Father and Daughter bắt đầu bằng hình ảnh người cha và con gái cùng đạp xe song song bên nhau trên con đường dài. Người cha cao lớn với chiếc xe đạp to, con gái nhỏ nhắn với chiếc xe đạp bé tí. Hình ảnh ấy vừa đáng yêu vừa ấm áp hơn bởi sự nhịp...
Father and Daughter bắt đầu bằng hình ảnh người cha và con gái cùng đạp xe song song bên nhau trên con đường dài. Người cha cao lớn với chiếc xe đạp to, con gái nhỏ nhắn với chiếc xe đạp bé tí. Hình ảnh ấy vừa đáng yêu vừa ấm áp hơn bởi sự nhịp nhàng từ bản hòa tấu Danube Waves giàu cảm xúc. Họ tạm biệt nhau bên bờ sông. Người cha chèo thuyền ra xa. Cô bé vẫn trông theo bóng dáng cha mình mãi cho đến khi người và thuyền khuất hẳn sau làn sương đục mới đạp xe về. Giây phút chia tay của họ bịn rịn nhưng không quá não nề vì cảnh quay vẫn liên tục, âm nhạc chuyển sang tiết tấu nhẹ nhàng hơn chứ không kéo chậm đến u sầu, lê thê.
Tôi không biết người cha đã đi đâu, để làm gì. Chỉ thấy cô con gái bé nhỏ ngày qua ngày, mặt trời lặn rồi lại mọc, mùa này sang mùa kia, năm này qua tháng nọ cứ đạp xe quay lại chỗ hai cha con lần cuối gặp nhau. Xuôi dòng thời gian, cô con gái bé nhỏ lớn lên, trở thành thiếu nữ rồi già đi với tóc bạc, lưng cồm. Suốt một quãng đời, cô chỉ nhận được một kết quả duy nhất và lần nào cũng thất thểu quay về.
Câu chuyện chỉ đơn giản có vậy. Nhưng cái cách cô con gái đợi chờ cha mình làm người xem cảm động. Bất kể trời mưa to, gió lớn, rét buốt hay oi nồng, hửng sáng hay đêm đen, cô cứ ra bờ sông đứng đợi. Con đường ướt lầy, đọng nước sau một cơn mưa tầm tã nào đó vẫn không thể cản chân cô gái bé nhỏ lại đạp xe tới đúng điểm cần dừng. Dù trời gió rất mạnh khiến cô không đạp qua nỗi đoạn dốc cao nhưng cô bé cũng cố gắng dắt xe vượt cho kì được. Mái tóc dài của cô gái bị gió thổi tung bay. Khi nhìn hình ảnh cô im lặng ngóng mắt về phía mặt sông không có lấy một bóng đò, trong lòng tôi bỗng dâng lên cảm giác thật xót xa. Đoạn cô ra về, chiếc xe bị gió xuôi chiều cuốn đi mà không cần hì hục như khi ngược gió. Nhưng sự trợ lực từ sức đẩy của cơn gió rõ ràng không giống như sự bất lực đợi chờ của cô bé, có phải không? Và trong đêm tối, tôi vẫn thấy vệt sáng đèn pin lắc lư di chuyển về phía trước cùng với tiếng xe đạp khua bánh. Buồn làm sao khi bình mình hay trời khuya cô gái vẫn đợi chờ! Những ngày đất trời vào đông, cành cây trọi lá, con đường dài vắng hoe và lạnh lẽo, cô lúc ấy đã trở thành một bà lão tóc hoa râm với chiếc xe đạp cũ kĩ. Bà yếu ớt với tay lái run run, tốc độ xe thì chậm chạp vô cùng. Để qua được đoạn dốc cao, bà phải dắt xe với sự nỗ lực gấp mấy lần hơn thời còn bé. Dù thời tiết không thuận lòng người nhưng bà vẫn chưa bao giờ từ bỏ việc đợi cha về. Xuyên suốt cả một đời người, đứa con gái ấy luôn giữ lòng đinh ninh mong nhớ.
