“Chiếc ví thể hiện tính cách và cuộc sống của chủ nhân nó. Cũng giống như điện thoại di động, ví là căn phòng bí mật của chủ nhân, giữ vị trí trung tâm như là hạt nhân của mọi thứ chủ nhân mang trên người”. Đọc đến đoạn...
“Chiếc ví thể hiện tính cách và cuộc sống của chủ nhân nó. Cũng giống như điện thoại di động, ví là căn phòng bí mật của chủ nhân, giữ vị trí trung tâm như là hạt nhân của mọi thứ chủ nhân mang trên người”. Đọc đến đoạn này khiến tôi rất tò mò, liệu trong ví của một kẻ móc túi như Nishimura sẽ có những thứ gì và nó thể hiện con người hắn ra sao? Bởi xuyên suốt 151 trang của Kẻ Móc Túi, tác giả Nakamura Fuminori – một cái tên khá thân thuộc với những người yêu thích dòng tiểu thuyết đen, chưa từng nhắc đến tuổi tác, tính cách thậm chí là quá khứ của hắn. Không ai biết một chút gì về hắn, khi dòng chảy cuộc sống vẫn miệt mài, hắn lẩn khuất trong đám đông để hành nghề bằng tài năng móc túi cả hai tay thiên bẩm của mình, chỉ có thế đến khi hắn chết. Tôi đôi lúc còn không có cảm giác hắn đang tồn tại giữa lòng thế giới, như kiểu chỉ khi nào cần hành động thì hắn mới xuất hiện và lập tức biến mất không một vết tích. Hắn cô đơn và lang bạt khắp thủ đô, sống như một bổn phận trời dúi vào tay chứ không hề có chủ đích gì, tương lai với hắn vốn dĩ cũng tối đen như quá khứ bị lãng quên (hoặc chính hắn mới là người không thèm để ý đến thế giới).
Kẻ Móc Túi như một bức tranh xám về xã hội Nhật Bản hiện đại, dưới vỏ bọc hào nhoáng của sự giàu có và những luồng sáng của đô thị phồn hoa Tokyo là dòng chảy đầy hỗn độn. Ở đó trộm cắp, gái điếm, những tên biến thái, thế giới ngầm yakuza, sự thối nát của lớp chính trị gia biến chất… được phơi bày trần trụi và thối nát nhất. Tôi luôn tự hỏi có phải những điều này đã tác động lên Nishimura khiến hắn trở thành kẻ móc túi hay ngay từ khi sinh ra bàn tay với hai ngón trỏ và giữa có độ dài như nhau đã định sẵn cuộc đời của hắn? Hắn móc túi vì điều gì? Tiền, thú vui hay vì hắn không thể tìm một nghề nào tử tế? Tôi không tìm được câu trả lời xác đáng vì như đã nói, cuộc sống và con người hắn là một ẩn số chưa thể giải đáp, mãi đến cuối truyện mơ hồ nghẹt thở. Mọi hành động của hắn đều được suy tính, lên kế hoạch và thực hiện một cách khéo léo nhất để không bị bắt nhưng chính điều này cũng khiến hắn cảm thấy bản thân đang bị giam cầm. Ký ức về lần bị phát hiện duy nhất chạy sượt qua tâm trí hắn khi cơ thể đang đau đớn và khoảnh khắc đó tôi cảm nhận rõ ràng nhất hắn đang sống với khát khao được công nhận sự tồn tại trên cõi đời này. Cuối cùng thì hắn chỉ là kẻ móc túi thèm được tìm thấy một lối thoát cho chính cuộc đời mình, nhưng thất bại.
