Bộ phim bắt đầu bằng lời giới thiệu về bản thân của cậu bé Nonomiya Keita 6 tuổi. Khi được hỏi cậu thích nhất mùa nào trong năm, cậu đã trả lời là mùa hè vì được thả diều cùng cha trong chuyến cắm trại của gia đình. Ta nghĩ rằng cậu đã có một...
Bộ phim bắt đầu bằng lời giới thiệu về bản thân của cậu bé Nonomiya Keita 6 tuổi. Khi được hỏi cậu thích nhất mùa nào trong năm, cậu đã trả lời là mùa hè vì được thả diều cùng cha trong chuyến cắm trại của gia đình. Ta nghĩ rằng cậu đã có một gia đình hạnh phúc? Nhưng không, đó chỉ là lời nói dối.
Ryota – bố của Keita – là một kiến trúc sư thành đạt, giàu có và đầy tham vọng. Anh không dành nhiều thời gian bên cạnh con trai của mình vì mải mê với công việc và bị cuốn vào guồng quay của sự bận rộn. Kyota có tất cả, sự nghiệp, tiền bạc, địa vị, vợ hiền và một đứa con trai. Nhưng anh không hài lòng với Keita chỉ vì một lý do cỏn con là nó chẳng hề giống mình. Keita không thông minh xuất chúng, không giỏi đàn piano, không cừ khôi trong học tập… dẫu cậu bé vẫn luôn cố gắng để làm hài lòng cha mình. Cậu luôn phải sống với sự căng thẳng khi ở với cha. Câu hỏi đặt ra ở đây là, việc cậu trả lời phỏng vấn là thích được thả diều cùng với bố mẹ đơn thuần chỉ là một lời nói dối, hay còn là mong ước của cậu? Không có đứa trẻ nào vui vẻ được với việc mình không có bố chơi cùng. Ryota tỏ ra là một người cha nghiêm khắc, đặt ra hàng loạt quy định chừng mực cho con như thể ngoài giờ lên lớp, Keita còn có thêm một thầy giáo ở nhà, chứ không phải là một người cha.
Khi không còn cảm nhận được sợi dây liên kết giữa hai cha con thì Kyota nhận được tin Keita không phải là con ruột của mình, đã có sự nhầm lẫn về những đứa trẻ sơ sinh trong bệnh viện cách đây 6 năm. Phim bắt đầu xoáy sâu vào tâm lý nhân vật người cha, Kyota phải lựa chọn nuôi một trong hai đứa trẻ. Anh đã không biết rằng phải làm như thế nào thì đúng. Con mình là đứa máu mủ ruột thịt hay là đứa đã sống với mình 6 năm trời kể từ lúc lọt lòng?
Bộ phim đan xen hai câu chuyện gia đình, tiêu biểu cho hai giai cấp xã hội và hai quan điểm khác nhau về phương pháp giáo dục con. Một bên giàu có sống trong một căn hộ giữa lòng Tokyo hào nhoáng. Một bên có cuộc sống bình dị với một cửa hàng tại một vùng quê hẻo lánh ít người. Đạo diễn đã mổ xẻ tường tận những mối quan hệ gia đình, đi sâu vào diễn biến tâm lý của các nhân vật, thể hiện rõ nét sự khác biệt về suy nghĩ giữa trẻ con và người lớn.
Soshite, Chichi ni Naru đề cao tình phụ tử thiêng liêng. Bộ phim thể hiện rõ nét những cung bậc cảm xúc của bậc làm cha làm mẹ, thể hiện tình cảm tuy trẻ con nhưng cũng rất chân thành của những đứa con. Sự hoang mang của người cha khi không biết mình phải chọn nuôi đứa trẻ nào, đứa con máu mủ là Ryusei hay đứa con chung sống với mình một khoảng thời gian dài là Keita. Nỗi khốn khổ của người cha khi cảm thấy có lỗi với Keita chỉ vì mình vui đùa với con ruột của mình. Niềm nhớ nhung đứa con trai bé bỏng khi bất ngờ tìm thấy cành hoa mà Keita đã làm tặng mình trong giờ thủ công trên lớp. Và cuối cùng, sự hối hận day dứt khi vô tình xem lại những tấm ảnh trong chiếc máy ảnh gia đình. Tất cả ảnh trong đó đều là chụp anh, bởi đôi bàn tay bé nhỏ của Keita.
