Ấn tượng đầu tiên của tôi với Dành cho tháng sáu là mặt PR. Phim được giới thiệu khá nhiều vào thời điểm chuẩn bị và trong khi đang khởi chiếu. Gần như tất cả bài viết đều là khen. Nhưng điều đó không giúp ích gì cho phim, bởi...
Ấn tượng đầu tiên của tôi với Dành cho tháng sáu là mặt PR. Phim được giới thiệu khá nhiều vào thời điểm chuẩn bị và trong khi đang khởi chiếu. Gần như tất cả bài viết đều là khen. Nhưng điều đó không giúp ích gì cho phim, bởi nó gặp phải những đối thủ nặng ký hơn, PR dữ dội hơn vào thời điểm đó. Hôm tôi đi xem, trong rạp chưa tới 10 người.
Thật ra Dành cho tháng sáu không có nhiều câu chuyện để giới thiệu cho khán giả. Các bài viết chỉ tập trung ở việc đạo diễn còn trẻ và chất trẻ trong phim. Tóm lại là trẻ, và chấm hết. Lý do tôi đi xem phim này cũng vì nó được khen nhiều, có Huỳnh Anh (đẹp trai và tôi thích) và đề tài mới mẻ (chứ không lạ) so với mặt bằng chung của phim Việt Nam. Phim kể về Kiên, đội trưởng đội bóng rổ của trường yêu thầm Minh, quản lý câu lạc bộ. Một hôm Kiên lấy hết can đảm tỏ tình nhưng bị Minh từ chối. Thế là sĩ diện và chán đời, Kiên bỏ về quê mặc cho chỉ còn vài ngày nữa là đến trận đấu sống còn của đội. Hoàng, thành viên được Kiên dụ dỗ vào đội bóng kiêm luôn bạn thân, quyết định kéo Minh về quê tìm Kiên, lôi Kiên về với trận đấu. Trận bóng diễn ra sôi động với sự xuất hiện bất ngờ của Kiên. Đại khái thế và chỉ có thế. Đến bây giờ, tôi google lại thì vẫn chỉ có từng ấy lời khen dành cho phim vào thời điểm ra mắt, mà tôi biết toàn là báo khen. Cũng có vài bài khen của các bạn khán giả. Duy nhất có một bài chê tôi đọc được trên FB của một người bạn cũng biết chút ít về điện ảnh. Tôi không thành kiến đến độ phủ nhận mọi lời khen của các bạn khác và gật lấy gật để trước lời chê bai. Nhưng rõ ràng tôi thấy bạn tôi chê rất đúng.
Nguyễn Hữu Tuấn là một đạo diễn trẻ, nhiệt huyết và hoài bão (báo nói thế). Thật ra tôi nghĩ, bất cứ đạo diễn nào, không kể trẻ hay già, đều rất đam mê điện ảnh mới có thể theo nghề này. Vì thế tôi thấy lời khen cho Tuấn hơi thừa. Nhưng chuyện bạn ấy trẻ mà có thể làm được một phim đem ra chiếu rạp, theo tôi là đáng khen. Tôi không thích cái kiểu phim không sống lâu được trong rạp thì đổ thừa tại, bị, thì, là, mà… Nên tôi dùng nó làm thước đo, cho rằng Tuấn chỉ mới sinh ra được đứa con, nhưng không nuôi nó lớn được. Đứa bé đã ra đi vì cảm mạo thương hàn, bác sĩ không chịu chữa aka. khán giả không vào rạp xem.
