“Tôi sẽ ở lại làng”, anh ta đã chấp nhận lời đề nghị của dân làng sau khi để lỡ chuyến xe cuối cùng trở về thành phố. Đó là chuyến đi đến một vùng sa mạc xa xôi của Nhật Bản để thu thập các loại côn trùng. Dân dàng...
“Tôi sẽ ở lại làng”, anh ta đã chấp nhận lời đề nghị của dân làng sau khi để lỡ chuyến xe cuối cùng trở về thành phố. Đó là chuyến đi đến một vùng sa mạc xa xôi của Nhật Bản để thu thập các loại côn trùng. Dân dàng đã dẫn anh ấy đến một ngôi nhà ở sâu dưới một hố cát, và anh ta đã phải trèo thang dây để xuống được căn nhà dưới đó, nơi có một người phụ nữ đang sinh sống. Cô gái ấy đã chuẩn bị bữa tối cho anh ta, và còn quạt cho anh ta trong khi anh đang ngồi ăn. Trong đêm đó, khi giật mình thức giấc, anh ta thấy cô gái đang ở bên ngoài và đang xúc cát. Vào sáng hôm sau, anh ta nhìn thấy cô ấy trong tình trạng không mảnh vải che thân, vùi mình dưới lớp cát lấp lánh và ngủ. Anh ta đi ra ngoài, và tìm kiếm… “Buồn cười thật”, anh ta lẩm bẩm với chính mình “cái thang biến đâu mất rồi”.
Trong phim có một đoạn nhạc hòa âm rất chói tai, và đồng thời đó là cảnh xuất hiện bất ngờ của “Người đàn bà trong cồn cát” (1964), một trong những bộ phim hiếm hoi kết hợp giữa hiện thực và những câu chuyện ngụ ngôn về đời sống. Nhân vật nam (Okada Eiji) được cho là sẽ ở trong hố cát đó và cùng xúc cát với nhân vật nữ. “Nếu chúng ta ngừng việc xúc cát lại, thì ngôi nhà sẽ bị chôn vùi. Nếu nhà chúng ta bị chôn vùi, nhà kế bên cũng sẽ gặp nguy hiểm”, nhân vật nữ giải thích.
Tôi không thể hiểu được cơ chế của vùng này (sa mạc không có quy luật nhất định), cũng không hiểu nổi điều kiện kinh tế ở đây. Dân làng khai thác cát và bán cho ngành xây dựng. Cát ở đây khá mặn để có thể sử dụng cho mục đích ấy, nhưng họ vẫn bán cát với giá rẻ. Họ còn có sự lựa chọn nào ngoài việc phải bán cát để trang trải? Đây hẳn là một câu chuyện không có logic, nhưng đạo diễn Teshigahara Hiroshi đã giải thích rằng cát không thể tự tạo thành một bức tường cao được “Tôi thấy rằng tự nó không thể tạo nên một cồn cát cao với đỉnh là một góc 30 độ được”.
Tuy nhiên, phim này không chỉ xoay quanh những vấn đề về cát, nó còn nói về cuộc sống của con người. “Cô xúc cát để được sống, hay cô sống chỉ để xúc cát?” Nhân vật nam đã hỏi nhân vật nữ như vậy. “Woman in the Dunes” là một phiên bản hiện đại của huyền thoại Sisyphus – kể về một người đàn ông bị các vị thần lên án vì hành động lăn một tảng đá lên đồi chỉ để được nhìn thấy nó lăn từ trên đỉnh đồi xuống.
