Từ khi tiếp xúc cho đến lúc đi đến những dòng chữ cuối cùng của tác phẩm, tôi chỉ có thể chắc chắn rằng Iya na Yatsu không phải là một tiểu thuyết… dễ nuốt. Xuyên suốt mạch truyện của Iya na Yatsu, người đọc sẽ không bao giờ tìm thấy được bất kì điều...
Từ khi tiếp xúc cho đến lúc đi đến những dòng chữ cuối cùng của tác phẩm, tôi chỉ có thể chắc chắn rằng Iya na Yatsu không phải là một tiểu thuyết… dễ nuốt. Xuyên suốt mạch truyện của Iya na Yatsu, người đọc sẽ không bao giờ tìm thấy được bất kì điều “dịu dàng” nào trong cách hai nhân vật chính đối xử với nhau. Không có “hường phấn”, ủy mị, lãng mạn, Iya na Yatsu tiếp cận độc giả bằng những nghĩ suy trần trụi, bằng cách hành động đầy bản năng và bằng những kiểu tình cảm có phần kì dị của các nhân vật chính.
Tiểu thuyết Nhật, bằng lòng rằng chúng vốn không có nhiều câu chuyện xung quanh một cốt truyện chính, cũng không nhiều tình tiết, diễn biến của sự việc cũng không quá cường điệu, nhưng với Iya na Yatsu, tôi thực sự mệt mỏi ít nhất là với hai chương đầu. Tôi không chán vì cái không khí cũ kĩ của nó hay cách kể chuyện của nhân vật “tôi” – Kazuya. Tôi cảm thấy ức chế với cái cách Kazuya và Miura đối với nhau. Tình tiết cho thấy Miura bị Kazuya lãnh đạm, căm hận nhưng thực chất Kazuya lại đang bị Miura ngược đãi tinh thần đến cực độ. Sẽ là tâm trạng cảm thông, nhẫn nại nếu tôi biết được trong sự kinh tởm, chán chường của Kazuya có một chút tình. Thế mà, hai nam chính ở cạnh nhau như chỉ để tăng thêm phần khó chịu cho nhau. Họ ngược nhau đến cùng cực nhưng tuyệt nhiên, với ngôi kể của Kazuya, truyện không cho tôi chút hy vọng gì vào chuyển biến tình cảm. Dù vậy, tôi vẫn đọc trọn vẹn tác phẩm, bởi tác giả tài tình nắm rõ tâm lí độc giả sẽ từ phẫn nộ mà chuyển thành thôi thúc tò mò về quan hệ của hai nhân vật ấy sẽ đi đến kết quả gì. Tôi, từ không kỳ vọng gì nên cũng đã không có gì để thất vọng về Iya na Yatsu.
Kazuya, nhân vật chính và cũng là người kể phần lớn câu truyện. Tôi không thích anh ta một chút nào cả. Lí do duy nhất chỉ vì Kazuya là kẻ không bao giờ sống thật với con người mình. Ngay từ khi gặp Miura, anh ta đã lộ ra bản chất đối lập của mình mà như cách Kazuya bị gọi là một thằng đạo đức giả. Anh ta sợ những điều xấu nhưng lại hèn nhát nên không dám đấu tranh và đành chấp nhận những trò phá phách của Miura. Kazuya lại càng khiến tôi khó chịu hơn khi chẳng bao giờ dám nói thật lòng mình. Anh ta rõ ràng sợ hãi sự bạo lực, bất cần của Miura, không muốn làm bạn thân của hắn và càng không muốn ở bên hắn, vậy mà, bản thân anh ta chẳng dám một lần thẳng thắn, mọi ý nghĩ chỉ dừng lại trên bờ môi, có chăng cũng chỉ là những câu nói nhát gừng, một chút ngữ khí cũng không biểu hiện được. Chính sự hèn nhát đó đã đẩy Kazuya vào những suy nghĩ bế tắc, vào cuộc sống bứt rứt và mãi mãi kẹt lại ở đó. Cũng vì ý nghĩ và hành động không đồng nhất, con