Gia đình Ông Park trong Kí sinh trùng có thật sự xấu xa?
Cái hay của Ký Sinh Trùng là những chi tiết ẩn dụ, và nó sẽ mang đến cho mỗi người một góc nhận, một cảm nhận riêng. Không có đáp án chính xác cho cho tất cả ẩn dụ đó từ người xem. Chỉ có ekip mới biết thật sự ý nghĩa của những cảnh...
Cái hay của Ký Sinh Trùng là những chi tiết ẩn dụ, và nó sẽ mang đến cho mỗi người một góc nhận, một cảm nhận riêng. Không có đáp án chính xác cho cho tất cả ẩn dụ đó từ người xem. Chỉ có ekip mới biết thật sự ý nghĩa của những cảnh quay.
Thế nhưng, mình cũng thích hiểu theo ý của mình thay vì mọi thứ phải huỵch toẹt ra. Hầu hết các bài review mà mình đọc được thường nghiêng về gia đình ông Ki Taek nghèo khổ. Duy có một bài hướng cái nhìn về phía gia đình ông Park giàu có. Và thật ra đó cũng là cảm nhận của mình khi xem phim này. Bài viết này mình sẽ chỉ nói về gia đình ông Park.
Ông Park có yêu vợ không?
Có hai lần ông Ki Taek hỏi ông Park có yêu vợ không. Khán giả không hiểu, và cho rằng ông Ki Teak nghi ngờ ông Park ngoại tình, còn dẫn chứng bằng việc ông bụng ta suy bụng người vụ tìm thấy quần lót trong xe và cho rằng anh tài xế đã làm bậy trên xe. Mình lại nghĩ ông Park cảm thấy khó chịu khi ông Ki Taek hỏi vậy, vì đó là một câu hỏi “đi quá giới hạn”. Với ông Park, nên biết giới hạn ở đâu. Ông Ki Taek đã hỏi một câu mang tính cá nhân. Nó tựa hồ như bạn hỏi “bao giờ lấy chồng”, “lương tháng bao nhiêu”, “tết được thưởng bao nhiêu”, “chị năm nay bao nhiêu tuổi”… Mỗi người sẽ có những câu mà đối với họ là nhạy cảm, cho dù người hỏi có thể không có ý gì.
Ông Park có nói rằng “thì cứ cho là yêu đi”, bởi vì, với đại đa số người đã lập gia đình lâu năm, tình yêu là thứ ngày càng nhạt đi, nhường chỗ cho tình thân, trách nhiệm, thói quen... Có thể là yêu đó, mà cũng có thể là thứ tình cảm rất khó nói bằng lời, nên với một người như ông Park, việc phải diễn đạt tình cảm của mình bằng lời nói, là điều không dễ dàng. Thật ra yêu hay không, nằm ở cảm nhận của mỗi cá nhân, của người chồng, và người vợ.
Tương tự, một gia đình có hạnh phúc hay không, không chỉ nằm ở việc họ có ngồi ăn chung hàng ngày không. Nó nằm ở cảm nhận và quan điểm của mỗi người. Có người, được gặp nhau mỗi ngày là hạnh phúc, có người là hỗ trợ nhau, có người là cùng nhau cố gắng vì tương lai con cái… Hoặc có người là được tự do, có người là được quan tâm, có người là nghèo nhưng vui vẻ, có người là khổ cũng được miễn có nhiều tiền, có người là ở nhà làm việc nhà, có người là phải lăn xả ngoài xã hội…
Ngược lại, khi ông Ki Taek hỏi câu đó những hai lần, mình lại suy nghĩ, ông ta tò mò, ông ta muốn vạch trần điều gì, muốn cảnh báo điều gì, hay đơn giản là ông ta đang mang cái suy nghĩ cố hữu, những người giàu có thì làm gì có tình yêu thật sự, hạnh phúc thật sự, tất cả chỉ là vẻ bề ngoài thôi, giống như vợ ông ta đã nghĩ “Họ tốt vì họ giàu, nếu mình giàu, mình cũng sẽ tốt như vậy”. Suy nghĩ đó có thể đúng, cũng có thể sai. Bởi thực tế đã chứng minh, có rất nhiều người không giàu, nhưng họ vẫn suy nghĩ và làm điều tốt, tử tế hằng ngày.