Và sau khi biết được cảm xúc thật của bản thân và quyết định của con tim, Kyota nhận ra rằng hóa ra mình chỉ bị ám ảnh bởi nghĩa vụ làm cha, sự máu mủ ruột thịt và vẻ ngoài di truyền không phải là thước đo định nghĩa hai chữ “gia đình”. Bởi vì Kyota đã sợ hãi việc trong tương lai Keita sẽ không giống mình mà giống người khác. Bởi vì quá yêu con, nên anh đã không làm chủ được những cảm xúc của bản thân. Suy cho cùng, có người cha nào không sợ mất con đâu chứ? Và có đứa con nào lại muốn sống xa cha mẹ đâu chứ? Tình phụ tử của anh và Keita xuất phát từ tình cảm gắn bó gần gũi, keo sơn vì được bồi đắp qua thời gian chứ không phải chỉ vì lý do máu mủ ruột rà.
Xem phim ta có thể hiểu hơn rất nhiều về tình cảm gia đình. Để yêu và hiểu gia đình nhiều hơn, trân trọng hơn những khoảng thời gian quý giá còn ở bên cha mẹ. Như cách Kyota đã lạc giọng đi mà nói với con mình, rằng “6 năm qua, con vẫn là con trai của cha”. Để rồi bao nhiêu lỗi lầm và ân hận bay biến hết chỉ vì cái ôm chặt của họ.
Nhịp phim đều đều, màu sắc u buồn và nặng nề càng làm tâm lý nhân vật thêm nổi bật. Xuyên suốt bộ phim là những cảnh quay sinh hoạt thường nhật của hai gia đình, bằng những cảnh quay này đạo diễn đã tạo nên sự gần gũi cho người xem. Bộ phim kết thúc dẫu còn mơ hồ nhưng vẫn mang lại một cảm giác yên tâm và vui vẻ. Có thể nói đây là bộ phim rất thích hợp cho những ai đã, đang và sắp làm cha mẹ, để hiểu hơn về suy nghĩ của trẻ con, hiểu được rằng điều mà con cái cần nhất chính là thời gian được ở bên cha mẹ.
Và như thế, tôi làm cha
Bộ phim bắt đầu bằng lời giới thiệu về bản thân của cậu bé Nonomiya Keita 6 tuổi. Khi được hỏi cậu thích nhất mùa nào trong năm, cậu đã trả lời là mùa hè vì được thả diều cùng cha trong chuyến cắm trại của gia đình. Ta nghĩ rằng cậu đã có một gia đình hạnh phúc? Nhưng không, đó chỉ là lời nói dối.
Ryota – bố của Keita – là một kiến trúc sư thành đạt, giàu có và đầy tham vọng. Anh không dành nhiều thời gian bên cạnh con trai của mình vì mải mê với công việc và bị cuốn vào guồng quay của sự bận rộn. Kyota có tất cả, sự nghiệp, tiền bạc, địa vị, vợ hiền và một đứa con trai. Nhưng anh không hài lòng với Keita chỉ vì một lý do cỏn con là nó chẳng hề giống mình. Keita không thông minh xuất chúng, không giỏi đàn piano, không cừ khôi trong học tập… dẫu cậu bé vẫn luôn cố gắng để làm hài lòng cha mình. Cậu luôn phải sống với sự căng thẳng khi ở với cha. Câu hỏi đặt ra ở đây là, việc cậu trả lời phỏng vấn là thích được thả diều cùng với bố mẹ đơn thuần chỉ là một lời nói dối, hay còn là mong ước của cậu? Không có đứa trẻ nào vui vẻ được với việc mình không có bố chơi cùng. Ryota tỏ ra là một người cha nghiêm khắc, đặt ra hàng loạt quy định chừng mực cho con như thể ngoài giờ lên lớp, Keita còn có thêm một thầy giáo ở nhà, chứ không phải là một người cha.
