Một cơn say nắng đẹp trên chiếc taxi đi về miền lãng mạn
Taxi, Em Tên Gì? là cái cớ hay ho lí giải cho cơn “say nắng” khi người đồng hành trên chuyến xe với bạn là một nữ tài xế quá đỗi xinh đẹp và thú vị.
Taxi, Em Tên Gì? có nhiều khá nhiều cái đẹp: tên nhân...
Taxi, Em Tên Gì? là cái cớ hay ho lí giải cho cơn “say nắng” khi người đồng hành trên chuyến xe với bạn là một nữ tài xế quá đỗi xinh đẹp và thú vị.
Taxi, Em Tên Gì? có nhiều khá nhiều cái đẹp: tên nhân vật đẹp, cảnh đẹp, màu phim đẹp, góc máy đẹp, Angela Phương Trinh đẹp, Khánh Hiền đẹp, chuyện tình yêu đẹp với cái kết đẹp. Trong phim, thiên nhiên Đà Lạt vừa thơ mộng vừa hoang sơ hòa với nét đẹp hiện đại của hai cô gái Bình Chi, Hạ Mây thực sự là một bức tranh sống động. Trang phục của Chi tuy đơn giản nhưng lại rất năng động, phù hợp với cá tính rắn rỏi của cô nàng. Hạ Mây thì ngược lại, cô vận những bộ cánh nữ tính, mềm mại và luôn toát lên vẻ dịu dàng, ngọt ngào. Phần âm nhạc trong phim cũng rất bắt tai bởi giai điệu và ca từ kết nối với câu chuyện của Chi và Phong. Bài Một Con Đường, Hai Ngã Rẻ vang lên ngắn thôi nhưng đánh đúng cảm xúc nhân vật lúc đó.
Tuy nhiên, phim có vài phân đoạn mất hay. Ngay đầu phim, Phong nói tiếng Anh như James nói tiếng Việt. Phong là tiến sĩ, nói rằng bản thân bằng gì cũng có thì dĩ nhiên trình độ Anh ngữ của Phong không phải dạng vừa để có thể thuyết trình trôi chảy đề tài nghiên cứu của mình. Thế mà, phát âm tiếng Anh dưới giọng anh Trường Giang lại thật í ẹ. Thêm nữa, cách nhả chữ của anh Trường Giang không rõ ràng mấy nên nhiều phân đoạn phải cố gắng nghe lắm mới hiểu Phong nói gì.
Cảnh xử lí rõ chưa mượt và nếu đẩy nhanh diễn biến sẽ hấp dẫn hơn là cảnh xe sắp lao xuống vực. Một điểm phi vật lí to đùng nữa là Bình Chi trụ xe lại bằng một chân của mình và xe không rơi, chân cô thì không bị cán nghiền. Cứ cho rằng Bình Chi to con, thể lực cực tốt, có thể kéo giữ đuôi xe trong một khoảng thời gian nhưng việc lấy một chân chèn giữ bánh xe chẳng khác nào lấy trứng non chèn vó ngựa. Kế đến là sự chóng lành kì diệu của cái chân bị tổn thương ấy. Bị bánh xe chèn, bơi vào bờ khi kèm thêm Phong (tôi thật bất ngờ khi Chi có thể bơi), cuốc bộ lên dốc ra tuyến lộ thì đêm xuống ắt hẳn chân cô phải nhức lắm với bao nhiêu rã rời trong ngày, với cái thời tiết ẩm lạnh như vậy. Để rồi, chỉ một ngày sau chân cô đã phục hồi và lái được xe như cũ. Còn xiên thịt nướng Chi và Phong chia nhau ăn, nếu tôi không nhìn nhầm thì có vẻ phần thịt không giống từ cá mà trông giống từ bò, lợn hơn khiến tôi đã nghĩ “tình yêu” của Phong hẳn đã bị Chi sát hại. Phải chăng đó là dụng ý của đạo diễn?