người Kazuya ngập tràn những mâu thuẫn giãy giụa đấu tranh nhau. Trong lòng cảm thấy Miura rất ghê gớm, muốn tránh xa hắn, muốn được sống cuộc đời thoải mái không có bóng dáng hắn đeo bám nhưng lại cứ bằng cách này hay cách khác tự động đến gần Miura, gieo cho hắn suy nghĩ rằng hắn không bị ghét bỏ, rằng hắn còn có cơ hội được đối xử dịu dàng. Kazuya chẳng những mâu thuẫn trong cách hành xử mà trong cảm xúc, sự mâu thuẫn ấy mới đáng sợ. Anh ta không biết mình thật sự thích hay nhục khi bị Miura đè ra làm tình. Anh ta ghét bị Miura xem thường, ghét phải làm công cụ cho hắn phát tiết nhưng cơ thể lại dần thích nghi với việc quan hệ cùng Miura, trong lòng lại nảy sinh sự cô đơn, trống trải khi không có Miura ôm chặt mỗi đêm. Nếu ghét một người thuần túy, chắc chắn chúng ta không bao giờ có cảm giác lưỡng lự giữa bị và được. Nếu trong lòng Kazuya chỉ toàn nỗi căm hận Miura, anh ta sẽ không thể nào để cho những nhu cầu sinh lí áp chế lòng thù ghét của mình. Lại từ những mâu thuẫn của chính mình, Kazuya trở thành một kẻ ngốc nghếch. Kazuya ngốc ghếch gặm nhấm tâm tư giằng xé một mình, ngốc nghếch chịu đựng bản tính hung hăng, cường thế của Miura, ngốc nghếch duy trì mối quan hệ kì quặc giữa hai thằng đàn ông sống chung với nhau mà chính mình cho là như thế. Nhưng biết đâu, ngay từ đầu Kazuya đã là một kẻ ngốc rồi. Bởi Kazuya ngốc nghếch nên mới không thể đưa ra hướng giải thoát cho chính mình. Bởi Kazuya ngốc nghếch nên tôi thấy Kazuya có phần đáng thương. Đáng thương cho một trái tim lúm nhúm xúc cảm nhưng chẳng bao giờ chịu thông hiểu là ghét hay yêu. Đáng thương cho một cuộc đời bị bủa vây bởi ý nghĩ trốn chạy khỏi một người mà đôi chân lúc nào cũng vòng về nơi có người mình vẫn luôn muốn bỏ lại.
Gã đáng ghét đóng vai trò quan trọng làm nên cái tên Iya na Yatsu chính là Miura. Bạn hỏi tôi có thích nhân vật này không? Không hề, đó là câu trả lời rất thật lòng của tôi. Và thật thú vị, đây là lần đầu tiên có một câu chuyện mà tôi không thể nào ưa nỗi các nhân vật chính. Nếu Kazuya nhu nhược, nửa vời bao nhiêu thì Miura lì lợm, bá đạo bấy nhiêu. Từ nhỏ đã vậy, càng lớn thì mức độ càng tăng. Không bám lấy thì thôi nhưng nếu đã quyết theo đuổi thì Kazuya có chạy đến cùng trời cũng không thể cắt đuôi được Miura. Miura luôn thích làm theo ý mình. Hắn mặt dày ở lại nhà của Kazuya, nhất quyết không dọn đi, cũng không tìm việc. Hắn tự ý sử dụng đồ đạc cá nhân chung với Kazuya, tự cho mình cái quyền ôm ấp người ta rồi khoái trá thực hiện những hành vi mơn trớn làm Kazuya sợ phát khiếp. Trong mắt Kazuya, Miura chẳng có một vị trí nào, Miura biết điều đó, vậy mà, hắn vẫn cố chấp kề cận Kazuya. Kazuya phản kháng bao nhiêu, bực tức bao nhiêu thì hắn lại thấy hứng thú và hùng hổ thêm bấy nhiêu. Những điều hắn làm chỉ khiến Kazuya ngày một hãi hùng và phẫn uất khi nghĩ đến hắn, nghĩ đến cảnh phải chạm mặt hắn.