Điểm khiến tôi đặc biệt chú ý chính là hướng xe đạp của cô gái và sự đối lập giữa cô với mọi thứ xung quanh. Thuở còn bé tí, cô gái nhỏ hộc tốc chạy lướt nhanh qua những người đi đường cùng chiều để đến bờ sông đón cha. Đúng là khi trẻ tuổi, người ta ai cũng hăng hái với mọi thứ, muốn làm điều gì cũng dùng lòng chân thành và sự nỗ lực cao nhất để đạt được. Nhất là với trẻ con, cứ nghĩ đổ vào thật nhiều quyết tâm thì sẽ nhận được đáp trả xứng đáng. Thêm nữa, niềm tin thuần khiết của chúng lại dễ dàng dưỡng nuôi và phát triển mạnh mẽ. Bằng chứng là khi cô gái lớn thêm chút nữa thì cô vẫn đạp xe thật nhanh, thật bền để qua mặt những người cùng hướng. Thời gian qua đi, trên con đường quen thuộc ngày nào, cô giờ đã là thiếu nữ cùng những nữ sinh đạp xe nô nức thành tốp. Họ đi gần như song song nhau nhưng khi gần đến bờ sông thì cô giảm tốc độ và dừng xe lại ở đó. Những người bạn giục cô chạy tiếp. Tôi thấy sự phân vân ở cô gái. Cô chưa từng hết nhớ thương cha mình, song cô vẫn phải đến trường, vẫn phải hòa nhập cùng mọi người và trên hết vẫn phải sống cuộc đời của mình. Nên là cô cũng đã tiếp tục đạp xe về phía trước sau khi các bạn rời đi. Rõ ràng tình cảm cho người cha vẫn luôn chi phối tâm tưởng cô gái. Dù đuổi theo bạn bè nhưng cô đã chậm hơn họ vài nhịp. Rồi một chiều hoàng hôn lãng đãng, cặp tình nhân trên chiếc xe đạp di chuyển thật chậm thì cô gái vẫn hướng mắt về phía trước và đạp xe qua mặt họ. Hai chiếc xe di chuyển cùng một chiều nhưng cặp đôi thì thong thả bao nhiêu thì cô gấp rút bấy nhiêu. Trong khi họ níu giữ thời gian bên nhau, cặp kè, hò hẹn thì cô vẫn miệt mài với hành trình lặp lại của riêng mình. Tôi lại nghĩ đến cụm từ “thanh xuân thiếu nữ”. Cô gái ấy phải chăng đã bỏ quên cả tuổi xuân của mình để đợi chờ một người mất tích từ lâu? Liệu cô có chạnh lòng không khi bản thân thật cô đơn vì không có người thân che chở cũng chẳng có được tình yêu với lời chúc phúc nào từ người cô vẫn ngày ngày ra đón mà chẳng gặp? Nếu được hỏi, có thể cô ấy sẽ gật đầu hoặc phủ nhận điều ấy. Nhưng tôi chắc chắn trái tim cô đã mềm ra vì thấm đẫm nhớ thương rồi. Tuổi trẻ trôi đi mà không có một ai bên cạnh có thể sẽ giúp người ta mạnh mẽ lên đấy, tuy nhiên, đó lại là tuổi trẻ tím tái cô đơn. Chính vì lẽ đó mà đến với tuổi trung niên, cô gái vẫn cần mẫn một mình bên chiếc xe đạp cũ. Ngược hướng với cô là các bà mẹ đang chở những đứa trẻ đáng yêu. Người ta lớn lên, lập gia đình, khai sinh ra thế hệ mới. Còn cô thì ngày một già nua, héo hon và cô lẻ. Cùng một quãng thời gian nhưng hành trình của họ và cô hoàn toàn khác biệt nhau. Cô lặng đứng bên bờ sông ngày xưa cha đã từ giã cô nhìn gia đình người ta nô đùa, nhìn những đứa trẻ nghịch nước, nhìn về phía mù khơi dòng sông mà không thấy bóng dáng ai. Gia đình họ có nhau, cô chỉ có tiếng thở dài nén lại trong lồng ngực. Điều họ tận hưởng là hạnh phúc, thứ cô mang trong mình chỉ là một nhúm hy vọng âm ỉ nơi ngực trái. Góc quay khi ấy được mở rộng ra càng làm tăng cảm giác trống trải. Gió thổi như nhiều hơn khiến cảm giác quạnh quẽ lập tức tràn ngập trong không gian vắng tanh. Cô thì vẫn đơn côi đứng đó với mặt sông hoàn toàn phẳng lặng. Cô là cá thể duy nhất đối nghịch với con người, với cảnh vật xung quanh. Mỗi lần cô già đi mà vẫn chưa gặp lại được cha mình, lồng ngực tôi lại xốn xang. Tôi mong muốn vô cùng cô và cha có thể tương phùng. Thế nhưng lần nữa tôi lại phải trông thấy một bà lão già thật già, lưng còng đi, tóc đã bạc hoàn toàn búi ở sau đầu không còn đạp xe nỗi mà chỉ đang yếu ớt dắt chiếc xe một cách cực kì chậm chạp ra bến sông chờ. Lướt qua bà ấy là hình ảnh những đứa bé gái đạp xe tung tăng như nhắc nhớ những ngày xưa cũ. Quả thật, thời ấu thơ vô ưu, thân thương đó không thể nào quay lại. Thời trẻ bà cũng giàu sức sống như chúng, cũng hạnh phúc như chúng vậy. Nhưng bà đã không thể tận hưởng nó được lâu. Giờ đây bà đang về buổi hoàng hôn của cuộc đời trong khi rất nhiều đứa trẻ khác chỉ mới vừa chiêm ngưỡng được bình mình rạng rỡ. Vẫn là thế, cảm giác, con người bà luôn đối lập với không gian, vạn vật.