Hầu hết mọi lời khen cho Dành cho tháng sáu đều na ná nhau, kiểu tựa phim hay (dù nó chiếu vào tháng 5), kiểu như phim trẻ trung, gần gũi… Nhưng cũng không phải không có ai chê. Điểm chê chung chính là diễn xuất của Huỳnh Anh. Ngược lại, hai gương mặt mới toanh Trần Thiên Tú và Quốc Trung thì được khen. Huỳnh Anh diễn dở đó giờ không hiểu sao lại mời vào phim, chẳng lẽ vì yếu tố thị trường? Tôi thấy các bạn đều có gương mặt đẹp, đủ tiêu chuẩn làm diễn viên. Nhưng diễn xuất thì Huỳnh Anh tệ 10 thì hai bạn kia cũng tệ 5. Chẳng qua do đứng gần Huỳnh Anh nên người ta tập trung chê Huỳnh Anh. Thêm nữa hai bạn kia là lính mới. Dễ thương thì dễ thương thật nhưng hơi già so với tuổi học sinh. Chắc sẽ có bạn phản bác chỉ lớn hơn tuổi thật của học sinh vài tuổi. Xin thưa, các bạn nhìn vào một đứa học cấp 3, với đôi mắt trong veo, gương mặt non choẹt, và một đứa 20 có vài va chạm với cuộc sống, khỏang cách 2-3 năm ấy lại thấy khác biệt rất nhiều. Thậm chí, 16 và 17 đã là khác nhau rồi. Cái này chắc phải trách nền điện ảnh nước nhà không có lò đào tạo diễn viên.
Phim được khen là có hình ảnh đẹp, đồng ý. Xem phim mà chỉ muốn phóng ngay ra nơi đó. Nhưng dường như đạo diễn đã quá chăm chút vào nó mà quên đi phim quan trọng nhất vẫn là kịch bản, diễn xuất… Phim được mỗi cái cảnh quay đẹp. Người bạn trên FB mà tôi vừa nói ban nãy, xem xong hỏi một câu: “Phim muốn nói gì, thể thao, học đường, tình cảm, du lịch, sở thích, đam mê, ước mơ, thực tế…?” Xem xong, tôi cũng chả biết. Phim giống như truyền hình Hồng Kông, cái gì cũng bỏ vào, phim phá án thì cảnh sát phải yêu nhau, phim pháp luật thì luật sư phải yêu nhau, phim bác sĩ thì bác sĩ phải yêu nhau… Dành cho tháng sáu còn rối hơn nữa khi rất nhiều vấn đề xã hội được đề cập một cách qua loa trong một câu chuyện siêu đơn giản, mà không giải quyết được gì.
Phim tự quảng cáo là có những cảnh bóng rổ hoành tráng. Đạo diễn làm cảnh này rất cực, chú ý kỹ lưỡng vì bản thân anh cũng mê bóng rổ. Tôi thì chẳng mê bóng rổ (được như anh), nhưng từng học, từng đọc truyện, xem phim hoạt hình Slam Dunk, nên cũng gọi là có chút kiến thức để mà tranh luận. Trước nhất, phim dán mác “bóng rổ” với cảnh quay chăm chút chỉ đơn thuần là trận đấu kéo dài có đến 10 phút, gây hứng thú cho khán giả bởi màn bình luận vui vui xàm xàm của hai học sinh hơn là kịch tính của trận đấu, và một vài cảnh chơi bóng rời rạc trước đó. Nhân vật Kiên là đội trưởng đội bóng, yêu bóng rổ nhưng gần như không thấy cậu ta chơi bóng. Chỉ thấy cậu này chỉ tay năm ngón cho Hoàng tập. Kỹ thuật của Hoàng thì cũng chả có gì cao siêu, nhưng được khán giả đánh giá là hay hơn Huỳnh Anh. Tôi được biết Huỳnh Anh từng chơi bóng rổ thời học sinh, cho nên với những cảnh quay cực kỳ đơn giản (bóng rổ nhập môn), tôi không hiểu sao lại để bị chê te tua tơi tả vậy? Tiếp đến, đã là đội trưởng và được miêu tả là cầu thủ giỏi, thế mà chẳng cảnh nào thể hiện được điều đó trừ việc được khen bằng thoại. Những cảnh quay thi đấu thì thôi rồi, tệ vô cùng tệ. Ai đã xem Slam Dunk đều biết tác giả hay cận cảnh những cú nhảy ném bóng (tư thế ném bóng) và động tác ném bóng (cử động của cổ tay). Đây là hai trong rất nhiều chi tiết thể hiện trình độ cầu thủ và kịch tính trận đấu. Tất cả đều không được ghi nhận mà cứ thấy cầu thủ chạy qua chạy lại rồi bóng vào rổ. Người bạn FB của tôi từng chơi bóng rổ và từng dạy bóng rổ, chỉ biết lắc đầu trước những cảnh này. Cũng may chăm chút như vậy, không thì chẳng biết đến đâu. Tóm lại, nếu phim này chủ đề là bóng rổ thì nó quá thất bại.