Nhưng mà, càng về giữa cuối truyện, nhân vật Miura từ một kẻ đáng bị ghét bỏ lại để lộ những điểm yếu và trở thành một gã tội nghiệp. Những chuyện không may đã xảy đến với Miura, những tổn thương hắn từng một mình hứng chịu, một cách lẳng lặng khiến người ta xót thương cho hắn. Thật ra, những tình tiết ấy chỉ góp phần tô đậm nỗi đau của một kẻ cô độc như Miura. Đâu đó trong những đoạn hội thoại kiệm lời với Kazuya, trong những khước từ sự quan tâm từ hắn của Kazuya suốt tác phẩm, nỗi niềm của Miura đã được gợi đến, chỉ là bằng ngôi kể của Kazuya – kẻ ghét cay ghét đắng hắn – chúng vô tình bị lướt qua. Kazuya vốn dĩ đã là một kẻ đáng thương từ đầu tới cuối truyện. Tất cả ngông cuồng Miura làm với Kazuya chỉ mong được Kazuya đối xử dịu dàng dù là giả vờ. Kể cả khi hắn hiểu rõ cả đời này Kazuya chẳng thể nào bố thí cho hắn chút ân huệ đó, hắn vẫn cứ cố chấp làm những điều mình muốn. Kazuya hét vào mặt hắn, mấy lần bỏ hắn mà đi, cự tuyệt gần gũi hắn. Hắn thích Kazuya như thế. Bởi vì Kazuya có phản ứng với những gì hắn làm tức là hắn đã gây được sự chú ý dù cho đó là sự tương tác gượng ép. Hắn chưa từng nói mình yêu Miura một cách sến sẩm. Nhưng hắn thể hiện rành rành ý muốn muốn sở hữu Kazuya. Ừ thì vĩnh viễn Kazuya không yêu hắn cũng được, miễn là Kazuya đừng rời bỏ hắn, hắn hạnh phúc ngất ngây rồi.
“Từ một người quen biết đơn thuần, trở thành mối quan tâm của chúng ta. Khi nhận ra được khoảnh khắc ấy, nó đã đang âm thầm len lỏi vào tận cùng trái tim” – chỉ là như thế này thôi, tôi vẫn không ưa nhưng sẽ không khó chịu và ghét bỏ hai nhân vật chính này nữa. Cái kết đến nhanh và có vẻ chưa thuyết phục khi mối quan hệ của Kazuya và Miura còn lẩn quẩn? Tôi hài lòng với cái kết như thế. Vì nói hai gã này là mảnh ghép của đối phương cũng được, là oan gia cũng được, miễn sao cho hai người ở cạnh nhau là được. Nếu là tình cảnh ban đầu, tôi nhất định chỉ muốn Miura biến mất hoặc Kazuya mạnh mẽ, dứt khoát hơn. Thế nhưng, một cách dần dà, tình cảm và cả con người Kazuya đã thay đổi theo chiều hướng tích cực cho Miura và có lẽ cũng là một hướng đến không tệ cho anh ta. Mặc kệ là yêu hay không yêu thì chỉ có một cách duy nhất để hai con người đó tồn tại một cách bình thường là ở bên nhau. Nếu Kazuya biệt tăm, Miura sẽ lại phát điên lên, bệnh tình sẽ trở nặng và chắc gì hắn còn ý chí muốn sống khi không được nhìn thấy Kazuya. Xa rời Miura, không ai dám chắc Kazuya có thể hết bị ám ảnh và không hề thấy thiếu thốn con người sống cùng bấy lâu. Vậy nên, tốt nhất là hãy để họ ở bên nhau như thế, như chó với mèo, như nước với lửa nhưng đặc biệt là không bao giờ nỡ tận diệt nhau. Chỉ có Miura mới chấp nhận được con người trong ngoài bất nhất của Kazuya. Chỉ có Kazuya mới là người mà Miura vĩnh viễn theo đuổi không chán nản. Miura là kẻ ngang tàng, Kazuya là kẻ dễ dãi với bản thân. Một kẻ tàn nhẫn lại được kẻ khác dung túng thì còn gì hòa hợp hơn! Cũng chính vì lẽ đó, tôi cho rằng OE tác giả viết chứa đựng một HE trong đấy mà không phải sự bế tắc của SE.
Iya na Yatsu không hoàn toàn ngột ngạt trong bối cảnh mà không khí căng thẳng đến từ suy nghĩ, hành động của nhân vật. Càng đi đến cuối truyện, người đọc sẽ càng thấy dễ chịu mặc dù bối cảnh vẫn như thế, nhân vật vẫn là Kazuya không có lập trường như thế, Miura “biến thái” và thành thật như thế. Ở Iya na Yatsu, nhân vật không ít nhưng chẳng có nhân vât phụ nào mang tính cách ấn tượng. Họ làm nền vô cùng hoàn hảo cho cặp nam nhân vật chính. Nếu đã không là một nhân vật nổi bật thì tuyến nhân vật phụ đã làm rất tốt vai trò của mình rồi.
Làm độc giả mỉm cười, mộng mơ khi nghi về những điều mình viết là một thành công. Và làm bất cứ ai đọc những gì mình viết đều phải nhớ đến nhân vật mình tạo ra dù cảm xúc là ghét hay yêu là một tài năng. Tác giả Konohara Narise đã khiến cho Iya na Yatsu sống động bằng xúc cảm!
