Thời gian là vô hạn, sức người là hữu hạn. Trong cái hữu hạn của con người, có một điều mà chúng ta càng cố sức lại càng không thể thâu tóm hết, chính là tri thức. Tri thức khi chạm đến sách vở, toán số, tri thức khi cầm dao mổ, kim...
Thời gian là vô hạn, sức người là hữu hạn. Trong cái hữu hạn của con người, có một điều mà chúng ta càng cố sức lại càng không thể thâu tóm hết, chính là tri thức. Tri thức khi chạm đến sách vở, toán số, tri thức khi cầm dao mổ, kim khâu... Tri thức để quên và để nhớ, để ôn lại và làm mới. Tuy nhiên, giữa vô vàn những tri thức ấy, có hai điều mà con người vẫn thường đánh giá là bất khả tri, đó là Tình Yêu và Cái Chết. Cả tình yêu lẫn sự chết, tuy im lặng không lời, nhưng lại lên tiếng nhiều hơn bất cứ nhân vật nào, trong Hikati to Kage (tựa Việt: Đèn Không Hắt Bóng).
Đèn Không Hắt Bóng là tác phẩm của nhà văn Watanabe Junichi, cũng là một trong những tác phẩm chói sáng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, bên cạnh hai tiểu thuyết khác là Sự Chết và Shitsurakuen (tựa Việt: Thiên Đường Đã Mất). Sở dĩ tôi nhắc tên hai tác phẩm này là để bạn đọc có thể mường tượng sợi dây vô hình xuyên suốt trong tác phẩm của Junichi, đó là những vẻ đẹp tưởng vĩnh hằng nhưng lại sớm ngày kết thúc. Trong Đèn Không Hắt Bóng, tư tưởng ấy được thể hiện qua nhân vật bác sĩ Naoe.
Trước khi đến với tác phẩm, bạn thử xem mình đã bao giờ trải nghiệm những nghịch lý về tình yêu dưới đây không?
Một người càng theo đuổi, người kia càng trốn tránh.
Một người càng yếu đuối, người kia càng nhẫn tâm.
Một người càng lắng nghe, người kia càng im lặng.
Cả 3 nghịch lý đó, đều được gửi gắm hết qua tác phẩm của Junichi. Người ta nói, đẹp nhất là những mối tình thầm, tình câm. Chúng ta có thể bắt đầu, đắm say rồi từ bỏ mà không nhất thiết phải ảnh hưởng đến người khác. Nhưng không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để nuôi giữ điều đó, như nhân vật nữ Noriko.
Trong Đèn Không Hắt Bóng, Noriko là nữ y tá trẻ đẹp, dịu dàng và ít nói. Cô dành rất nhiều tình cảm cho bác sĩ Naoe. Naoe - trong lòng Noriko và nhiều người, như một bức tượng đài hoàn hảo của ngành Y.
"Ôi chao, thôi đừng nói nữa. Ông ấy vừa chạm vào người em một cái là em đã lịm đi rồi! - Mayumi ép hai tay lên ngực, làm như thể sắp ngất xỉu đến nơi. - Đẹp trai, trang nhã... mà cái áo blouse trắng ông ta mặc mới hợp làm sao!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
Bạn có tưởng tượng ra được sự lạnh lùng toát ra từ vị bác sĩ ấy không? Chẳng đơn thuần là trong công việc, trong các thói quen, mà ngay cả trong các mối quan hệ đối với những người xung quanh. Nhân vật Naoe dường như rất ít lời thoại. Không chỉ vậy, ngay cả hành động của ông, cũng toát ra sự lạnh lùng, im lặng và dứt khoát. Gần như trong tất cả mọi cuộc hội thoại, chỉ riêng Noriko là người chủ động mở lời:
- Pha trà anh nhé?
- Em đi nấu nhé?