Có người nói cô con gái thật quá dại khờ và ngu ngốc khi dành cả cuộc đời mình chỉ để làm một điều là chờ đợi mà không chăm lo cho cuộc sống của mình. Nhưng tôi lại nghĩ khác về chiếc xe luôn chỉ chở một mình cô gái, về mỗi buổi trong ngày, mỗi mùa trong năm, mỗi năm trong đời người, cô ấy vẫn chưa từng từ bỏ việc mình muốn làm. Một tác giả đã từng viết rằng chờ đợi mà không biết mình phải chờ đợi đến khi nào là đau khổ, là đáng sợ vô cùng. Vậy mà, cô ấy vẫn nhẫn nại. Con gái nhớ thương cha suốt cả cuộc đời và không ngừng hy vọng gặp lại ông. Cô chấp nhận bỏ qua những mong muốn khác để tập trung vào mục tiêu lớn nhất của đời mình là đợi được cha về. Liệu tình cảm này có đủ “ăn đứt” tình yêu nam nữ bi lụy không? Niềm tin mãnh liệt, đậm sâu và dài lâu về sự tương ngộ thử hỏi trong nhân gian có được mấy người mang trong mình suốt những tháng ngày đăng đẵng như cô con gái đó? Ngốc nghếch cũng được, tự ngược cũng chẳng sao. Tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi sự kiên tâm chờ đợi của cô rồi.
Những cảnh cuối phim cứ làm tôi nhớ mãi. Khi bà lão dừng xe đi về phía bờ sông, chiếc xe của bà liên tục ngã. Bà lão kiên nhẫn dựng lại nó nhiều lần đến nỗi không còn kiên nhẫn nữa. Lúc này, tôi mới bất ngờ với cảnh vật xung quanh. Dòng sông giờ đây đã cạn khô tự lúc nào. Cỏ đã phủ khắp sông và cao gần đến đầu. Nhìn vào đấy ta mới thấy năm tháng dữ dội đã làm cạn kiệt một dòng sông sâu thẳm duy chỉ có lòng kiên trì của một người vẫn trụ vững với thời gian. Chi tiết về dấu tích một chiếc thuyền đắm nằm ở đáy sông thật sự gây xúc động. Nó ẩn dụ về cái chết của người cha bà yêu quí. Thuyền đắm, tức người đã không còn. Trái tim người con cũng mòn mỏi, cạn khô như dòng sông rợp cỏ. Bà bước đến rồi nằm phủ phục trong lòng thuyền đắm, như muốn theo cha mình, tìm kiếm cảm giác thân thuộc sót lại. Rồi, bà bỗng nhiên bật dậy nhìn về phía xa như nghe tiếng ai gọi tên mình và thấy cha từ xa. Ông vẫn trong hình dáng cũ, bộ áo cũ đứng đó nhìn về bà. Vậy là bà lão khẩn trương đứng lên để chạy về phía cha thật nhanh. Kì diệu thay, bản thân bà từng chút bé lại trên mỗi bước chạy về phía ông. Những bước chân vô tư, hồn nhiên hệt như thuở bé. Đến gần hơn, cả hai hơi khựng lại như xác nhận với nhau về sự hiện diện của người kia. Thế rồi, cô nhóc và người cha trao nhau cái ôm thắm thiết, thỏa lòng mong nhớ.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng những gì diễn ra không phải là sự thật. Ông vẫn mặc bộ quần áo năm xưa, người cũng không hề già đi. Đó dĩ nhiên không thể nào là ông của hiện tại. Tôi nghĩ đó là giấc mơ của bà lão lúc thiếp đi. Tất cả sự tương phùng chỉ là cảm giác ngộ nhận của bà trong cơn mê kí ức. Hơn nữa, có lẽ bà ấy đã nằm đó khá lâu khi rõ ràng những cụm mây trên bầu trời đã thay đổi vị trí, biến mất hoặc trôi đi xa hơn. Hành động bừng mắt thấy đằng kia là người đàn ông mình bao năm chờ đợi của bà hẳn chỉ là một kiểu mộng du hoặc sự tỉnh thức trong giấc mơ đang diễn tiến. Trong suốt bao năm dài, đôi lần bà có từng nghĩ cha mình đã về một thế giới khác không? Tôi cho là có