1000 Nụ Hôn Nồng Cháy - Hãy đọc để tự rút ra bài học cho riêng mình
Tôi chú ý đến “1000 nụ hôn nồng cháy” bởi tác giả của nó chính là người đã viết nên “kiệt tác” “Nữ hoàng tin đồn”. Vì thế mà khi biết Thẩm Thương My sắp có sách mới ở Việt Nam, đầu tôi xoay...
Tôi chú ý đến “1000 nụ hôn nồng cháy” bởi tác giả của nó chính là người đã viết nên “kiệt tác” “Nữ hoàng tin đồn”. Vì thế mà khi biết Thẩm Thương My sắp có sách mới ở Việt Nam, đầu tôi xoay vần với câu hỏi “Đọc hay không đọc”. Cuối cùng vẫn quyết định đọc, bởi tác phẩm trước quả thật rất “ấn tượng”.
Đại khái nội dung của “Nữ hoàng tin đồn” kể về một cô gái tên Phong Bình, đẹp đến không thể đẹp hơn, xuất thân bí ẩn, lai lịch không rõ ràng, nhưng ai mà động vào cô ta nhất định phải trả giá. Chỉ cần cô ta nói nhà ở Thúy Minh Hồ thì những kẻ có hiểu biết lập tức rúng động. Cô ta kết oan gia với nhị thiếu gia Đường Ca Nam danh trấn cả Trung Quốc bởi gia thế, tiền bạc, vẻ điển trai lẫn xì căng đan. Diễn biến câu chuyện thì cũng bình thường thôi, dài mấy trăm trang với hàng hiệu, giới giải trí, những nhân vật đẹp lồng lộng, bắt cóc và một cái happy ending. Điều cuốn truyện này gieo vào tôi, khiến tôi nhớ mãi chính là độ “nổ” không giới hạn của Thẩm Thương My. Tôi không thể hiểu nổi tại sao trên đời này là có một tác phẩm dở hơi như vậy. Mà vào thời điểm nó phát hành, nhận được sự khen ngợi hết lòng của độc giả, góp phần đưa Quảng Văn trở thành một trong những đơn vị sách ngôn tình được yêu thích nhất. Trong một số cuộc offline ngôn tình mà tôi có dịp tham dự, “Nữ hoàng tin đồn” luôn được đem ra bàn luận với những lời tâng bốc trên mây, Phong Bình được liệt kê vào hàng “nhân vật nữ chính được yêu thích nhất” bởi cô ta là người phụ nữ không cần đàn ông, không giàu vì quá giàu! Nghe đến đâu tôi sởn gai óc đến đó. Thú thật, chính “Nữ hoàng tin đồn” đã khiến Quảng Văn trở thành một trong những đơn vị sách mà tôi ác cảm nhất.
Nếu không phải những cuốn sách xuất bản sau đó của Quảng Văn như “Hẹn đẹp như mơ”, “Tuyệt sắc khuynh thành”… dần kéo tôi lại, chắc tôi “thù” Quảng Văn suốt đời quá. Vừa hết ghét Quảng Văn không bao lâu, tự dưng thấy Thẩm Thương My tái xuất giang hồ, quả thật lòng tôi không khỏi rúng động. Tôi không muốn tiếp tục bị “quăng bom”, nhưng cũng muốn thử xem, tác phẩm mới liệu có đi vào lối mòn? Tôi thích đọc những cuốn sách do cùng tác giả viết, bởi dần dần qua thời gian, tôi có thể đánh giá người đấy có tiến bộ không, hay mãi cũng chỉ giậm chân tại chỗ. Tôi không ghét những người có tác phẩm đầu tay xếp vào hàng tệ lậu, ngược lại càng trân quý người mà có thể sáng tác bị đánh giá không ra gì, nhưng tự bản thân người đó có tiến bộ, mỗi một tác phẩm sau đáng khen hơn tác phẩm trước. Giống như cậu học trò lúc nào làm toán cũng 9, 10, làm sao khiến thầy cô giáo vui như người từ 1 điểm, lên được 3 điểm, 5 điểm, rồi 6 điểm. Minh Hiểu Khê là một trường hợp như thế. Bất luận ai chỉ trích tác phẩm của cô gái này, tôi luôn trân trọng sức bền của cô trong sáng tác, trân trọng việc cô dần hoàn thiện ngòi bút của mình. Có thể nó là rất nhỏ, nhưng vẫn là có. Minh Hiểu Khê là người đầu tiên tôi dành cho sự yêu mến này, Thẩm Thương My là người thứ hai.
