nhận cái chết như một dấu mốc nào đó trong đời, không chút oán niệm, không chút căm hờn, không chút hối hận, chỉ là “mệt mỏi quá rồi”. Tôi tự hỏi nếu hắn phải nhận án tử hình ngay khi đưa ra tòa, liệu Sayoko có nhẹ lòng hơn không? Hắn ra đi bằng một án tử nhưng chẳng khác nào mang một Thánh Giá Rỗng trên người vậy, nó nhẹ nhàng, không chút vướng bận.
Saori thì khác. Saori mang đủ các yếu tố để có thể khiến Sayoko thoải mái hơn, có lẽ Sayoko nghĩ vậy. Saori là một người mẹ mất con như Sayoko, con của Saori bị giết dã man hơn cả con của Sayoko, và Saori cũng chính là kẻ làm tội ác tày đình đó. Nhưng Saori lại mang trên mình một chiếc thánh giá tội lỗi nặng trình trịch, tới nỗi cô luôn cố gắng phạm tội ăn cắp vặt chỉ để bản thân mình bị bắt ngồi tù, chỉ để cảm giác phạm tội dày vò bản thân, chỉ vì cô nghĩ rằng mình không xứng đáng để sống một cuộc sống tốt đẹp. Sayoko có lẽ đã nghĩ rằng nếu đưa con người này đến một án tử có lẽ lòng cô sẽ nhẹ nhõm hơn vì cô đã đưa một kẻ ác nhân phạm tội tày trời, trên mình đang mang một sự đau khổ hối hận tột cùng vào cái chết mà đáng lý người này phải nhận. Cô cũng sẽ chứng minh được án tử là hoàn toàn xứng đáng và không vô nghĩa. Saori sau khi nghe những phân tích của Sayoko cũng đồng ý rằng bản thân xứng đáng nhận cái chết và nghĩ rằng đó cũng là cách tốt nhất để giải thoát. Đọc đến đây tôi chỉ có thể thốt lên rằng, Sayoko, từ khi nào cô đã biến thành một ác quỷ đội lốt thiên thần vậy? Cô có thể đẩy một người mà cô nghĩ đáng chết vào án tử chỉ để thỏa mãn tấm lòng của cô thôi sao? Kết cục cho người mẹ đáng thương là một cái chết. Tôi cũng nghĩ cô chỉ có chết thì mới thoát khỏi mớ ám ảnh mà cô gây ra thôi.
Hai người đàn ông trong câu chuyện, chồng cũ của Sayoko, Nakahara, và bạn trai cũ, đồng phạm của Saori, Fumiya có lẽ lại là những người may mắn trong chuỗi thảm kịch. Nakahara may mắn nhận được một công việc có thể khiến cho bản thân được giải tỏa sự đau đớn tột cùng đó là tổ chức tang lễ cho vật nuôi. Công việc tưởng chừng có vẻ vô nghĩa nhưng lại giúp anh giãi bày được cảm xúc và đồng cảm với những người chủ nhân, khiến lòng anh được thanh thản hơn, trái ngược hoàn toàn với công việc hỗ trợ người thân nạn nhân của Sayoko, công việc chỉ làm tăng thêm lòng thù hận trong cô. Fumiya cũng vậy, anh mang trong mình nỗi ám ảnh bởi việc mình gây ra, nhưng với sự mạnh mẽ của một người đàn ông, anh dễ dàng vượt qua và bước tiếp hơn Saori. May mắn của anh là tìm thấy được Hanae và cứu vớt cuộc đời của mẹ con cô. Điều đó khiến anh như chuộc lại được phần nào lỗi lầm của chính bản thân.
Phần mở đầu của câu chuyện là chuyện của Fumiya và Saori khiến người đọc cảm thấy như mọi tội lỗi bắt đầu từ hai người bọn họ là một điểm trừ tôi dành cho tác phẩm này. Có thể đó chỉ là yếu tố gây bất ngờ cho độc giả nhưng tôi lại thấy bất công cho Fumiya và Saori, hai người bọn họ đáng thương hơn là đáng trách. Ngoài ra truyện còn lên án ngầm việc giáo dục giới tính chưa đến nơi đến chốn cũng như sự lệ thuộc quá nhiều vào đàn ông của phụ nữ Nhật Bản, tiêu biểu là Hanae và Saori. Đó là những suy nghĩ ngoài lề của tôi trong lúc đọc cuốn sách này.
Cuối cùng, tử hình có phải là hình phạt vô nghĩa? Tự tôi cũng chẳng thể tìm được câu trả lời. Có lẽ chính vì câu hỏi mở đầu truyện mãi vẫn không thể có được đáp án thỏa đáng đã khiến người đọc cứ phải day dứt, ám ảnh mãi sau khi đọc xong.
Tòa án lớn nhất trong cuộc đời chính là lương tâm con người
Thánh Giá Rỗng là tác phẩm thứ hai của Higashino Keigo mà tôi đọc, sau Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya, và thú thật thì tôi vẫn thích quyển đầu hơn. Dù văn phong của quyển đó cũng dài dòng như đặc trưng vốn có trong sách...
