Không có đáp án đúng hay sai, chỉ cần dám đưa ra quyết định
Khi đề cập đến tình yêu động vật trong các bộ phim, khán giả sẽ liên tưởng đến các loài gần gũi với chúng ta như chó hay mèo. Vậy nên nhìn thấy tựa đề Đến Trường Cùng Với Heo, tôi thực sự rất tò mò. Liệu người thầy đưa ra phương án...
Khi đề cập đến tình yêu động vật trong các bộ phim, khán giả sẽ liên tưởng đến các loài gần gũi với chúng ta như chó hay mèo. Vậy nên nhìn thấy tựa đề Đến Trường Cùng Với Heo, tôi thực sự rất tò mò. Liệu người thầy đưa ra phương án này đã suy nghĩ như thế nào? Các em nhỏ của lớp 6-2 sẽ đối xử với chú heo ấy ra sao? Bài học nào được gửi gắm trong câu chuyện xoay quanh chú heo đó? 126 phút của bộ phim đã lần lượt trả lời chúng một cách rất hợp lý và để lại trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc đẹp. Là cảm động khi nhìn thấy các em nhỏ ra sức bảo vệ chú heo của mình, là kính trọng tài chủ nhiệm của thầy Hoshi trong lúc các em đưa ra ý kiến, là thích thú trước lối giáo dục gần gũi với thiên nhiên của các trường học ở Nhật. Từng thước phim cứ nhẹ nhàng trôi qua như thế, tôi không biết từ khi nào mình đã hóa thân vào thành viên của lớp 6-2, cùng vui, buồn và lo lắng cho chú heo P-chan mà mọi người chăm sóc suốt một năm học.
Bạn nghĩ sao nếu một ngày thầy giáo của mình mang đến lớp một chú heo và bảo rằng thầy trò mình sẽ bắt đầu tiết học về sự sống bằng việc nuôi chú ấy lớn, rồi sau đó sẽ ăn thịt nó? Tôi thực sự cảm thấy khá bất ngờ về hành động của thầy Hoshi, quả thực việc chăm sóc một chú heo không hề là chuyện đơn giản. Mọi thứ đã bắt đầu hết sức tự nhiên như thế, nhưng rõ ràng việc chọn một con gà hay vịt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đối với các em. Tôi nhìn thấy ở thầy Hoshi một sự kiên quyết kèm theo cả cố chấp nữa, tôi không biết lúc ấy thầy nghĩ gì và tại sao lại chọn cách đó để giáo dục học sinh của mình. Tôi chỉ thấy nó là một sự lựa chọn chẳng hề dễ chịu chút nào, nếu không muốn nói là có chút sai lầm. Bởi lẽ người ta chỉ thường đặt tên cho thú cưng của mình, chứ chẳng ai đặt tên cho một con vật được nuôi để lấy thịt cả. Thầy Hoshi đã để các em học sinh lớp 6-2 đặt tên cho chú heo là P-chan, thực sự tôi không tán thành việc làm ấy một chút nào. Trên cõi đời này, những thứ được chúng ta gọi tên lâu dần sẽ trở thành một điều khiến chúng ta nhớ mãi không quên, thói quen ấy cứ dần ăn sâu vào tâm thức của mỗi người mà không cần thêm chất xúc tác nào để ghi nhớ cả. Dẫu có những thứ sẽ bị lãng quên, tôi luôn tin chẳng ai muốn hay nỡ làm tổn thương đến nó. P-chan tuy chỉ là một chú heo rất đỗi bình thường, nhưng khi được các em chăm sóc đã vô tình gắn kết họ lại với nhau. Trong đầu tôi chợt bật ra câu hỏi: "Nếu không đặt tên cho nó thì liệu sự sống của P-chan có được bàn tán nhiều đến vậy không?". Tôi nghĩ chính thầy Hoshi và mọi người cũng sẽ nhìn ra được điều này mà thôi. Làm sao có thể tổn thương một thứ đã gắn bó với chúng ta trong khoảng thời gian dài như vậy? Thầy Hoshi chắc không thể nào ngờ bài học của mình lại có sức ảnh hưởng đến các em đến thế. Cái giá phải trả của sự thành công không hề nhỏ một chút nào, đã có những lời cãi vả rất to tiếng của các em, đã có những giọt nước mắt, vết thương đầy thân thể. Nhưng đâu đó trong khó khăn, tập thể lớp 6-2 đã tìm được niềm vui khi đến trường.