“1000 nụ hôn nồng cháy” kể về Chân Thuần Khiết, biên tập của tạp chí thời trang Feel, không quá đẹp nhưng da trắng, xương quai xanh quyến rũ, chân dài tới nách (xin lỗi, “tới nách” là tôi thêm vô). Điểm đặc biệt ở Thuần Khiết là đôi mắt sáng ngời (nhấn mạnh vụ mắt sáng này cả chục lần trong truyện). Tóm lại tôi không hiểu cô ấy thì có gì không đẹp, phải chăng là Thẩm Thương My muốn viết về một cô gái thật khác Phong Bình nên đã cố gắng nhào nặn một người nghèo chút, xấu chút nhưng với bản tính ưa sự ưu mỹ, rốt cuộc thì Thuần Khiết vẫn không thể xấu. Ít ra thì, cô ta đẹp không bằng những người quá đẹp khác.
Tại sao tôi lại nhắc đến Phong Bình? Bởi vì “1000 nụ hôn nồng cháy” nằm trong hệ liệt cùng “Nữ hoàng tin đồn”. Từ nhân vật chính đến nhân vật thoáng qua phần lớn đều xuất hiện trở lại trong “1000 nụ hôn nồng cháy”. Đấy là ông anh trai từng bị bỏ quên của Phong Bình – nam chính Phong Bính Thần, con trai của chủ tịch khách sạn danh tiếng nhất Thánh Anh – kiêm quản gia của nam chính – Phương Quân Hạo. Bởi mới nói, đẹp trai vậy mà xuất hiện chớp nhoáng là quá uổng phí. Ngoài ra còn có một lô lốc những nhân vật bé như hạt mè khác mà sắc đẹp thì như tôi từng đề cập ấy: lồng lộng. Cả Phong Bình và Đường Ca Nam cũng góp vui trong tác phẩm mới này. Quả thật, dù tôi không ưa gì cái truyện “Nữ hoàng tin đồn”, nhưng cứ mỗi khi có nhân vật cũ xuất hiện, tôi lại không khỏi phì cười. Bao nhiêu kỷ niệm “tươi đẹp” về “Nữ hoàng tin đồn” ngủ vùi trong ký ức hiện lên sống động. Cảm giác cứ như gặp lại những người bạn cũ sau nhiều năm xa cách.
Câu chuyện trong “1000 nụ hôn nồng cháy” tương đối đơn giản so với “Nữ hoàng tin đồn”. Từ nhỏ Thuần Khiết đã sống với ba cùng mẹ kế luôn thiên vị với hai con riêng. Cuộc sống gia đình không mấy vui vẻ khiến cô tự tạo cho mình một lớp vỏ phòng bị, cảnh giác cao độ với tình yêu. Cô có người bạn trai mà mối quan hệ có thể tóm gọn trong vài chữ, không phải là không yêu, chỉ là không quá sâu sắc. Gần như cùng một thời điểm, cô gặp lại bạch mã hoàng tử thời niên thiếu của mình, bạn học cũ – ca sĩ Tiêu Ức Sơn và Phong Bính Thần – một người lai lịch bí ẩn nhưng luôn toát lên phong thái quý sờ tộc, khiến ai ai cũng phải nể trọng. Nói chung cô không có gì để sánh với Phong Bình không cần đàn ông, nhưng cô đã gặp được Phong đại thiếu gia sẽ thay cô bắt những người động đến cô phải trả giá. Tóm lại, cũng không khác Phong Bình là mấy!
Ấy thế mà lần này tôi bị cuốn hút vào quyển sách cầm trên tay, hồi hộp chờ đợi các diễn biến ở những trang tiếp theo. Cái cảm giác tim nhẹ rung khi có một chàng trai ưu tú nào đấy nói những lời dịu dàng với Thuần Khiết, niềm phấn khích khi anh Phong giúp cô rửa hận, bật cười trước những câu nói tự tin đến không thể tự tin hơn của anh… Tất cả khiến tôi nhận ra rằng, dù đã từng ngán ngẩm trước hàng mớ ngôn tình trai vừa giàu vừa đẹp vừa sở hữu tình yêu tuyệt đối, thì có những giây phút, tôi vẫn muốn đọc những cuốn sách nhẹ nhàng như thế này. Cuộc sống này thật sự rất khó thở, giúp cho mình có thể cười thoải mái, không phải cuốn sách nào cũng làm được.