Có thể nói, hơn hai phần ba tiểu thuyết, người đọc gần như bị dồn nén trong trạng thái ức chế đến bực mình. Không chỉ riêng Naoe kiên trì cố hữu với trạng thái thờ ơ đến cuộc sống xung quanh, mà những con người xung quanh ông cũng luôn theo đuổi điều mà họ gần như không thể có. Noriko dành cả lòng quan tâm và sự si tình cho mình với mối tình không lời hồi đáp. Cụ Isikura vẫn tin tưởng mình sẽ khỏi bệnh dù ung thư sắp di căn. Kobasi hết mình vì công việc, cho dù khi nào cũng là người đi sau vị bác sĩ tài năng Naoe. Và nhiều con người nữa, vẫn kiên trì tiếp tục chạy trong chặng marathon cuộc đời, dù chưa biết ở điểm cuối cùng sẽ là vinh quang hay bờ đá.
Nếu chỉ đơn thuần là câu chuyện của những con người với tình yêu, đam mê và chấp niệm diễn ra trong bối cảnh bệnh viện, tôi tin rằng Đèn Không Hắt Bóng có thể tái bản trên thị trường sách nhiều lần đến thế. Và cũng không thể được yêu mến đến mức dựng thành phim.
Đã từng là bác sĩ, tác giả Junichi ngoài việc khắc hoạ hình ảnh ấn tượng, sinh động của một bệnh viện ra, cũng đã thổi hồn vào từng trang viết bằng những cảnh tượng rất trữ tình và tinh tế. Có những khi, tác giả viết:
"Công việc có thể coi như là đã xong xuôi, cho nên Noriko mở một cuốn tiểu thuyết và bắt đầu thả hồn vào cái thế giới ư cấu của một nữ văn sĩ đang thời thượng viết về tình yêu. Kaoru mở máy thu hình, chỉnh cho máy kêu khe khẽ, và bắt đầu theo dõi chương trình hòa nhạc". Giữa những tấm màn trắng toát đến nghẹt thở, giữa những dụng cụ sắc nhọn bằng inox sát trùng, giữa mùa bông băng và cồn chống khuẩn... Từng người, từng người một vẫn luôn nuôi một hy vọng sống yên bình và trọn vẹn cho mình.
Junichi đã gửi gắm thông điệp của mình vào những hình ảnh ẩn dụ trong chuyện. Tiêu biểu, ngay từ cái tên, chúng ta có "đèn không hắt bóng". Cho những ai chưa biết: "Đèn không hắt bóng" là một loại đèn dùng trong y học, sử dụng công nghệ tân tiến mang tên Elliptical Reflectors, hội tụ ánh sáng thành một chùm tia đồng nhất nên không xảy ra hiện tượng hắt bóng. Ngọn đèn ấy sáng rực nhưng khi tắt cũng hoàn toàn đột ngột. Ngọn đèn ấy tuy sắc vàng nhưng lại lạnh hơn bất cứ ngọn đèn neon màu trắng nào. Bạn đã tìm thấy nhân vật nào trong tiểu thuyết có nét tương đồng với đèn không hắt bóng chưa? Phải, chính là bác sĩ Naoe.
Và khi ngọn đèn không hắt bóng ấy tắt đi rồi, tất cả sẽ không còn gì nữa, dù khi sống, đã từng rực rỡ, đã từng chói chang. Cái chết là sự phán xét công tâm và tàn nhẫn nhất, cho dù đối với người đã từng sống như một huyền thoại bất tử, đúng như Watanabe đã có lần viết: “Có một điều kì lạ là trên ngưỡng cửa của cái chết, anh đã học được cách nhìn đúng thực chất của những con người, anh đã biết nhìn ra họ không có những lớp sơn bên ngoài. Anh đã vứt bỏ cái chủ nghĩa lý tưởng và niềm tin vào sự công bằng của anh trước đây. Anh đã kiên trì cố gắng nhìn qua cái vẻ màu mè của những con người để nhìn ra cái thiện và cái ác nguyên sơ của họ”.
