Cô gái trong lưới nhện ảo – Một bước lùi “mất chất” của thương hiệu Cô gái có hình xăm rồng
Bạn đã từng bị cuốn hút tuyệt đối với hành trình giúp đỡ phái nữ chống lại bọn đàn ông xấu của nữ hacker Lisbeth Salander trong Cô gái có hình xăm rồng. Ở Cô gái trong lưới nhện ảo, cũng cô gái ấy, nhưng lại mang đến bạn một trải...
Bạn đã từng bị cuốn hút tuyệt đối với hành trình giúp đỡ phái nữ chống lại bọn đàn ông xấu của nữ hacker Lisbeth Salander trong Cô gái có hình xăm rồng. Ở Cô gái trong lưới nhện ảo, cũng cô gái ấy, nhưng lại mang đến bạn một trải nghiệm hời hợt đầy thất vọng.
Từ một tác phẩm tội phạm ly kỳ và bí ẩn, Cô gái trong lưới nhện ảo trở thành bộ phim về James Bond phiên bản nữ
(c): Sony Pictures Entertainment
Tiếp nối thành công của Cô gái có hình xăm rồng (The Girl with the Dragon Tattoo), nữ hacker lập dị Lisbeth Salander vẫn tiếp tục hành trình phanh phui và trừng phạt những gã đàn ông xấu có liên quan đến tệ nạn bạo hành phụ nữ, mại dâm và tội phạm có tổ chức, đụng chạm tới rất nhiều chính khách, quan tòa, cảnh sát biến chất. Tuy nhiên, khán giả chỉ được xem tính đặc trưng của phim ở vài phút đầu. Phần còn lại câu chuyện sẽ dẫn người xem đến một bí mật đen tối của chính phủ trong Cô gái trong lưới nhện ảo (The Girl in the Spider's Web: A New Dragon Tattoo Story).
Phim không còn tập trung vào việc bảo vệ phụ nữ và phanh phui, trừng trị bọn đàn ông mà thay vào đó là khai thác những mối nguy hiểm lớn hơn đang đe doạ đến thế giới. Khán giả không còn cảm giác bí ẩn và hồi hộp trong những giây phút căng thẳng hay đấu trí, giờ đây ta chỉ được xem một phiên bản James Bond nữ do Claire Foy đảm nhận.
Cái hay và chủ đề của Cô gái có hình xăm rồng chỉ được thể hiện vỏn vẹn vài phút đầu của phim
(c): Sony Pictures Entertainment
Dù không còn mang tính chất của phần trước, nhưng ở Cô gái trong lưới nhện ảo lại cho khán giả thấy được câu chuyện về quá khứ của nhân vật hacker Lisbeth. Thế nhưng việc này lại phản tác dụng khi câu chuyện của nhân vật chính đơn giản đến tẻ nhạt và lý do đưa cô ấy trở thành một nữ siêu anh hùng thời hiện đại cũng thiếu thuyết phục. Hacker Lisbeth Salander từ một nữ hoàng chuyên trị cái ác tìm lại công bằng cho phái nữ nay lại được xây dựng thành hình tượng nữ anh hùng mong manh, nhỏ bé.
Nếu như so sánh Lisbeth Salander với Lara Croft trong Tomb Raider hồi đầu năm thì hai nhân vật này đều giống nhau ở điểm là một cô gái nhỏ con, sức lực có hạn, phải đối đầu với những đối thủ khủng hơn, mạnh hơn để bảo vệ thế giới. Nhưng nếu so về độ chân thật thì Lisbeth Salander với Lara Croft chênh lệch rất nhiều. Ở Lara Croft chúng ta được thấy một cô gái tuy nhỏ người nhưng luôn làm mọi thứ bằng tất cả sức lực của mình cùng sự nhanh nhẹn và mưu trí. Còn đối với Lisbeth Salander tuy vẫn rất khó để dành chiến thắng trước những gã đàn ông to lớn lực lưỡng nhưng mọi chuyện lại diễn ra quá dễ dàng. Cô chỉ cần đánh đấm vài cái, nhanh nhẹn quơ gậy điện thoăn thoắt là có thể hạ được 3, 4 kẻ địch một lúc.
