Phía bên kia vốn không có điều gì ngộ lạ, tất cả là sâu trong bạn có điều gì
Khi đọc Noruwei no Mori, tôi đã bị những cảm xúc u ám vây bủa. Thế nhưng, lúc đến với Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi rồi thì tôi mới biết tác giả Haruki Murakami còn có một cách “giết” độc giả bằng cảm xúc trực diện như thế - đâm...
Khi đọc Noruwei no Mori, tôi đã bị những cảm xúc u ám vây bủa. Thế nhưng, lúc đến với Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi rồi thì tôi mới biết tác giả Haruki Murakami còn có một cách “giết” độc giả bằng cảm xúc trực diện như thế - đâm sâu thẳng vào tận cùng nơi mềm yếu nhất của trái tim. Nếu Noruwei no Mori gợi về những nỗi sợ hãi, hoang mang đầy ám ảnh thì Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi lại đặc tả về sự cô đơn thầm kín, những khát khao vị kỉ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Tác phẩm này ngắn hơn về chữ, đơn giản hơn về cốt truyện nhưng cái vấn vương còn lại mà nó rót vào lòng người đọc cứ ở đấy mãi.
Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi là cuộc đời khá chi tiết kể từ lúc bé cho đến thì hiện tại của nhân vật “tôi”- một người đàn ông đang sắp đến ngưỡng tuổi bốn mươi. Nếu từng đọc qua Noruwei no Mori, ai cũng sẽ dễ dàng phát hiện tác phẩm này có rất nhiều chi tiết cơ bản kế thừa từ “người anh em” này của mình. Chẳng hạn như nhân vật “tôi” là người kể chuyện, là con một có sở thích đi du lịch một mình luôn day dứt về mối tình đầu, “tôi” đi qua nhiều cuộc hẹn hò nhạt nhẽo, trong tác phẩm xuất hiện những quán bar nhạc jazz là nơi nhân vật thường lui tới, các tác phẩm văn học phương tây được nhắc đến… Tuy nhiên, Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi chạm tới tầng sâu nhất trong tâm hồn ngươi ta bằng cách bóc trụi những ý nghĩ, cảm xúc mà hầu hết ai cũng đều muốn che đậy bằng sự lãng tránh, những lời ngụy biện. Không có phán xét đúng hoặc sai, đâu là thật sự tốt hay đây đã quá xấu xa chưa, tiểu thuyết chỉ thay người đọc nói hộ lòng họ và để tự họ đi đến kết luận cho mình.
Đó là nỗi mặc cảm và cô đơn. Hajime và Shimamoto là con một, bị mặc định là yếu ớt lại khó chiều, riêng Shimamoto thì là người khuyết tật với dáng đi khập khiễng. Họ cô đơn trong tập thể những đứa trẻ có anh chị em, sở hữu một cơ thể hoàn chỉnh, bình thường. Trong tác phẩm, con một và khuyết tật chỉ là một ví dụ điển hình tác giả chọn để nói về sự khác biệt với số đông. Những người sợ độ cao, sợ đám đông, đồng tính… cũng không dễ dàng gì hòa nhập với tập thể không mắc những chứng sợ hãi, không có tâm sinh lí như họ. Với những đứa trẻ thì cái nhìn kì thị của mọi người rất dễ trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng không thể phai nhòa cho đến tận lúc bản thân già đi.