Một cách vô cớ, anh ta đã tự trách mình. Và rồi anh ta tìm cách thoát khỏi sa mạc, không ngừng tìm kiếm và cuối cùng anh ta cũng tìm ra cách. Bộ phim được mở đầu với một loạt các dấu vân tay và các con dấu đóng trong hộ chiếu, tiếp đến là các đồi cát khổng lồ và những hạt kim cương to lớn, những loại ngũ cốc cũng xuất hiện kèm theo là những gợn sóng trên bề mặt sa mạc trông như trên mặt nước. Những hình ảnh của cát như thế này thật khó tin (thậm chí trong “Lawrence of Arabia” cũng không được như vậy), và bằng cách dựa vào những sự vật hữu hình, các nhà làm phim, như Segawa Hiroshi, đã giúp đỡ đạo diễn vượt qua những khó khăn trong quá trình quay phim và kể một câu chuyện theo cách chân thật nhất. Ưu điểm của Takemitsu Toru là không làm nổi bật lên những cảnh hành động nhưng lại mang tính ám chỉ ở mức cao hơn, chi tiết hơn và có phần rối rắm hơn. Điều đầu tiên tôi thấy được ở phim là cách mà các diễn viên diễn, không chỉ về mặt tâm lý mà còn về mặt tình dục. Thậm chí là có chút gợi tình: nam chính thì gần như bị nữ chính giăng bẫy, và cô ta dường như hiến dâng cơ thể mình với cái giá rẻ mạt của những kẻ nô lệ. Ở đây đã gợi lên một làn sóng ngầm về sự khiêu dâm khi xuất hiện hình ảnh của cô gái ngủ dưới cát trong tình trạng khỏa thân, rồi đến những cảnh đấu tranh, thù địch, chống đối lẫn nhau của hai nhân vật.
So với những bộ phim khác thì tôi nghĩ phần hình ảnh của “Woman in the Dunes” vượt trội hơn hẳn khi tạo nên được những kết cấu hữu hình khá ấn tượng: Cát, da, nước thấm vào cát và sự thay đổi bản chất của những yếu tố này, sự thay đổi ở đây không quá nhiều, mà điều thật sự bị thay đổi là người nữ chính. Nữ chính của chúng ta trở thành một người thật quyến rũ, bạn có thể thấy được điều này khi xem phim, bạn sẽ thấy được cách mà cô ấy tự chạm vào da thịt của mình, những cử động của cô ấy chính xác như những cảnh trong mấy bộ phim khiêu dâm thường thấy. Cuộc sống trong hố cát chỉ quanh quẩn với việc ngủ, ăn và làm tình. Và khi cô ấy muốn biết điều gì đó ở thế giới bên ngoài, cô ta chỉ cần mở đài phát thanh lên, “chỉ cần bật đài lên là chúng ta có thể theo kịp tin tức ở bên ngoài”, điều này khá là vô lý.
Bộ phim được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Abe Kobo, cho thấy được sự tiến thoái lưỡng nan của người nhân vật nam trong phim. Tuy không thể hiện rõ, nhưng bộ phim cũng đã có những chi tiết hé lộ và đề cập nhẹ nhàng đến những chi tiết này trong khi anh ta phải thích nghi dần với cuộc sống dưới hố cát. Cư dân sống dưới hố sẽ được sự trợ cấp, giúp đỡ từ các dân cư sống bên trên hố cát, họ sử dụng ròng rọc để đưa nước xuống và lấy cát lên. Dù không bộc lộ sự chống đối của mình, nhưng những người phụ nữ của làng chẳng ai muốn mình sẽ là người phải chuyển xuống sống và làm việc ở những hố cát; những người đã sống ở hố cát, họ chấp nhận số phận của mình và không có ý định sẽ quay trở về cuộc sống trên hố cát. Nữ chính nhận việc giam giữ nam chính, không phải vì cô phải làm thế, mà vì cô không thể không làm thế, cô chỉ có một mình ở dưới hố cát. Một người thì không thể xúc đủ cát để chu cấp cho cuộc sống của mình, cô cần nước và những thực phẩm khác. Cô cũng kể về cuộc đời mình cho nam chính nghe, về chồng và con gái cô, những người thân của cô đã bị cơn bão cát chôn vùi, “xương của họ được chôn cất ở đây”. Cả hai người họ đều nghĩ mình là những tù nhân bị giam cầm, nhưng một người thì chấp nhận số phận còn người kia thì lại cố gắng tìm cách để thoát ra.