đấy. Vì không có cánh thư nào, không có nhân vật nào báo tin, không ai nhắc đến ông. Tung tích của ông chỉ là một ẩn số. Bà chờ đợi bằng niềm hy vọng, nó kháng cự với sự thật phũ phàng. Đến khi thấy chiếc thuyền đắm giữa lòng sông, biết rằng cha đã mất thật rồi nhưng trong tiềm thức bà vẫn mong được gặp lại cha với hình dáng thuở xưa để rồi bản thân rơi vào sự tưởng tượng hạnh phúc. Bà hạnh phúc vì được gặp cha, được ôm ông ấy, giữ hình hài ông không tan biến đi. Đạo diễn đã không cho bà tỉnh dậy. Đó là một sự nhân đạo tuyệt vời! Để cha con không lần nữa chia lìa, để hình ảnh đẹp khi họ ôm nhau là những gì cuối cùng khán giả chứng kiến. Nếu đạo diễn cho giấc mơ kết thúc thì không chỉ bà lão đớn đau, hoang hoải mà chính tôi đây sẽ cảm thấy thắt tim. Tôi rất cảm ơn đạo diễn vì tinh thần nhân đạo ấy.
Một điểm đặc trưng của phim là không có lời thoại. Phim nhắm vào dáng vẻ, dùng cử chỉ của nhân vật để thể hiện cảm xúc thay vì ngôn từ hay nét mặt. Cảnh vật cũng góp một tiếng nói “không lời” vào việc nâng cao cảm xúc cho phim mặc dù cảnh vật khá tĩnh lặng. Cảnh chủ yếu là rặng cây, con đường dài tít tắp, vũng nước đọng, đàn chim, con thuyền, dòng sông im lìm không nhìn thấy rõ bờ… Cảnh được chuyển đều đặn với những vòng quay xe đạp, sự vật chuyển mùa. Cách chuyển động của từng vật khi nhanh khi chậm, khi vui tươi, lúc lại mang vẻ buồn bã nao lòng. Điển hình là hình ảnh đàn chim bay vòng qua bầu trời xa xăm, gió thổi tóc xổ tung, cuốn cây trơ lá… Cảnh tĩnh càng nhiều, lòng người càng xáo động. Bởi những hình ảnh đó đều mang tính đại diện cho dòng thời gian, biểu tượng cho một sự đổi thay. Màu nâu đỏ nhàn nhạt là tông nền xuyên suốt bộ phim. Bên cạnh đó, hai tông màu cơ bản như đen, trắng cùng các gam màu lạnh và nhạt được sử dụng rất hiệu quả. Nó không làm người ta cảm thấy gay gắt. Sự u buồn đơn giản chỉ là màu trắng của mặt nước soi những chiếc bóng đen cô đơn, lạnh lẽo và khắc khoải.
Father and Daughter cũng không hề có một cốt truyện phức tạp. Cách thể hiện nội dung rất nhẹ nhàng và tinh tế, chủ yếu cho người xem tự mình cảm nhận thông qua những chi tiết nhỏ nhặt nhưng đáng giá. Thế nhưng, phim lại truyền tải được một thông điệp mạnh mẽ về tình phụ tử và sự nhớ thương vô hạn khi người thân ra đi mà không thấy trở về. Tôi đã xem đi xem lại phim và lần sau lại bị làm cho cảm động hơn lần trước. Mỗi lần xem tôi lại để ý hơn những chi tiết lần đầu mình vô tình bỏ qua nhưng thật ra lại có sức lay động diệu kì. Lần nào tôi cũng cảm thấy mũi mình cay và nước mắt cứ thỏa nhiên rơi tự lúc nào chỉ với những thước phim gọn gàng chưa đầy 10 phút. Father and Daughter đã đạt được rất nhiều giải thưởng cao quí và trở thành phim thành công nhất trong những phim của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. Nhưng với riêng tôi, điều làm nên giá trị của bộ phim không phải là thời gian ông đầu tư, dĩ nhiên cũng chẳng phải là kĩ xảo điện ảnh kì công mà chính là tinh thần nhân văn sâu sắc của nó. Như một minh chứng cho tình cảm máu mủ thiêng liêng, Father and Daughter thành công từ sự tối giản.