Tạo hình của Lisbeth Salander dù vẫn với phong cách bụi bặm, xăm trổ, nhưng ở Cô gái trong lưới nhện ảo có phần ngầu hơn. Tạo hình này để phù hợp hơn với phong cách hành động của phim, nhưng đây cũng là điều làm cho fan hâm mộ không hài lòng. Nó làm mất đi sự quái dị của nhân vật, thoạt nhìn có vẻ đáng sợ nhưng đi đến cuối hành trình bạn phải công nhận được cô là biểu tượng của công lý, của sự bảo vệ dành cho phái nữ.
Claire Foy đã hóa thân rất tốt từ thần thái đến tính cách của nhân vật Lisbeth Salander, nhưng mọi nỗ lực của cô
không được đền đáp xứng đáng bởi nội dung tẻ nhạt của Cô gái trong lưới nhện ảo
(c): Sony Pictures Entertainment
Những trở ngại trên hành trình của Lisbeth Salander được cô vượt qua một cách dễ dàng và đơn giản. Phản diện của phim được xây dựng rất hời hợt với một động cơ nhảm nhí. Các nhân vật xoay quanh Lisbeth Salander cũng mờ nhạt, thậm chí có những nhân vật thừa mà đến phút cuối cùng khán giả cũng chẳng biết mục đích rõ ràng của anh ta, anh ta suy nghĩ gì, hay chỉ là một người được tạo ra để hỗ trợ cho nhóm nhân vật chính.
Nhân vật phóng viên Mikael Blomkvist cũng bị phớt lờ đi và xuất hiện như một nhân vật phụ trong phim. Nhân vật từng được Daniel Craig đảm nhận rất tốt trong Cô gái có hình xăm rồng, nay không còn thể hiện được sự cần thiết và sức ảnh hưởng lớn của mình đối với Lisbeth Salander. Tất cả hầu như chỉ một mình Lisbeth ra tiền tuyến.
Dù yếu về mặt nội dung nhưng những màn hành động máu lửa, âm thanh cực đã
và hình ảnh rất đẹp đã phần nào làm khán giả nguôi ngoai
(c): Sony Pictures Entertainment
Với tựa đề Cô gái trong lưới nhện ảo, thật sự bộ phim chưa thể hiện được “lưới nhện ảo” là gì và đáng sợ như thế nào. Cái mà người xem biết được chỉ đơn giản là một tổ chức tội phạm có tên “Hội nhện”. Sự bao phủ hay sức mạnh của hội này không được làm rõ. Chúng chỉ lúc ẩn, lúc hiện để gây khó dễ và ngăn cản nhiệm vụ của Lisbeth Salander. Lưới nhện này không ảnh hưởng đến Lisbeth nhiều, cô không vướng phải sự đeo bám của chúng, cũng không cần cố gắng để thoát ra, mọi thứ chỉ đơn giản là đối đầu với chúng mà thôi.
Một cốt truyện đơn giản và lỏng lẻo, các tuyến nhân vật được xây dựng không tốt, cộng hưởng với gần 2 tiếng đồng hồ dù cho có hành động kịch tính, cháy nổ, đấu súng dữ dội vẫn khiến người xem ngáp dài hoặc gật gù trên ghế. Tổng thể phim mang lại cho người xem một cảm giác nửa nạc nửa mỡ khi cố mang phong cách bí ẩn nặng nề của phần trước pha trộn với thể loại nữ anh hùng hành động hoành tráng.
Nhưng nếu không quá khắt khe với bộ phim thì Cô gái trong lưới nhện ảo là một tác phẩm đủ để giải trí với hình ảnh, âm thanh, cháy nổ và hành động hoành tráng. Phim bị giảm chất lượng rất nhiều vì thiếu độ bí ẩn cũng như sự thú vị lạ lùng đối với nhân vật hacker Lisbeth Salander từ phần phim trước.