Nam chính tìm mọi cách để có thể trèo lên khỏi cái hố, nhưng thành hố toàn cát bất ngờ sụp xuống, mọi thứ đều thật trơn trượt và khó nắm giữ, trái tim anh ta nảy lên như muốn văng ra khỏi lồng ngực. Là một nhà tự nhiên học, anh ta nhanh chóng nắm bắt được tình huống hiện tại của mình, rồi anh ta quan sát các con vật, những con chim và những con côn trùng đi ngang qua anh ta. Anh nghĩ cách để bắt một con quạ, không may là anh ta chẳng có thu hoạch gì. Nhưng trong những lần thất bại đó, một cách vô tình anh ta tìm được cách để lấy nước từ trong cát, phát hiện chính là thành tựu lớn trong cuộc đời anh. Ngoài ra, có một giọng tường thuật (của nam chính?) bảo rằng, những thứ như hợp đồng, giấy phép, chứng thực hay thẻ căn cước của mỗi người, tột cùng chỉ nhằm mục đích “trấn an nhau” trong việc giao kết với một đối tượng nào đó trong công việc hàng ngày.
Teshigahara Hiroshi làm đạo diễn cho “Woman in the Dunes” năm ông 37 tuổi, với bộ phim này, ông được nhận một giải thưởng ở liên hoan phim Cannes và có hai đề cử Oscar. Cha ông đã thành lập một ngôi trường chuyên dạy cắm hoa ở Tokyo – tôi đã từng tìm hiểu về ngôi trường ngày, việc cắm hoa đòi hỏi phải sắp xếp các bông hoa sao cho hài hòa, đây là một tác động mang đậm tính nghệ thuật và có cả yếu tố thiền định trong đó. Đạo diễn của chúng ta từng được trông đợi để có thể tiếp quản ngôi trường này (có một chút giống với chi tiết trong “Woman in the Dunes”, ông được mong đợi làm việc này, nhưng thực tế ông lại làm một việc khác. Ông bị hấp dẫn bởi các tài liệu liên quan đến võ sỹ quyền anh Jose Tores và một nghệ sĩ điêu khắc gỗ, ông từng làm việc trong một lò gốm, làm đạo diễn cho các vở opera, cũng từng tổ chức các buổi tiệc trà và bị thu hút bởi môn nghệ thuật thứ bảy – điện ảnh. Nhưng ông cũng đã từng có ý định học cắm hoa như mong muốn của cha ông.
“Woman in the Dunes” dường như bị quên lãng trong nhiều năm qua. Tôi đã cố gắng để mở đầu các lớp học về phim ảnh bằng bộ phim này, nhưng tôi đã không thể. Ở trường Teshigahara ở Tokyo, tô đã được một vị dịch giả khuyên rằng nên tìm một cách mới để bắt đầu thay vì cứ theo cách cũ. Nhưng hiện tại thì đã có một phiên bản mới hơn được thực hiện bởi Milestone, một công ty sản xuất phim của Mỹ thực hiện với độ dài khoảng 35mm. Tôi thấy nó khá là cực đoan và khá sốc để có thể tiếp nhận phiên bản mới này.
Không như những câu chuyện ngụ ngôn dành cho những kẻ ngoan đạo, “Woman in the Dunes” là một câu chuyện đầy mạnh mẽ , nó thể hiện sự kết hợp tuyệt vời giữa các đối tượng mà phim hướng đến, phong cách và cả ý tưởng dựng phim. Cả nam và nữ chính đều thể hiện được mục tiêu của mình dẫu họ không thể thoát ra được hố cát đó. Và không chỉ nói về hai nhân vật này, ý nghĩa của phim còn vượt qua cả một cộng đồng, ý nghĩa của nó mang tầm vóc thế giới.
Vậy mục tiêu duy nhất của việc đấu tranh không ngừng nghỉ là gì? Đến cuối cùng, anh ta vẫn không thể thoát khỏi hố cát, nhưng việc tìm ra cách lấy nước từ trong cát, sáng tạo ra máy bơm, đã làm cho cuộc sống của anh ta được tốt hơn. Điều này có nghĩa là, dẫu bạn không thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại của mình, nhưng hãy cố gắng để tìm ra cách làm cho nó được tốt hơn.