Nhưng mà, thật ra có phải tất cả chúng ta đều có thứ gì đó khác với mọi người, trong bản thân luôn tồn tại nỗi tự ti rất sợ để ai đó biết được không? Chúng ta ai cũng đều sợ xấu hổ, sợ bị chọc ghẹo, sợ bị xa lánh nên vẫn luôn nỗ lực để không bị đám đông cô lập. Một khi bị phát hiện bí mật đầy yếu đuối, có bao nhiêu người đủ mạnh mẽ để đối mặt? Dưới sức ép tinh thần không nhỏ ấy, Shimamoto cố gắng thay đổi bản thân mình trước khi thay đổi suy nghĩ của người khác. Shimamoto tự xoay sở với sự bất tiện của bản thân mình, quyết không để mình trở thành gánh nặng của ai hay bất kì người nào nhìn mình bằng ánh mắt thương hại. Cách đối diện của cô là dựa vào chính mình và lòng kiêu hãnh. Có điều, sự kiêu hãnh ấy của cô tràn ngập nỗi cô đơn. Cũng thật may vì lúc nhỏ hai cô cậu ấy đã gặp nhau để hiểu nhau, chia sẻ với nhau cái thế giới tưởng chừng chỉ có mỗi mình ở đó chịu đựng. Và khi họ ở bên nhau, họ có thêm sức mạnh phấn đấu từ sự tương đồng trong cảnh ngộ, sự đồng cảm của số ít khác biệt. Vì thế mà sau này, Shimamoto rời đi, sự ấm áp, đủ đầy của Haijime cũng khuyết theo. Dù cho có một cuộc sống sung túc, thành đạt, tâm hồn người đàn ông Hajime vẫn cảm thấy thiếu thốn điều gì đó. Đó chính là sự an ủi mà người bạn thời thơ ấu đã mang theo.
Có hai giai đoạn “khó ở” nhất trong đời người là lúc dậy thì và khi sắp không còn trẻ nữa. Vào cái tuổi mới lớn, người ta cứ chăm chăm nhìn về phía trước, cảm thấy rung động, mê say cái tương lai vẽ vời, thấy tiếc nuối nếu không thể lớn lên thật nhanh để trải nghiệm. Đến lúc trải qua nhiều sóng gió tình trường, tình đời thì người ta lại ngoái nhìn tuổi trẻ bằng ánh mắt lụi dần những đam mê, chỉ còn sự tiếc nuối cho những cơ hội đã đánh mất, tiếc cho bản thân đã bồng bột, sai lầm khi còn trẻ. Tôi nghĩ Hajime hiện tại đang trải qua giai đoạn thứ hai. Anh đang có tất cả những viên mãn một người ở cái tuổi của anh mơ ước nhưng anh vẫn thấy là không đủ. Cuộc sống êm đềm, nhàn nhạt không tạo được hứng khởi gì cho anh. Mọi thứ cứ lặp lại theo một quỹ đạo ổn định cũ kĩ khiến mọi việc anh làm, những tình cảm yêu thương anh thể hiện trở thành thói quen, thành phản xạ. Anh cứ thấy mất mát thứ gì đó không xác định rõ, cũng không thể tâm sự được với bất kì ai – những người không hiện diện trong quá khứ của anh. Đang lúc chơi vơi đó, Shimamoto đến tìm anh. Cô chính là chìa khóa cho câu hỏi mảnh ghép duy nhất còn thiếu trong cuộc đời gần như hoàn mĩ của anh. Cái lần anh ngờ ngợ người phụ nữ mình đi theo mấy năm trước đã gợi lại khoảng thời gian đẹp đẽ đến thiêng liêng anh và cô cùng có. Cứ nghĩ mình nhầm lẫn và nhiều năm qua đi, anh không còn hi vọng cho đáp án có đúng là anh đã gặp Shimamoto hay không. Nhưng giờ đây cô đến, xác nhận anh không nhìn lầm và bày tỏ rằng đã muốn gặp anh biết bao, tỏ ra hứng thú khôn xiết về cuộc sống của anh khi hai người không gặp nhau. Hơn nữa, mối tình đầu này giờ đã trưởng thành với vẻ xinh đẹp mặn mà, đầy hấp lực và bí ẩn. Shimamoto chưa bao giờ tiết lộ về cuộc sống, địa chỉ, tình trạng hôn nhân của mình với anh. Hiển nhiên, anh cũng muốn tìm hiểu về cô, chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp của cô với tư cách là một người đàn ông phong trần thay vì là cậu nhóc mười hai tuổi chưa tự giải thích được tình cảm trong mình.