Cô gái trong lưới nhện ảo hiện đang có số điểm khá thấp với 5.7/10 trên IMDB và 54% trên Rotten Tomatoes.
Cô gái trong lưới nhện ảo – Một bước lùi “mất chất” của thương hiệu Cô gái có hình xăm rồng
Bạn đã từng bị cuốn hút tuyệt đối với hành trình giúp đỡ phái nữ chống lại bọn đàn ông xấu của nữ hacker Lisbeth Salander trong Cô gái có hình xăm rồng. Ở Cô gái trong lưới nhện ảo, cũng cô gái ấy, nhưng lại mang đến bạn một trải nghiệm hời hợt đầy thất vọng.
Từ một tác phẩm tội phạm ly kỳ và bí ẩn, Cô gái trong lưới nhện ảo trở thành bộ phim về James Bond phiên bản nữ
(c): Sony Pictures Entertainment
Tiếp nối thành công của Cô gái có hình xăm rồng (The Girl with the Dragon Tattoo), nữ hacker lập dị Lisbeth Salander vẫn tiếp tục hành trình phanh phui và trừng phạt những gã đàn ông xấu có liên quan đến tệ nạn bạo hành phụ nữ, mại dâm và tội phạm có tổ chức, đụng chạm tới rất nhiều chính khách, quan tòa, cảnh sát biến chất. Tuy nhiên, khán giả chỉ được xem tính đặc trưng của phim ở vài phút đầu. Phần còn lại câu chuyện sẽ dẫn người xem đến một bí mật đen tối của chính phủ trong Cô gái trong lưới nhện ảo (The Girl in the Spider's Web: A New Dragon Tattoo Story).
Phim không còn tập trung vào việc bảo vệ phụ nữ và phanh phui, trừng trị bọn đàn ông mà thay vào đó là khai thác những mối nguy hiểm lớn hơn đang đe doạ đến thế giới. Khán giả không còn cảm giác bí ẩn và hồi hộp trong những giây phút căng thẳng hay đấu trí, giờ đây ta chỉ được xem một phiên bản James Bond nữ do Claire Foy đảm nhận.
Cái hay và chủ đề của Cô gái có hình xăm rồng chỉ được thể hiện vỏn vẹn vài phút đầu của phim
(c): Sony Pictures Entertainment
Dù không còn mang tính chất của phần trước, nhưng ở Cô gái trong lưới nhện ảo lại cho khán giả thấy được câu chuyện về quá khứ của nhân vật hacker Lisbeth. Thế nhưng việc này lại phản tác dụng khi câu chuyện của nhân vật chính đơn giản đến tẻ nhạt và lý do đưa cô ấy trở thành một nữ siêu anh hùng thời hiện đại cũng thiếu thuyết phục. Hacker Lisbeth Salander từ một nữ hoàng chuyên trị cái ác tìm lại công bằng cho phái nữ nay lại được xây dựng thành hình tượng nữ anh hùng mong manh, nhỏ bé.
Nếu như so sánh Lisbeth Salander với Lara Croft trong Tomb Raider hồi đầu năm thì hai nhân vật này đều giống nhau ở điểm là một cô gái nhỏ con, sức lực có hạn, phải đối đầu với những đối thủ khủng hơn, mạnh hơn để bảo vệ thế giới. Nhưng nếu so về độ chân thật thì Lisbeth Salander với Lara Croft chênh lệch rất nhiều. Ở Lara Croft chúng ta được thấy một cô gái tuy nhỏ người nhưng luôn làm mọi thứ bằng tất cả sức lực của mình cùng sự nhanh nhẹn và mưu trí. Còn đối với Lisbeth Salander tuy vẫn rất khó để dành chiến thắng trước những gã đàn ông to lớn lực lưỡng nhưng mọi chuyện lại diễn ra quá dễ dàng. Cô chỉ cần đánh đấm vài cái, nhanh nhẹn quơ gậy điện thoăn thoắt là có thể hạ được 3, 4 kẻ địch một lúc.