Người đàn bà trong cồn cát
“Tôi sẽ ở lại làng”, anh ta đã chấp nhận lời đề nghị của dân làng sau khi để lỡ chuyến xe cuối cùng trở về thành phố. Đó là chuyến đi đến một vùng sa mạc xa xôi của Nhật Bản để thu thập các loại côn trùng. Dân dàng đã dẫn anh ấy đến một ngôi nhà ở sâu dưới một hố cát, và anh ta đã phải trèo thang dây để xuống được căn nhà dưới đó, nơi có một người phụ nữ đang sinh sống. Cô gái ấy đã chuẩn bị bữa tối cho anh ta, và còn quạt cho anh ta trong khi anh đang ngồi ăn. Trong đêm đó, khi giật mình thức giấc, anh ta thấy cô gái đang ở bên ngoài và đang xúc cát. Vào sáng hôm sau, anh ta nhìn thấy cô ấy trong tình trạng không mảnh vải che thân, vùi mình dưới lớp cát lấp lánh và ngủ. Anh ta đi ra ngoài, và tìm kiếm… “Buồn cười thật”, anh ta lẩm bẩm với chính mình “cái thang biến đâu mất rồi”.
Trong phim có một đoạn nhạc hòa âm rất chói tai, và đồng thời đó là cảnh xuất hiện bất ngờ của “Người đàn bà trong cồn cát” (1964), một trong những bộ phim hiếm hoi kết hợp giữa hiện thực và những câu chuyện ngụ ngôn về đời sống. Nhân vật nam (Okada Eiji) được cho là sẽ ở trong hố cát đó và cùng xúc cát với nhân vật nữ. “Nếu chúng ta ngừng việc xúc cát lại, thì ngôi nhà sẽ bị chôn vùi. Nếu nhà chúng ta bị chôn vùi, nhà kế bên cũng sẽ gặp nguy hiểm”, nhân vật nữ giải thích.
Tôi không thể hiểu được cơ chế của vùng này (sa mạc không có quy luật nhất định), cũng không hiểu nổi điều kiện kinh tế ở đây. Dân làng khai thác cát và bán cho ngành xây dựng. Cát ở đây khá mặn để có thể sử dụng cho mục đích ấy, nhưng họ vẫn bán cát với giá rẻ. Họ còn có sự lựa chọn nào ngoài việc phải bán cát để trang trải? Đây hẳn là một câu chuyện không có logic, nhưng đạo diễn Teshigahara Hiroshi đã giải thích rằng cát không thể tự tạo thành một bức tường cao được “Tôi thấy rằng tự nó không thể tạo nên một cồn cát cao với đỉnh là một góc 30 độ được”.
Tuy nhiên, phim này không chỉ xoay quanh những vấn đề về cát, nó còn nói về cuộc sống của con người. “Cô xúc cát để được sống, hay cô sống chỉ để xúc cát?” Nhân vật nam đã hỏi nhân vật nữ như vậy. “Woman in the Dunes” là một phiên bản hiện đại của huyền thoại Sisyphus – kể về một người đàn ông bị các vị thần lên án vì hành động lăn một tảng đá lên đồi chỉ để được nhìn thấy nó lăn từ trên đỉnh đồi xuống.