Nhân vật tôi thích nhất trong truyện là Tiêu Ức Sơn. Tôi thích anh ta đẹp trai, tôi thích anh ta không quá hoàn hảo. Anh ta là ca sĩ được yêu thích, nhưng lại không biết cách lấy lòng giới nhà báo và những người trong ngành. Nhưng cũng lắm lúc anh trở nên bất lực, chịu sự thu xếp của công ty, thậm chí đóng một bộ phim anh ta không hề thích thú. Có lẽ, đó là lý do khiến anh vẫn có thể trụ được trong cái thế giới đầy cám dỗ và khắc nghiệt ấy. Cuộc sống không phải màu hồng, nhưng càng không phải là màu đen. Tôi thích một Tiêu Ức Sơn dẫu lạnh lùng khô khan, nhưng khi đối diện với mối tình thời hoa niên của mình, đã chủ động chào cô, đã luôn dịu dàng bên cô, đã luôn cố kìm nén những hồi ức xưa cũ, đã là một người bạn thật sự của cô. Tôi thích một Tiêu Ức Sơn không làm cô khó xử, thích cái người đã thổ lộ rằng từng viết cho cô hai bức thư, nhưng khi thấy cô sững sờ, lại mỉm cười bảo chỉ đùa thôi. Tôi thích anh bởi thời niên thiếu ấy, anh đã dùng hết can đảm để viết thư bày tỏ với cô, nhưng lòng tự tôn đã khiến anh chỉ dừng lại sau hai bức thư không có hồi âm. Tôi thích anh khi bị vướng vào rắc rối lá thư tình bị bại lộ, đã tỏ ra tức giận, nhưng vẫn tin tưởng cô. Tôi thích chi tiết, cuối cùng Thuần Khiết vẫn không biết rõ, trong thư anh viết gì. Tôi chỉ tiếc một điều, chỉ vì anh nói, cô biết rồi thì có thay đổi được gì không mà cô thôi không chất vấn nữa. Bởi vì, sẽ không thể thay đổi được gì, nhưng nó là thanh xuân của anh và cô.
“1000 nụ hôn nồng cháy” vẫn vướng phải một số khuyết điểm, mà tôi cho rằng không nên gọi là “phong cách” của Thẩm Thương My. Rõ ràng đấy là mặt hạn chế trong các tác phẩm của cô. Trong những câu chữ của cô, từ thoại, cho đến những trường đoạn miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật, đều không làm thỏa mãn được tôi. Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết khiến tôi khó hiểu, ví dụ như tại sao Bính Thần đẹp trai vậy mà Thuần Khiết có thể không nhớ, tại sao dì Lam lại đột ngột tử tế với cô? Vai trò của Phong Bình và Đường Ca Nam trong truyện này là gì? Bởi lẽ, cho dù có cắt bỏ hai nhân vật ấy, đường dây câu chuyện cũng không thay đổi. Hay những chi tiết khá khó chịu kiểu như Bính Thần đưa thẻ tín dụng cho Thuần Khiết vô tư xài, tặng quà cho gia đình cô, tặng đồng hồ nạm kim cương cho Tiểu Châu, khiến tất cả phải mắt tròn mắt dẹt nhưng rồi vẫn nhận lấy. Hạnh phúc không thể đong đếm bằng tiền, vậy thì vật chất nhiều quá, xa hoa nhiều quá để làm gì? Chẳng lẽ chỉ để thỏa mãn giấc mơ của thiếu nữ? Rồi cả lúc Bính Thần nhúng tay làm bách hóa Hùng Thịnh bị thu mua, cô có thể hả hê như vậy sao? Một điểm dở nữa của “1000 nụ hôn nồng cháy” chính là tên tác phẩm. Trong truyện đâu có hôn nhiều đến ví von với con số 1000 đâu. Thậm chí cảnh H (nhè nhẹ) còn nhiều hơn các cảnh tả về nụ hôn. Thật là khó hiểu.
Xét về tổng thể, “1000 nụ hôn nồng cháy” không được xem là một tác phẩm hay. Nhưng nếu so sánh với “Nữ hoàng tin đồn”, rõ ràng Thẩm Thương My đã có sự tiến bộ. Còn tiến bộ như thế nào, tôi nghĩ các bạn nên tự cảm nhận. Giống như hãy cứ đọc đi, để khi gấp trang sách lại, ít ra các bạn cũng hiểu mình không quá phí thời gian cho một chuyện tình bồng bềnh, loãng mạn. Cô gái ấy chủ động trong tình yêu, dạy chúng ta chủ động trong tình yêu. Và vẫn là câu nói đó, hãy đọc để tự rút ra bài học cho riêng mình.