Khi không còn cảm nhận được sợi dây liên kết giữa hai cha con thì Kyota nhận được tin Keita không phải là con ruột của mình, đã có sự nhầm lẫn về những đứa trẻ sơ sinh trong bệnh viện cách đây 6 năm. Phim bắt đầu xoáy sâu vào tâm lý nhân vật người cha, Kyota phải lựa chọn nuôi một trong hai đứa trẻ. Anh đã không biết rằng phải làm như thế nào thì đúng. Con mình là đứa máu mủ ruột thịt hay là đứa đã sống với mình 6 năm trời kể từ lúc lọt lòng?
Bộ phim đan xen hai câu chuyện gia đình, tiêu biểu cho hai giai cấp xã hội và hai quan điểm khác nhau về phương pháp giáo dục con. Một bên giàu có sống trong một căn hộ giữa lòng Tokyo hào nhoáng. Một bên có cuộc sống bình dị với một cửa hàng tại một vùng quê hẻo lánh ít người. Đạo diễn đã mổ xẻ tường tận những mối quan hệ gia đình, đi sâu vào diễn biến tâm lý của các nhân vật, thể hiện rõ nét sự khác biệt về suy nghĩ giữa trẻ con và người lớn.
Soshite, Chichi ni Naru đề cao tình phụ tử thiêng liêng. Bộ phim thể hiện rõ nét những cung bậc cảm xúc của bậc làm cha làm mẹ, thể hiện tình cảm tuy trẻ con nhưng cũng rất chân thành của những đứa con. Sự hoang mang của người cha khi không biết mình phải chọn nuôi đứa trẻ nào, đứa con máu mủ là Ryusei hay đứa con chung sống với mình một khoảng thời gian dài là Keita. Nỗi khốn khổ của người cha khi cảm thấy có lỗi với Keita chỉ vì mình vui đùa với con ruột của mình. Niềm nhớ nhung đứa con trai bé bỏng khi bất ngờ tìm thấy cành hoa mà Keita đã làm tặng mình trong giờ thủ công trên lớp. Và cuối cùng, sự hối hận day dứt khi vô tình xem lại những tấm ảnh trong chiếc máy ảnh gia đình. Tất cả ảnh trong đó đều là chụp anh, bởi đôi bàn tay bé nhỏ của Keita.
Và sau khi biết được cảm xúc thật của bản thân và quyết định của con tim, Kyota nhận ra rằng hóa ra mình chỉ bị ám ảnh bởi nghĩa vụ làm cha, sự máu mủ ruột thịt và vẻ ngoài di truyền không phải là thước đo định nghĩa hai chữ “gia đình”. Bởi vì Kyota đã sợ hãi việc trong tương lai Keita sẽ không giống mình mà giống người khác. Bởi vì quá yêu con, nên anh đã không làm chủ được những cảm xúc của bản thân. Suy cho cùng, có người cha nào không sợ mất con đâu chứ? Và có đứa con nào lại muốn sống xa cha mẹ đâu chứ? Tình phụ tử của anh và Keita xuất phát từ tình cảm gắn bó gần gũi, keo sơn vì được bồi đắp qua thời gian chứ không phải chỉ vì lý do máu mủ ruột rà.
Xem phim ta có thể hiểu hơn rất nhiều về tình cảm gia đình. Để yêu và hiểu gia đình nhiều hơn, trân trọng hơn những khoảng thời gian quý giá còn ở bên cha mẹ. Như cách Kyota đã lạc giọng đi mà nói với con mình, rằng “6 năm qua, con vẫn là con trai của cha”. Để rồi bao nhiêu lỗi lầm và ân hận bay biến hết chỉ vì cái ôm chặt của họ.
Nhịp phim đều đều, màu sắc u buồn và nặng nề càng làm tâm lý nhân vật thêm nổi bật. Xuyên suốt bộ phim là những cảnh quay sinh hoạt thường nhật của hai gia đình, bằng những cảnh quay này đạo diễn đã tạo nên sự gần gũi cho người xem. Bộ phim kết thúc dẫu còn mơ hồ nhưng vẫn mang lại một cảm giác yên tâm và vui vẻ. Có thể nói đây là bộ phim rất thích hợp cho những ai đã, đang và sắp làm cha mẹ, để hiểu hơn về suy nghĩ của trẻ con, hiểu được rằng điều mà con cái cần nhất chính là thời gian được ở bên cha mẹ.
Siu