Không thể không khen cô lái taxi của phim: Trinh đẹp bất chấp. Áo sơ mi khoác hay đầm maxi, tóc xõa bay bay hay cột cao khoe mặt thon, gọn gàng hay ướt nhẹp, bết mồ hôi trông Trinh cũng đều gợi cảm cả. Lâu lâu tôi không thấy Trinh trên màn ảnh rộng. Lúc Trinh trở lại thì Trinh vẫn đẹp và diễn xuất vẫn không xuống phong độ. Không cố chứng tỏ mình là nam nhi nên vai Chi của Trinh không thấy bị gồng. Chi của Trinh chỉ là strong girl thường ngày, yếu đuối đôi khi. Trinh không hề già đi, có điều, tôi chỉ tiếc một tí, giá như những đường nét mĩ nhân ấy có được sự tự nhiên của thời Mùi Ngò Gai thì nhan sắc của Trinh còn rung động tôi đến dường nào.
Trường Giang vẫn giữa được nét duyên của mình trong điện ảnh. Chất hài hước tự nhiên, mộc mạc trong câu nói của anh nghe rất dễ chịu. Dù có đôi chỗ anh đưa hài vào hơi nhiều nhưng tổng thể vẫn dễ thương, không phản cảm, phản nhân vật. Ngài tiến sĩ Phong có tính cách đểnh đoảng ngoài ra không có gì quá đặc biệt nên dù muốn dù không thì Trường Giang không thể nổi bật như bạn diễn. Tuy nhiên, anh không hề trở thành người làm nền cho Angela Phương Trinh, chỉ là anh không tỏa sáng như Trinh thôi.
Với vai Hạ Mây đẹp nhu mì, Khánh Hiền diễn tròn vai. Tôi thích đoạn đạo diễn Đức Thịnh góp mặt vào một phân cảnh nhỏ. Các cô chú Hoàng Sơn, cô Phi Phụng, chị Thanh Thúy… mỗi người một chút tạo nên không khí ấm áp, xúc động trong một đêm mưa Phong, Chi trú ở lữ quán.
Phong là kiểu người giỏi lí thuyết nhưng thiếu sự từng trải. Chuyến đi cùng Chi là một bài thực nghiệm thay vì là sự cố đầy xui xẻo. Chi là cô gái từng tổn thương nên sống đầy vỏ bọc. Gặp gỡ Phong, cô có cơ hội tự chữa lành những vết thương. Bao nhiêu chuyện bất ngờ xảy ra trên đường đến Thành phố Ngàn Hoa, tôi không lấy làm ngạc nhiên gì khi họ bắt đầu quyến luyến nhau. Trong bối cảnh nên thơ của Đà Lạt, hai con người được đặt vào những tình huống buộc phải dựa vào nhau. Trong cái không khí lãng đãng, se lạnh đó, họ muốn nhích gần hơn để tìm hơi ấm không có gì là khó hiểu, là tội lỗi. Phong xao động vì một cô gái đẹp, cá tính và nhân ái. Bình Chi rung động vì người con trai nói mấy câu triết lí màu mè nhưng thật chân thành. Tôi tin trong giây phút đó, họ có yêu nhau dù hơi men chếnh choáng. Bởi mối quan hệ là khoảng thời gian, khoảnh khắc là vĩnh cửu. Qua cơn say rồi, qua đêm lạnh rồi, người ta kiểu nào cũng phải trở mình mà dậy. Cơn say nắng rồi sẽ hết nhưng cảm giác từng đắm say sẽ là một hồi ức đẹp trong mỗi người. Phong là người đúng kiểu hời hợt, hơi ngơ ngáo dù rằng anh ta học tới tiến sĩ và không phải gã tồi. Vậy nên, anh ta sẽ nhanh quên mất cái tên Bình Chi dù đã từng đắm say vì người mang tên ấy và cũng vì bản chất con trai sẽ thường chóng quên hơn con gái. Còn Chi, qua gương chiếu hậu, cô đã nhìn Phong và bạn gái mình nô đùa. Cô sẽ nhớ tên anh và sẽ nhớ anh dài hơn anh nhớ cô. Đến cuối cùng, chuyến taxi miễn phí của cô tuy không sinh lời nhưng đã giúp cô mở rộng trái tim mình. Một ngày nào đó, Bình Chi sẽ có thể yêu một người tử tế mà người đó không bao giờ rời bỏ cô giữa thành phố tình yêu ấy.
Thi thoảng cười, có đoạn chợt lắng nhẹ và tôi lúc nào cũng thích mắt vì những khung hình đẹp trong Taxi, Em Tên Gì?. Tuy bộ phim không có sự kịch tính khiến bản thân ấn tượng nhưng từng khoảng khắc đã trải qua với tôi đều thật thoải mái và thư giãn.
