Samurai Marathon – Tinh thần Nhật Bản rực sáng trong giai đoạn chuyển mình
Có một người bạn nói với tôi như thế này, đã là phim mà Sato Takeru đóng, thì không thể dở được. Vì lẽ đó, khi tìm một phim Nhật mới để xem, trong vô số những phim vừa ra mắt thời gian gần đây, tôi đã không ngần ngại chọn Samurai Marathon. Dĩ nhiên bên cạnh Sato Takeru là hàng loạt cái tên bảo chứng khác như Sometani Shota, Komatsu Nana và một cái...
Có một người bạn nói với tôi như thế này, đã là phim mà Sato Takeru đóng, thì không thể dở được. Vì lẽ đó, khi tìm một phim Nhật mới để xem, trong vô số những phim vừa ra mắt thời gian gần đây, tôi đã không ngần ngại chọn Samurai Marathon. Dĩ nhiên bên cạnh Sato Takeru là hàng loạt cái tên bảo chứng khác như Sometani Shota, Komatsu Nana và một cái tựa khơi gợi sự tò mò. Thế nhưng, trái ngược với những gì đã kỳ vọng, Samurai Marathon không thật sự xuất sắc mà chỉ nằm ở mức xem được.
(c) GAGA
Tựa phim cũng đã phần nào lột tả hết câu chuyện, đó là cuộc thi được xem như đua marathon đầu tiên ở Nhật Bản trong bối cảnh loạn lạc năm 1885. Phim không xoáy hẳn vào tuyến nhân vật nào mà trải dài cho nhiều nhân vật, điều này làm nên sự độc đáo của phim nhưng đồng thời cũng làm phim trở nên quẩn quanh và thiếu những cao trào thật sự.
Cuối thời Edo, một lãnh chúa phiên Annaka tổ chức cuộc thi chạy để tập luyện chống lại những cuộc tấn công của ngoại bang. Trong số đó có Karasawa là một samurai tầm thuờng, nhưng thực chất anh là mật thám xâm nhập vào Annakan theo lệnh của Shogun. Karasawa hiểu lầm lãnh chúa muốn điều binh nên gửi mật thư về cho Shogun để ngài cử sát thủ hạ sát lãnh chúa. Xuyên suốt bộ phim là cuộc chạy của những samurai vắt kiếm bên hông băng băng qua những cánh đồng và những khu rừng, mỗi người mang theo nỗi niềm, mục đích riêng và cả những hiểm nguy rình rập.
Điều đầu tiên làm tôi ấn tượng ở bộ phim này chính là màu sắc của phim. Không như những phim điện ảnh Nhật khác thường mang màu trầm buồn, Samurai Marathon có sắc tươi sáng, và điều đó làm cảnh vật trở nên cuốn hút hơn, từ màu vàng của cánh đồng lúa chín cho đến những cánh rừng xanh thẳm. Nếu bạn biết rằng chỉ đạo phim không phải là người Nhật thì dường như điều này dễ dàng lý giải hơn. Nhưng rõ ràng, không chỉ có sự thay đổi tích cực về mặt hình ảnh, góc quay và cả màu sắc, mà đạo diễn Bernard Rose còn cố tình nhấn nhá màu đỏ để tạo ấn tượng cho khán giả. Hình ảnh lan can hàng rào gỗ đỏ rực hay chiếc khăn đỏ vắt vẻo trên thắt lưng người samurai, và thậm chí là vệt máu đỏ nhuộm lên những cây lúa chín vàng đều làm tôi phải choáng ngợp. Tuy nhiên, việc xử lý màu sắc đôi lúc còn vụng về nên những đoạn chém đầu và máu tuôn rơi lại hơi giả. Dẫu biết việc biên tập màu sắc không phải chuyện đơn giản, nhưng sự lạm dụng màu đỏ này đôi khi lại phản tác dụng và trở thành điểm trừ của Samurai Marathon.
(c) GAGA
Như đã nói ở trên, các nhân vật trong phim được chia đều đất diễn, vì thế bạn sẽ có cho mình một nhân vật ấn tượng riêng. Trong số đó phải kể đến Komatsu Nana trong vai Yuki-hime, người xuất hiện đầu tiên trong bộ Kimono và kiểu trang điểm cầu kỳ, ngồi vẽ tranh bằng mực xưa. Bức tranh cô họa nên lại có phần hiện đại so với căn phòng mờ ánh nến. Cô chính là hình ảnh tiêu biểu nhất của Nhật Bản giai đoạn chuyển mình, vừa giữ lại những nét truyền thống cổ kính, vừa muốn vùng thoát khỏi chúng với một tâm hồn hiện đại.