Về tuyến nhân vật thì khá ít, đơn giản. Trước tiên là Kiên, một người đam mê bóng rổ, sắp có một trận đấu quan trọng và chỉ vì tỏ tình thất bại mà bỏ đi. Tình tiết này được khen là rất học trò. Xin lỗi! Ai thật lòng đam mê điều gì đó, nhất là thể thao thì phải biết họ có thể từ bỏ nhiều thứ để được chơi hết mình. Nếu từng xem Captain Tsubasa, hẳn bạn vẫn còn nhớ những học sinh đứng trước ngã rẽ tuổi 18, xem trận đấu kết thúc đời học sinh ấy là cuộc chiến thật sự, chơi hết mình như thể sẽ không bao giờ được chơi nữa. Nếu bạn đã từng xem Touch, hẳn bạn vẫn còn nhớ khát khao được đặt chân đến Koushien của các cầu thủ bóng chày nó cháy bỏng đến như thế nào. Nhân vật Kiên không cho tôi thấy cậu thật sự yêu bóng rổ. Nhân vật Minh quá đơn giản nên không biết khen gì và chê gì, ngoài việc bạn này đến với bóng rổ vì yêu thầm anh rể khá hay. Nhân vật Hoàng được khen nhiều nhất là nhân vật tôi ghét nhất. Lý do tôi không rõ rốt cuộc cậu này thích cái gì. Tôi đồng ý con người có nhiều sở thích, nhưng làm phim thì nên tập trung một cái gì đó rõ rệt, hoặc có liên quan đến nhau. Không ai cấm thích bóng rổ thì không được thích mặc váy, nhưng cái kiểu cậu này thích bóng rổ, thích chụp hình, thích đọc sách nó chẳng ảnh hưởng nhiều đến phim, tóm lại là thừa scene. Chính vì cốt truyện quá đơn giản nên những cảnh Hoàng xuất hiện gần như chỉ có mục đích cho phim đủ thời lượng, kiểu cậu này đọc sách (mà là dạng khó cảm thụ như Murakami, ở tuổi của cậu ta) chẳng làm phim phát triển được.
Nhắc đến diễn viên thì tôi lại muốn hỏi rốt cuộc ai là vai chính trong phim này? Các bài PR cho rằng đó là Kiên, nhưng rõ ràng tần suất xuất hiện của cậu ta ít hơn hẳn Hoàng. Các cảnh diễn nội tâm, các cảnh diễn đòi hỏi diễn xuất, các cảnh mà khán giả cần lắng lòng, không có cảnh nào cần đến Huỳnh Anh diễn xuất nhiều, thậm chí có cảnh không có Huỳnh Anh. Nhưng nhân vật xuất hiện nhiều nhất, Hoàng, lại không phải người chủ động, hành động cuối cùng trong phim. Người đối diện với showdown ở đây chính là Kiên. Còn ai nói cả ba người bạn đều là vai chính thì chắc không biết quy tắc trong phim chỉ có một vai chính rồi. Tóm lại coi xong tạm coi Kiên là vai chính dù không thỏa mãn.
Một lời khen nữa là phim không có sự xuất hiện của người lớn, giống trong Tom & Jerry, đây là thế giới của học sinh. Đúng khúc đầu, với sự xuất hiện của tiếng người lớn và tấm lưng chứ không có quay gương mặt. Đoạn sau phá vỡ hoàn toàn khi có sự xuất hiện của bác bảo vệ, người anh họ… Mà nhắc đến người anh, một trong những nguyên nhân khiến Kiên suy nghĩ lại và khán giả cảm động, chính là trước đây anh từ bỏ quá khứ huy hoàng và giờ đây bằng lòng với thực tại. Nói thật chứ tôi không còn nhớ nhiều đoạn này nữa. Nó không gây cảm xúc trong tôi.