Một cách vô cớ, anh ta đã tự trách mình. Và rồi anh ta tìm cách thoát khỏi sa mạc, không ngừng tìm kiếm và cuối cùng anh ta cũng tìm ra cách. Bộ phim được mở đầu với một loạt các dấu vân tay và các con dấu đóng trong hộ chiếu, tiếp đến là các đồi cát khổng lồ và những hạt kim cương to lớn, những loại ngũ cốc cũng xuất hiện kèm theo là những gợn sóng trên bề mặt sa mạc trông như trên mặt nước. Những hình ảnh của cát như thế này thật khó tin (thậm chí trong “Lawrence of Arabia” cũng không được như vậy), và bằng cách dựa vào những sự vật hữu hình, các nhà làm phim, như Segawa Hiroshi, đã giúp đỡ đạo diễn vượt qua những khó khăn trong quá trình quay phim và kể một câu chuyện theo cách chân thật nhất. Ưu điểm của Takemitsu Toru là không làm nổi bật lên những cảnh hành động nhưng lại mang tính ám chỉ ở mức cao hơn, chi tiết hơn và có phần rối rắm hơn. Điều đầu tiên tôi thấy được ở phim là cách mà các diễn viên diễn, không chỉ về mặt tâm lý mà còn về mặt tình dục. Thậm chí là có chút gợi tình: nam chính thì gần như bị nữ chính giăng bẫy, và cô ta dường như hiến dâng cơ thể mình với cái giá rẻ mạt của những kẻ nô lệ. Ở đây đã gợi lên một làn sóng ngầm về sự khiêu dâm khi xuất hiện hình ảnh của cô gái ngủ dưới cát trong tình trạng khỏa thân, rồi đến những cảnh đấu tranh, thù địch, chống đối lẫn nhau của hai nhân vật.
So với những bộ phim khác thì tôi nghĩ phần hình ảnh của “Woman in the Dunes” vượt trội hơn hẳn khi tạo nên được những kết cấu hữu hình khá ấn tượng: Cát, da, nước thấm vào cát và sự thay đổi bản chất của những yếu tố này, sự thay đổi ở đây không quá nhiều, mà điều thật sự bị thay đổi là người nữ chính. Nữ chính của chúng ta trở thành một người thật quyến rũ, bạn có thể thấy được điều này khi xem phim, bạn sẽ thấy được cách mà cô ấy tự chạm vào da thịt của mình, những cử động của cô ấy chính xác như những cảnh trong mấy bộ phim khiêu dâm thường thấy. Cuộc sống trong hố cát chỉ quanh quẩn với việc ngủ, ăn và làm tình. Và khi cô ấy muốn biết điều gì đó ở thế giới bên ngoài, cô ta chỉ cần mở đài phát thanh lên, “chỉ cần bật đài lên là chúng ta có thể theo kịp tin tức ở bên ngoài”, điều này khá là vô lý.
Bộ phim được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Abe Kobo, cho thấy được sự tiến thoái lưỡng nan của người nhân vật nam trong phim. Tuy không thể hiện rõ, nhưng bộ phim cũng đã có những chi tiết hé lộ và đề cập nhẹ nhàng đến những chi tiết này trong khi anh ta phải thích nghi dần với cuộc sống dưới hố cát. Cư dân sống dưới hố sẽ được sự trợ cấp, giúp đỡ từ các dân cư sống bên trên hố cát, họ sử dụng ròng rọc để đưa nước xuống và lấy cát lên. Dù không bộc lộ sự chống đối của mình, nhưng những người phụ nữ của làng chẳng ai muốn mình sẽ là người phải chuyển xuống sống và làm việc ở những hố cát; những người đã sống ở hố cát, họ chấp nhận số phận của mình và không có ý định sẽ quay trở về cuộc sống trên hố cát. Nữ chính nhận việc giam giữ nam chính, không phải vì cô phải làm thế, mà vì cô không thể không làm thế, cô chỉ có một mình ở dưới hố cát. Một người thì không thể xúc đủ cát để chu cấp cho cuộc sống của mình, cô cần nước và những thực phẩm khác. Cô cũng kể về cuộc đời mình cho nam chính nghe, về chồng và con gái cô, những người thân của cô đã bị cơn bão cát chôn vùi, “xương của họ được chôn cất ở đây”. Cả hai người họ đều nghĩ mình là những tù nhân bị giam cầm, nhưng một người thì chấp nhận số phận còn người kia thì lại cố gắng tìm cách để thoát ra.