Oan Gia - Là đáng ghét hay đáng thương?
Từ khi tiếp xúc cho đến lúc đi đến những dòng chữ cuối cùng của tác phẩm, tôi chỉ có thể chắc chắn rằng Iya na Yatsu không phải là một tiểu thuyết… dễ nuốt. Xuyên suốt mạch truyện của Iya na Yatsu, người đọc sẽ không bao giờ tìm thấy được bất kì điều “dịu dàng” nào trong cách hai nhân vật chính đối xử với nhau. Không có “hường phấn”, ủy mị, lãng mạn, Iya na Yatsu tiếp cận độc giả bằng những nghĩ suy trần trụi, bằng cách hành động đầy bản năng và bằng những kiểu tình cảm có phần kì dị của các nhân vật chính.
Tiểu thuyết Nhật, bằng lòng rằng chúng vốn không có nhiều câu chuyện xung quanh một cốt truyện chính, cũng không nhiều tình tiết, diễn biến của sự việc cũng không quá cường điệu, nhưng với Iya na Yatsu, tôi thực sự mệt mỏi ít nhất là với hai chương đầu. Tôi không chán vì cái không khí cũ kĩ của nó hay cách kể chuyện của nhân vật “tôi” – Kazuya. Tôi cảm thấy ức chế với cái cách Kazuya và Miura đối với nhau. Tình tiết cho thấy Miura bị Kazuya lãnh đạm, căm hận nhưng thực chất Kazuya lại đang bị Miura ngược đãi tinh thần đến cực độ. Sẽ là tâm trạng cảm thông, nhẫn nại nếu tôi biết được trong sự kinh tởm, chán chường của Kazuya có một chút tình. Thế mà, hai nam chính ở cạnh nhau như chỉ để tăng thêm phần khó chịu cho nhau. Họ ngược nhau đến cùng cực nhưng tuyệt nhiên, với ngôi kể của Kazuya, truyện không cho tôi chút hy vọng gì vào chuyển biến tình cảm. Dù vậy, tôi vẫn đọc trọn vẹn tác phẩm, bởi tác giả tài tình nắm rõ tâm lí độc giả sẽ từ phẫn nộ mà chuyển thành thôi thúc tò mò về quan hệ của hai nhân vật ấy sẽ đi đến kết quả gì. Tôi, từ không kỳ vọng gì nên cũng đã không có gì để thất vọng về Iya na Yatsu.
Kazuya, nhân vật chính và cũng là người kể phần lớn câu truyện. Tôi không thích anh ta một chút nào cả. Lí do duy nhất chỉ vì Kazuya là kẻ không bao giờ sống thật với con người mình. Ngay từ khi gặp Miura, anh ta đã lộ ra bản chất đối lập của mình mà như cách Kazuya bị gọi là một thằng đạo đức giả. Anh ta sợ những điều xấu nhưng lại hèn nhát nên không dám đấu tranh và đành chấp nhận những trò phá phách của Miura. Kazuya lại càng khiến tôi khó chịu hơn khi chẳng bao giờ dám nói thật lòng mình. Anh ta rõ ràng sợ hãi sự bạo lực, bất cần của Miura, không muốn làm bạn thân của hắn và càng không muốn ở bên hắn, vậy mà, bản thân anh ta chẳng dám một lần thẳng thắn, mọi ý nghĩ chỉ dừng lại trên bờ môi, có chăng cũng chỉ là những câu nói nhát gừng, một chút ngữ khí cũng không biểu hiện được. Chính sự hèn nhát đó đã đẩy Kazuya vào những suy nghĩ bế tắc, vào cuộc sống bứt rứt và mãi mãi kẹt lại ở đó. Cũng vì ý nghĩ và hành động không đồng nhất, con người Kazuya ngập tràn những mâu thuẫn giãy giụa đấu tranh nhau. Trong lòng cảm thấy Miura rất ghê gớm, muốn