Nhiều bạn đã nói rằng đây là một phim sạch với những hình ảnh dễ thương. Tôi không cho rằng làm phim thì phải phơi bày thực trạng xã hội. Cho nên tôi đồng tình với cách thể hiện của Tuấn. Nhưng mà, tôi không nghĩ là lòng mình đã chai sạn, không nghĩ mình đã đánh mất vẻ trong trẻo của tâm hồn, khi tôi không một chút cảm động, một chút gợi nhớ nào hình ảnh các cô cậu học trò áo trắng quần xanh, đạp xe đạp, đối lập với những căn nhà cao rộng của đất thủ đô. Ngay cả thế giới học sinh mà tôi từng tồn tại 10 năm trước, ký ức về những chiếc xe máy, về chưa cần đội mũ bảo hiểm, về việc mỗi khi công an ra quân, là y như rằng hôm sau xe buýt đông nghẹt học sinh. Chứ không ấn tượng lắm với những chiếc xe đạp. Huống chi là một bộ phim của thời hiện đại. Vậy nên, với tôi, Dành cho tháng sáu là phim đẹp, chứ chưa hay, chưa đã. Mà nè, hôm qua tôi vừa khóc khi nghe lại bài Doraemon no Uta đấy, nhớ tuổi thơ ghê gớm. Tôi còn nhiều cảm xúc mà, đúng không?
Tóm lại, phim vớt vát bằng cảnh đẹp, thoại tự nhiên, tình bạn đẹp đẽ. Chấm hết. Nếu tình cờ được xem phim này, có lẽ nó cũng có vài nét đáng yêu, dễ thương khiến tôi thích thú. Nhưng vì quá nhiều lời có cánh dành cho nó, khiến tôi đặt nhiều kỳ vọng và cuối cùng thì không được như thế.
Tham lam thành ra hời hợt
Ấn tượng đầu tiên của tôi với Dành cho tháng sáu là mặt PR. Phim được giới thiệu khá nhiều vào thời điểm chuẩn bị và trong khi đang khởi chiếu. Gần như tất cả bài viết đều là khen. Nhưng điều đó không giúp ích gì cho phim, bởi nó gặp phải những đối thủ nặng ký hơn, PR dữ dội hơn vào thời điểm đó. Hôm tôi đi xem, trong rạp chưa tới 10 người.
Thật ra Dành cho tháng sáu không có nhiều câu chuyện để giới thiệu cho khán giả. Các bài viết chỉ tập trung ở việc đạo diễn còn trẻ và chất trẻ trong phim. Tóm lại là trẻ, và chấm hết. Lý do tôi đi xem phim này cũng vì nó được khen nhiều, có Huỳnh Anh (đẹp trai và tôi thích) và đề tài mới mẻ (chứ không lạ) so với mặt bằng chung của phim Việt Nam. Phim kể về Kiên, đội trưởng đội bóng rổ của trường yêu thầm Minh, quản lý câu lạc bộ. Một hôm Kiên lấy hết can đảm tỏ tình nhưng bị Minh từ chối. Thế là sĩ diện và chán đời, Kiên bỏ về quê mặc cho chỉ còn vài ngày nữa là đến trận đấu sống còn của đội. Hoàng, thành viên được Kiên dụ dỗ vào đội bóng kiêm luôn bạn thân, quyết định kéo Minh về quê tìm Kiên, lôi Kiên về với trận đấu. Trận bóng diễn ra sôi động với sự xuất hiện bất ngờ của Kiên. Đại khái thế và chỉ có thế. Đến bây giờ, tôi google lại thì vẫn chỉ có từng ấy lời khen dành cho phim vào thời điểm ra mắt, mà tôi biết toàn là báo khen. Cũng có vài bài khen của các bạn khán giả. Duy nhất có một bài chê tôi đọc được trên FB của một người bạn cũng biết chút ít về điện ảnh. Tôi không thành kiến đến độ phủ nhận mọi lời khen của các bạn khác và gật lấy gật để trước lời chê bai. Nhưng rõ ràng tôi thấy bạn tôi chê rất đúng.