Cha và con gái
Father and Daughter bắt đầu bằng hình ảnh người cha và con gái cùng đạp xe song song bên nhau trên con đường dài. Người cha cao lớn với chiếc xe đạp to, con gái nhỏ nhắn với chiếc xe đạp bé tí. Hình ảnh ấy vừa đáng yêu vừa ấm áp hơn bởi sự nhịp nhàng từ bản hòa tấu Danube Waves giàu cảm xúc. Họ tạm biệt nhau bên bờ sông. Người cha chèo thuyền ra xa. Cô bé vẫn trông theo bóng dáng cha mình mãi cho đến khi người và thuyền khuất hẳn sau làn sương đục mới đạp xe về. Giây phút chia tay của họ bịn rịn nhưng không quá não nề vì cảnh quay vẫn liên tục, âm nhạc chuyển sang tiết tấu nhẹ nhàng hơn chứ không kéo chậm đến u sầu, lê thê.
Tôi không biết người cha đã đi đâu, để làm gì. Chỉ thấy cô con gái bé nhỏ ngày qua ngày, mặt trời lặn rồi lại mọc, mùa này sang mùa kia, năm này qua tháng nọ cứ đạp xe quay lại chỗ hai cha con lần cuối gặp nhau. Xuôi dòng thời gian, cô con gái bé nhỏ lớn lên, trở thành thiếu nữ rồi già đi với tóc bạc, lưng cồm. Suốt một quãng đời, cô chỉ nhận được một kết quả duy nhất và lần nào cũng thất thểu quay về.
Câu chuyện chỉ đơn giản có vậy. Nhưng cái cách cô con gái đợi chờ cha mình làm người xem cảm động. Bất kể trời mưa to, gió lớn, rét buốt hay oi nồng, hửng sáng hay đêm đen, cô cứ ra bờ sông đứng đợi. Con đường ướt lầy, đọng nước sau một cơn mưa tầm tã nào đó vẫn không thể cản chân cô gái bé nhỏ lại đạp xe tới đúng điểm cần dừng. Dù trời gió rất mạnh khiến cô không đạp qua nỗi đoạn dốc cao nhưng cô bé cũng cố gắng dắt xe vượt cho kì được. Mái tóc dài của cô gái bị gió thổi tung bay. Khi nhìn hình ảnh cô im lặng ngóng mắt về phía mặt sông không có lấy một bóng đò, trong lòng tôi bỗng dâng lên cảm giác thật xót xa. Đoạn cô ra về, chiếc xe bị gió xuôi chiều cuốn đi mà không cần hì hục như khi ngược gió. Nhưng sự trợ lực từ sức đẩy của cơn gió rõ ràng không giống như sự bất lực đợi chờ của cô bé, có phải không? Và trong đêm tối, tôi vẫn thấy vệt sáng đèn pin lắc lư di chuyển về phía trước cùng với tiếng xe đạp khua bánh. Buồn làm sao khi bình mình hay trời khuya cô gái vẫn đợi chờ! Những ngày đất trời vào đông, cành cây trọi lá, con đường dài vắng hoe và lạnh lẽo, cô lúc ấy đã trở thành một bà lão tóc hoa râm với chiếc xe đạp cũ kĩ. Bà yếu ớt với tay lái run run, tốc độ xe thì chậm chạp vô cùng. Để qua được đoạn dốc cao, bà phải dắt xe với sự nỗ lực gấp mấy lần hơn thời còn bé. Dù thời tiết không thuận lòng người nhưng bà vẫn chưa bao giờ từ bỏ việc đợi cha về. Xuyên suốt cả một đời người, đứa con gái ấy luôn giữ lòng đinh ninh mong nhớ.