tránh xa hắn, muốn được sống cuộc đời thoải mái không có bóng dáng hắn đeo bám nhưng lại cứ bằng cách này hay cách khác tự động đến gần Miura, gieo cho hắn suy nghĩ rằng hắn không bị ghét bỏ, rằng hắn còn có cơ hội được đối xử dịu dàng. Kazuya chẳng những mâu thuẫn trong cách hành xử mà trong cảm xúc, sự mâu thuẫn ấy mới đáng sợ. Anh ta không biết mình thật sự thích hay nhục khi bị Miura đè ra làm tình. Anh ta ghét bị Miura xem thường, ghét phải làm công cụ cho hắn phát tiết nhưng cơ thể lại dần thích nghi với việc quan hệ cùng Miura, trong lòng lại nảy sinh sự cô đơn, trống trải khi không có Miura ôm chặt mỗi đêm. Nếu ghét một người thuần túy, chắc chắn chúng ta không bao giờ có cảm giác lưỡng lự giữa bị và được. Nếu trong lòng Kazuya chỉ toàn nỗi căm hận Miura, anh ta sẽ không thể nào để cho những nhu cầu sinh lí áp chế lòng thù ghét của mình. Lại từ những mâu thuẫn của chính mình, Kazuya trở thành một kẻ ngốc nghếch. Kazuya ngốc ghếch gặm nhấm tâm tư giằng xé một mình, ngốc nghếch chịu đựng bản tính hung hăng, cường thế của Miura, ngốc nghếch duy trì mối quan hệ kì quặc giữa hai thằng đàn ông sống chung với nhau mà chính mình cho là như thế. Nhưng biết đâu, ngay từ đầu Kazuya đã là một kẻ ngốc rồi. Bởi Kazuya ngốc nghếch nên mới không thể đưa ra hướng giải thoát cho chính mình. Bởi Kazuya ngốc nghếch nên tôi thấy Kazuya có phần đáng thương. Đáng thương cho một trái tim lúm nhúm xúc cảm nhưng chẳng bao giờ chịu thông hiểu là ghét hay yêu. Đáng thương cho một cuộc đời bị bủa vây bởi ý nghĩ trốn chạy khỏi một người mà đôi chân lúc nào cũng vòng về nơi có người mình vẫn luôn muốn bỏ lại.
Gã đáng ghét đóng vai trò quan trọng làm nên cái tên Iya na Yatsu chính là Miura. Bạn hỏi tôi có thích nhân vật này không? Không hề, đó là câu trả lời rất thật lòng của tôi. Và thật thú vị, đây là lần đầu tiên có một câu chuyện mà tôi không thể nào ưa nỗi các nhân vật chính. Nếu Kazuya nhu nhược, nửa vời bao nhiêu thì Miura lì lợm, bá đạo bấy nhiêu. Từ nhỏ đã vậy, càng lớn thì mức độ càng tăng. Không bám lấy thì thôi nhưng nếu đã quyết theo đuổi thì Kazuya có chạy đến cùng trời cũng không thể cắt đuôi được Miura. Miura luôn thích làm theo ý mình. Hắn mặt dày ở lại nhà của Kazuya, nhất quyết không dọn đi, cũng không tìm việc. Hắn tự ý sử dụng đồ đạc cá nhân chung với Kazuya, tự cho mình cái quyền ôm ấp người ta rồi khoái trá thực hiện những hành vi mơn trớn làm Kazuya sợ phát khiếp. Trong mắt Kazuya, Miura chẳng có một vị trí nào, Miura biết điều đó, vậy mà, hắn vẫn cố chấp kề cận Kazuya. Kazuya phản kháng bao nhiêu, bực tức bao nhiêu thì hắn lại thấy hứng thú và hùng hổ thêm bấy nhiêu. Những điều hắn làm chỉ khiến Kazuya ngày một hãi hùng và phẫn uất khi nghĩ đến hắn, nghĩ đến cảnh phải chạm mặt hắn.