Nguyễn Hữu Tuấn là một đạo diễn trẻ, nhiệt huyết và hoài bão (báo nói thế). Thật ra tôi nghĩ, bất cứ đạo diễn nào, không kể trẻ hay già, đều rất đam mê điện ảnh mới có thể theo nghề này. Vì thế tôi thấy lời khen cho Tuấn hơi thừa. Nhưng chuyện bạn ấy trẻ mà có thể làm được một phim đem ra chiếu rạp, theo tôi là đáng khen. Tôi không thích cái kiểu phim không sống lâu được trong rạp thì đổ thừa tại, bị, thì, là, mà… Nên tôi dùng nó làm thước đo, cho rằng Tuấn chỉ mới sinh ra được đứa con, nhưng không nuôi nó lớn được. Đứa bé đã ra đi vì cảm mạo thương hàn, bác sĩ không chịu chữa aka. khán giả không vào rạp xem.
Hầu hết mọi lời khen cho Dành cho tháng sáu đều na ná nhau, kiểu tựa phim hay (dù nó chiếu vào tháng 5), kiểu như phim trẻ trung, gần gũi… Nhưng cũng không phải không có ai chê. Điểm chê chung chính là diễn xuất của Huỳnh Anh. Ngược lại, hai gương mặt mới toanh Trần Thiên Tú và Quốc Trung thì được khen. Huỳnh Anh diễn dở đó giờ không hiểu sao lại mời vào phim, chẳng lẽ vì yếu tố thị trường? Tôi thấy các bạn đều có gương mặt đẹp, đủ tiêu chuẩn làm diễn viên. Nhưng diễn xuất thì Huỳnh Anh tệ 10 thì hai bạn kia cũng tệ 5. Chẳng qua do đứng gần Huỳnh Anh nên người ta tập trung chê Huỳnh Anh. Thêm nữa hai bạn kia là lính mới. Dễ thương thì dễ thương thật nhưng hơi già so với tuổi học sinh. Chắc sẽ có bạn phản bác chỉ lớn hơn tuổi thật của học sinh vài tuổi. Xin thưa, các bạn nhìn vào một đứa học cấp 3, với đôi mắt trong veo, gương mặt non choẹt, và một đứa 20 có vài va chạm với cuộc sống, khỏang cách 2-3 năm ấy lại thấy khác biệt rất nhiều. Thậm chí, 16 và 17 đã là khác nhau rồi. Cái này chắc phải trách nền điện ảnh nước nhà không có lò đào tạo diễn viên.
Phim được khen là có hình ảnh đẹp, đồng ý. Xem phim mà chỉ muốn phóng ngay ra nơi đó. Nhưng dường như đạo diễn đã quá chăm chút vào nó mà quên đi phim quan trọng nhất vẫn là kịch bản, diễn xuất… Phim được mỗi cái cảnh quay đẹp. Người bạn trên FB mà tôi vừa nói ban nãy, xem xong hỏi một câu: “Phim muốn nói gì, thể thao, học đường, tình cảm, du lịch, sở thích, đam mê, ước mơ, thực tế…?” Xem xong, tôi cũng chả biết. Phim giống như truyền hình Hồng Kông, cái gì cũng bỏ vào, phim phá án thì cảnh sát phải yêu nhau, phim pháp luật thì luật sư phải yêu nhau, phim bác sĩ thì bác sĩ phải yêu nhau… Dành cho tháng sáu còn rối hơn nữa khi rất nhiều vấn đề xã hội được đề cập một cách qua loa trong một câu chuyện siêu đơn giản, mà không giải quyết được gì.