1000 Nụ Hôn Nồng Cháy - Hãy đọc để tự rút ra bài học cho riêng mình
Tôi chú ý đến “1000 nụ hôn nồng cháy” bởi tác giả của nó chính là người đã viết nên “kiệt tác” “Nữ hoàng tin đồn”. Vì thế mà khi biết Thẩm Thương My sắp có sách mới ở Việt Nam, đầu tôi xoay vần với câu hỏi “Đọc hay không đọc”. Cuối cùng vẫn quyết định đọc, bởi tác phẩm trước quả thật rất “ấn tượng”.
Đại khái nội dung của “Nữ hoàng tin đồn” kể về một cô gái tên Phong Bình, đẹp đến không thể đẹp hơn, xuất thân bí ẩn, lai lịch không rõ ràng, nhưng ai mà động vào cô ta nhất định phải trả giá. Chỉ cần cô ta nói nhà ở Thúy Minh Hồ thì những kẻ có hiểu biết lập tức rúng động. Cô ta kết oan gia với nhị thiếu gia Đường Ca Nam danh trấn cả Trung Quốc bởi gia thế, tiền bạc, vẻ điển trai lẫn xì căng đan. Diễn biến câu chuyện thì cũng bình thường thôi, dài mấy trăm trang với hàng hiệu, giới giải trí, những nhân vật đẹp lồng lộng, bắt cóc và một cái happy ending. Điều cuốn truyện này gieo vào tôi, khiến tôi nhớ mãi chính là độ “nổ” không giới hạn của Thẩm Thương My. Tôi không thể hiểu nổi tại sao trên đời này là có một tác phẩm dở hơi như vậy. Mà vào thời điểm nó phát hành, nhận được sự khen ngợi hết lòng của độc giả, góp phần đưa Quảng Văn trở thành một trong những đơn vị sách ngôn tình được yêu thích nhất. Trong một số cuộc offline ngôn tình mà tôi có dịp tham dự, “Nữ hoàng tin đồn” luôn được đem ra bàn luận với những lời tâng bốc trên mây, Phong Bình được liệt kê vào hàng “nhân vật nữ chính được yêu thích nhất” bởi cô ta là người phụ nữ không cần đàn ông, không giàu vì quá giàu! Nghe đến đâu tôi sởn gai óc đến đó. Thú thật, chính “Nữ hoàng tin đồn” đã khiến Quảng Văn trở thành một trong những đơn vị sách mà tôi ác cảm nhất.
Nếu không phải những cuốn sách xuất bản sau đó của Quảng Văn như “Hẹn đẹp như mơ”, “Tuyệt sắc khuynh thành”… dần kéo tôi lại, chắc tôi “thù” Quảng Văn suốt đời quá. Vừa hết ghét Quảng Văn không bao lâu, tự dưng thấy Thẩm Thương My tái xuất giang hồ, quả thật lòng tôi không khỏi rúng động. Tôi không muốn tiếp tục bị “quăng bom”, nhưng cũng muốn thử xem, tác phẩm mới liệu có đi vào lối mòn? Tôi thích đọc những cuốn sách do cùng tác giả viết, bởi dần dần qua thời gian, tôi có thể đánh giá người đấy có tiến bộ không, hay mãi cũng chỉ giậm chân tại chỗ. Tôi không ghét những người có tác phẩm đầu tay xếp vào hàng tệ lậu, ngược lại càng trân quý người mà có thể sáng tác bị đánh giá không ra gì, nhưng tự bản thân người đó có tiến bộ, mỗi một tác phẩm sau đáng khen hơn tác phẩm trước. Giống như cậu học trò lúc nào làm toán cũng 9, 10, làm sao khiến thầy cô giáo vui như người từ 1 điểm, lên được 3 điểm, 5 điểm, rồi 6 điểm. Minh Hiểu Khê là một trường hợp như thế. Bất luận ai chỉ trích tác phẩm của cô gái này, tôi luôn trân trọng sức bền của cô trong sáng tác, trân trọng việc cô dần hoàn thiện ngòi bút của mình. Có thể nó là rất nhỏ, nhưng vẫn là có. Minh Hiểu Khê là người đầu tiên tôi dành cho sự yêu mến này, Thẩm Thương My là người thứ hai.