Shimamoto chính là điều tiếc nuối lớn nhất trong tuổi trẻ của anh. Anh đã không có được cô, đã vụt mất cô hai lần. Thế nên, lần này anh không thể bỏ qua cô. Có lẽ anh đã nghĩ theo kiểu những thứ không sở hữu là những tốt đẹp nhất và kí ức của ai đó sẽ tốt đẹp khi có mình can thiệp và cố gắng. Nhưng có lẽ anh nhất thời đã quên rằng những thứ không thuộc về ta tốt đẹp bởi chính ý nghĩ ta gán lên nó và kí ức cũng thế, không ai dám đảm bảo rằng nó sẽ trở nên tuyệt vời nếu chúng ta hiện diện ngoài sự huyễn hoặc của chính ta. Vậy nên, Hajime ngày một dấn thân sâu hơn vào con đường ngoại tình tư tưởng với Shimamoto cho đến khi nó chính thức được gọi là một vụ phản bội. Về mặt đạo đức hôn nhân, anh biết rõ mình sai rành rành rồi nhưng không cách nào ngăn nỗi lòng hiếu kì, khao khát tìm lại cảm giác xưa cũ khi ở bên Shimamoto.
Bản thân cảm thấy tội lỗi bao nhiêu thì sự kích thích cũng tăng lên bấy nhiêu nên anh chỉ còn biết xui theo dòng cảm xúc, tình nguyện trầm luân trong mối quan hệ lén lút cùng Shimamoto. Nếu như Shimamoto không biến mất sau đêm ái tình, anh đã chối bỏ vợ con mình, chối bỏ mọi trách nhiệm và lí trí. Anh có thể sẵn sàng tàn nhẫn như thế, đơn giàn vì anh là đàn ông và vì anh là chính anh. Anh có thể tổn thương người khác sâu đậm vì anh tồn tại với đúng bản chất con người mình. Như thời trung học, anh chia tay Izumi không phải do cô không đủ tốt, không phù hợp với anh. Chỉ vì vào cái tuổi ẩm ương ấy, một thằng nhóc mới lớn như Hajime không thể phân định được tình yêu, hi sinh, gắn bó bằng tư duy của một người đàn ông chững chạc. Hajime không chỉ có Izumi là trung tâm cuộc đời. Hajime còn có sự tham lam lẫn ích kỉ và khát vọng tương lai mà Izumi không hề đủ cho mong muốn của mình. Thế là, Hajime bằng lòng từ bỏ một mối quan hệ suôn sẻ để theo đuổi những thứ mới mẻ, xa vời phía trước, vô tình gây cho cô một nỗi tổn thương trầm trọng. Thật tệ khi cũng vào cái tuổi ấy mà Izumi mới đau đớn, khủng hoảng nhiều như vậy còn Hajime thì cứ sống tiếp với bản ngã lạnh lùng của mình. Cả khi Shimamoto ra đi không lời từ biệt và Yukiko đã thẳng thắn với anh về việc “anh có muốn bỏ em không?”, anh dường như vẫn hành động chần chừ làm cô vợ hiểu chuyện của mình phải khóc mỗi đêm. Có điều, Hajime của cái tuổi ba mươi bảy cuối cùng cũng đã nếm trải nỗi day dứt, dằn vặt do chính mình tạo ra để hành hạ chính mình. Sau tất cả, Hajime vẫn là một người may mắn. Anh có Izumi chân thành, Shimamoto thấu hiểu và Yukiko độ lượng.