Phim tự quảng cáo là có những cảnh bóng rổ hoành tráng. Đạo diễn làm cảnh này rất cực, chú ý kỹ lưỡng vì bản thân anh cũng mê bóng rổ. Tôi thì chẳng mê bóng rổ (được như anh), nhưng từng học, từng đọc truyện, xem phim hoạt hình Slam Dunk, nên cũng gọi là có chút kiến thức để mà tranh luận. Trước nhất, phim dán mác “bóng rổ” với cảnh quay chăm chút chỉ đơn thuần là trận đấu kéo dài có đến 10 phút, gây hứng thú cho khán giả bởi màn bình luận vui vui xàm xàm của hai học sinh hơn là kịch tính của trận đấu, và một vài cảnh chơi bóng rời rạc trước đó. Nhân vật Kiên là đội trưởng đội bóng, yêu bóng rổ nhưng gần như không thấy cậu ta chơi bóng. Chỉ thấy cậu này chỉ tay năm ngón cho Hoàng tập. Kỹ thuật của Hoàng thì cũng chả có gì cao siêu, nhưng được khán giả đánh giá là hay hơn Huỳnh Anh. Tôi được biết Huỳnh Anh từng chơi bóng rổ thời học sinh, cho nên với những cảnh quay cực kỳ đơn giản (bóng rổ nhập môn), tôi không hiểu sao lại để bị chê te tua tơi tả vậy? Tiếp đến, đã là đội trưởng và được miêu tả là cầu thủ giỏi, thế mà chẳng cảnh nào thể hiện được điều đó trừ việc được khen bằng thoại. Những cảnh quay thi đấu thì thôi rồi, tệ vô cùng tệ. Ai đã xem Slam Dunk đều biết tác giả hay cận cảnh những cú nhảy ném bóng (tư thế ném bóng) và động tác ném bóng (cử động của cổ tay). Đây là hai trong rất nhiều chi tiết thể hiện trình độ cầu thủ và kịch tính trận đấu. Tất cả đều không được ghi nhận mà cứ thấy cầu thủ chạy qua chạy lại rồi bóng vào rổ. Người bạn FB của tôi từng chơi bóng rổ và từng dạy bóng rổ, chỉ biết lắc đầu trước những cảnh này. Cũng may chăm chút như vậy, không thì chẳng biết đến đâu. Tóm lại, nếu phim này chủ đề là bóng rổ thì nó quá thất bại.
Về tuyến nhân vật thì khá ít, đơn giản. Trước tiên là Kiên, một người đam mê bóng rổ, sắp có một trận đấu quan trọng và chỉ vì tỏ tình thất bại mà bỏ đi. Tình tiết này được khen là rất học trò. Xin lỗi! Ai thật lòng đam mê điều gì đó, nhất là thể thao thì phải biết họ có thể từ bỏ nhiều thứ để được chơi hết mình. Nếu từng xem Captain Tsubasa, hẳn bạn vẫn còn nhớ những học sinh đứng trước ngã rẽ tuổi 18, xem trận đấu kết thúc đời học sinh ấy là cuộc chiến thật sự, chơi hết mình như thể sẽ không bao giờ được chơi nữa. Nếu bạn đã từng xem Touch, hẳn bạn vẫn còn nhớ khát khao được đặt chân đến Koushien của các cầu thủ bóng chày nó cháy bỏng đến như thế nào. Nhân vật Kiên không cho tôi thấy cậu thật sự yêu bóng rổ. Nhân vật Minh quá đơn giản nên không biết khen gì và chê gì, ngoài việc bạn này đến với bóng rổ vì yêu thầm anh rể khá hay. Nhân vật Hoàng được khen nhiều nhất là nhân vật tôi ghét nhất. Lý do tôi không rõ rốt cuộc cậu này thích cái gì. Tôi đồng ý con người có nhiều sở thích, nhưng làm phim thì nên tập trung một cái gì đó rõ rệt, hoặc có liên quan đến nhau. Không ai cấm thích bóng rổ thì không được thích mặc váy, nhưng cái kiểu cậu này thích bóng rổ, thích chụp hình, thích đọc sách nó chẳng ảnh hưởng nhiều đến phim, tóm lại là thừa scene. Chính vì cốt truyện quá đơn giản nên những cảnh Hoàng xuất hiện gần như chỉ có mục đích cho phim đủ thời lượng, kiểu cậu này đọc sách (mà là dạng khó cảm thụ như Murakami, ở tuổi của cậu ta) chẳng làm phim phát triển được.