Thánh Giá Rỗng là tác phẩm thứ hai của Higashino Keigo mà tôi đọc, sau Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya, và thú thật thì tôi vẫn thích quyển đầu hơn. Dù văn phong của quyển đó cũng dài dòng như đặc trưng vốn có trong sách của Keigo, nhưng tôi không thấy bất cứ chi tiết thừa nào cả, mọi thứ được gắn kết với nhau bằng thứ keo dính vô hình rất tuyệt vời. Với Thánh Giá Rỗng, tôi khá đuối khi đi một vòng quá lớn với các chi tiết mà theo tôi dù bỏ qua thì bạn vẫn có thể hiểu được phần tiếp sau đó tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ vậy mà tôi hiểu hơn về tính cách của từng nhân vật, cũng như sự tranh đấu rất khác nhau giữa hai bên gia đình nạn nhân và hung thủ. Các bị cáo liệu có đáng nhận mức án tử hình? Tội ác nên được trừng phạt bởi pháp luật hay tòa án lớn nhất trong cuộc đời chính là lương tâm con người?
Truyện bắt đầu từ cái chết đầy uẩn khúc của người vợ cũ Sayako, Nakahara lần nữa nhớ về vụ án mạng tàn khốc của con gái Manami 11 năm trước. Anh cũng vô tình lật mở quá khứ tội lỗi tưởng chừng đã được chôn chặt suốt 21 năm của Fumiya và Saori. Hai lần cảm nhận nỗi đau mất đi người thân, Nakahara liệu có đi đến cuối và bắt những kẻ từng thủ ác ra trước ánh sáng của pháp luật không? Sayako chết chỉ là do số mệnh đã được định sẵn hay đằng sau đó còn điều gì được che giấu? Đáng hay không đáng, nên hay không nên, tôi luôn đặt ra những câu hỏi như thế trong khi đọc sách và rất có thể ý kiến của tôi hoàn toàn khác với bạn, nhưng đây mới thực sự là tác phẩm của Keigo, chỉ cần thay đổi góc nhìn bạn sẽ nhận thấy điều kỳ diệu.
Tôi đọc được rất nhiều bình luận cho rằng cái chết của Sayako là do cô tự chuốc lấy, nếu cô không bám riết lấy Saori và Fumiya để ép họ phải đầu thú vì đã giết đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra 21 năm trước, thì cái chết ấy sẽ không đến. Mọi người cũng khá gay gắt trước nụ cười của Sayako khi cô nghe mức án tử hình của một bị cáo mà vụ án đó hoàn toàn không liên quan đến cô. Cô quá nhẫn tâm ư? Tôi không nghĩ vậy, nếu không muốn nói là hoàn toàn đồng cảm với những gì mà Sayako đã làm.
Bạn đừng nghĩ những vụ án đó không liên quan đến Sayako, bởi chính cô từng là thân nhân của nạn nhân, cô hiểu rõ nhất cảm giác mất đi người thân đau khổ, bất lực như thế nào và bản thân cũng đã trải qua thời gian khủng hoảng để vượt qua nó. Không chỉ vậy, cô còn tham gia vào Hội gia đình nạn nhân để đấu tranh cho những người rơi hoàn cảnh như cô 11 năm trước. Tôi đã luôn nghĩ Sayako thật mạnh mẽ, việc đi sâu tìm hiểu tâm lý của những người phạm tội và gia đình nạn nhân chẳng phải cũng giống bản thân tự khơi dậy nỗi đau mất con trong lòng mình sao? Cô đã ra sức tranh đấu để dành lại chút niềm an ủi cho gia đình nạn nhân và cả bản thân mình nữa. “Tử hình là hình phạt vô nghĩa” nhưng ít nhất tội phạm đã nhận lấy mức án thỏa đáng cho hành vi của mình, mong ước của Sayako cũng trở thành hiện thực. Vậy nên cô cười không phải vì tàn nhẫn mà vì bản thân đã đạt được mục đích, bạn có chắc mình sẽ không hành xử như Sayako?
Tôi cũng không nghĩ cái chết của cô là đáng, bởi từ đầu cho đến khi Sayako chết tôi chưa thấy cô phạm bất cứ lỗi lầm nào để cái chết đó trở thành điều-tự-mình-chuốc-lấy cả. Giả sử Sayako không lên tiếng bắt Fumiya và Saori ra đầu thú thì hai người họ sẽ sống như thế nào? Fumiya tiếp tục làm tròn vai trò của một bác sĩ khoa nhi, cứu những em nhỏ thoát khỏi chiếc lưỡi hái của tử thần và vun vén cho mái ấm với Hanae như chưa từng có lỗi lầm nào trước đây? Còn Saori thì mãi sống trong sự ám ảnh đó, trở thành kẻ nghiện trộm cắp vặt vì muốn bản thân chịu đau khổ từ việc làm của mình? Liệu cuộc sống như vậy có khiến họ thanh thản hơn không? Luật nhân quả đã ám vào số phận của họ nhưng sự thật họ chưa từng nhận hình phạt nào thích đáng cho hành vi của mình cả.