Điểm khiến tôi đặc biệt chú ý chính là hướng xe đạp của cô gái và sự đối lập giữa cô với mọi thứ xung quanh. Thuở còn bé tí, cô gái nhỏ hộc tốc chạy lướt nhanh qua những người đi đường cùng chiều để đến bờ sông đón cha. Đúng là khi trẻ tuổi, người ta ai cũng hăng hái với mọi thứ, muốn làm điều gì cũng dùng lòng chân thành và sự nỗ lực cao nhất để đạt được. Nhất là với trẻ con, cứ nghĩ đổ vào thật nhiều quyết tâm thì sẽ nhận được đáp trả xứng đáng. Thêm nữa, niềm tin thuần khiết của chúng lại dễ dàng dưỡng nuôi và phát triển mạnh mẽ. Bằng chứng là khi cô gái lớn thêm chút nữa thì cô vẫn đạp xe thật nhanh, thật bền để qua mặt những người cùng hướng. Thời gian qua đi, trên con đường quen thuộc ngày nào, cô giờ đã là thiếu nữ cùng những nữ sinh đạp xe nô nức thành tốp. Họ đi gần như song song nhau nhưng khi gần đến bờ sông thì cô giảm tốc độ và dừng xe lại ở đó. Những người bạn giục cô chạy tiếp. Tôi thấy sự phân vân ở cô gái. Cô chưa từng hết nhớ thương cha mình, song cô vẫn phải đến trường, vẫn phải hòa nhập cùng mọi người và trên hết vẫn phải sống cuộc đời của mình. Nên là cô cũng đã tiếp tục đạp xe về phía trước sau khi các bạn rời đi. Rõ ràng tình cảm cho người cha vẫn luôn chi phối tâm tưởng cô gái. Dù đuổi theo bạn bè nhưng cô đã chậm hơn họ vài nhịp. Rồi một chiều hoàng hôn lãng đãng, cặp tình nhân trên chiếc xe đạp di chuyển thật chậm thì cô gái vẫn hướng mắt về phía trước và đạp xe qua mặt họ. Hai chiếc xe di chuyển cùng một chiều nhưng cặp đôi thì thong thả bao nhiêu thì cô gấp rút bấy nhiêu. Trong khi họ níu giữ thời gian bên nhau, cặp kè, hò hẹn thì cô vẫn miệt mài với hành trình lặp lại của riêng mình. Tôi lại nghĩ đến cụm từ “thanh xuân thiếu nữ”. Cô gái ấy phải chăng đã bỏ quên cả tuổi xuân của mình để đợi chờ một người mất tích từ lâu? Liệu cô có chạnh lòng không khi bản thân thật cô đơn vì không có người thân che chở cũng chẳng có được tình yêu với lời chúc phúc nào từ người cô vẫn ngày ngày ra đón mà chẳng gặp? Nếu được hỏi, có thể cô ấy sẽ gật đầu hoặc phủ nhận điều ấy. Nhưng tôi chắc chắn trái tim cô đã mềm ra vì thấm đẫm nhớ thương rồi. Tuổi trẻ trôi đi mà không có một ai bên cạnh có thể sẽ giúp người ta mạnh mẽ lên đấy, tuy nhiên, đó lại là tuổi trẻ tím tái cô đơn. Chính vì lẽ đó mà đến với tuổi trung niên, cô gái vẫn cần mẫn một mình bên chiếc xe đạp cũ. Ngược hướng với cô là các bà mẹ đang chở những đứa trẻ đáng yêu. Người ta lớn lên, lập gia đình, khai sinh ra thế hệ mới. Còn cô thì ngày một già nua, héo hon và cô lẻ. Cùng một quãng thời gian nhưng hành trình của họ và cô hoàn toàn khác biệt nhau. Cô lặng đứng bên bờ sông ngày xưa cha đã từ giã cô nhìn gia đình người ta nô đùa, nhìn những đứa trẻ nghịch nước, nhìn về phía mù khơi dòng sông mà không thấy bóng dáng ai. Gia đình họ có nhau, cô chỉ có tiếng thở dài nén lại trong lồng ngực. Điều họ tận hưởng là hạnh phúc, thứ cô mang trong mình chỉ là một nhúm hy vọng âm ỉ nơi ngực trái. Góc quay khi ấy được mở rộng ra càng làm tăng cảm giác trống trải. Gió thổi như nhiều hơn khiến cảm giác quạnh quẽ lập tức tràn ngập trong không gian vắng tanh. Cô thì vẫn đơn côi đứng đó với mặt sông hoàn toàn phẳng lặng. Cô là cá thể duy nhất đối nghịch với con người, với cảnh vật xung quanh. Mỗi lần cô già đi mà vẫn chưa gặp lại được cha mình, lồng ngực tôi lại xốn xang. Tôi mong muốn vô cùng cô và cha có thể tương phùng. Thế nhưng lần nữa tôi lại phải trông thấy một bà lão già thật già, lưng còng đi, tóc đã bạc hoàn toàn búi ở sau đầu không còn đạp xe nỗi mà chỉ đang yếu ớt dắt chiếc xe một cách cực kì chậm chạp ra bến sông chờ. Lướt qua bà ấy là hình ảnh những đứa bé gái đạp xe tung tăng như nhắc nhớ những ngày xưa cũ. Quả thật, thời ấu thơ vô ưu, thân thương đó không thể nào quay lại. Thời trẻ bà cũng giàu sức sống như chúng, cũng hạnh phúc như chúng vậy. Nhưng bà đã không thể tận hưởng nó được lâu. Giờ đây bà đang về buổi hoàng hôn của cuộc đời trong khi rất nhiều đứa trẻ khác chỉ mới vừa chiêm ngưỡng được bình mình rạng rỡ. Vẫn là thế, cảm giác, con người bà luôn đối lập với không gian, vạn vật.