Nam chính tìm mọi cách để có thể trèo lên khỏi cái hố, nhưng thành hố toàn cát bất ngờ sụp xuống, mọi thứ đều thật trơn trượt và khó nắm giữ, trái tim anh ta nảy lên như muốn văng ra khỏi lồng ngực. Là một nhà tự nhiên học, anh ta nhanh chóng nắm bắt được tình huống hiện tại của mình, rồi anh ta quan sát các con vật, những con chim và những con côn trùng đi ngang qua anh ta. Anh nghĩ cách để bắt một con quạ, không may là anh ta chẳng có thu hoạch gì. Nhưng trong những lần thất bại đó, một cách vô tình anh ta tìm được cách để lấy nước từ trong cát, phát hiện chính là thành tựu lớn trong cuộc đời anh. Ngoài ra, có một giọng tường thuật (của nam chính?) bảo rằng, những thứ như hợp đồng, giấy phép, chứng thực hay thẻ căn cước của mỗi người, tột cùng chỉ nhằm mục đích “trấn an nhau” trong việc giao kết với một đối tượng nào đó trong công việc hàng ngày.
Teshigahara Hiroshi làm đạo diễn cho “Woman in the Dunes” năm ông 37 tuổi, với bộ phim này, ông được nhận một giải thưởng ở liên hoan phim Cannes và có hai đề cử Oscar. Cha ông đã thành lập một ngôi trường chuyên dạy cắm hoa ở Tokyo – tôi đã từng tìm hiểu về ngôi trường ngày, việc cắm hoa đòi hỏi phải sắp xếp các bông hoa sao cho hài hòa, đây là một tác động mang đậm tính nghệ thuật và có cả yếu tố thiền định trong đó. Đạo diễn của chúng ta từng được trông đợi để có thể tiếp quản ngôi trường này (có một chút giống với chi tiết trong “Woman in the Dunes”, ông được mong đợi làm việc này, nhưng thực tế ông lại làm một việc khác. Ông bị hấp dẫn bởi các tài liệu liên quan đến võ sỹ quyền anh Jose Tores và một nghệ sĩ điêu khắc gỗ, ông từng làm việc trong một lò gốm, làm đạo diễn cho các vở opera, cũng từng tổ chức các buổi tiệc trà và bị thu hút bởi môn nghệ thuật thứ bảy – điện ảnh. Nhưng ông cũng đã từng có ý định học cắm hoa như mong muốn của cha ông.
“Woman in the Dunes” dường như bị quên lãng trong nhiều năm qua. Tôi đã cố gắng để mở đầu các lớp học về phim ảnh bằng bộ phim này, nhưng tôi đã không thể. Ở trường Teshigahara ở Tokyo, tô đã được một vị dịch giả khuyên rằng nên tìm một cách mới để bắt đầu thay vì cứ theo cách cũ. Nhưng hiện tại thì đã có một phiên bản mới hơn được thực hiện bởi Milestone, một công ty sản xuất phim của Mỹ thực hiện với độ dài khoảng 35mm. Tôi thấy nó khá là cực đoan và khá sốc để có thể tiếp nhận phiên bản mới này.
Không như những câu chuyện ngụ ngôn dành cho những kẻ ngoan đạo, “Woman in the Dunes” là một câu chuyện đầy mạnh mẽ , nó thể hiện sự kết hợp tuyệt vời giữa các đối tượng mà phim hướng đến, phong cách và cả ý tưởng dựng phim. Cả nam và nữ chính đều thể hiện được mục tiêu của mình dẫu họ không thể thoát ra được hố cát đó. Và không chỉ nói về hai nhân vật này, ý nghĩa của phim còn vượt qua cả một cộng đồng, ý nghĩa của nó mang tầm vóc thế giới.
Vậy mục tiêu duy nhất của việc đấu tranh không ngừng nghỉ là gì? Đến cuối cùng, anh ta vẫn không thể thoát khỏi hố cát, nhưng việc tìm ra cách lấy nước từ trong cát, sáng tạo ra máy bơm, đã làm cho cuộc sống của anh ta được tốt hơn. Điều này có nghĩa là, dẫu bạn không thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại của mình, nhưng hãy cố gắng để tìm ra cách làm cho nó được tốt hơn.