Thật ra nhân vật mà tôi thích nhất là Fumiya, bởi từ lúc còn đi học hay ngay khi đã trưởng thành, anh luôn có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Bản thân chưa từng bỏ rơi Saori khi biết chuyện cô có thai và lúc nào cũng yêu thương, chăm sóc cho bé Sho như con ruột của mình. Sự chân thành trong cách anh đối xử với những người xung quanh khiến tôi rất cảm động. Vậy nên chẳng lạ gì khi các bạn cho rằng người tốt như anh sau bao nhiêu năm luôn cố gắng chuộc lại lỗi lầm bằng vô số việc làm tốt thì tại sao phải bị ép ra tự thú? Có phải bạn đã quên mất rằng pháp luật được ban hành để bảo vệ công lý, mỗi công dân đều có trách nhiệm phải thực thi nó. Chính vì thế một người đã từng giết con mình như Fumiya thì liệu sự bù đắp đó là đủ hay chưa? Điều đó có công bằng không? Ai cũng phạm tội rồi im lặng sửa đổi bằng việc làm nhiều điều tốt, giúp đỡ tất cả mọi người thì luật pháp chẳng phải chỉ là chiếc “thánh giá rỗng” hay sao? Xã hội sẽ ra sao nếu tất cả mọi người đều tự quyết định chuộc tội theo cách của mình? Tôi thích Fumiya nhưng tôi tán thành việc Sayako buộc anh ra đầu thú, vì với tư cách một công dân cô có nghĩa vụ tố giác anh và với tư cách một tội phạm anh phải chịu chế tài của pháp luật. Chẳng phải Nữ thần Công lý tay cầm cân mắt bịt lại là vì mọi người trên thế gian đều bình đẳng sao? Sự thật thì tự thú chính là tự giải thoát, đó là điều mà Fumiya và Saori luôn tìm kiếm trong suốt 21 năm, nhưng họ mãi vẫn không nhận ra sự thanh thản đến từ đâu. Chúng ta không thể chắc chắn rằng nếu tự thú thì họ có nhận án tử hình hay không, nhưng khi họ nhận ra sớm hơn rất có thể không thêm ai phải chết, phải vào tù, phải trượt dài với những ám ảnh khôn nguôi, hay phải sống với thân phận người nhà của tội phạm.
Vô lý nhất có lẽ chính là nhân vật người cha của Hanae, bởi ngay từ khi xuất hiện, ông đã để lại rất nhiều ác cảm trong lòng độc giả. Nào là mê cờ bạc, rượu chè, lăng nhăng, không quan tâm chăm sóc con cái khi vợ mất… Vậy mà cuối cùng lại trở thành người-cha-muốn-ra-sức-bảo-vệ-hạnh-phúc-của-con-mình. Động cơ của ông có đơn giản là muốn bảo vệ con rể - nơi nương nhờ duy nhất của con gái mình hay không? Sự tốt đẹp ấy được Keigo xây dựng quá đột ngột, quả thực tôi rất khó chấp nhận. Chính vì lẽ đó, cái chết của Sayako càng khiến tôi bất mãn, nếu người giết cô là Fumiya hay Saori, thậm chí Hanae cũng được thì tôi vẫn thấy hợp lý hơn nhiều. Cha của Hanae mới là người chẳng liên quan gì.
Người tàn nhẫn nhất trong truyện là ai? Có một số ý kiến cho rằng việc Fumiya và Saori giết chết con mình và chôn trong rừng thật độc ác. Bởi đứa trẻ đó dù do cả hai sinh ra nhưng người quyết định nó sống hay chết không phải là họ. Bất kỳ ai trên thế giới này cũng không có quyền phán xét ai được sống hay phải chết cả, luật pháp cũng chỉ thi hành án theo hành vi phạm tội của bị cáo mà thôi. Dù vậy, ở trường hợp của Fumiya và Saori, tôi thực lòng có chút cảm thông. Bạn thử nghĩ xem, lúc phạm phải sai lầm đó họ chỉ mới mười mấy tuổi, cái tuổi vụng dại chưa tới đó thì làm sao có thể chọn phương án phù hợp hơn? Như Fumiya từng nói, anh lúc đó cũng rất hoang mang và không biết phải làm thế nào cho đúng. Họ còn quá trẻ để chịu trách nhiệm hay phải trói buộc nhau bằng đứa con như vậy, tương lai của cả hai còn quá dài và chẳng ai có thể tưởng tượng họ sẽ làm gì để vun đắp tình yêu tuổi học trò ấy thật vững bền cả. Có chắc họ sẽ tiếp tục yêu thương nhau khi có con không? Tôi thì không dám chắc.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân và hung thủ cũng rất khác nhau, mỗi người đều có cách thể hiện rất riêng. Ở cương vị một người cha, tôi đã từng nghĩ Nakahara sẽ chẳng thể vượt qua nếu không có sự thừa kế Sảnh thiên thần từ người chú của mình. Anh còn không dám đối diện với công việc lúc bấy giờ thì thử hỏi làm sao có thể vượt qua được nỗi đau đó dễ dàng như vợ mình? Fumiya tất nhiên vẫn tuyệt hơn, anh luôn cố gắng quên đi mọi thứ để tiếp tục sống và làm nhiều việc có ích cho cuộc đời. Tuy nhiên, có lẽ vì là đàn ông nên mọi thứ mới trở nên dễ chấp nhận hơn, họ dần dần cũng đã thành công trong việc vượt qua nỗi ám ảnh chết chóc kia để trở thành người có ích.