Có người nói cô con gái thật quá dại khờ và ngu ngốc khi dành cả cuộc đời mình chỉ để làm một điều là chờ đợi mà không chăm lo cho cuộc sống của mình. Nhưng tôi lại nghĩ khác về chiếc xe luôn chỉ chở một mình cô gái, về mỗi buổi trong ngày, mỗi mùa trong năm, mỗi năm trong đời người, cô ấy vẫn chưa từng từ bỏ việc mình muốn làm. Một tác giả đã từng viết rằng chờ đợi mà không biết mình phải chờ đợi đến khi nào là đau khổ, là đáng sợ vô cùng. Vậy mà, cô ấy vẫn nhẫn nại. Con gái nhớ thương cha suốt cả cuộc đời và không ngừng hy vọng gặp lại ông. Cô chấp nhận bỏ qua những mong muốn khác để tập trung vào mục tiêu lớn nhất của đời mình là đợi được cha về. Liệu tình cảm này có đủ “ăn đứt” tình yêu nam nữ bi lụy không? Niềm tin mãnh liệt, đậm sâu và dài lâu về sự tương ngộ thử hỏi trong nhân gian có được mấy người mang trong mình suốt những tháng ngày đăng đẵng như cô con gái đó? Ngốc nghếch cũng được, tự ngược cũng chẳng sao. Tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi sự kiên tâm chờ đợi của cô rồi.
Những cảnh cuối phim cứ làm tôi nhớ mãi. Khi bà lão dừng xe đi về phía bờ sông, chiếc xe của bà liên tục ngã. Bà lão kiên nhẫn dựng lại nó nhiều lần đến nỗi không còn kiên nhẫn nữa. Lúc này, tôi mới bất ngờ với cảnh vật xung quanh. Dòng sông giờ đây đã cạn khô tự lúc nào. Cỏ đã phủ khắp sông và cao gần đến đầu. Nhìn vào đấy ta mới thấy năm tháng dữ dội đã làm cạn kiệt một dòng sông sâu thẳm duy chỉ có lòng kiên trì của một người vẫn trụ vững với thời gian. Chi tiết về dấu tích một chiếc thuyền đắm nằm ở đáy sông thật sự gây xúc động. Nó ẩn dụ về cái chết của người cha bà yêu quí. Thuyền đắm, tức người đã không còn. Trái tim người con cũng mòn mỏi, cạn khô như dòng sông rợp cỏ. Bà bước đến rồi nằm phủ phục trong lòng thuyền đắm, như muốn theo cha mình, tìm kiếm cảm giác thân thuộc sót lại. Rồi, bà bỗng nhiên bật dậy nhìn về phía xa như nghe tiếng ai gọi tên mình và thấy cha từ xa. Ông vẫn trong hình dáng cũ, bộ áo cũ đứng đó nhìn về bà. Vậy là bà lão khẩn trương đứng lên để chạy về phía cha thật nhanh. Kì diệu thay, bản thân bà từng chút bé lại trên mỗi bước chạy về phía ông. Những bước chân vô tư, hồn nhiên hệt như thuở bé. Đến gần hơn, cả hai hơi khựng lại như xác nhận với nhau về sự hiện diện của người kia. Thế rồi, cô nhóc và người cha trao nhau cái ôm thắm thiết, thỏa lòng mong nhớ.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng những gì diễn ra không phải là sự thật. Ông vẫn mặc bộ quần áo năm xưa, người cũng không hề già đi. Đó dĩ nhiên không thể nào là ông của hiện tại. Tôi nghĩ đó là giấc mơ của bà lão lúc thiếp đi. Tất cả sự tương phùng chỉ là cảm giác ngộ nhận của bà trong cơn mê kí ức. Hơn nữa, có lẽ bà ấy đã nằm đó khá lâu khi rõ ràng những cụm mây trên bầu trời đã thay đổi vị trí, biến mất hoặc trôi đi xa hơn. Hành động bừng mắt thấy đằng kia là người đàn ông mình bao năm chờ đợi của bà hẳn chỉ là một kiểu mộng du hoặc sự tỉnh thức trong giấc mơ đang diễn tiến. Trong suốt bao năm dài, đôi lần bà có từng nghĩ cha mình đã về một thế giới khác không? Tôi cho là có