Ông Park có khinh những người nghèo không?
Cả gia đình ông Park, chẳng ai khinh người nghèo cả. Họ đối xứ với mọi người đường hoàng và tử tế, thậm chí, khi nhận ra năng lực của một người, họ sẽ bỏ qua một số khuyến điểm của người đó và vẫn trọng dụng họ. Chỉ khi xảy ra chuyện mà họ không thể chấp nhận, họ mới phản ứng lại.
Trường hợp đầu tiên là anh tài xế. Chúng ta thấy ông Park cầm cốc cà phê để thử kỹ thuật lái xe của ông Ki Taek, điều đó có nghĩa ông Park cũng từng thử anh tài xế trước như vậy. Chỉ đến khi nghi ngờ anh ta sử dụng chất kích thích và dẫn cô gái lạ làm chuyện bậy trên xe của ông, thì ông mới quyết định cho anh ta thôi việc. Hiển nhiên là anh ta bị oan, nhưng cũng có một sự thật khác rằng anh ta cũng không thật sự tử tế vì với Ki Jung – cô gái xinh đẹp vừa gặp lần đầu tiên, anh đã ngỏ ý muốn đưa về tận nhà, thì việc anh ta có “rắc thính” cô gái khác và có từng làm bậy trên của ông Park cũng có thể xảy ra.
Bà quản gia được vợ chồng ông Park hình dung là “tháo vát nhưng thỉnh thoảng xem mình như chủ nhà, hay vượt qua giới hạn”. Dù đôi lúc họ khó chịu, nhưng họ lòng với việc thu vén công việc của bà quản gia và họ chấp nhận để bà tự tung tự tác trong nhà họ. Đặc biệt hơn, khi biết bà bị dị ứng với đào, cả nhà họ chấp nhận không ăn đào trong nhà thay vì đổi một người giúp việc khác. Chỉ khi tưởng bà bị lao và lo sợ bà sẽ lây bệnh cho cả nhà, bà Park mới phải cho bà thôi việc. Hành động này cũng vì bà Park lo cho sức khỏe của gia đình.
“Mùi nghèo” là một khái niệm rất trừu tượng, và đó cũng là một phản xạ tự nhiên của con người. Ông Park nghe được cái mùi ấy từ ông Ki Taek, nhưng ông không để lộ sự khó chịu ra ngoài, mà chỉ bộc lộ suy nghĩ thật khi ở cạnh vợ ông. Khi chồng của ông quản gia nằm đè lên chìa khóa, ông Park đã bịt mũi lại tỏ ý ghê sợ, nhưng mà, rõ ràng đấy là một xác chết máu me ghê rợn, việc ông có phản ứng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu.
Vợ ông Park có phải là kẻ vô dụng không?
Có lẽ dùng chữ “giản đơn” để hình dung với vợ ông Park, sẽ đúng hơn là “vô dụng”. Mỗi người sinh ra trên đời này, đều sẽ có năng lực và ưu điểm riêng. Có những người chỉ thích hợp với công việc này, mà không thích hợp với công việc khác. Nó giống như việc một người có thể ngồi xử lý hàng đống giấy tờ, nhưng không có năng khiếu kinh doanh, hoặc một người hát rất hay nhưng không thể ngồi làm việc văn phòng… Ưu điểm của bà Park chính là trẻ và đẹp, là biết cách ăn mặc, là ngoan ngoãn, là toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình để ông Park an tâm ra ngoài làm việc.