Từ khi sinh ra, phải chăng hắn đã là tù nhân của số phận, như đứa trẻ gầy gò, dơ bẩn bị mẹ bắt đi ăn trộm vặt trong siêu thị mà hắn tình cờ bắt gặp? Thứ trói buộc hắn không thể là người đàn ông bí ẩn kia – một ông trùm yazuka đã yêu cầu hắn thứ hiện 3 việc: lấy trộm điện thoại di động của một người đàn ông; lấy một vật nhỏ có dính vân tay của một người đang ông khác kèm theo vài sợi tóc của anh và cuối cùng là đánh tráo tạp tài liệu mà một người đàn ông luôn mang theo bên người sao cho ít nhất hai ngày sau người chủ nhân mới phát hiện đồ mình đã bị đánh cắp, mà nếu hắn không thể hoàn hắn hay bỏ trốn đều khiến ai đó phải chết. Dù có phải bị điều khiển sự sống và cái chết như vậy, tôi vẫn không tin hắn đang lọt vào tròng của sự cầm tù. Bởi hắn chỉ bị sự vây bủa không lối thoát của xã hội hắn đang tồn tại giết chết mà thôi.
Trước những yêu cầu khó nhằng của ông trùm, lần đầu tiên, hắn suy nghĩ về vận mệnh của chính mình và một người chưa từng sợ chết như hắn đã khao khát được sống. Hắn làm tôi nhớ đến nhân vật Chí Phèo – một người bị tha hóa bởi sự thối nát của xã hội Việt Nam ngày trước trong tác phẩm do Nam Cao chấp bút. Hắn ta cũng mong ước được sống cuộc đời lương thiện nhưng đến cuối cùng phải bẽ bàng thốt lên: “Tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao lương thiện?” và tự kết liễu đời mình. Nishimaru hẳn cũng đau đớn cho cuộc đời mình như thế, phải chăng hắn đang chọn con đường xấu để không bị nhìn bằng ánh mắt nửa thương hại nửa xem thường mà người đời dành cho thằng bé con cô gái điếm? Tôi vẫn nhớ hắn từng nói: “Nếu ánh sáng làm chói mắt, chỉ cần đi ngược hướng là được” và hắn chính là chọn con đường ngược chiều ánh sáng để rồi mãi chìm trong thứ bóng tối ngập ngụa, nhơ nhớp của kẻ móc túi.
Tôi không biết Nishimaru đã chờ đợi bao lâu để tìm một bàn tay chìa ra kéo hắn khỏi vũng lầy của cuộc đời và số phận. Chỉ biết tòa tháp mờ ảo luôn hiện diện trong tâm là thứ duy nhất tươi đẹp mà hắn xem như một sự cứu rỗi cho linh hồn khô cằn và đang bị nhuốm đen của mình. Nhưng tòa tháp không thể nói gì với hắn và cũng chẳng có ai bảo hắn hãy dừng lại, hắn trượt dài trong vùng tối mà không thể bám víu vào đâu cho đến khi gặp hai mẹ con cô gái điếm. Họ đã cho hắn một tia sáng, một khát khao được tiếp tục sống và hắn nhận ra cuộc đời mình không còn vô nghĩa nữa, xã hội cũng chưa từng quay lưng lại như những gì hắn vẫn tưởng. Tôi thích cách tác giả để Nishimaru gieo lại hạt mầm hy vọng vào lòng đứa trẻ bất hạnh, một lời khuyên và món quà nhỏ chẳng đáng là bao nhưng tôi tin thằng bé hiểu được hắn, biết đâu chính nó sẽ sống như bông hoa thay phần đời đen tối của hắn. Cái kết của Kẻ Móc Túi có thể sẽ khiến nhiều người hụt hẫng vì khi Nishimaru chết thì cuộc sống tuyến nhân vật phụ cũng dừng lại với nhiều câu hỏi không có phương hướng gợi mở để tìm câu trả lời, điều đó khiến tôi hơi tiếc vì tôi thực sự muốn nhìn thấy thằng bé trưởng thành và soi rọi cho rõ dã tâm của tên trùm. Nhưng với 151 trang, tác giả Nakamura Fuminori không thể vẹn tròn mọi thứ, để hắn kẹt lại giữa 2 lựa chọn có lẽ đã là lựa chọn tối ưu nhất. Ông cũng khá thành công trong việc kết hợp giữa phân tích tâm lý nhân vật, nghệ thuật hóa việc móc túi và không kém phần tinh tế trong việc khắc họa bức tranh xã hội với những mảng sáng tối, đi song hành là thứ tình cảm ấm áp giữa con người nhỏ bé ở đáy xã hội.