Nhắc đến diễn viên thì tôi lại muốn hỏi rốt cuộc ai là vai chính trong phim này? Các bài PR cho rằng đó là Kiên, nhưng rõ ràng tần suất xuất hiện của cậu ta ít hơn hẳn Hoàng. Các cảnh diễn nội tâm, các cảnh diễn đòi hỏi diễn xuất, các cảnh mà khán giả cần lắng lòng, không có cảnh nào cần đến Huỳnh Anh diễn xuất nhiều, thậm chí có cảnh không có Huỳnh Anh. Nhưng nhân vật xuất hiện nhiều nhất, Hoàng, lại không phải người chủ động, hành động cuối cùng trong phim. Người đối diện với showdown ở đây chính là Kiên. Còn ai nói cả ba người bạn đều là vai chính thì chắc không biết quy tắc trong phim chỉ có một vai chính rồi. Tóm lại coi xong tạm coi Kiên là vai chính dù không thỏa mãn.
Một lời khen nữa là phim không có sự xuất hiện của người lớn, giống trong Tom & Jerry, đây là thế giới của học sinh. Đúng khúc đầu, với sự xuất hiện của tiếng người lớn và tấm lưng chứ không có quay gương mặt. Đoạn sau phá vỡ hoàn toàn khi có sự xuất hiện của bác bảo vệ, người anh họ… Mà nhắc đến người anh, một trong những nguyên nhân khiến Kiên suy nghĩ lại và khán giả cảm động, chính là trước đây anh từ bỏ quá khứ huy hoàng và giờ đây bằng lòng với thực tại. Nói thật chứ tôi không còn nhớ nhiều đoạn này nữa. Nó không gây cảm xúc trong tôi.
Nhiều bạn đã nói rằng đây là một phim sạch với những hình ảnh dễ thương. Tôi không cho rằng làm phim thì phải phơi bày thực trạng xã hội. Cho nên tôi đồng tình với cách thể hiện của Tuấn. Nhưng mà, tôi không nghĩ là lòng mình đã chai sạn, không nghĩ mình đã đánh mất vẻ trong trẻo của tâm hồn, khi tôi không một chút cảm động, một chút gợi nhớ nào hình ảnh các cô cậu học trò áo trắng quần xanh, đạp xe đạp, đối lập với những căn nhà cao rộng của đất thủ đô. Ngay cả thế giới học sinh mà tôi từng tồn tại 10 năm trước, ký ức về những chiếc xe máy, về chưa cần đội mũ bảo hiểm, về việc mỗi khi công an ra quân, là y như rằng hôm sau xe buýt đông nghẹt học sinh. Chứ không ấn tượng lắm với những chiếc xe đạp. Huống chi là một bộ phim của thời hiện đại. Vậy nên, với tôi, Dành cho tháng sáu là phim đẹp, chứ chưa hay, chưa đã. Mà nè, hôm qua tôi vừa khóc khi nghe lại bài Doraemon no Uta đấy, nhớ tuổi thơ ghê gớm. Tôi còn nhiều cảm xúc mà, đúng không?
Tóm lại, phim vớt vát bằng cảnh đẹp, thoại tự nhiên, tình bạn đẹp đẽ. Chấm hết. Nếu tình cờ được xem phim này, có lẽ nó cũng có vài nét đáng yêu, dễ thương khiến tôi thích thú. Nhưng vì quá nhiều lời có cánh dành cho nó, khiến tôi đặt nhiều kỳ vọng và cuối cùng thì không được như thế.