Lúc Ki Woo đến dạy học cho con gái, bà muốn kiểm tra năng lực bằng cách học chung một buổi. Tương tự với lúc Ki Jung đến dạy cho cậu con trai. Khi hiểu lầm bà quản gia Moon Gwang bị lao, bà đã giấu ông Park vì sợ bị la và tự mình giải quyết. Ở đây sẽ có hai hướng nhìn, một là bà sợ ông Park, hai là bà có thể tự giải quyết mà không phiền đến chồng mình.
Lúc bà quản gia nghỉ việc, thay vì cả gia đình đi nhà hàng ăn, hoặc gọi người giao đồ ăn tới, bà Park đã cố gắng loay hoay trong bếp. Có thể bà làm không tốt, vì bà không phải là người có năng khiếu làm bếp, nhưng bà đã cố gắng xoay sở bằng hết khả năng của mình.
Lúc tổ chức tiệc sinh nhật cho cậu con trai, chỉ vừa nảy ra ý tưởng, là bà lập kế hoạch trong đầu và triển khai ngay. Bà đi siêu thị mua thức ăn, gọi cho bạn bè… Và mọi người đã tề tựu đông đủ, giống như nhận xét “Nhà giàu hay thật, họ có thể xoay sở để xong một buổi tiệc chỉ trong thời gian ngắn”. Họ đâu chỉ đến không, họ còn mang theo những tài năng, những tiết mục giải trí để góp vui. Cả ông Park cũng đồng ý giả làm thổ dân trước mặt bao nhiều khách quý, theo ý tưởng của bà Park. Chỉ có bà Park làm được điều đó, vì bà là một người biết cách giao tiếp, sống tử tế với bạn bè, và đây có thể là việc mà bà giỏi nhất. Vậy thì, đôi khi bà thật giản đơn, nhưng là người giản đơn thì có gì không tốt?
Vợ chồng ông Park có yêu đứa con gái không?
Ai cũng thấy rõ vợ chồng ông Park dồn hết sự quan tâm cho Da Song. Nhưng thực tế họ không hề đối xử tệ bạc với Da Hye. Bà Park vẫn quan tâm đến chuyện học hành của con gái. Bằng chứng là mặc dù có thể bỏ tiền ra thuê một gia sư rồi mặc cho cậu ta dạy dỗ thế nào, bà dành hẳn một buổi đến ngồi nghe Ki Woo giảng bài trong lần đầu tiên.
Bà dạy cho cả hai con biết thông cảm cho bệnh tình của người quản gia, đồng thời cũng là bài học lớn trong đời: yêu thương những người xung quanh bất kể địa vị của họ. Trong hôm cắm trại để mừng sinh nhật Da Song, bà Park đã kéo cả nhà cùng đi, vì bà hiểu ý nghĩa thật sự của gia đình, chính là trải qua những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau.
Lúc trở về về sau cơn bão, bà Park đưa mì cho Da Song ăn, cậu không ăn, bà đưa chồng, chồng không ăn, bà ăn luôn. Cô con gái từ trên phòng đi ra tỏ vẻ bực bội, vì mẹ không quan tâm mình. Đấy là vì bà giản đơn, vì bà nghĩ cô gái vào phòng rồi không có nhu cầu ăn. Và thực tế với cô con gái có chút ẩm ương, bà cũng bối rối chẳng biết phải cư xử thế nào cho đúng. Nhưng điều đó không chứng tỏ là bà không thương con mình. Chỉ là cách quan tâm mỗi đứa sẽ mỗi khác.
Không thể phủ nhận bà thiên vị Da Song hơn. Trên đời này không có cha mẹ nào đối xử công bằng với con cái cả. Lúc nào cán cân tình cảm của họ cũng nghiêng về một bên nhiều hơn. Và đó thường là người giống họ, hoặc có thiệt thòi hơn đứa con lại. Trong trường hợp này, Da Song từng chịu cú sốc tâm lý, và vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng tới mạng sống của cậu bé, nên cậu được quan tâm hơn là điều hiển nhiên.
Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân của mình về gia đình ông Park. Vẫn còn rất nhiều vấn đề như đứa con gái có phải mê trai đến mức cứu trai chứ không cứu em, đứa em có phải là thiên tài… nhưng bài viết đã khá dài, mình xin dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bài ở một bài bình luận khác.
Gia đình Ông Park trong Kí sinh trùng có thật sự xấu xa?
Cái hay của Ký Sinh Trùng là những chi tiết ẩn dụ, và nó sẽ mang đến cho mỗi người một góc nhận, một cảm nhận riêng. Không có đáp án chính xác cho cho tất cả ẩn dụ đó từ người xem. Chỉ có ekip mới biết thật sự ý nghĩa của những cảnh quay.
Thế nhưng, mình cũng thích hiểu theo ý của mình thay vì mọi thứ phải huỵch toẹt ra. Hầu hết các bài review mà mình đọc được thường nghiêng về gia đình ông Ki Taek nghèo khổ. Duy có một bài hướng cái nhìn về phía gia đình ông Park giàu có. Và thật ra đó cũng là cảm nhận của mình khi xem phim này. Bài viết này mình sẽ chỉ nói về gia đình ông Park.
Ông Park có yêu vợ không?
Có hai lần ông Ki Taek hỏi ông Park có yêu vợ không. Khán giả không hiểu, và cho rằng ông Ki Teak nghi ngờ ông Park ngoại tình, còn dẫn chứng bằng việc ông bụng ta suy bụng người vụ tìm thấy quần lót trong xe và cho rằng anh tài xế đã làm bậy trên xe. Mình lại nghĩ ông Park cảm thấy khó chịu khi ông Ki Taek hỏi vậy, vì đó là một câu hỏi “đi quá giới hạn”. Với ông Park, nên biết giới hạn ở đâu. Ông Ki Taek đã hỏi một câu mang tính cá nhân. Nó tựa hồ như bạn hỏi “bao giờ lấy chồng”, “lương tháng bao nhiêu”, “tết được thưởng bao nhiêu”, “chị năm nay bao nhiêu tuổi”… Mỗi người sẽ có những câu mà đối với họ là nhạy cảm, cho dù người hỏi có thể không có ý gì.
Ông Park có nói rằng “thì cứ cho là yêu đi”, bởi vì, với đại đa số người đã lập gia đình lâu năm, tình yêu là thứ ngày càng nhạt đi, nhường chỗ cho tình thân, trách nhiệm, thói quen... Có thể là yêu đó, mà cũng có thể là thứ tình cảm rất khó nói bằng lời, nên với một người như ông Park, việc phải diễn đạt tình cảm của mình bằng lời nói, là điều không dễ dàng. Thật ra yêu hay không, nằm ở cảm nhận của mỗi cá nhân, của người chồng, và người vợ.
Tương tự, một gia đình có hạnh phúc hay không, không chỉ nằm ở việc họ có ngồi ăn chung hàng ngày không. Nó nằm ở cảm nhận và quan điểm của mỗi người. Có người, được gặp nhau mỗi ngày là hạnh phúc, có người là hỗ trợ nhau, có người là cùng nhau cố gắng vì tương lai con cái… Hoặc có người là được tự do, có người là được quan tâm, có người là nghèo nhưng vui vẻ, có người là khổ cũng được miễn có nhiều tiền, có người là ở nhà làm việc nhà, có người là phải lăn xả ngoài xã hội…
Ngược lại, khi ông Ki Taek hỏi câu đó những hai lần, mình lại suy nghĩ, ông ta tò mò, ông ta muốn vạch trần điều gì, muốn cảnh báo điều gì, hay đơn giản là ông ta đang mang cái suy nghĩ cố hữu, những người giàu có thì làm gì có tình yêu thật sự, hạnh phúc thật sự, tất cả chỉ là vẻ bề ngoài thôi, giống như vợ ông ta đã nghĩ “Họ tốt vì họ giàu, nếu mình giàu, mình cũng sẽ tốt như vậy”. Suy nghĩ đó có thể đúng, cũng có thể sai. Bởi thực tế đã chứng minh, có rất nhiều người không giàu, nhưng họ vẫn suy nghĩ và làm điều tốt, tử tế hằng ngày.