Ở cương vị một người làm mẹ khi mất con, Sayako và mẹ của cô tuy rất đau buồn nhưng từng ngày đều cố gắng vượt qua để có thể tiếp tục sống và tranh đấu vì mức án tử hình dành cho những kẻ phạm tội. Nhưng Saori thì hoàn toàn ngược lại, cô sống vật vờ và không hề có định hướng cho tương lai, tôi luôn có cảm giác Saori đã chết, tâm hồn cô 21 năm trước đã được chôn dưới nấm mồ nhỏ của con mình rồi. Nhìn tới nhìn lui, mọi người đều thấy Nakahara và Fumiya đã có cuộc đời tích cực sau bi kịch, còn Sayako và Saori không nhận được nhiều cảm thông khi có những hành động bị đánh giá là tiêu cực, mà độc giả quên đi rằng, họ là phụ nữ vốn dĩ rất mềm yếu, họ là mẹ nên càng khó khăn để vùng vẫy khỏi những nỗi đau. Fumiya có thể làm cha của hàng chục, hàng trăm đứa trẻ, nhưng Saori không còn tư cách để làm mẹ nữa, bởi cùng hành động chôn đi núm ruột của mình, nhưng Saori đã có 9 tháng 10 ngày hòa chung dòng máu với đứa trẻ, thứ tình cảm ấy mãi mãi Fumiya không thể đau thay cô được. Và, cho dù cô buông thả thế nào, Saori cũng chưa từng sợ đối diện với án tử, cái cô sợ là tiền đồ của Fumiya phải khép lại. Ngay cả trong tận cùng nỗi đau, Saori cũng vẫn không thôi nghĩ cho chàng thiếu niên mình từng một thời gắn bó. Còn Fumiya, 21 năm qua, anh chỉ cố lãng quên, cố vun đắp cho mẹ con người ta, mà chưa từng nghĩ cho mẹ của con anh.
Một bên tranh đấu để được thấy hung thủ nhận án tử hình, một bên muốn giảm nhẹ án phạt cho người thân của họ, tất cả chẳng qua đều xuất phát từ sự yêu thương mà ra. Án tử hình không phải là sự trừng phạt mà là răn đe. Cảm giác cái chết đã đến rất gần nhưng không thể biết chính xác thời gian khiến người tử tù hoàn toàn rơi vào trạng thái bị động, đây chính là sự trừng phạt đáng sợ nhất của nó. Nếu có điều gì khiến tôi lung lay suy nghĩ nên bãi bỏ án tử hình, thì chỉ có thể là oan sai. Mà điều này thì Thánh Giá Rỗng không đề cập đến.
Tử hình là trừng phạt hay giải thoát?
Higashino Keigo là một tiểu thuyết gia chuyên về thể loại truyện trinh thám và là tiểu thuyết gia nổi tiếng trong giới tiểu thuyết trinh thám tại Nhật, Thánh Giá Rỗng cũng không phải ngoại lệ. Như nhiều tiểu thuyết trinh thám khác của Higashino, Thánh Giá Rỗng không đơn thuần chỉ là phá một vụ án, nó còn khắc họa nhiều góc khuất của con người, nêu lên cả những khắc khoải của chính bản thân tác giả, đặt ra hàng loạt câu hỏi mà chưa chắc người đọc có được câu trả lời.
Tử hình là hình phạt vô nghĩa? Câu hỏi đặt ra ngay bìa sách đã vô cùng kích thích trí tò mò của độc giả. Câu hỏi đó chỉ đơn thuần để tăng tính kịch tính cho truyện hay cũng chính là câu hỏi chính tác giả cũng chưa trả lời được. Sau khi gấp lại trang sách cuối cùng, tôi cũng chưa thể có được đáp án thỏa đáng cho câu hỏi trên, hoặc cũng có thể tôi còn quá trẻ để có thể cảm nhận và thấu hiểu cuộc đời này, liệu tử hình có phải là hình phạt vô nghĩa?