Yuki là con gái của lãnh chúa phiên Annaka, một người mê mẩn sự mới lạ của văn mình Phương Tây. Cô dám từ bỏ tất cả để được đeo đuổi sở thích. Không có gì lạ vào năm 2019 thế này, nhưng thời điểm diễn ra bộ phim lại là năm 1885, khi đó không biết những cô gái ở Phương Tây đã dám làm được như vậy chưa, nữa là ở một quốc gia phong kiến như Nhật Bản.
Tương phản hình ảnh của Yuki là những samurai được khắc họa mang hơi thở của lịch sử, nhưng hóa ra lại đại diện cho tính cách của chúng ta thời đương đại. Tsujimura Keikuro quyền quý nhưng háo thắng, thích lúc nào cũng về nhất và luôn có hai kẻ nịnh bợ chạy theo. Uesugi Hironoshin (Sometani Shota) chạy cực kỳ nhanh nhưng được người ta đưa hối lộ để đừng về nhất, rồi anh cũng phân vân giữa tiền bạc và danh vọng. Nhưng qua hộp cơm anh mang về, tôi cảm thấy anh cũng rất yêu thương vợ con. Còn vợ anh lại muốn dành để sau cuộc thi cả gia đình cùng ăn. Đây là một gia đình Châu Á điển hình.
Nhờ có cuộc thi này, ta biết được thời đó ai cũng khao khát được làm võ sĩ, vì người chiến thắng sẽ được ban cho một ân huệ là muốn gì cũng được. Rồi đến nhân vật rất rất phụ như Kakizaki, si mê cô kỹ nữ nên cố hứa sẽ đạt về nhất, nhưng chạy thì chẳng bằng ai. Còn Karasawa Jinnai (Sato Takeru) lại chạy rất khỏe nhưng cứ giả vờ chạy không nổi vì không muốn bị chú ý. Đến cả những em bé như Isuke – con của thợ rèn binh khí mà cũng muốn thi chạy, cũng muốn trở thành võ sĩ.
Cái chức danh võ sĩ, cũng như sự trói buộc giai cấp, khiến con người ta không thoát ra được, chỉ chực chờ may mắn để thoát khỏi số phận đã định sẵn từ khi còn trong bụng mẹ. Nhìn cả đoàn người cùng nhau chạy hết sức mình, không vì toan tính cá nhân nào, tôi cảm nhận được sự gắn kết mạnh mẽ, cùng cố gắng bảo vệ quê hương của họ. Đây là một hình ảnh đẹp, khác hẳn việc mỗi người một toan tính lúc mới bắt đầu cuộc thi. Và cũng là tinh thần thanh khiết của hầu hết phim Nhật mà tôi đã từng xem, khi chỉ tập trung đề cao tinh thần bất khuất của người Nhật thay vì mang vào đó sự thù hận của dân tộc và những căng thẳng quốc gia.
Bộ phim khiến cảm xúc của tôi cứ lên xuống, lúc thì hả dạ khi thấy Tsujimuro bị gài bẫy, nhưng lúc lại thấy bất mãn, khi cũng chính hắn lại có được vị trí quan trọng, dẫn đầu đoàn người chạy về giải cứu lãnh chúa. Cũng có lúc tôi thấy sợ, khi người ta dùng gươm đao với nhau khiến máu me đầy mình, nhất là hình ảnh con bọ ngựa với cặp càng như hai thanh kiếm mò mẫm lên mặt xác chết. Tôi tự hỏi liệu kiếm có thật sự là một sự lựa chọn tốt hay không, hay có lẽ nó nên lùi về cất giữ trong quá khứ mà thôi?
Kết phim hẳn là không ngoài dự đoán của khán giả, khi Karasawa đã muốn sửa sai, dùng phi tiêu giết tên thủ lĩnh cầm súng đến từ Edo, bảo vệ an toàn cho lãnh chúa và cả tên nội gián. Nhưng có một điều khiến tôi hơi bối rối, là khi Jinnai lựa chọn phản bội Edo, như vậy liệu có đúng không, khi đời đời nhà anh phụng sự cho Edo, sau đó anh còn được lãnh chúa gợi ý nên gửi thư “xin một đơn thuốc khác”. Nhưng bỏ qua sự chưa thỏa mãn đó, tôi lại ấn tượng với hình ảnh gia đình bé nhỏ của anh. Có thể nó không được khai thác nhiều nhà Uesugi, nhưng không vì vậy mà nó mờ nhạt. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh Karasawa ngồi quỳ thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát, còn vợ anh đứng ở phía sau lặng lẽ nhìn về phía anh thay vì gào khóc trong đau đớn.