Trong một khuôn viên trường học, tôi được nhìn thấy những cây cà chua dần lớn lên dưới sự chăm bón của các em học sinh, một chú heo được xây chuồng trên sân bóng và các em học sinh miệt mài nuôi dưỡng thành quả ấy. Tôi không nghĩ ở trường học lại được dạy những bài gần gũi với thiên nhiên như vậy, cách giáo dục đó của Nhật Bản sinh động gấp bội lần so với Việt Nam chúng ta. Nhìn thấy các em ra sức bảo vệ chúng, cũng như tham gia thảo luận một cách rất hào hứng khiến tôi thực sự khâm phục nền giáo dục ấy vô cùng. Có lẽ ở đó ý kiến của các em mới thực sự được trân trọng và được lắng nghe một cách tuyệt đối. Tôi còn nhớ lời phát biểu của thầy Hoshi: "Không có đáp án đúng hay sai", các em được tự do đưa ra ý kiến của mình mà không hề sợ bị chê trách. Tất cả mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến cá nhân, được lắng nghe và chia sẻ. Các bài học được truyền tải gần gũi đã tạo cho các em động lực để học tập và trao đổi suy nghĩ của mình. Thật tuyệt vời làm sao!
Điều khiến mọi người phải suy nghĩ chính là thái độ nghiêm túc của các em lớp 6-2 trong việc chăm sóc P-chan. Ban đầu các em khá lúng túng, nhưng dần dà điều ấy lại trở thành một việc làm khiến mọi người vui vẻ và hòa đồng hơn. Các em thay phiên nhau quét phân trong chuồng, mang thức ăn thừa ở căn tin cho P-chan và không hề ngại những cơn mưa mà chạy đến xem cô heo có an toàn hay không. Tôi chợt nghĩ đến bài học về sự sống mà thầy Hoshi đã đề cập ngay từ đầu, các em thực sự biết trân trọng sự sống của P-chan. Điều đó thể hiện rất rõ qua các lần thảo luận về việc sẽ giao cô heo cho khối lớp 3 hay gửi cô ấy vào trại thịt. Chính những ngày dài chăm sóc P-chan cộng với sự lo lắng của các em khi cô heo đột nhiên biến mất, tất cả đã vô tình tạo nên một sợi dây liên kết chặt chẽ giữ các em với P-chan. Trong 26 học sinh của lớp 6-2 , tôi còn nhớ Hana là người mới chuyển đến, cô bé khá rụt rè khi tiếp xúc với các bạn xung quanh, nhưng đến cuối cùng em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến trong lúc thảo luận về sự sinh tồn của P-chan. Dường như sự quý mến mà em dành cho P-chan đã giúp em can đảm và hòa nhập hơn với mọi người trong môi trường mới. Tôi không chắc các em có nhìn nhận một cách đúng đắn bài học về sự sinh tồn mà thầy Hoshi đã đề ra hay không? Tôi chỉ biết các em đã học được bài học về sự trân trọng và ý thức trách nhiệm. Các em nhận ra mình đã thực sự dành một tình cảm chân thật nhất cho P-chan và phải ra sức bảo vệ nó. Tôi tự đặt mình vào vị trí của các em và hòa vào cuộc tranh luận liệu nên giữ lại P-chan hay là giết nó như ý định ban đầu. Nên giữ lại, tôi đã đưa ra ý kiến của mình như thế. Các em thực sự khiến tôi tin vào sự gắn kết khi đưa ra ý kiến không nên giết P-chan vì cô đã trở thành một người bạn và là thành viên của lớp 6-2. Tại sao có thể nghĩ ra được điều đó khi các em còn quá nhỏ như vậy? Sự yêu quý của các em dành cho P-chan khiến tôi vô cùng cảm động, bởi đúng là chúng ta chẳng ai muốn làm tổn thương "bạn" của mình cả.
Đến lúc này đây, quyết định của thầy Hoshi trở nên cực kỳ quan trọng. Những giọt nước mắt cũng bắt đầu rơi trên khuôn mặt đầy sự ngây thơ của các em, sự tiếc nuối và lo lắng hiện diện rất rõ trong từng ánh mắt ấy. Tôi không chắc rằng quyết định của thầy Hoshi là đúng, nhưng có lẽ đó là một quyết định cần thiết và hợp lý trong hoàn cảnh này. Cuộc đời này, quả thực chẳng có điều gì là tuyệt đối cả, nhưng càng tương đối bao nhiêu thì sẽ càng được lòng mọi người bấy nhiêu. Hãy xem và cảm nhận về quyết định sẽ giữ P-chan lại cho lớp 3 chăm sóc hay gửi cô ấy đến trại thịt của thầy giáo trẻ Hoshi, tôi tin các bạn sẽ hài lòng mà thôi, vì nó đã là quyết định tốt nhất rồi.