Một cơn say nắng đẹp trên chiếc taxi đi về miền lãng mạn
Taxi, Em Tên Gì? là cái cớ hay ho lí giải cho cơn “say nắng” khi người đồng hành trên chuyến xe với bạn là một nữ tài xế quá đỗi xinh đẹp và thú vị.
Taxi, Em Tên Gì? có nhiều khá nhiều cái đẹp: tên nhân vật đẹp, cảnh đẹp, màu phim đẹp, góc máy đẹp, Angela Phương Trinh đẹp, Khánh Hiền đẹp, chuyện tình yêu đẹp với cái kết đẹp. Trong phim, thiên nhiên Đà Lạt vừa thơ mộng vừa hoang sơ hòa với nét đẹp hiện đại của hai cô gái Bình Chi, Hạ Mây thực sự là một bức tranh sống động. Trang phục của Chi tuy đơn giản nhưng lại rất năng động, phù hợp với cá tính rắn rỏi của cô nàng. Hạ Mây thì ngược lại, cô vận những bộ cánh nữ tính, mềm mại và luôn toát lên vẻ dịu dàng, ngọt ngào. Phần âm nhạc trong phim cũng rất bắt tai bởi giai điệu và ca từ kết nối với câu chuyện của Chi và Phong. Bài Một Con Đường, Hai Ngã Rẻ vang lên ngắn thôi nhưng đánh đúng cảm xúc nhân vật lúc đó.
Tuy nhiên, phim có vài phân đoạn mất hay. Ngay đầu phim, Phong nói tiếng Anh như James nói tiếng Việt. Phong là tiến sĩ, nói rằng bản thân bằng gì cũng có thì dĩ nhiên trình độ Anh ngữ của Phong không phải dạng vừa để có thể thuyết trình trôi chảy đề tài nghiên cứu của mình. Thế mà, phát âm tiếng Anh dưới giọng anh Trường Giang lại thật í ẹ. Thêm nữa, cách nhả chữ của anh Trường Giang không rõ ràng mấy nên nhiều phân đoạn phải cố gắng nghe lắm mới hiểu Phong nói gì.
Cảnh xử lí rõ chưa mượt và nếu đẩy nhanh diễn biến sẽ hấp dẫn hơn là cảnh xe sắp lao xuống vực. Một điểm phi vật lí to đùng nữa là Bình Chi trụ xe lại bằng một chân của mình và xe không rơi, chân cô thì không bị cán nghiền. Cứ cho rằng Bình Chi to con, thể lực cực tốt, có thể kéo giữ đuôi xe trong một khoảng thời gian nhưng việc lấy một chân chèn giữ bánh xe chẳng khác nào lấy trứng non chèn vó ngựa. Kế đến là sự chóng lành kì diệu của cái chân bị tổn thương ấy. Bị bánh xe chèn, bơi vào bờ khi kèm thêm Phong (tôi thật bất ngờ khi Chi có thể bơi), cuốc bộ lên dốc ra tuyến lộ thì đêm xuống ắt hẳn chân cô phải nhức lắm với bao nhiêu rã rời trong ngày, với cái thời tiết ẩm lạnh như vậy. Để rồi, chỉ một ngày sau chân cô đã phục hồi và lái được xe như cũ. Còn xiên thịt nướng Chi và Phong chia nhau ăn, nếu tôi không nhìn nhầm thì có vẻ phần thịt không giống từ cá mà trông giống từ bò, lợn hơn khiến tôi đã nghĩ “tình yêu” của Phong hẳn đã bị Chi sát hại. Phải chăng đó là dụng ý của đạo diễn?
Không thể không khen cô lái taxi của phim: Trinh đẹp bất chấp. Áo sơ mi khoác hay đầm maxi, tóc xõa bay bay hay cột cao khoe mặt thon, gọn gàng hay ướt nhẹp, bết mồ hôi trông Trinh cũng đều gợi cảm cả. Lâu lâu tôi không thấy Trinh trên màn ảnh rộng. Lúc Trinh trở lại thì Trinh vẫn đẹp và diễn xuất vẫn không xuống phong độ. Không cố chứng tỏ mình là nam nhi nên vai Chi của Trinh không thấy bị gồng. Chi của Trinh chỉ là strong girl thường ngày, yếu đuối đôi khi. Trinh không hề già đi, có điều, tôi chỉ tiếc một tí, giá như những đường nét mĩ nhân ấy có được sự tự nhiên của thời Mùi Ngò Gai thì nhan sắc của Trinh còn rung động tôi đến dường nào.