Liệu Shimamoto có từng xuất hiện trong cuộc đời Hajime sau hai mươi mấy năm trời cách biệt? Haruki Murakami hay làm khó độc giả bằng cách làm cho họ bị cuốn theo cảm xúc, làm họ lạc lối trong thế giới hư ảo và thực tế như vậy đấy. Cô có một tiểu sử tối giản, một sự xuất hiện mơ hồ với lối nói chuyện huyền bí. Những gì diễn ra giữa cô và Hajime mang đến cảm giác vô cùng chân thực nhưng cái phong bì Hajime cho rằng nó chứng minh cô là thật lại biến mất sau khi cô bỏ đi. Với tôi, sự xuất hiện của cô cũng là một sự kiện rất đáng để xảy ra và tôi tin cô là có thật. Cái ý tưởng bẻ ngoặt tay lái xe để cô cùng Hajime rơi xuống vực là thứ mạnh mẽ nhất trong tất thảy những giả thuyết chứng minh rằng Shimamoto là con người bằng xương bằng thịt chứ chẳng phải là hình ảnh đẹp đẽ của trí tưởng tượng. Nó là một hành động logic với tâm lí của cô. Cô cũng như Hajime, cô yêu quí quá khứ họ từng cùng nhau trải qua và tiếc nuối vì đã lạc mất nhau ngần ấy thời gian, để biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong đời mỗi người không cách nào đưa hai người họ chạm mặt nhau mà vẫn giữ nguyên sự trẻ trung và vô tư của trước đây. Cho nên, ý nghĩ nhất thời đó nảy ra trong đầu cô, thúc giục cô ích kỉ một lần để những gì trong tương lai không kịp đến, để hai người được bên nhau mãi mãi, không còn bị ràng buộc bởi danh phận, không có cơ hội để nặng lòng tự trách hay tội lỗi với bất kì người nào khác nữa. Nhưng Shimamoto không làm vậy, cô đã thành thật rằng mình sẽ không làm như vậy đâu. Và như một mệnh đề kéo theo, cô giữ lại những bí mật cuộc đời mình cho đến lúc bản thân dứt khoát rời xa Hajime mãi mãi. Cô hiểu rõ anh và cô đã khác xưa quá nhiều và không thể nào thay đổi được quá khứ. Sống là phái luôn nhìn về phía trước và cô đã chọn phía trước cho anh, cho bản thân mình. Nếu như anh có thể chấp nhận con người cô, tình cảnh của cô đi chăng nữa thì cô cũng không đành tâm độc chiếm anh. Anh đã đi đên bước này để có cuộc sống yên ổn như thế thì không có lí gì cô lại khiến anh dao động, buộc anh bới tìm quá khứ mà đập nát hạnh phúc hiện tại. Vì vậy, Shimamoto đã biến mất. Vì vậy, cô chưa bao giờ bớt đẹp.
Có thể thực sự phía nam biên giới chỉ là nước Mê-xi-cô và phía nam mặt trời chẳng có gì cả. Tận cùng của giới hạn, tôi nghĩ, sẽ là một giới hạn khác. Thay vì đi tìm một điều gì đó phía bên kia biên giới, tốt nhất là hãy đi sâu vào nội tâm của chính mình để tìm kiếm chính ý nghĩa của bản thân mình trước khi “tất cả còn lại chỉ là sa mạc”.
Phía bên kia vốn không có điều gì ngộ lạ, tất cả là sâu trong bạn có điều gì
Khi đọc Noruwei no Mori, tôi đã bị những cảm xúc u ám vây bủa. Thế nhưng, lúc đến với Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi rồi thì tôi mới biết tác giả Haruki Murakami còn có một cách “giết” độc giả bằng cảm xúc trực diện như thế - đâm sâu thẳng vào tận cùng nơi mềm yếu nhất của trái tim. Nếu Noruwei no Mori gợi về những nỗi sợ hãi, hoang mang đầy ám ảnh thì Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi lại đặc tả về sự cô đơn thầm kín, những khát khao vị kỉ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Tác phẩm này ngắn hơn về chữ, đơn giản hơn về cốt truyện nhưng cái vấn vương còn lại mà nó rót vào lòng người đọc cứ ở đấy mãi.
Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi là cuộc đời khá chi tiết kể từ lúc bé cho đến thì hiện tại của nhân vật “tôi”- một người đàn ông đang sắp đến ngưỡng tuổi bốn mươi. Nếu từng đọc qua Noruwei no Mori, ai cũng sẽ dễ dàng phát hiện tác phẩm này có rất nhiều chi tiết cơ bản kế thừa từ “người anh em” này của mình. Chẳng hạn như nhân vật “tôi” là người kể chuyện, là con một có sở thích đi du lịch một mình luôn day dứt về mối tình đầu, “tôi” đi qua nhiều cuộc hẹn hò nhạt nhẽo, trong tác phẩm xuất hiện những quán bar nhạc jazz là nơi nhân vật thường lui tới, các tác phẩm văn học phương tây được nhắc đến… Tuy nhiên, Kokkyo no Minami, Taiyo no Nishi chạm tới tầng sâu nhất trong tâm hồn ngươi ta bằng cách bóc trụi những ý nghĩ, cảm xúc mà hầu hết ai cũng đều muốn che đậy bằng sự lãng tránh, những lời ngụy biện. Không có phán xét đúng hoặc sai, đâu là thật sự tốt hay đây đã quá xấu xa chưa, tiểu thuyết chỉ thay người đọc nói hộ lòng họ và để tự họ đi đến kết luận cho mình.