Tất cả những triết lý nhân sinh ấy, khi ẩn khi hiện, dưới những thanh âm không lời của Đèn Không Hắt Bóng.
Đèn Không Hắt Bóng - Khi mối tình câm lên tiếng
Thời gian là vô hạn, sức người là hữu hạn. Trong cái hữu hạn của con người, có một điều mà chúng ta càng cố sức lại càng không thể thâu tóm hết, chính là tri thức. Tri thức khi chạm đến sách vở, toán số, tri thức khi cầm dao mổ, kim khâu... Tri thức để quên và để nhớ, để ôn lại và làm mới. Tuy nhiên, giữa vô vàn những tri thức ấy, có hai điều mà con người vẫn thường đánh giá là bất khả tri, đó là Tình Yêu và Cái Chết. Cả tình yêu lẫn sự chết, tuy im lặng không lời, nhưng lại lên tiếng nhiều hơn bất cứ nhân vật nào, trong Hikati to Kage (tựa Việt: Đèn Không Hắt Bóng).
Đèn Không Hắt Bóng là tác phẩm của nhà văn Watanabe Junichi, cũng là một trong những tác phẩm chói sáng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, bên cạnh hai tiểu thuyết khác là Sự Chết và Shitsurakuen (tựa Việt: Thiên Đường Đã Mất). Sở dĩ tôi nhắc tên hai tác phẩm này là để bạn đọc có thể mường tượng sợi dây vô hình xuyên suốt trong tác phẩm của Junichi, đó là những vẻ đẹp tưởng vĩnh hằng nhưng lại sớm ngày kết thúc. Trong Đèn Không Hắt Bóng, tư tưởng ấy được thể hiện qua nhân vật bác sĩ Naoe.
Trước khi đến với tác phẩm, bạn thử xem mình đã bao giờ trải nghiệm những nghịch lý về tình yêu dưới đây không?
Một người càng theo đuổi, người kia càng trốn tránh.
Một người càng yếu đuối, người kia càng nhẫn tâm.
Một người càng lắng nghe, người kia càng im lặng.
Cả 3 nghịch lý đó, đều được gửi gắm hết qua tác phẩm của Junichi. Người ta nói, đẹp nhất là những mối tình thầm, tình câm. Chúng ta có thể bắt đầu, đắm say rồi từ bỏ mà không nhất thiết phải ảnh hưởng đến người khác. Nhưng không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để nuôi giữ điều đó, như nhân vật nữ Noriko.
Trong Đèn Không Hắt Bóng, Noriko là nữ y tá trẻ đẹp, dịu dàng và ít nói. Cô dành rất nhiều tình cảm cho bác sĩ Naoe. Naoe - trong lòng Noriko và nhiều người, như một bức tượng đài hoàn hảo của ngành Y.
"Ôi chao, thôi đừng nói nữa. Ông ấy vừa chạm vào người em một cái là em đã lịm đi rồi! - Mayumi ép hai tay lên ngực, làm như thể sắp ngất xỉu đến nơi. - Đẹp trai, trang nhã... mà cái áo blouse trắng ông ta mặc mới hợp làm sao!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
"Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!"
Bạn có tưởng tượng ra được sự lạnh lùng toát ra từ vị bác sĩ ấy không? Chẳng đơn thuần là trong công việc, trong các thói quen, mà ngay cả trong các mối quan hệ đối với những người xung quanh. Nhân vật Naoe dường như rất ít lời thoại. Không chỉ vậy, ngay cả hành động của ông, cũng toát ra sự lạnh lùng, im lặng và dứt khoát. Gần như trong tất cả mọi cuộc hội thoại, chỉ riêng Noriko là người chủ động mở lời:
- Pha trà anh nhé?
- Em đi nấu nhé?