Ông Park có khinh những người nghèo không?
Cả gia đình ông Park, chẳng ai khinh người nghèo cả. Họ đối xứ với mọi người đường hoàng và tử tế, thậm chí, khi nhận ra năng lực của một người, họ sẽ bỏ qua một số khuyến điểm của người đó và vẫn trọng dụng họ. Chỉ khi xảy ra chuyện mà họ không thể chấp nhận, họ mới phản ứng lại.
Trường hợp đầu tiên là anh tài xế. Chúng ta thấy ông Park cầm cốc cà phê để thử kỹ thuật lái xe của ông Ki Taek, điều đó có nghĩa ông Park cũng từng thử anh tài xế trước như vậy. Chỉ đến khi nghi ngờ anh ta sử dụng chất kích thích và dẫn cô gái lạ làm chuyện bậy trên xe của ông, thì ông mới quyết định cho anh ta thôi việc. Hiển nhiên là anh ta bị oan, nhưng cũng có một sự thật khác rằng anh ta cũng không thật sự tử tế vì với Ki Jung – cô gái xinh đẹp vừa gặp lần đầu tiên, anh đã ngỏ ý muốn đưa về tận nhà, thì việc anh ta có “rắc thính” cô gái khác và có từng làm bậy trên của ông Park cũng có thể xảy ra.
Bà quản gia được vợ chồng ông Park hình dung là “tháo vát nhưng thỉnh thoảng xem mình như chủ nhà, hay vượt qua giới hạn”. Dù đôi lúc họ khó chịu, nhưng họ lòng với việc thu vén công việc của bà quản gia và họ chấp nhận để bà tự tung tự tác trong nhà họ. Đặc biệt hơn, khi biết bà bị dị ứng với đào, cả nhà họ chấp nhận không ăn đào trong nhà thay vì đổi một người giúp việc khác. Chỉ khi tưởng bà bị lao và lo sợ bà sẽ lây bệnh cho cả nhà, bà Park mới phải cho bà thôi việc. Hành động này cũng vì bà Park lo cho sức khỏe của gia đình.
“Mùi nghèo” là một khái niệm rất trừu tượng, và đó cũng là một phản xạ tự nhiên của con người. Ông Park nghe được cái mùi ấy từ ông Ki Taek, nhưng ông không để lộ sự khó chịu ra ngoài, mà chỉ bộc lộ suy nghĩ thật khi ở cạnh vợ ông. Khi chồng của ông quản gia nằm đè lên chìa khóa, ông Park đã bịt mũi lại tỏ ý ghê sợ, nhưng mà, rõ ràng đấy là một xác chết máu me ghê rợn, việc ông có phản ứng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu.
Vợ ông Park có phải là kẻ vô dụng không?
Có lẽ dùng chữ “giản đơn” để hình dung với vợ ông Park, sẽ đúng hơn là “vô dụng”. Mỗi người sinh ra trên đời này, đều sẽ có năng lực và ưu điểm riêng. Có những người chỉ thích hợp với công việc này, mà không thích hợp với công việc khác. Nó giống như việc một người có thể ngồi xử lý hàng đống giấy tờ, nhưng không có năng khiếu kinh doanh, hoặc một người hát rất hay nhưng không thể ngồi làm việc văn phòng… Ưu điểm của bà Park chính là trẻ và đẹp, là biết cách ăn mặc, là ngoan ngoãn, là toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình để ông Park an tâm ra ngoài làm việc.
Lúc Ki Woo đến dạy học cho con gái, bà muốn kiểm tra năng lực bằng cách học chung một buổi. Tương tự với lúc Ki Jung đến dạy cho cậu con trai. Khi hiểu lầm bà quản gia Moon Gwang bị lao, bà đã giấu ông Park vì sợ bị la và tự mình giải quyết. Ở đây sẽ có hai hướng nhìn, một là bà sợ ông Park, hai là bà có thể tự giải quyết mà không phiền đến chồng mình.