(c) GAGA
Sato Takeru đã đạt đến độ chín mùi trong diễn xuất thông qua một Karasawa nhiều tâm tư. Chỉ cần nhìn lướt qua, tôi có thể thấy rõ anh đang đa nghi e dè, hay ân hận, hay vội vã, lúc thì lạnh lùng. Công tâm mà nói, so với Himura Kenshin thì Karasawa Jinnai chưa đủ ấn tượng, nhưng cách mà Sato hóa thân vào Karasawa thì thuyết phục tôi hơn hẳn. Chỉ tiếc một chút là phần kịch bản không thật sự xuất sắc và lay động như Kenshin, nên Karasawa khó lòng trở thành một “tượng đài” mới trong lòng khán giả.
Tôi có thể hiểu cho quyết định của Sato Takeru khi chọn Samurai Marathon. Hẳn là anh đã muốn cùng là samurai, nhưng anh sẽ thể hiện một hình tượng thật khác với Kenshin đã làm nên tên tuổi của anh. Và vì thế, dù trông ngóng thật nhiều, thất vọng cũng không ít với bộ phim này, tôi vẫn cho rằng Samurai Marathon là một bộ phim đáng xem, nhất là với những ai yêu mến lịch sử Nhật Bản, cùng như yêu mến diễn viên tài năng như Sato Takeru, Sometani Shota hay Komatsu Nana.
Đây là một bộ phim khá xuất sắc, với cốt truyện đưa người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, phim cũng có nhiều phân đoạn đầy tình cảm và giàu nội dung. Các diễn viên đều diễn tròn vai, thể hiện tốt nội tâm nhân vật. Hình ảnh một nước Nhật yên bình, dân dã và thiên nhiên rộng lớn cũng khiến người xem có ấn tượng sâu sắc.
Nước Nhật cuối cùng cũng chuyển mình, cũng dùng súng, cũng mang những đôi giày thể thao, cũng có những cuộc chạy marathon đúng nghĩa, đó là điều tất yếu của lịch sử, khi tất cả đều phải tuân theo quy luật, đều phải thay đổi để thích nghi. Nhưng mãi sau này, chắc chắn sẽ không bao giờ có một cuộc chạy marathon nào dữ dội và đẫm máu như cuộc chạy lần đầu tiên ở phiên Annaka vào năm 1885 nữa.
Samurai Marathon – Tinh thần Nhật Bản rực sáng trong giai đoạn chuyển mình
Có một người bạn nói với tôi như thế này, đã là phim mà Sato Takeru đóng, thì không thể dở được. Vì lẽ đó, khi tìm một phim Nhật mới để xem, trong vô số những phim vừa ra mắt thời gian gần đây, tôi đã không ngần ngại chọn Samurai Marathon. Dĩ nhiên bên cạnh Sato Takeru là hàng loạt cái tên bảo chứng khác như Sometani Shota, Komatsu Nana và một cái tựa khơi gợi sự tò mò. Thế nhưng, trái ngược với những gì đã kỳ vọng, Samurai Marathon không thật sự xuất sắc mà chỉ nằm ở mức xem được.
(c) GAGA
Tựa phim cũng đã phần nào lột tả hết câu chuyện, đó là cuộc thi được xem như đua marathon đầu tiên ở Nhật Bản trong bối cảnh loạn lạc năm 1885. Phim không xoáy hẳn vào tuyến nhân vật nào mà trải dài cho nhiều nhân vật, điều này làm nên sự độc đáo của phim nhưng đồng thời cũng làm phim trở nên quẩn quanh và thiếu những cao trào thật sự.
Cuối thời Edo, một lãnh chúa phiên Annaka tổ chức cuộc thi chạy để tập luyện chống lại những cuộc tấn công của ngoại bang. Trong số đó có Karasawa là một samurai tầm thuờng, nhưng thực chất anh là mật thám xâm nhập vào Annakan theo lệnh của Shogun. Karasawa hiểu lầm lãnh chúa muốn điều binh nên gửi mật thư về cho Shogun để ngài cử sát thủ hạ sát lãnh chúa. Xuyên suốt bộ phim là cuộc chạy của những samurai vắt kiếm bên hông băng băng qua những cánh đồng và những khu rừng, mỗi người mang theo nỗi niềm, mục đích riêng và cả những hiểm nguy rình rập.