Tạo hình của Lisbeth Salander dù vẫn với phong cách bụi bặm, xăm trổ, nhưng ở Cô gái trong lưới nhện ảo có phần ngầu hơn. Tạo hình này để phù hợp hơn với phong cách hành động của phim, nhưng đây cũng là điều làm cho fan hâm mộ không hài lòng. Nó làm mất đi sự quái dị của nhân vật, thoạt nhìn có vẻ đáng sợ nhưng đi đến cuối hành trình bạn phải công nhận được cô là biểu tượng của công lý, của sự bảo vệ dành cho phái nữ.
Claire Foy đã hóa thân rất tốt từ thần thái đến tính cách của nhân vật Lisbeth Salander, nhưng mọi nỗ lực của cô
không được đền đáp xứng đáng bởi nội dung tẻ nhạt của Cô gái trong lưới nhện ảo
(c): Sony Pictures Entertainment
Những trở ngại trên hành trình của Lisbeth Salander được cô vượt qua một cách dễ dàng và đơn giản. Phản diện của phim được xây dựng rất hời hợt với một động cơ nhảm nhí. Các nhân vật xoay quanh Lisbeth Salander cũng mờ nhạt, thậm chí có những nhân vật thừa mà đến phút cuối cùng khán giả cũng chẳng biết mục đích rõ ràng của anh ta, anh ta suy nghĩ gì, hay chỉ là một người được tạo ra để hỗ trợ cho nhóm nhân vật chính.
Nhân vật phóng viên Mikael Blomkvist cũng bị phớt lờ đi và xuất hiện như một nhân vật phụ trong phim. Nhân vật từng được Daniel Craig đảm nhận rất tốt trong Cô gái có hình xăm rồng, nay không còn thể hiện được sự cần thiết và sức ảnh hưởng lớn của mình đối với Lisbeth Salander. Tất cả hầu như chỉ một mình Lisbeth ra tiền tuyến.
Dù yếu về mặt nội dung nhưng những màn hành động máu lửa, âm thanh cực đã
và hình ảnh rất đẹp đã phần nào làm khán giả nguôi ngoai
(c): Sony Pictures Entertainment
Với tựa đề Cô gái trong lưới nhện ảo, thật sự bộ phim chưa thể hiện được “lưới nhện ảo” là gì và đáng sợ như thế nào. Cái mà người xem biết được chỉ đơn giản là một tổ chức tội phạm có tên “Hội nhện”. Sự bao phủ hay sức mạnh của hội này không được làm rõ. Chúng chỉ lúc ẩn, lúc hiện để gây khó dễ và ngăn cản nhiệm vụ của Lisbeth Salander. Lưới nhện này không ảnh hưởng đến Lisbeth nhiều, cô không vướng phải sự đeo bám của chúng, cũng không cần cố gắng để thoát ra, mọi thứ chỉ đơn giản là đối đầu với chúng mà thôi.
Một cốt truyện đơn giản và lỏng lẻo, các tuyến nhân vật được xây dựng không tốt, cộng hưởng với gần 2 tiếng đồng hồ dù cho có hành động kịch tính, cháy nổ, đấu súng dữ dội vẫn khiến người xem ngáp dài hoặc gật gù trên ghế. Tổng thể phim mang lại cho người xem một cảm giác nửa nạc nửa mỡ khi cố mang phong cách bí ẩn nặng nề của phần trước pha trộn với thể loại nữ anh hùng hành động hoành tráng.
Nhưng nếu không quá khắt khe với bộ phim thì Cô gái trong lưới nhện ảo là một tác phẩm đủ để giải trí với hình ảnh, âm thanh, cháy nổ và hành động hoành tráng. Phim bị giảm chất lượng rất nhiều vì thiếu độ bí ẩn cũng như sự thú vị lạ lùng đối với nhân vật hacker Lisbeth Salander từ phần phim trước.
Cô gái trong lưới nhện ảo hiện đang có số điểm khá thấp với 5.7/10 trên IMDB và 54% trên Rotten Tomatoes.