Đó là nỗi mặc cảm và cô đơn. Hajime và Shimamoto là con một, bị mặc định là yếu ớt lại khó chiều, riêng Shimamoto thì là người khuyết tật với dáng đi khập khiễng. Họ cô đơn trong tập thể những đứa trẻ có anh chị em, sở hữu một cơ thể hoàn chỉnh, bình thường. Trong tác phẩm, con một và khuyết tật chỉ là một ví dụ điển hình tác giả chọn để nói về sự khác biệt với số đông. Những người sợ độ cao, sợ đám đông, đồng tính… cũng không dễ dàng gì hòa nhập với tập thể không mắc những chứng sợ hãi, không có tâm sinh lí như họ. Với những đứa trẻ thì cái nhìn kì thị của mọi người rất dễ trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng không thể phai nhòa cho đến tận lúc bản thân già đi.
Nhưng mà, thật ra có phải tất cả chúng ta đều có thứ gì đó khác với mọi người, trong bản thân luôn tồn tại nỗi tự ti rất sợ để ai đó biết được không? Chúng ta ai cũng đều sợ xấu hổ, sợ bị chọc ghẹo, sợ bị xa lánh nên vẫn luôn nỗ lực để không bị đám đông cô lập. Một khi bị phát hiện bí mật đầy yếu đuối, có bao nhiêu người đủ mạnh mẽ để đối mặt? Dưới sức ép tinh thần không nhỏ ấy, Shimamoto cố gắng thay đổi bản thân mình trước khi thay đổi suy nghĩ của người khác. Shimamoto tự xoay sở với sự bất tiện của bản thân mình, quyết không để mình trở thành gánh nặng của ai hay bất kì người nào nhìn mình bằng ánh mắt thương hại. Cách đối diện của cô là dựa vào chính mình và lòng kiêu hãnh. Có điều, sự kiêu hãnh ấy của cô tràn ngập nỗi cô đơn. Cũng thật may vì lúc nhỏ hai cô cậu ấy đã gặp nhau để hiểu nhau, chia sẻ với nhau cái thế giới tưởng chừng chỉ có mỗi mình ở đó chịu đựng. Và khi họ ở bên nhau, họ có thêm sức mạnh phấn đấu từ sự tương đồng trong cảnh ngộ, sự đồng cảm của số ít khác biệt. Vì thế mà sau này, Shimamoto rời đi, sự ấm áp, đủ đầy của Haijime cũng khuyết theo. Dù cho có một cuộc sống sung túc, thành đạt, tâm hồn người đàn ông Hajime vẫn cảm thấy thiếu thốn điều gì đó. Đó chính là sự an ủi mà người bạn thời thơ ấu đã mang theo.