Không có đáp án đúng hay sai, chỉ cần dám đưa ra quyết định
Khi đề cập đến tình yêu động vật trong các bộ phim, khán giả sẽ liên tưởng đến các loài gần gũi với chúng ta như chó hay mèo. Vậy nên nhìn thấy tựa đề Đến Trường Cùng Với Heo, tôi thực sự rất tò mò. Liệu người thầy đưa ra phương án này đã suy nghĩ như thế nào? Các em nhỏ của lớp 6-2 sẽ đối xử với chú heo ấy ra sao? Bài học nào được gửi gắm trong câu chuyện xoay quanh chú heo đó? 126 phút của bộ phim đã lần lượt trả lời chúng một cách rất hợp lý và để lại trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc đẹp. Là cảm động khi nhìn thấy các em nhỏ ra sức bảo vệ chú heo của mình, là kính trọng tài chủ nhiệm của thầy Hoshi trong lúc các em đưa ra ý kiến, là thích thú trước lối giáo dục gần gũi với thiên nhiên của các trường học ở Nhật. Từng thước phim cứ nhẹ nhàng trôi qua như thế, tôi không biết từ khi nào mình đã hóa thân vào thành viên của lớp 6-2, cùng vui, buồn và lo lắng cho chú heo P-chan mà mọi người chăm sóc suốt một năm học.
Bạn nghĩ sao nếu một ngày thầy giáo của mình mang đến lớp một chú heo và bảo rằng thầy trò mình sẽ bắt đầu tiết học về sự sống bằng việc nuôi chú ấy lớn, rồi sau đó sẽ ăn thịt nó? Tôi thực sự cảm thấy khá bất ngờ về hành động của thầy Hoshi, quả thực việc chăm sóc một chú heo không hề là chuyện đơn giản. Mọi thứ đã bắt đầu hết sức tự nhiên như thế, nhưng rõ ràng việc chọn một con gà hay vịt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đối với các em. Tôi nhìn thấy ở thầy Hoshi một sự kiên quyết kèm theo cả cố chấp nữa, tôi không biết lúc ấy thầy nghĩ gì và tại sao lại chọn cách đó để giáo dục học sinh của mình. Tôi chỉ thấy nó là một sự lựa chọn chẳng hề dễ chịu chút nào, nếu không muốn nói là có chút sai lầm. Bởi lẽ người ta chỉ thường đặt tên cho thú cưng của mình, chứ chẳng ai đặt tên cho một con vật được nuôi để lấy thịt cả. Thầy Hoshi đã để các em học sinh lớp 6-2 đặt tên cho chú heo là P-chan, thực sự tôi không tán thành việc làm ấy một chút nào. Trên cõi đời này, những thứ được chúng ta gọi tên lâu dần sẽ trở thành một điều khiến chúng ta nhớ mãi không quên, thói quen ấy cứ dần ăn sâu vào tâm thức của mỗi người mà không cần thêm chất xúc tác nào để ghi nhớ cả. Dẫu có những thứ sẽ bị lãng quên, tôi luôn tin chẳng ai muốn hay nỡ làm tổn thương đến nó. P-chan tuy chỉ là một chú heo rất đỗi bình thường, nhưng khi được các em chăm sóc đã vô tình gắn kết họ lại với nhau. Trong đầu tôi chợt bật ra câu hỏi: "Nếu không đặt tên cho nó thì liệu sự sống của P-chan có được bàn tán nhiều đến vậy không?". Tôi nghĩ chính thầy Hoshi và mọi người cũng sẽ nhìn ra được điều này mà thôi. Làm sao có thể tổn thương một thứ đã gắn bó với chúng ta trong khoảng thời gian dài như vậy? Thầy Hoshi chắc không thể nào ngờ bài học của mình lại có sức ảnh hưởng đến các em đến thế. Cái giá phải trả của sự thành công không hề nhỏ một chút nào, đã có những lời cãi vả rất to tiếng của các em, đã có những giọt nước mắt, vết thương đầy thân thể. Nhưng đâu đó trong khó khăn, tập thể lớp 6-2 đã tìm được niềm vui khi đến trường.