Sayoko, nhân vật có thể coi là sợi chỉ đỏ của toàn bộ câu chuyện, cũng chính là người đặt ra hoài nghi đó. Cô xuất hiện là một bà mẹ đáng thương. Cô đáng lẽ phải có được một gia đình hạnh phúc như bao gia đình khác, có một người chồng với công việc ổn định và một đứa con gái ngoan ngoãn đáng yêu. Trớ trêu thay sự đời lại cướp mất đứa con gái của cô, một vụ giết người. Cái chết của con gái khiến cô suy sụp tinh thần ghê gớm, nhưng cô vẫn phải đối diện với nó, đấu tranh để giành lại công bằng cho con gái của mình, cô đã cùng với chồng và luật sư đấu tranh tới cùng để đưa kẻ thủ ác lên đoạn đầu đài. Những tưởng khi giải quyết được tên giết người, lòng cô sẽ thanh thản trở lại, nhưng không, cô vẫn còn bị ám ảnh quá nhiều về cái chết của con gái. Cô không thể ngừng nhớ về đứa con của mình mỗi khi nhìn vào từng góc của ngôi nhà, nơi nào cũng có hình ảnh của đứa con bé nhỏ. Phòng khách, nơi con bé chờ cô vào hôm cuối cùng cô nhìn thấy nó còn sống. Phòng ngủ, nơi con bé nghỉ ngơi và mơ những giấc mộng an lành. Và phòng tắm, nơi con bé bị giết chết. Cứ mỗi khi cô nghĩ về con bé, cô lại nhớ lại cảnh tượng con bé bị giết hại một cách dã man như thế nào, chính những điều đó đã làm trái tim người mẹ của cô bị dày vò không thương tiếc. Rồi cô quyết định chia tay với chồng và bán căn nhà, dường như cô muốn mọi thứ liên quan tới con gái đều phải biến mất khỏi tâm can trí óc của cô. Cô cứ nghĩ rằng không còn gì nhắc nhớ tới đứa con gái sẽ làm cô quên được chuyện đó.
Nhưng có lẽ ký ức của con người không dễ để giải quyết như vậy. Có những thứ ta không bao giờ nhớ đến dù cố đến mấy, nhưng cũng có những thứ có muốn cũng chẳng thể quên. Cô điên cuồng lao đầu vào công việc. Vai trò phóng viên khiến cô phải di chuyển liên tục, suy nghĩ liên tục, tưởng chừng những thứ ấy có thể giúp cô quên đi phần nào ký ức đau thương về đứa con gái. Ai ngờ được chính công việc của cô lại khiến cô phải khơi lại ký ức đau thương đó. Cô gặp Saori như một sự tình cờ trớ trêu. Saori coi cô như một chiếc phao cứu sinh cứu rỗi cuộc đời đầy tội lỗi của mình, nhưng đâu thể ngờ Sayoko cũng coi Saori như một chiếc phao cứu sinh, giúp cô thoát ra khỏi nỗi lòng chất chứa bao lâu nay.
Sở dĩ Sayoko vẫn còn nặng lòng chuyện đứa con gái vì kẻ thủ ác vẫn chưa nhận được hình phạt thích đáng. Hắn nhận án tử hình nhưng trong lòng không hề mang bất kỳ một sự hối lỗi nào. Hắn đón nhận cái chết như một dấu mốc nào đó trong đời, không chút oán niệm, không chút căm hờn, không chút hối hận, chỉ là “mệt mỏi quá rồi”. Tôi tự hỏi nếu hắn phải nhận án tử hình ngay khi đưa ra tòa, liệu Sayoko có nhẹ lòng hơn không? Hắn ra đi bằng một án tử nhưng chẳng khác nào mang một Thánh Giá Rỗng trên người vậy, nó nhẹ nhàng, không chút vướng bận.
Saori thì khác. Saori mang đủ các yếu tố để có thể khiến Sayoko thoải mái hơn, có lẽ Sayoko nghĩ vậy. Saori là một người mẹ mất con như Sayoko, con của Saori bị giết dã man hơn cả con của Sayoko, và Saori cũng chính là kẻ làm tội ác tày đình đó. Nhưng Saori lại mang trên mình một chiếc thánh giá tội lỗi nặng trình trịch, tới nỗi cô luôn cố gắng phạm tội ăn cắp vặt chỉ để bản thân mình bị bắt ngồi tù, chỉ để cảm giác phạm tội dày vò bản thân, chỉ vì cô nghĩ rằng mình không xứng đáng để sống một cuộc sống tốt đẹp. Sayoko có lẽ đã nghĩ rằng nếu đưa con người này đến một án tử có lẽ lòng cô sẽ nhẹ nhõm hơn vì cô đã đưa một kẻ ác nhân phạm tội tày trời, trên mình đang mang một sự đau khổ hối hận tột cùng vào cái chết mà đáng lý người này phải nhận. Cô cũng sẽ chứng minh được án tử là hoàn toàn xứng đáng và không vô nghĩa. Saori sau khi nghe những phân tích của Sayoko cũng đồng ý rằng bản thân xứng đáng nhận cái chết và nghĩ rằng đó cũng là cách tốt nhất để giải thoát. Đọc đến đây tôi chỉ có thể thốt lên rằng, Sayoko, từ khi nào cô đã biến thành một ác quỷ đội lốt thiên thần vậy? Cô có thể đẩy một người mà cô nghĩ đáng chết vào án tử chỉ để thỏa mãn tấm lòng của cô thôi sao? Kết cục cho người mẹ đáng thương là một cái chết. Tôi cũng nghĩ cô chỉ có chết thì mới thoát khỏi mớ ám ảnh mà cô gây ra thôi.