Đồng tiền dính máu phản chiếu ánh nắng và rực sáng trong không trung, hắn được giải thoát bằng sự đau đớn cuối cùng trên thân xác đã rệu rã.
Lối thoát nào cho kẻ móc túi?
“Chiếc ví thể hiện tính cách và cuộc sống của chủ nhân nó. Cũng giống như điện thoại di động, ví là căn phòng bí mật của chủ nhân, giữ vị trí trung tâm như là hạt nhân của mọi thứ chủ nhân mang trên người”. Đọc đến đoạn này khiến tôi rất tò mò, liệu trong ví của một kẻ móc túi như Nishimura sẽ có những thứ gì và nó thể hiện con người hắn ra sao? Bởi xuyên suốt 151 trang của Kẻ Móc Túi, tác giả Nakamura Fuminori – một cái tên khá thân thuộc với những người yêu thích dòng tiểu thuyết đen, chưa từng nhắc đến tuổi tác, tính cách thậm chí là quá khứ của hắn. Không ai biết một chút gì về hắn, khi dòng chảy cuộc sống vẫn miệt mài, hắn lẩn khuất trong đám đông để hành nghề bằng tài năng móc túi cả hai tay thiên bẩm của mình, chỉ có thế đến khi hắn chết. Tôi đôi lúc còn không có cảm giác hắn đang tồn tại giữa lòng thế giới, như kiểu chỉ khi nào cần hành động thì hắn mới xuất hiện và lập tức biến mất không một vết tích. Hắn cô đơn và lang bạt khắp thủ đô, sống như một bổn phận trời dúi vào tay chứ không hề có chủ đích gì, tương lai với hắn vốn dĩ cũng tối đen như quá khứ bị lãng quên (hoặc chính hắn mới là người không thèm để ý đến thế giới).
Kẻ Móc Túi như một bức tranh xám về xã hội Nhật Bản hiện đại, dưới vỏ bọc hào nhoáng của sự giàu có và những luồng sáng của đô thị phồn hoa Tokyo là dòng chảy đầy hỗn độn. Ở đó trộm cắp, gái điếm, những tên biến thái, thế giới ngầm yakuza, sự thối nát của lớp chính trị gia biến chất… được phơi bày trần trụi và thối nát nhất. Tôi luôn tự hỏi có phải những điều này đã tác động lên Nishimura khiến hắn trở thành kẻ móc túi hay ngay từ khi sinh ra bàn tay với hai ngón trỏ và giữa có độ dài như nhau đã định sẵn cuộc đời của hắn? Hắn móc túi vì điều gì? Tiền, thú vui hay vì hắn không thể tìm một nghề nào tử tế? Tôi không tìm được câu trả lời xác đáng vì như đã nói, cuộc sống và con người hắn là một ẩn số chưa thể giải đáp, mãi đến cuối truyện mơ hồ nghẹt thở. Mọi hành động của hắn đều được suy tính, lên kế hoạch và thực hiện một cách khéo léo nhất để không bị bắt nhưng chính điều này cũng khiến hắn cảm thấy bản thân đang bị giam cầm. Ký ức về lần bị phát hiện duy nhất chạy sượt qua tâm trí hắn khi cơ thể đang đau đớn và khoảnh khắc đó tôi cảm nhận rõ ràng nhất hắn đang sống với khát khao được công nhận sự tồn tại trên cõi đời này. Cuối cùng thì hắn chỉ là kẻ móc túi thèm được tìm thấy một lối thoát cho chính cuộc đời mình, nhưng thất bại.
Từ khi sinh ra, phải chăng hắn đã là tù nhân của số phận, như đứa trẻ gầy gò, dơ bẩn bị mẹ bắt đi ăn trộm vặt trong siêu thị mà hắn tình cờ bắt gặp? Thứ trói buộc hắn không thể là người đàn ông bí ẩn kia – một ông trùm yazuka đã yêu cầu hắn thứ hiện 3 việc: lấy trộm điện thoại di động của một người đàn ông; lấy một vật nhỏ có dính vân tay của một người đang ông khác kèm theo vài sợi tóc của anh và cuối cùng là đánh tráo tạp tài liệu mà một người đàn ông luôn mang theo bên người sao cho ít nhất hai ngày sau người chủ nhân mới phát hiện đồ mình đã bị đánh cắp, mà nếu hắn không thể hoàn hắn hay bỏ trốn đều khiến ai đó phải chết. Dù có phải bị điều khiển sự sống và cái chết như vậy, tôi vẫn không tin hắn đang lọt vào tròng của sự cầm tù. Bởi hắn chỉ bị sự vây bủa không lối thoát của xã hội hắn đang tồn tại giết chết mà thôi.