Có hai giai đoạn “khó ở” nhất trong đời người là lúc dậy thì và khi sắp không còn trẻ nữa. Vào cái tuổi mới lớn, người ta cứ chăm chăm nhìn về phía trước, cảm thấy rung động, mê say cái tương lai vẽ vời, thấy tiếc nuối nếu không thể lớn lên thật nhanh để trải nghiệm. Đến lúc trải qua nhiều sóng gió tình trường, tình đời thì người ta lại ngoái nhìn tuổi trẻ bằng ánh mắt lụi dần những đam mê, chỉ còn sự tiếc nuối cho những cơ hội đã đánh mất, tiếc cho bản thân đã bồng bột, sai lầm khi còn trẻ. Tôi nghĩ Hajime hiện tại đang trải qua giai đoạn thứ hai. Anh đang có tất cả những viên mãn một người ở cái tuổi của anh mơ ước nhưng anh vẫn thấy là không đủ. Cuộc sống êm đềm, nhàn nhạt không tạo được hứng khởi gì cho anh. Mọi thứ cứ lặp lại theo một quỹ đạo ổn định cũ kĩ khiến mọi việc anh làm, những tình cảm yêu thương anh thể hiện trở thành thói quen, thành phản xạ. Anh cứ thấy mất mát thứ gì đó không xác định rõ, cũng không thể tâm sự được với bất kì ai – những người không hiện diện trong quá khứ của anh. Đang lúc chơi vơi đó, Shimamoto đến tìm anh. Cô chính là chìa khóa cho câu hỏi mảnh ghép duy nhất còn thiếu trong cuộc đời gần như hoàn mĩ của anh. Cái lần anh ngờ ngợ người phụ nữ mình đi theo mấy năm trước đã gợi lại khoảng thời gian đẹp đẽ đến thiêng liêng anh và cô cùng có. Cứ nghĩ mình nhầm lẫn và nhiều năm qua đi, anh không còn hi vọng cho đáp án có đúng là anh đã gặp Shimamoto hay không. Nhưng giờ đây cô đến, xác nhận anh không nhìn lầm và bày tỏ rằng đã muốn gặp anh biết bao, tỏ ra hứng thú khôn xiết về cuộc sống của anh khi hai người không gặp nhau. Hơn nữa, mối tình đầu này giờ đã trưởng thành với vẻ xinh đẹp mặn mà, đầy hấp lực và bí ẩn. Shimamoto chưa bao giờ tiết lộ về cuộc sống, địa chỉ, tình trạng hôn nhân của mình với anh. Hiển nhiên, anh cũng muốn tìm hiểu về cô, chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp của cô với tư cách là một người đàn ông phong trần thay vì là cậu nhóc mười hai tuổi chưa tự giải thích được tình cảm trong mình.
Shimamoto chính là điều tiếc nuối lớn nhất trong tuổi trẻ của anh. Anh đã không có được cô, đã vụt mất cô hai lần. Thế nên, lần này anh không thể bỏ qua cô. Có lẽ anh đã nghĩ theo kiểu những thứ không sở hữu là những tốt đẹp nhất và kí ức của ai đó sẽ tốt đẹp khi có mình can thiệp và cố gắng. Nhưng có lẽ anh nhất thời đã quên rằng những thứ không thuộc về ta tốt đẹp bởi chính ý nghĩ ta gán lên nó và kí ức cũng thế, không ai dám đảm bảo rằng nó sẽ trở nên tuyệt vời nếu chúng ta hiện diện ngoài sự huyễn hoặc của chính ta. Vậy nên, Hajime ngày một dấn thân sâu hơn vào con đường ngoại tình tư tưởng với Shimamoto cho đến khi nó chính thức được gọi là một vụ phản bội. Về mặt đạo đức hôn nhân, anh biết rõ mình sai rành rành rồi nhưng không cách nào ngăn nỗi lòng hiếu kì, khao khát tìm lại cảm giác xưa cũ khi ở bên Shimamoto.
Bản thân cảm thấy tội lỗi bao nhiêu thì sự kích thích cũng tăng lên bấy nhiêu nên anh chỉ còn biết xui theo dòng cảm xúc, tình nguyện trầm luân trong mối quan hệ lén lút cùng Shimamoto. Nếu như Shimamoto không biến mất sau đêm ái tình, anh đã chối bỏ vợ con mình, chối bỏ mọi trách nhiệm và lí trí. Anh có thể sẵn sàng tàn nhẫn như thế, đơn giàn vì anh là đàn ông và vì anh là chính anh. Anh có thể tổn thương người khác sâu đậm vì anh tồn tại với đúng bản chất con người mình. Như thời trung học, anh chia tay Izumi không phải do cô không đủ tốt, không phù hợp với anh. Chỉ vì vào cái tuổi ẩm ương ấy, một thằng nhóc mới lớn như Hajime không thể phân định được tình yêu, hi sinh, gắn bó bằng tư duy của một người đàn ông chững chạc. Hajime không chỉ có Izumi là trung tâm cuộc đời. Hajime còn có sự tham lam lẫn ích kỉ và khát vọng tương lai mà Izumi không hề đủ cho mong muốn của mình. Thế là, Hajime bằng lòng từ bỏ một mối quan hệ suôn sẻ để theo đuổi những thứ mới mẻ, xa vời phía trước, vô tình gây cho cô một nỗi tổn thương trầm trọng. Thật tệ khi cũng vào cái tuổi ấy mà Izumi mới đau đớn, khủng hoảng nhiều như vậy còn Hajime thì cứ sống tiếp với bản ngã lạnh lùng của mình. Cả khi Shimamoto ra đi không lời từ biệt và Yukiko đã thẳng thắn với anh về việc “anh có muốn bỏ em không?”, anh dường như vẫn hành động chần chừ làm cô vợ hiểu chuyện của mình phải khóc mỗi đêm. Có điều, Hajime của cái tuổi ba mươi bảy cuối cùng cũng đã nếm trải nỗi day dứt, dằn vặt do chính mình tạo ra để hành hạ chính mình. Sau tất cả, Hajime vẫn là một người may mắn. Anh có Izumi chân thành, Shimamoto thấu hiểu và Yukiko độ lượng.