Nhưng mà, càng về giữa cuối truyện, nhân vật Miura từ một kẻ đáng bị ghét bỏ lại để lộ những điểm yếu và trở thành một gã tội nghiệp. Những chuyện không may đã xảy đến với Miura, những tổn thương hắn từng một mình hứng chịu, một cách lẳng lặng khiến người ta xót thương cho hắn. Thật ra, những tình tiết ấy chỉ góp phần tô đậm nỗi đau của một kẻ cô độc như Miura. Đâu đó trong những đoạn hội thoại kiệm lời với Kazuya, trong những khước từ sự quan tâm từ hắn của Kazuya suốt tác phẩm, nỗi niềm của Miura đã được gợi đến, chỉ là bằng ngôi kể của Kazuya – kẻ ghét cay ghét đắng hắn – chúng vô tình bị lướt qua. Kazuya vốn dĩ đã là một kẻ đáng thương từ đầu tới cuối truyện. Tất cả ngông cuồng Miura làm với Kazuya chỉ mong được Kazuya đối xử dịu dàng dù là giả vờ. Kể cả khi hắn hiểu rõ cả đời này Kazuya chẳng thể nào bố thí cho hắn chút ân huệ đó, hắn vẫn cứ cố chấp làm những điều mình muốn. Kazuya hét vào mặt hắn, mấy lần bỏ hắn mà đi, cự tuyệt gần gũi hắn. Hắn thích Kazuya như thế. Bởi vì Kazuya có phản ứng với những gì hắn làm tức là hắn đã gây được sự chú ý dù cho đó là sự tương tác gượng ép. Hắn chưa từng nói mình yêu Miura một cách sến sẩm. Nhưng hắn thể hiện rành rành ý muốn muốn sở hữu Kazuya. Ừ thì vĩnh viễn Kazuya không yêu hắn cũng được, miễn là Kazuya đừng rời bỏ hắn, hắn hạnh phúc ngất ngây rồi.
“Từ một người quen biết đơn thuần, trở thành mối quan tâm của chúng ta. Khi nhận ra được khoảnh khắc ấy, nó đã đang âm thầm len lỏi vào tận cùng trái tim” – chỉ là như thế này thôi, tôi vẫn không ưa nhưng sẽ không khó chịu và ghét bỏ hai nhân vật chính này nữa. Cái kết đến nhanh và có vẻ chưa thuyết phục khi mối quan hệ của Kazuya và Miura còn lẩn quẩn? Tôi hài lòng với cái kết như thế. Vì nói hai gã này là mảnh ghép của đối phương cũng được, là oan gia cũng được, miễn sao cho hai người ở cạnh nhau là được. Nếu là tình cảnh ban đầu, tôi nhất định chỉ muốn Miura biến mất hoặc Kazuya mạnh mẽ, dứt khoát hơn. Thế nhưng, một cách dần dà, tình cảm và cả con người Kazuya đã thay đổi theo chiều hướng tích cực cho Miura và có lẽ cũng là một hướng đến không tệ cho anh ta. Mặc kệ là yêu hay không yêu thì chỉ có một cách duy nhất để hai con người đó tồn tại một cách bình thường là ở bên nhau. Nếu Kazuya biệt tăm, Miura sẽ lại phát điên lên, bệnh tình sẽ trở nặng và chắc gì hắn còn ý chí muốn sống khi không được nhìn thấy Kazuya. Xa rời Miura, không ai dám chắc Kazuya có thể hết bị ám ảnh và không hề thấy thiếu thốn con người sống cùng bấy lâu. Vậy nên, tốt nhất là hãy để họ ở bên nhau như thế, như chó với mèo, như nước với lửa nhưng đặc biệt là không bao giờ nỡ tận diệt nhau. Chỉ có Miura mới chấp nhận được con người trong ngoài bất nhất của Kazuya. Chỉ có Kazuya mới là người mà Miura vĩnh viễn theo đuổi không chán nản. Miura là kẻ ngang tàng, Kazuya là kẻ dễ dãi với bản thân. Một kẻ tàn nhẫn lại được kẻ khác dung túng thì còn gì hòa hợp hơn! Cũng chính vì lẽ đó, tôi cho rằng OE tác giả viết chứa đựng một HE trong đấy mà không phải sự bế tắc của SE.
Iya na Yatsu không hoàn toàn ngột ngạt trong bối cảnh mà không khí căng thẳng đến từ suy nghĩ, hành động của nhân vật. Càng đi đến cuối truyện, người đọc sẽ càng thấy dễ chịu mặc dù bối cảnh vẫn như thế, nhân vật vẫn là Kazuya không có lập trường như thế, Miura “biến thái” và thành thật như thế. Ở Iya na Yatsu, nhân vật không ít nhưng chẳng có nhân vât phụ nào mang tính cách ấn tượng. Họ làm nền vô cùng hoàn hảo cho cặp nam nhân vật chính. Nếu đã không là một nhân vật nổi bật thì tuyến nhân vật phụ đã làm rất tốt vai trò của mình rồi.
Làm độc giả mỉm cười, mộng mơ khi nghi về những điều mình viết là một thành công. Và làm bất cứ ai đọc những gì mình viết đều phải nhớ đến nhân vật mình tạo ra dù cảm xúc là ghét hay yêu là một tài năng. Tác giả Konohara Narise đã khiến cho Iya na Yatsu sống động bằng xúc cảm!