Trước những yêu cầu khó nhằng của ông trùm, lần đầu tiên, hắn suy nghĩ về vận mệnh của chính mình và một người chưa từng sợ chết như hắn đã khao khát được sống. Hắn làm tôi nhớ đến nhân vật Chí Phèo – một người bị tha hóa bởi sự thối nát của xã hội Việt Nam ngày trước trong tác phẩm do Nam Cao chấp bút. Hắn ta cũng mong ước được sống cuộc đời lương thiện nhưng đến cuối cùng phải bẽ bàng thốt lên: “Tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao lương thiện?” và tự kết liễu đời mình. Nishimaru hẳn cũng đau đớn cho cuộc đời mình như thế, phải chăng hắn đang chọn con đường xấu để không bị nhìn bằng ánh mắt nửa thương hại nửa xem thường mà người đời dành cho thằng bé con cô gái điếm? Tôi vẫn nhớ hắn từng nói: “Nếu ánh sáng làm chói mắt, chỉ cần đi ngược hướng là được” và hắn chính là chọn con đường ngược chiều ánh sáng để rồi mãi chìm trong thứ bóng tối ngập ngụa, nhơ nhớp của kẻ móc túi.
Tôi không biết Nishimaru đã chờ đợi bao lâu để tìm một bàn tay chìa ra kéo hắn khỏi vũng lầy của cuộc đời và số phận. Chỉ biết tòa tháp mờ ảo luôn hiện diện trong tâm là thứ duy nhất tươi đẹp mà hắn xem như một sự cứu rỗi cho linh hồn khô cằn và đang bị nhuốm đen của mình. Nhưng tòa tháp không thể nói gì với hắn và cũng chẳng có ai bảo hắn hãy dừng lại, hắn trượt dài trong vùng tối mà không thể bám víu vào đâu cho đến khi gặp hai mẹ con cô gái điếm. Họ đã cho hắn một tia sáng, một khát khao được tiếp tục sống và hắn nhận ra cuộc đời mình không còn vô nghĩa nữa, xã hội cũng chưa từng quay lưng lại như những gì hắn vẫn tưởng. Tôi thích cách tác giả để Nishimaru gieo lại hạt mầm hy vọng vào lòng đứa trẻ bất hạnh, một lời khuyên và món quà nhỏ chẳng đáng là bao nhưng tôi tin thằng bé hiểu được hắn, biết đâu chính nó sẽ sống như bông hoa thay phần đời đen tối của hắn. Cái kết của Kẻ Móc Túi có thể sẽ khiến nhiều người hụt hẫng vì khi Nishimaru chết thì cuộc sống tuyến nhân vật phụ cũng dừng lại với nhiều câu hỏi không có phương hướng gợi mở để tìm câu trả lời, điều đó khiến tôi hơi tiếc vì tôi thực sự muốn nhìn thấy thằng bé trưởng thành và soi rọi cho rõ dã tâm của tên trùm. Nhưng với 151 trang, tác giả Nakamura Fuminori không thể vẹn tròn mọi thứ, để hắn kẹt lại giữa 2 lựa chọn có lẽ đã là lựa chọn tối ưu nhất. Ông cũng khá thành công trong việc kết hợp giữa phân tích tâm lý nhân vật, nghệ thuật hóa việc móc túi và không kém phần tinh tế trong việc khắc họa bức tranh xã hội với những mảng sáng tối, đi song hành là thứ tình cảm ấm áp giữa con người nhỏ bé ở đáy xã hội.
Đồng tiền dính máu phản chiếu ánh nắng và rực sáng trong không trung, hắn được giải thoát bằng sự đau đớn cuối cùng trên thân xác đã rệu rã.