Liệu Shimamoto có từng xuất hiện trong cuộc đời Hajime sau hai mươi mấy năm trời cách biệt? Haruki Murakami hay làm khó độc giả bằng cách làm cho họ bị cuốn theo cảm xúc, làm họ lạc lối trong thế giới hư ảo và thực tế như vậy đấy. Cô có một tiểu sử tối giản, một sự xuất hiện mơ hồ với lối nói chuyện huyền bí. Những gì diễn ra giữa cô và Hajime mang đến cảm giác vô cùng chân thực nhưng cái phong bì Hajime cho rằng nó chứng minh cô là thật lại biến mất sau khi cô bỏ đi. Với tôi, sự xuất hiện của cô cũng là một sự kiện rất đáng để xảy ra và tôi tin cô là có thật. Cái ý tưởng bẻ ngoặt tay lái xe để cô cùng Hajime rơi xuống vực là thứ mạnh mẽ nhất trong tất thảy những giả thuyết chứng minh rằng Shimamoto là con người bằng xương bằng thịt chứ chẳng phải là hình ảnh đẹp đẽ của trí tưởng tượng. Nó là một hành động logic với tâm lí của cô. Cô cũng như Hajime, cô yêu quí quá khứ họ từng cùng nhau trải qua và tiếc nuối vì đã lạc mất nhau ngần ấy thời gian, để biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong đời mỗi người không cách nào đưa hai người họ chạm mặt nhau mà vẫn giữ nguyên sự trẻ trung và vô tư của trước đây. Cho nên, ý nghĩ nhất thời đó nảy ra trong đầu cô, thúc giục cô ích kỉ một lần để những gì trong tương lai không kịp đến, để hai người được bên nhau mãi mãi, không còn bị ràng buộc bởi danh phận, không có cơ hội để nặng lòng tự trách hay tội lỗi với bất kì người nào khác nữa. Nhưng Shimamoto không làm vậy, cô đã thành thật rằng mình sẽ không làm như vậy đâu. Và như một mệnh đề kéo theo, cô giữ lại những bí mật cuộc đời mình cho đến lúc bản thân dứt khoát rời xa Hajime mãi mãi. Cô hiểu rõ anh và cô đã khác xưa quá nhiều và không thể nào thay đổi được quá khứ. Sống là phái luôn nhìn về phía trước và cô đã chọn phía trước cho anh, cho bản thân mình. Nếu như anh có thể chấp nhận con người cô, tình cảnh của cô đi chăng nữa thì cô cũng không đành tâm độc chiếm anh. Anh đã đi đên bước này để có cuộc sống yên ổn như thế thì không có lí gì cô lại khiến anh dao động, buộc anh bới tìm quá khứ mà đập nát hạnh phúc hiện tại. Vì vậy, Shimamoto đã biến mất. Vì vậy, cô chưa bao giờ bớt đẹp.
Có thể thực sự phía nam biên giới chỉ là nước Mê-xi-cô và phía nam mặt trời chẳng có gì cả. Tận cùng của giới hạn, tôi nghĩ, sẽ là một giới hạn khác. Thay vì đi tìm một điều gì đó phía bên kia biên giới, tốt nhất là hãy đi sâu vào nội tâm của chính mình để tìm kiếm chính ý nghĩa của bản thân mình trước khi “tất cả còn lại chỉ là sa mạc”.