Trong một khuôn viên trường học, tôi được nhìn thấy những cây cà chua dần lớn lên dưới sự chăm bón của các em học sinh, một chú heo được xây chuồng trên sân bóng và các em học sinh miệt mài nuôi dưỡng thành quả ấy. Tôi không nghĩ ở trường học lại được dạy những bài gần gũi với thiên nhiên như vậy, cách giáo dục đó của Nhật Bản sinh động gấp bội lần so với Việt Nam chúng ta. Nhìn thấy các em ra sức bảo vệ chúng, cũng như tham gia thảo luận một cách rất hào hứng khiến tôi thực sự khâm phục nền giáo dục ấy vô cùng. Có lẽ ở đó ý kiến của các em mới thực sự được trân trọng và được lắng nghe một cách tuyệt đối. Tôi còn nhớ lời phát biểu của thầy Hoshi: "Không có đáp án đúng hay sai", các em được tự do đưa ra ý kiến của mình mà không hề sợ bị chê trách. Tất cả mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến cá nhân, được lắng nghe và chia sẻ. Các bài học được truyền tải gần gũi đã tạo cho các em động lực để học tập và trao đổi suy nghĩ của mình. Thật tuyệt vời làm sao!
Điều khiến mọi người phải suy nghĩ chính là thái độ nghiêm túc của các em lớp 6-2 trong việc chăm sóc P-chan. Ban đầu các em khá lúng túng, nhưng dần dà điều ấy lại trở thành một việc làm khiến mọi người vui vẻ và hòa đồng hơn. Các em thay phiên nhau quét phân trong chuồng, mang thức ăn thừa ở căn tin cho P-chan và không hề ngại những cơn mưa mà chạy đến xem cô heo có an toàn hay không. Tôi chợt nghĩ đến bài học về sự sống mà thầy Hoshi đã đề cập ngay từ đầu, các em thực sự biết trân trọng sự sống của P-chan. Điều đó thể hiện rất rõ qua các lần thảo luận về việc sẽ giao cô heo cho khối lớp 3 hay gửi cô ấy vào trại thịt. Chính những ngày dài chăm sóc P-chan cộng với sự lo lắng của các em khi cô heo đột nhiên biến mất, tất cả đã vô tình tạo nên một sợi dây liên kết chặt chẽ giữ các em với P-chan. Trong 26 học sinh của lớp 6-2 , tôi còn nhớ Hana là người mới chuyển đến, cô bé khá rụt rè khi tiếp xúc với các bạn xung quanh, nhưng đến cuối cùng em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến trong lúc thảo luận về sự sinh tồn của P-chan. Dường như sự quý mến mà em dành cho P-chan đã giúp em can đảm và hòa nhập hơn với mọi người trong môi trường mới. Tôi không chắc các em có nhìn nhận một cách đúng đắn bài học về sự sinh tồn mà thầy Hoshi đã đề ra hay không? Tôi chỉ biết các em đã học được bài học về sự trân trọng và ý thức trách nhiệm. Các em nhận ra mình đã thực sự dành một tình cảm chân thật nhất cho P-chan và phải ra sức bảo vệ nó. Tôi tự đặt mình vào vị trí của các em và hòa vào cuộc tranh luận liệu nên giữ lại P-chan hay là giết nó như ý định ban đầu. Nên giữ lại, tôi đã đưa ra ý kiến của mình như thế. Các em thực sự khiến tôi tin vào sự gắn kết khi đưa ra ý kiến không nên giết P-chan vì cô đã trở thành một người bạn và là thành viên của lớp 6-2. Tại sao có thể nghĩ ra được điều đó khi các em còn quá nhỏ như vậy? Sự yêu quý của các em dành cho P-chan khiến tôi vô cùng cảm động, bởi đúng là chúng ta chẳng ai muốn làm tổn thương "bạn" của mình cả.
Đến lúc này đây, quyết định của thầy Hoshi trở nên cực kỳ quan trọng. Những giọt nước mắt cũng bắt đầu rơi trên khuôn mặt đầy sự ngây thơ của các em, sự tiếc nuối và lo lắng hiện diện rất rõ trong từng ánh mắt ấy. Tôi không chắc rằng quyết định của thầy Hoshi là đúng, nhưng có lẽ đó là một quyết định cần thiết và hợp lý trong hoàn cảnh này. Cuộc đời này, quả thực chẳng có điều gì là tuyệt đối cả, nhưng càng tương đối bao nhiêu thì sẽ càng được lòng mọi người bấy nhiêu. Hãy xem và cảm nhận về quyết định sẽ giữ P-chan lại cho lớp 3 chăm sóc hay gửi cô ấy đến trại thịt của thầy giáo trẻ Hoshi, tôi tin các bạn sẽ hài lòng mà thôi, vì nó đã là quyết định tốt nhất rồi.
Bởi lẽ "Không có ý kiến nào là đúng hay sai cả".