Hai người đàn ông trong câu chuyện, chồng cũ của Sayoko, Nakahara, và bạn trai cũ, đồng phạm của Saori, Fumiya có lẽ lại là những người may mắn trong chuỗi thảm kịch. Nakahara may mắn nhận được một công việc có thể khiến cho bản thân được giải tỏa sự đau đớn tột cùng đó là tổ chức tang lễ cho vật nuôi. Công việc tưởng chừng có vẻ vô nghĩa nhưng lại giúp anh giãi bày được cảm xúc và đồng cảm với những người chủ nhân, khiến lòng anh được thanh thản hơn, trái ngược hoàn toàn với công việc hỗ trợ người thân nạn nhân của Sayoko, công việc chỉ làm tăng thêm lòng thù hận trong cô. Fumiya cũng vậy, anh mang trong mình nỗi ám ảnh bởi việc mình gây ra, nhưng với sự mạnh mẽ của một người đàn ông, anh dễ dàng vượt qua và bước tiếp hơn Saori. May mắn của anh là tìm thấy được Hanae và cứu vớt cuộc đời của mẹ con cô. Điều đó khiến anh như chuộc lại được phần nào lỗi lầm của chính bản thân.
Phần mở đầu của câu chuyện là chuyện của Fumiya và Saori khiến người đọc cảm thấy như mọi tội lỗi bắt đầu từ hai người bọn họ là một điểm trừ tôi dành cho tác phẩm này. Có thể đó chỉ là yếu tố gây bất ngờ cho độc giả nhưng tôi lại thấy bất công cho Fumiya và Saori, hai người bọn họ đáng thương hơn là đáng trách. Ngoài ra truyện còn lên án ngầm việc giáo dục giới tính chưa đến nơi đến chốn cũng như sự lệ thuộc quá nhiều vào đàn ông của phụ nữ Nhật Bản, tiêu biểu là Hanae và Saori. Đó là những suy nghĩ ngoài lề của tôi trong lúc đọc cuốn sách này.
Cuối cùng, tử hình có phải là hình phạt vô nghĩa? Tự tôi cũng chẳng thể tìm được câu trả lời. Có lẽ chính vì câu hỏi mở đầu truyện mãi vẫn không thể có được đáp án thỏa đáng đã khiến người đọc cứ phải day dứt, ám ảnh mãi sau khi đọc xong.
Lê Nguyệt Anh
Tòa án lớn nhất trong cuộc đời chính là lương tâm con người
Thánh Giá Rỗng là tác phẩm thứ hai của Higashino Keigo mà tôi đọc, sau Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya, và thú thật thì tôi vẫn thích quyển đầu hơn. Dù văn phong của quyển đó cũng dài dòng như đặc trưng vốn có trong sách của Keigo, nhưng tôi không thấy bất cứ chi tiết thừa nào cả, mọi thứ được gắn kết với nhau bằng thứ keo dính vô hình rất tuyệt vời. Với Thánh Giá Rỗng, tôi khá đuối khi đi một vòng quá lớn với các chi tiết mà theo tôi dù bỏ qua thì bạn vẫn có thể hiểu được phần tiếp sau đó tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ vậy mà tôi hiểu hơn về tính cách của từng nhân vật, cũng như sự tranh đấu rất khác nhau giữa hai bên gia đình nạn nhân và hung thủ. Các bị cáo liệu có đáng nhận mức án tử hình? Tội ác nên được trừng phạt bởi pháp luật hay tòa án lớn nhất trong cuộc đời chính là lương tâm con người?
Truyện bắt đầu từ cái chết đầy uẩn khúc của người vợ cũ Sayako, Nakahara lần nữa nhớ về vụ án mạng tàn khốc của con gái Manami 11 năm trước. Anh cũng vô tình lật mở quá khứ tội lỗi tưởng chừng đã được chôn chặt suốt 21 năm của Fumiya và Saori. Hai lần cảm nhận nỗi đau mất đi người thân, Nakahara liệu có đi đến cuối và bắt những kẻ từng thủ ác ra trước ánh sáng của pháp luật không? Sayako chết chỉ là do số mệnh đã được định sẵn hay đằng sau đó còn điều gì được che giấu? Đáng hay không đáng, nên hay không nên, tôi luôn đặt ra những câu hỏi như thế trong khi đọc sách và rất có thể ý kiến của tôi hoàn toàn khác với bạn, nhưng đây mới thực sự là tác phẩm của Keigo, chỉ cần thay đổi góc nhìn bạn sẽ nhận thấy điều kỳ diệu.
Tôi đọc được rất nhiều bình luận cho rằng cái chết của Sayako là do cô tự chuốc lấy, nếu cô không bám riết lấy Saori và Fumiya để ép họ phải đầu thú vì đã giết đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra 21 năm trước, thì cái chết ấy sẽ không đến. Mọi người cũng khá gay gắt trước nụ cười của Sayako khi cô nghe mức án tử hình của một bị cáo mà vụ án đó hoàn toàn không liên quan đến cô. Cô quá nhẫn tâm ư? Tôi không nghĩ vậy, nếu không muốn nói là hoàn toàn đồng cảm với những gì mà Sayako đã làm.