“1000 nụ hôn nồng cháy” kể về Chân Thuần Khiết, biên tập của tạp chí thời trang Feel, không quá đẹp nhưng da trắng, xương quai xanh quyến rũ, chân dài tới nách (xin lỗi, “tới nách” là tôi thêm vô). Điểm đặc biệt ở Thuần Khiết là đôi mắt sáng ngời (nhấn mạnh vụ mắt sáng này cả chục lần trong truyện). Tóm lại tôi không hiểu cô ấy thì có gì không đẹp, phải chăng là Thẩm Thương My muốn viết về một cô gái thật khác Phong Bình nên đã cố gắng nhào nặn một người nghèo chút, xấu chút nhưng với bản tính ưa sự ưu mỹ, rốt cuộc thì Thuần Khiết vẫn không thể xấu. Ít ra thì, cô ta đẹp không bằng những người quá đẹp khác.
Tại sao tôi lại nhắc đến Phong Bình? Bởi vì “1000 nụ hôn nồng cháy” nằm trong hệ liệt cùng “Nữ hoàng tin đồn”. Từ nhân vật chính đến nhân vật thoáng qua phần lớn đều xuất hiện trở lại trong “1000 nụ hôn nồng cháy”. Đấy là ông anh trai từng bị bỏ quên của Phong Bình – nam chính Phong Bính Thần, con trai của chủ tịch khách sạn danh tiếng nhất Thánh Anh – kiêm quản gia của nam chính – Phương Quân Hạo. Bởi mới nói, đẹp trai vậy mà xuất hiện chớp nhoáng là quá uổng phí. Ngoài ra còn có một lô lốc những nhân vật bé như hạt mè khác mà sắc đẹp thì như tôi từng đề cập ấy: lồng lộng. Cả Phong Bình và Đường Ca Nam cũng góp vui trong tác phẩm mới này. Quả thật, dù tôi không ưa gì cái truyện “Nữ hoàng tin đồn”, nhưng cứ mỗi khi có nhân vật cũ xuất hiện, tôi lại không khỏi phì cười. Bao nhiêu kỷ niệm “tươi đẹp” về “Nữ hoàng tin đồn” ngủ vùi trong ký ức hiện lên sống động. Cảm giác cứ như gặp lại những người bạn cũ sau nhiều năm xa cách.
Câu chuyện trong “1000 nụ hôn nồng cháy” tương đối đơn giản so với “Nữ hoàng tin đồn”. Từ nhỏ Thuần Khiết đã sống với ba cùng mẹ kế luôn thiên vị với hai con riêng. Cuộc sống gia đình không mấy vui vẻ khiến cô tự tạo cho mình một lớp vỏ phòng bị, cảnh giác cao độ với tình yêu. Cô có người bạn trai mà mối quan hệ có thể tóm gọn trong vài chữ, không phải là không yêu, chỉ là không quá sâu sắc. Gần như cùng một thời điểm, cô gặp lại bạch mã hoàng tử thời niên thiếu của mình, bạn học cũ – ca sĩ Tiêu Ức Sơn và Phong Bính Thần – một người lai lịch bí ẩn nhưng luôn toát lên phong thái quý sờ tộc, khiến ai ai cũng phải nể trọng. Nói chung cô không có gì để sánh với Phong Bình không cần đàn ông, nhưng cô đã gặp được Phong đại thiếu gia sẽ thay cô bắt những người động đến cô phải trả giá. Tóm lại, cũng không khác Phong Bình là mấy!
Ấy thế mà lần này tôi bị cuốn hút vào quyển sách cầm trên tay, hồi hộp chờ đợi các diễn biến ở những trang tiếp theo. Cái cảm giác tim nhẹ rung khi có một chàng trai ưu tú nào đấy nói những lời dịu dàng với Thuần Khiết, niềm phấn khích khi anh Phong giúp cô rửa hận, bật cười trước những câu nói tự tin đến không thể tự tin hơn của anh… Tất cả khiến tôi nhận ra rằng, dù đã từng ngán ngẩm trước hàng mớ ngôn tình trai vừa giàu vừa đẹp vừa sở hữu tình yêu tuyệt đối, thì có những giây phút, tôi vẫn muốn đọc những cuốn sách nhẹ nhàng như thế này. Cuộc sống này thật sự rất khó thở, giúp cho mình có thể cười thoải mái, không phải cuốn sách nào cũng làm được.