Điều đầu tiên làm tôi ấn tượng ở bộ phim này chính là màu sắc của phim. Không như những phim điện ảnh Nhật khác thường mang màu trầm buồn, Samurai Marathon có sắc tươi sáng, và điều đó làm cảnh vật trở nên cuốn hút hơn, từ màu vàng của cánh đồng lúa chín cho đến những cánh rừng xanh thẳm. Nếu bạn biết rằng chỉ đạo phim không phải là người Nhật thì dường như điều này dễ dàng lý giải hơn. Nhưng rõ ràng, không chỉ có sự thay đổi tích cực về mặt hình ảnh, góc quay và cả màu sắc, mà đạo diễn Bernard Rose còn cố tình nhấn nhá màu đỏ để tạo ấn tượng cho khán giả. Hình ảnh lan can hàng rào gỗ đỏ rực hay chiếc khăn đỏ vắt vẻo trên thắt lưng người samurai, và thậm chí là vệt máu đỏ nhuộm lên những cây lúa chín vàng đều làm tôi phải choáng ngợp. Tuy nhiên, việc xử lý màu sắc đôi lúc còn vụng về nên những đoạn chém đầu và máu tuôn rơi lại hơi giả. Dẫu biết việc biên tập màu sắc không phải chuyện đơn giản, nhưng sự lạm dụng màu đỏ này đôi khi lại phản tác dụng và trở thành điểm trừ của Samurai Marathon.
(c) GAGA
Như đã nói ở trên, các nhân vật trong phim được chia đều đất diễn, vì thế bạn sẽ có cho mình một nhân vật ấn tượng riêng. Trong số đó phải kể đến Komatsu Nana trong vai Yuki-hime, người xuất hiện đầu tiên trong bộ Kimono và kiểu trang điểm cầu kỳ, ngồi vẽ tranh bằng mực xưa. Bức tranh cô họa nên lại có phần hiện đại so với căn phòng mờ ánh nến. Cô chính là hình ảnh tiêu biểu nhất của Nhật Bản giai đoạn chuyển mình, vừa giữ lại những nét truyền thống cổ kính, vừa muốn vùng thoát khỏi chúng với một tâm hồn hiện đại.
Yuki là con gái của lãnh chúa phiên Annaka, một người mê mẩn sự mới lạ của văn mình Phương Tây. Cô dám từ bỏ tất cả để được đeo đuổi sở thích. Không có gì lạ vào năm 2019 thế này, nhưng thời điểm diễn ra bộ phim lại là năm 1885, khi đó không biết những cô gái ở Phương Tây đã dám làm được như vậy chưa, nữa là ở một quốc gia phong kiến như Nhật Bản.
Tương phản hình ảnh của Yuki là những samurai được khắc họa mang hơi thở của lịch sử, nhưng hóa ra lại đại diện cho tính cách của chúng ta thời đương đại. Tsujimura Keikuro quyền quý nhưng háo thắng, thích lúc nào cũng về nhất và luôn có hai kẻ nịnh bợ chạy theo. Uesugi Hironoshin (Sometani Shota) chạy cực kỳ nhanh nhưng được người ta đưa hối lộ để đừng về nhất, rồi anh cũng phân vân giữa tiền bạc và danh vọng. Nhưng qua hộp cơm anh mang về, tôi cảm thấy anh cũng rất yêu thương vợ con. Còn vợ anh lại muốn dành để sau cuộc thi cả gia đình cùng ăn. Đây là một gia đình Châu Á điển hình.
Nhờ có cuộc thi này, ta biết được thời đó ai cũng khao khát được làm võ sĩ, vì người chiến thắng sẽ được ban cho một ân huệ là muốn gì cũng được. Rồi đến nhân vật rất rất phụ như Kakizaki, si mê cô kỹ nữ nên cố hứa sẽ đạt về nhất, nhưng chạy thì chẳng bằng ai. Còn Karasawa Jinnai (Sato Takeru) lại chạy rất khỏe nhưng cứ giả vờ chạy không nổi vì không muốn bị chú ý. Đến cả những em bé như Isuke – con của thợ rèn binh khí mà cũng muốn thi chạy, cũng muốn trở thành võ sĩ.