Bạn đừng nghĩ những vụ án đó không liên quan đến Sayako, bởi chính cô từng là thân nhân của nạn nhân, cô hiểu rõ nhất cảm giác mất đi người thân đau khổ, bất lực như thế nào và bản thân cũng đã trải qua thời gian khủng hoảng để vượt qua nó. Không chỉ vậy, cô còn tham gia vào Hội gia đình nạn nhân để đấu tranh cho những người rơi hoàn cảnh như cô 11 năm trước. Tôi đã luôn nghĩ Sayako thật mạnh mẽ, việc đi sâu tìm hiểu tâm lý của những người phạm tội và gia đình nạn nhân chẳng phải cũng giống bản thân tự khơi dậy nỗi đau mất con trong lòng mình sao? Cô đã ra sức tranh đấu để dành lại chút niềm an ủi cho gia đình nạn nhân và cả bản thân mình nữa. “Tử hình là hình phạt vô nghĩa” nhưng ít nhất tội phạm đã nhận lấy mức án thỏa đáng cho hành vi của mình, mong ước của Sayako cũng trở thành hiện thực. Vậy nên cô cười không phải vì tàn nhẫn mà vì bản thân đã đạt được mục đích, bạn có chắc mình sẽ không hành xử như Sayako?
Tôi cũng không nghĩ cái chết của cô là đáng, bởi từ đầu cho đến khi Sayako chết tôi chưa thấy cô phạm bất cứ lỗi lầm nào để cái chết đó trở thành điều-tự-mình-chuốc-lấy cả. Giả sử Sayako không lên tiếng bắt Fumiya và Saori ra đầu thú thì hai người họ sẽ sống như thế nào? Fumiya tiếp tục làm tròn vai trò của một bác sĩ khoa nhi, cứu những em nhỏ thoát khỏi chiếc lưỡi hái của tử thần và vun vén cho mái ấm với Hanae như chưa từng có lỗi lầm nào trước đây? Còn Saori thì mãi sống trong sự ám ảnh đó, trở thành kẻ nghiện trộm cắp vặt vì muốn bản thân chịu đau khổ từ việc làm của mình? Liệu cuộc sống như vậy có khiến họ thanh thản hơn không? Luật nhân quả đã ám vào số phận của họ nhưng sự thật họ chưa từng nhận hình phạt nào thích đáng cho hành vi của mình cả.
Thật ra nhân vật mà tôi thích nhất là Fumiya, bởi từ lúc còn đi học hay ngay khi đã trưởng thành, anh luôn có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Bản thân chưa từng bỏ rơi Saori khi biết chuyện cô có thai và lúc nào cũng yêu thương, chăm sóc cho bé Sho như con ruột của mình. Sự chân thành trong cách anh đối xử với những người xung quanh khiến tôi rất cảm động. Vậy nên chẳng lạ gì khi các bạn cho rằng người tốt như anh sau bao nhiêu năm luôn cố gắng chuộc lại lỗi lầm bằng vô số việc làm tốt thì tại sao phải bị ép ra tự thú? Có phải bạn đã quên mất rằng pháp luật được ban hành để bảo vệ công lý, mỗi công dân đều có trách nhiệm phải thực thi nó. Chính vì thế một người đã từng giết con mình như Fumiya thì liệu sự bù đắp đó là đủ hay chưa? Điều đó có công bằng không? Ai cũng phạm tội rồi im lặng sửa đổi bằng việc làm nhiều điều tốt, giúp đỡ tất cả mọi người thì luật pháp chẳng phải chỉ là chiếc “thánh giá rỗng” hay sao? Xã hội sẽ ra sao nếu tất cả mọi người đều tự quyết định chuộc tội theo cách của mình? Tôi thích Fumiya nhưng tôi tán thành việc Sayako buộc anh ra đầu thú, vì với tư cách một công dân cô có nghĩa vụ tố giác anh và với tư cách một tội phạm anh phải chịu chế tài của pháp luật. Chẳng phải Nữ thần Công lý tay cầm cân mắt bịt lại là vì mọi người trên thế gian đều bình đẳng sao? Sự thật thì tự thú chính là tự giải thoát, đó là điều mà Fumiya và Saori luôn tìm kiếm trong suốt 21 năm, nhưng họ mãi vẫn không nhận ra sự thanh thản đến từ đâu. Chúng ta không thể chắc chắn rằng nếu tự thú thì họ có nhận án tử hình hay không, nhưng khi họ nhận ra sớm hơn rất có thể không thêm ai phải chết, phải vào tù, phải trượt dài với những ám ảnh khôn nguôi, hay phải sống với thân phận người nhà của tội phạm.
Vô lý nhất có lẽ chính là nhân vật người cha của Hanae, bởi ngay từ khi xuất hiện, ông đã để lại rất nhiều ác cảm trong lòng độc giả. Nào là mê cờ bạc, rượu chè, lăng nhăng, không quan tâm chăm sóc con cái khi vợ mất… Vậy mà cuối cùng lại trở thành người-cha-muốn-ra-sức-bảo-vệ-hạnh-phúc-của-con-mình. Động cơ của ông có đơn giản là muốn bảo vệ con rể - nơi nương nhờ duy nhất của con gái mình hay không? Sự tốt đẹp ấy được Keigo xây dựng quá đột ngột, quả thực tôi rất khó chấp nhận. Chính vì lẽ đó, cái chết của Sayako càng khiến tôi bất mãn, nếu người giết cô là Fumiya hay Saori, thậm chí Hanae cũng được thì tôi vẫn thấy hợp lý hơn nhiều. Cha của Hanae mới là người chẳng liên quan gì.