đấy. Vì không có cánh thư nào, không có nhân vật nào báo tin, không ai nhắc đến ông. Tung tích của ông chỉ là một ẩn số. Bà chờ đợi bằng niềm hy vọng, nó kháng cự với sự thật phũ phàng. Đến khi thấy chiếc thuyền đắm giữa lòng sông, biết rằng cha đã mất thật rồi nhưng trong tiềm thức bà vẫn mong được gặp lại cha với hình dáng thuở xưa để rồi bản thân rơi vào sự tưởng tượng hạnh phúc. Bà hạnh phúc vì được gặp cha, được ôm ông ấy, giữ hình hài ông không tan biến đi. Đạo diễn đã không cho bà tỉnh dậy. Đó là một sự nhân đạo tuyệt vời! Để cha con không lần nữa chia lìa, để hình ảnh đẹp khi họ ôm nhau là những gì cuối cùng khán giả chứng kiến. Nếu đạo diễn cho giấc mơ kết thúc thì không chỉ bà lão đớn đau, hoang hoải mà chính tôi đây sẽ cảm thấy thắt tim. Tôi rất cảm ơn đạo diễn vì tinh thần nhân đạo ấy.
Một điểm đặc trưng của phim là không có lời thoại. Phim nhắm vào dáng vẻ, dùng cử chỉ của nhân vật để thể hiện cảm xúc thay vì ngôn từ hay nét mặt. Cảnh vật cũng góp một tiếng nói “không lời” vào việc nâng cao cảm xúc cho phim mặc dù cảnh vật khá tĩnh lặng. Cảnh chủ yếu là rặng cây, con đường dài tít tắp, vũng nước đọng, đàn chim, con thuyền, dòng sông im lìm không nhìn thấy rõ bờ… Cảnh được chuyển đều đặn với những vòng quay xe đạp, sự vật chuyển mùa. Cách chuyển động của từng vật khi nhanh khi chậm, khi vui tươi, lúc lại mang vẻ buồn bã nao lòng. Điển hình là hình ảnh đàn chim bay vòng qua bầu trời xa xăm, gió thổi tóc xổ tung, cuốn cây trơ lá… Cảnh tĩnh càng nhiều, lòng người càng xáo động. Bởi những hình ảnh đó đều mang tính đại diện cho dòng thời gian, biểu tượng cho một sự đổi thay. Màu nâu đỏ nhàn nhạt là tông nền xuyên suốt bộ phim. Bên cạnh đó, hai tông màu cơ bản như đen, trắng cùng các gam màu lạnh và nhạt được sử dụng rất hiệu quả. Nó không làm người ta cảm thấy gay gắt. Sự u buồn đơn giản chỉ là màu trắng của mặt nước soi những chiếc bóng đen cô đơn, lạnh lẽo và khắc khoải.
Father and Daughter cũng không hề có một cốt truyện phức tạp. Cách thể hiện nội dung rất nhẹ nhàng và tinh tế, chủ yếu cho người xem tự mình cảm nhận thông qua những chi tiết nhỏ nhặt nhưng đáng giá. Thế nhưng, phim lại truyền tải được một thông điệp mạnh mẽ về tình phụ tử và sự nhớ thương vô hạn khi người thân ra đi mà không thấy trở về. Tôi đã xem đi xem lại phim và lần sau lại bị làm cho cảm động hơn lần trước. Mỗi lần xem tôi lại để ý hơn những chi tiết lần đầu mình vô tình bỏ qua nhưng thật ra lại có sức lay động diệu kì. Lần nào tôi cũng cảm thấy mũi mình cay và nước mắt cứ thỏa nhiên rơi tự lúc nào chỉ với những thước phim gọn gàng chưa đầy 10 phút. Father and Daughter đã đạt được rất nhiều giải thưởng cao quí và trở thành phim thành công nhất trong những phim của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. Nhưng với riêng tôi, điều làm nên giá trị của bộ phim không phải là thời gian ông đầu tư, dĩ nhiên cũng chẳng phải là kĩ xảo điện ảnh kì công mà chính là tinh thần nhân văn sâu sắc của nó. Như một minh chứng cho tình cảm máu mủ thiêng liêng, Father and Daughter thành công từ sự tối giản.