Trường Giang vẫn giữa được nét duyên của mình trong điện ảnh. Chất hài hước tự nhiên, mộc mạc trong câu nói của anh nghe rất dễ chịu. Dù có đôi chỗ anh đưa hài vào hơi nhiều nhưng tổng thể vẫn dễ thương, không phản cảm, phản nhân vật. Ngài tiến sĩ Phong có tính cách đểnh đoảng ngoài ra không có gì quá đặc biệt nên dù muốn dù không thì Trường Giang không thể nổi bật như bạn diễn. Tuy nhiên, anh không hề trở thành người làm nền cho Angela Phương Trinh, chỉ là anh không tỏa sáng như Trinh thôi.
Với vai Hạ Mây đẹp nhu mì, Khánh Hiền diễn tròn vai. Tôi thích đoạn đạo diễn Đức Thịnh góp mặt vào một phân cảnh nhỏ. Các cô chú Hoàng Sơn, cô Phi Phụng, chị Thanh Thúy… mỗi người một chút tạo nên không khí ấm áp, xúc động trong một đêm mưa Phong, Chi trú ở lữ quán.
Phong là kiểu người giỏi lí thuyết nhưng thiếu sự từng trải. Chuyến đi cùng Chi là một bài thực nghiệm thay vì là sự cố đầy xui xẻo. Chi là cô gái từng tổn thương nên sống đầy vỏ bọc. Gặp gỡ Phong, cô có cơ hội tự chữa lành những vết thương. Bao nhiêu chuyện bất ngờ xảy ra trên đường đến Thành phố Ngàn Hoa, tôi không lấy làm ngạc nhiên gì khi họ bắt đầu quyến luyến nhau. Trong bối cảnh nên thơ của Đà Lạt, hai con người được đặt vào những tình huống buộc phải dựa vào nhau. Trong cái không khí lãng đãng, se lạnh đó, họ muốn nhích gần hơn để tìm hơi ấm không có gì là khó hiểu, là tội lỗi. Phong xao động vì một cô gái đẹp, cá tính và nhân ái. Bình Chi rung động vì người con trai nói mấy câu triết lí màu mè nhưng thật chân thành. Tôi tin trong giây phút đó, họ có yêu nhau dù hơi men chếnh choáng. Bởi mối quan hệ là khoảng thời gian, khoảnh khắc là vĩnh cửu. Qua cơn say rồi, qua đêm lạnh rồi, người ta kiểu nào cũng phải trở mình mà dậy. Cơn say nắng rồi sẽ hết nhưng cảm giác từng đắm say sẽ là một hồi ức đẹp trong mỗi người. Phong là người đúng kiểu hời hợt, hơi ngơ ngáo dù rằng anh ta học tới tiến sĩ và không phải gã tồi. Vậy nên, anh ta sẽ nhanh quên mất cái tên Bình Chi dù đã từng đắm say vì người mang tên ấy và cũng vì bản chất con trai sẽ thường chóng quên hơn con gái. Còn Chi, qua gương chiếu hậu, cô đã nhìn Phong và bạn gái mình nô đùa. Cô sẽ nhớ tên anh và sẽ nhớ anh dài hơn anh nhớ cô. Đến cuối cùng, chuyến taxi miễn phí của cô tuy không sinh lời nhưng đã giúp cô mở rộng trái tim mình. Một ngày nào đó, Bình Chi sẽ có thể yêu một người tử tế mà người đó không bao giờ rời bỏ cô giữa thành phố tình yêu ấy.
Thi thoảng cười, có đoạn chợt lắng nhẹ và tôi lúc nào cũng thích mắt vì những khung hình đẹp trong Taxi, Em Tên Gì?. Tuy bộ phim không có sự kịch tính khiến bản thân ấn tượng nhưng từng khoảng khắc đã trải qua với tôi đều thật thoải mái và thư giãn.