Người tàn nhẫn nhất trong truyện là ai? Có một số ý kiến cho rằng việc Fumiya và Saori giết chết con mình và chôn trong rừng thật độc ác. Bởi đứa trẻ đó dù do cả hai sinh ra nhưng người quyết định nó sống hay chết không phải là họ. Bất kỳ ai trên thế giới này cũng không có quyền phán xét ai được sống hay phải chết cả, luật pháp cũng chỉ thi hành án theo hành vi phạm tội của bị cáo mà thôi. Dù vậy, ở trường hợp của Fumiya và Saori, tôi thực lòng có chút cảm thông. Bạn thử nghĩ xem, lúc phạm phải sai lầm đó họ chỉ mới mười mấy tuổi, cái tuổi vụng dại chưa tới đó thì làm sao có thể chọn phương án phù hợp hơn? Như Fumiya từng nói, anh lúc đó cũng rất hoang mang và không biết phải làm thế nào cho đúng. Họ còn quá trẻ để chịu trách nhiệm hay phải trói buộc nhau bằng đứa con như vậy, tương lai của cả hai còn quá dài và chẳng ai có thể tưởng tượng họ sẽ làm gì để vun đắp tình yêu tuổi học trò ấy thật vững bền cả. Có chắc họ sẽ tiếp tục yêu thương nhau khi có con không? Tôi thì không dám chắc.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân và hung thủ cũng rất khác nhau, mỗi người đều có cách thể hiện rất riêng. Ở cương vị một người cha, tôi đã từng nghĩ Nakahara sẽ chẳng thể vượt qua nếu không có sự thừa kế Sảnh thiên thần từ người chú của mình. Anh còn không dám đối diện với công việc lúc bấy giờ thì thử hỏi làm sao có thể vượt qua được nỗi đau đó dễ dàng như vợ mình? Fumiya tất nhiên vẫn tuyệt hơn, anh luôn cố gắng quên đi mọi thứ để tiếp tục sống và làm nhiều việc có ích cho cuộc đời. Tuy nhiên, có lẽ vì là đàn ông nên mọi thứ mới trở nên dễ chấp nhận hơn, họ dần dần cũng đã thành công trong việc vượt qua nỗi ám ảnh chết chóc kia để trở thành người có ích.
Ở cương vị một người làm mẹ khi mất con, Sayako và mẹ của cô tuy rất đau buồn nhưng từng ngày đều cố gắng vượt qua để có thể tiếp tục sống và tranh đấu vì mức án tử hình dành cho những kẻ phạm tội. Nhưng Saori thì hoàn toàn ngược lại, cô sống vật vờ và không hề có định hướng cho tương lai, tôi luôn có cảm giác Saori đã chết, tâm hồn cô 21 năm trước đã được chôn dưới nấm mồ nhỏ của con mình rồi. Nhìn tới nhìn lui, mọi người đều thấy Nakahara và Fumiya đã có cuộc đời tích cực sau bi kịch, còn Sayako và Saori không nhận được nhiều cảm thông khi có những hành động bị đánh giá là tiêu cực, mà độc giả quên đi rằng, họ là phụ nữ vốn dĩ rất mềm yếu, họ là mẹ nên càng khó khăn để vùng vẫy khỏi những nỗi đau. Fumiya có thể làm cha của hàng chục, hàng trăm đứa trẻ, nhưng Saori không còn tư cách để làm mẹ nữa, bởi cùng hành động chôn đi núm ruột của mình, nhưng Saori đã có 9 tháng 10 ngày hòa chung dòng máu với đứa trẻ, thứ tình cảm ấy mãi mãi Fumiya không thể đau thay cô được. Và, cho dù cô buông thả thế nào, Saori cũng chưa từng sợ đối diện với án tử, cái cô sợ là tiền đồ của Fumiya phải khép lại. Ngay cả trong tận cùng nỗi đau, Saori cũng vẫn không thôi nghĩ cho chàng thiếu niên mình từng một thời gắn bó. Còn Fumiya, 21 năm qua, anh chỉ cố lãng quên, cố vun đắp cho mẹ con người ta, mà chưa từng nghĩ cho mẹ của con anh.
Một bên tranh đấu để được thấy hung thủ nhận án tử hình, một bên muốn giảm nhẹ án phạt cho người thân của họ, tất cả chẳng qua đều xuất phát từ sự yêu thương mà ra. Án tử hình không phải là sự trừng phạt mà là răn đe. Cảm giác cái chết đã đến rất gần nhưng không thể biết chính xác thời gian khiến người tử tù hoàn toàn rơi vào trạng thái bị động, đây chính là sự trừng phạt đáng sợ nhất của nó. Nếu có điều gì khiến tôi lung lay suy nghĩ nên bãi bỏ án tử hình, thì chỉ có thể là oan sai. Mà điều này thì Thánh Giá Rỗng không đề cập đến.