Cái chức danh võ sĩ, cũng như sự trói buộc giai cấp, khiến con người ta không thoát ra được, chỉ chực chờ may mắn để thoát khỏi số phận đã định sẵn từ khi còn trong bụng mẹ. Nhìn cả đoàn người cùng nhau chạy hết sức mình, không vì toan tính cá nhân nào, tôi cảm nhận được sự gắn kết mạnh mẽ, cùng cố gắng bảo vệ quê hương của họ. Đây là một hình ảnh đẹp, khác hẳn việc mỗi người một toan tính lúc mới bắt đầu cuộc thi. Và cũng là tinh thần thanh khiết của hầu hết phim Nhật mà tôi đã từng xem, khi chỉ tập trung đề cao tinh thần bất khuất của người Nhật thay vì mang vào đó sự thù hận của dân tộc và những căng thẳng quốc gia.
Bộ phim khiến cảm xúc của tôi cứ lên xuống, lúc thì hả dạ khi thấy Tsujimuro bị gài bẫy, nhưng lúc lại thấy bất mãn, khi cũng chính hắn lại có được vị trí quan trọng, dẫn đầu đoàn người chạy về giải cứu lãnh chúa. Cũng có lúc tôi thấy sợ, khi người ta dùng gươm đao với nhau khiến máu me đầy mình, nhất là hình ảnh con bọ ngựa với cặp càng như hai thanh kiếm mò mẫm lên mặt xác chết. Tôi tự hỏi liệu kiếm có thật sự là một sự lựa chọn tốt hay không, hay có lẽ nó nên lùi về cất giữ trong quá khứ mà thôi?
Kết phim hẳn là không ngoài dự đoán của khán giả, khi Karasawa đã muốn sửa sai, dùng phi tiêu giết tên thủ lĩnh cầm súng đến từ Edo, bảo vệ an toàn cho lãnh chúa và cả tên nội gián. Nhưng có một điều khiến tôi hơi bối rối, là khi Jinnai lựa chọn phản bội Edo, như vậy liệu có đúng không, khi đời đời nhà anh phụng sự cho Edo, sau đó anh còn được lãnh chúa gợi ý nên gửi thư “xin một đơn thuốc khác”. Nhưng bỏ qua sự chưa thỏa mãn đó, tôi lại ấn tượng với hình ảnh gia đình bé nhỏ của anh. Có thể nó không được khai thác nhiều nhà Uesugi, nhưng không vì vậy mà nó mờ nhạt. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh Karasawa ngồi quỳ thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát, còn vợ anh đứng ở phía sau lặng lẽ nhìn về phía anh thay vì gào khóc trong đau đớn.
(c) GAGA
Sato Takeru đã đạt đến độ chín mùi trong diễn xuất thông qua một Karasawa nhiều tâm tư. Chỉ cần nhìn lướt qua, tôi có thể thấy rõ anh đang đa nghi e dè, hay ân hận, hay vội vã, lúc thì lạnh lùng. Công tâm mà nói, so với Himura Kenshin thì Karasawa Jinnai chưa đủ ấn tượng, nhưng cách mà Sato hóa thân vào Karasawa thì thuyết phục tôi hơn hẳn. Chỉ tiếc một chút là phần kịch bản không thật sự xuất sắc và lay động như Kenshin, nên Karasawa khó lòng trở thành một “tượng đài” mới trong lòng khán giả.
Tôi có thể hiểu cho quyết định của Sato Takeru khi chọn Samurai Marathon. Hẳn là anh đã muốn cùng là samurai, nhưng anh sẽ thể hiện một hình tượng thật khác với Kenshin đã làm nên tên tuổi của anh. Và vì thế, dù trông ngóng thật nhiều, thất vọng cũng không ít với bộ phim này, tôi vẫn cho rằng Samurai Marathon là một bộ phim đáng xem, nhất là với những ai yêu mến lịch sử Nhật Bản, cùng như yêu mến diễn viên tài năng như Sato Takeru, Sometani Shota hay Komatsu Nana.
Đây là một bộ phim khá xuất sắc, với cốt truyện đưa người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, phim cũng có nhiều phân đoạn đầy tình cảm và giàu nội dung. Các diễn viên đều diễn tròn vai, thể hiện tốt nội tâm nhân vật. Hình ảnh một nước Nhật yên bình, dân dã và thiên nhiên rộng lớn cũng khiến người xem có ấn tượng sâu sắc.
Nước Nhật cuối cùng cũng chuyển mình, cũng dùng súng, cũng mang những đôi giày thể thao, cũng có những cuộc chạy marathon đúng nghĩa, đó là điều tất yếu của lịch sử, khi tất cả đều phải tuân theo quy luật, đều phải thay đổi để thích nghi. Nhưng mãi sau này, chắc chắn sẽ không bao giờ có một cuộc chạy marathon nào dữ dội và đẫm máu như cuộc chạy lần đầu tiên ở phiên Annaka vào năm 1885 nữa.