Lúc bà quản gia nghỉ việc, thay vì cả gia đình đi nhà hàng ăn, hoặc gọi người giao đồ ăn tới, bà Park đã cố gắng loay hoay trong bếp. Có thể bà làm không tốt, vì bà không phải là người có năng khiếu làm bếp, nhưng bà đã cố gắng xoay sở bằng hết khả năng của mình.
Lúc tổ chức tiệc sinh nhật cho cậu con trai, chỉ vừa nảy ra ý tưởng, là bà lập kế hoạch trong đầu và triển khai ngay. Bà đi siêu thị mua thức ăn, gọi cho bạn bè… Và mọi người đã tề tựu đông đủ, giống như nhận xét “Nhà giàu hay thật, họ có thể xoay sở để xong một buổi tiệc chỉ trong thời gian ngắn”. Họ đâu chỉ đến không, họ còn mang theo những tài năng, những tiết mục giải trí để góp vui. Cả ông Park cũng đồng ý giả làm thổ dân trước mặt bao nhiều khách quý, theo ý tưởng của bà Park. Chỉ có bà Park làm được điều đó, vì bà là một người biết cách giao tiếp, sống tử tế với bạn bè, và đây có thể là việc mà bà giỏi nhất. Vậy thì, đôi khi bà thật giản đơn, nhưng là người giản đơn thì có gì không tốt?
Vợ chồng ông Park có yêu đứa con gái không?
Ai cũng thấy rõ vợ chồng ông Park dồn hết sự quan tâm cho Da Song. Nhưng thực tế họ không hề đối xử tệ bạc với Da Hye. Bà Park vẫn quan tâm đến chuyện học hành của con gái. Bằng chứng là mặc dù có thể bỏ tiền ra thuê một gia sư rồi mặc cho cậu ta dạy dỗ thế nào, bà dành hẳn một buổi đến ngồi nghe Ki Woo giảng bài trong lần đầu tiên.
Bà dạy cho cả hai con biết thông cảm cho bệnh tình của người quản gia, đồng thời cũng là bài học lớn trong đời: yêu thương những người xung quanh bất kể địa vị của họ. Trong hôm cắm trại để mừng sinh nhật Da Song, bà Park đã kéo cả nhà cùng đi, vì bà hiểu ý nghĩa thật sự của gia đình, chính là trải qua những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau.
Lúc trở về về sau cơn bão, bà Park đưa mì cho Da Song ăn, cậu không ăn, bà đưa chồng, chồng không ăn, bà ăn luôn. Cô con gái từ trên phòng đi ra tỏ vẻ bực bội, vì mẹ không quan tâm mình. Đấy là vì bà giản đơn, vì bà nghĩ cô gái vào phòng rồi không có nhu cầu ăn. Và thực tế với cô con gái có chút ẩm ương, bà cũng bối rối chẳng biết phải cư xử thế nào cho đúng. Nhưng điều đó không chứng tỏ là bà không thương con mình. Chỉ là cách quan tâm mỗi đứa sẽ mỗi khác.
Không thể phủ nhận bà thiên vị Da Song hơn. Trên đời này không có cha mẹ nào đối xử công bằng với con cái cả. Lúc nào cán cân tình cảm của họ cũng nghiêng về một bên nhiều hơn. Và đó thường là người giống họ, hoặc có thiệt thòi hơn đứa con lại. Trong trường hợp này, Da Song từng chịu cú sốc tâm lý, và vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng tới mạng sống của cậu bé, nên cậu được quan tâm hơn là điều hiển nhiên.
Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân của mình về gia đình ông Park. Vẫn còn rất nhiều vấn đề như đứa con gái có phải mê trai đến mức cứu trai chứ không cứu em, đứa em có phải là thiên tài… nhưng bài viết đã khá dài, mình xin dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bài ở một bài bình luận khác.