Có thể nói, hơn hai phần ba tiểu thuyết, người đọc gần như bị dồn nén trong trạng thái ức chế đến bực mình. Không chỉ riêng Naoe kiên trì cố hữu với trạng thái thờ ơ đến cuộc sống xung quanh, mà những con người xung quanh ông cũng luôn theo đuổi điều mà họ gần như không thể có. Noriko dành cả lòng quan tâm và sự si tình cho mình với mối tình không lời hồi đáp. Cụ Isikura vẫn tin tưởng mình sẽ khỏi bệnh dù ung thư sắp di căn. Kobasi hết mình vì công việc, cho dù khi nào cũng là người đi sau vị bác sĩ tài năng Naoe. Và nhiều con người nữa, vẫn kiên trì tiếp tục chạy trong chặng marathon cuộc đời, dù chưa biết ở điểm cuối cùng sẽ là vinh quang hay bờ đá.
Nếu chỉ đơn thuần là câu chuyện của những con người với tình yêu, đam mê và chấp niệm diễn ra trong bối cảnh bệnh viện, tôi tin rằng Đèn Không Hắt Bóng có thể tái bản trên thị trường sách nhiều lần đến thế. Và cũng không thể được yêu mến đến mức dựng thành phim.
Đã từng là bác sĩ, tác giả Junichi ngoài việc khắc hoạ hình ảnh ấn tượng, sinh động của một bệnh viện ra, cũng đã thổi hồn vào từng trang viết bằng những cảnh tượng rất trữ tình và tinh tế. Có những khi, tác giả viết:
"Công việc có thể coi như là đã xong xuôi, cho nên Noriko mở một cuốn tiểu thuyết và bắt đầu thả hồn vào cái thế giới ư cấu của một nữ văn sĩ đang thời thượng viết về tình yêu. Kaoru mở máy thu hình, chỉnh cho máy kêu khe khẽ, và bắt đầu theo dõi chương trình hòa nhạc". Giữa những tấm màn trắng toát đến nghẹt thở, giữa những dụng cụ sắc nhọn bằng inox sát trùng, giữa mùa bông băng và cồn chống khuẩn... Từng người, từng người một vẫn luôn nuôi một hy vọng sống yên bình và trọn vẹn cho mình.
Junichi đã gửi gắm thông điệp của mình vào những hình ảnh ẩn dụ trong chuyện. Tiêu biểu, ngay từ cái tên, chúng ta có "đèn không hắt bóng". Cho những ai chưa biết: "Đèn không hắt bóng" là một loại đèn dùng trong y học, sử dụng công nghệ tân tiến mang tên Elliptical Reflectors, hội tụ ánh sáng thành một chùm tia đồng nhất nên không xảy ra hiện tượng hắt bóng. Ngọn đèn ấy sáng rực nhưng khi tắt cũng hoàn toàn đột ngột. Ngọn đèn ấy tuy sắc vàng nhưng lại lạnh hơn bất cứ ngọn đèn neon màu trắng nào. Bạn đã tìm thấy nhân vật nào trong tiểu thuyết có nét tương đồng với đèn không hắt bóng chưa? Phải, chính là bác sĩ Naoe.
Và khi ngọn đèn không hắt bóng ấy tắt đi rồi, tất cả sẽ không còn gì nữa, dù khi sống, đã từng rực rỡ, đã từng chói chang. Cái chết là sự phán xét công tâm và tàn nhẫn nhất, cho dù đối với người đã từng sống như một huyền thoại bất tử, đúng như Watanabe đã có lần viết: “Có một điều kì lạ là trên ngưỡng cửa của cái chết, anh đã học được cách nhìn đúng thực chất của những con người, anh đã biết nhìn ra họ không có những lớp sơn bên ngoài. Anh đã vứt bỏ cái chủ nghĩa lý tưởng và niềm tin vào sự công bằng của anh trước đây. Anh đã kiên trì cố gắng nhìn qua cái vẻ màu mè của những con người để nhìn ra cái thiện và cái ác nguyên sơ của họ”.
Tất cả những triết lý nhân sinh ấy, khi ẩn khi hiện, dưới những thanh âm không lời của Đèn Không Hắt Bóng.
Ánh Mai