Nhân vật tôi thích nhất trong truyện là Tiêu Ức Sơn. Tôi thích anh ta đẹp trai, tôi thích anh ta không quá hoàn hảo. Anh ta là ca sĩ được yêu thích, nhưng lại không biết cách lấy lòng giới nhà báo và những người trong ngành. Nhưng cũng lắm lúc anh trở nên bất lực, chịu sự thu xếp của công ty, thậm chí đóng một bộ phim anh ta không hề thích thú. Có lẽ, đó là lý do khiến anh vẫn có thể trụ được trong cái thế giới đầy cám dỗ và khắc nghiệt ấy. Cuộc sống không phải màu hồng, nhưng càng không phải là màu đen. Tôi thích một Tiêu Ức Sơn dẫu lạnh lùng khô khan, nhưng khi đối diện với mối tình thời hoa niên của mình, đã chủ động chào cô, đã luôn dịu dàng bên cô, đã luôn cố kìm nén những hồi ức xưa cũ, đã là một người bạn thật sự của cô. Tôi thích một Tiêu Ức Sơn không làm cô khó xử, thích cái người đã thổ lộ rằng từng viết cho cô hai bức thư, nhưng khi thấy cô sững sờ, lại mỉm cười bảo chỉ đùa thôi. Tôi thích anh bởi thời niên thiếu ấy, anh đã dùng hết can đảm để viết thư bày tỏ với cô, nhưng lòng tự tôn đã khiến anh chỉ dừng lại sau hai bức thư không có hồi âm. Tôi thích anh khi bị vướng vào rắc rối lá thư tình bị bại lộ, đã tỏ ra tức giận, nhưng vẫn tin tưởng cô. Tôi thích chi tiết, cuối cùng Thuần Khiết vẫn không biết rõ, trong thư anh viết gì. Tôi chỉ tiếc một điều, chỉ vì anh nói, cô biết rồi thì có thay đổi được gì không mà cô thôi không chất vấn nữa. Bởi vì, sẽ không thể thay đổi được gì, nhưng nó là thanh xuân của anh và cô.
“1000 nụ hôn nồng cháy” vẫn vướng phải một số khuyết điểm, mà tôi cho rằng không nên gọi là “phong cách” của Thẩm Thương My. Rõ ràng đấy là mặt hạn chế trong các tác phẩm của cô. Trong những câu chữ của cô, từ thoại, cho đến những trường đoạn miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật, đều không làm thỏa mãn được tôi. Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết khiến tôi khó hiểu, ví dụ như tại sao Bính Thần đẹp trai vậy mà Thuần Khiết có thể không nhớ, tại sao dì Lam lại đột ngột tử tế với cô? Vai trò của Phong Bình và Đường Ca Nam trong truyện này là gì? Bởi lẽ, cho dù có cắt bỏ hai nhân vật ấy, đường dây câu chuyện cũng không thay đổi. Hay những chi tiết khá khó chịu kiểu như Bính Thần đưa thẻ tín dụng cho Thuần Khiết vô tư xài, tặng quà cho gia đình cô, tặng đồng hồ nạm kim cương cho Tiểu Châu, khiến tất cả phải mắt tròn mắt dẹt nhưng rồi vẫn nhận lấy. Hạnh phúc không thể đong đếm bằng tiền, vậy thì vật chất nhiều quá, xa hoa nhiều quá để làm gì? Chẳng lẽ chỉ để thỏa mãn giấc mơ của thiếu nữ? Rồi cả lúc Bính Thần nhúng tay làm bách hóa Hùng Thịnh bị thu mua, cô có thể hả hê như vậy sao? Một điểm dở nữa của “1000 nụ hôn nồng cháy” chính là tên tác phẩm. Trong truyện đâu có hôn nhiều đến ví von với con số 1000 đâu. Thậm chí cảnh H (nhè nhẹ) còn nhiều hơn các cảnh tả về nụ hôn. Thật là khó hiểu.
Xét về tổng thể, “1000 nụ hôn nồng cháy” không được xem là một tác phẩm hay. Nhưng nếu so sánh với “Nữ hoàng tin đồn”, rõ ràng Thẩm Thương My đã có sự tiến bộ. Còn tiến bộ như thế nào, tôi nghĩ các bạn nên tự cảm nhận. Giống như hãy cứ đọc đi, để khi gấp trang sách lại, ít ra các bạn cũng hiểu mình không quá phí thời gian cho một chuyện tình bồng bềnh, loãng mạn. Cô gái ấy chủ động trong tình yêu, dạy chúng ta chủ động trong tình yêu. Và vẫn là câu nói đó, hãy đọc để tự rút ra bài học cho riêng mình.