Em biết anh không thể là một người chồng, nhưng ít nhất hãy là một người đàn ông
Shoko được cha mẹ an bài kết hôn cùng Kishida Mutsuki, một bác sĩ 30 tuổi. Shoko là một cô gái có tâm lý không ổn định và mắc chứng nghiện rượu, còn Kishida lại là một chàng trai đồng tính. Mối quan hệ vốn dĩ không...
Shoko được cha mẹ an bài kết hôn cùng Kishida Mutsuki, một bác sĩ 30 tuổi. Shoko là một cô gái có tâm lý không ổn định và mắc chứng nghiện rượu, còn Kishida lại là một chàng trai đồng tính. Mối quan hệ vốn dĩ không bình thường của 2 người lại càng bị xáo trộn khi có sự xuất hiện của Fujishima Kon, người yêu của Kishida. Tình yêu cùng tình bạn đem 3 người xích lại gần nhau hơn, tạo nên một mối quan hệ kì diệu…
Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường và không hợp lý nhưng bởi vì nội tâm của nhân vật liên tục phát triển và biến hóa nên đã thành công trong việc làm người xem cộng hưởng và cảm thấy nội dung bộ phim này rất tự nhiên. Đồng thời, ekip sản xuất bộ phim đã cho khán giả thấy được một tầm nhìn mới vào thời điểm đó, năm 1992 xã hội vẫn còn xa lạ với khái niệm về người đồng tính. Cũng vào năm đó, bộ phim đạt được vô số thành tựu: lọt vào top 10 bộ phim điện ảnh của năm do Tuần Báo Điện Ảnh Nhật Bản bình chọn, được trao giải bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất năm của Viện Hàn Lâm Nhật Bản lần thứ 23 và đặc biệt hơn là giành được giải thưởng Cành Cọ Vàng danh giá lần thứ 51 ở hạng mục phim nước ngoài. Diễn viên chính là Toyokawa Etsushi cũng đoạt giải Diễn viên mới xuất sắc nhất do học viện điện ảnh Nhật Bản tổ chức hằng năm.
Những năm 90 là thời điểm hàng loạt các tác phẩm điện ảnh mang đề tài đồng tính được các đạo diễn nổi tiếng trình làng. Người khởi đầu thời kì này chính là đạo diễn Trần Khải Ca với bộ phim kinh điển “Bá Vương Biệt Cơ”, sau đó là Trương Nguyên với “Đông Cung Tây Cung”, Thái Minh Lượng với “Thanh Thiếu Niên Na Tra”, “Tình Yêu Vạn Tuế”, “Con Sông”, Vương Gia Vệ với “Xuân quang xạ tiết”, Quan Cẩm Bằng với “Hold You Tight”… Khoảng thời gian đó, những bộ phim kể trên như một cú hích của nền điện ảnh Châu Á, không chỉ đạt giá trị nghệ thuật cao mà còn đem lại một cái nhìn thiện cảm hơn về người đồng tính. Tương tự, đạo diễn Matsuoka Joji cũng đã tạo nên một “Kira Kira Hikaru” đầy chất thơ và riêng biệt.
“Kira Kira Hikaru” được tạo nên dựa theo nguồn gốc và quan niệm về đồng tính của những năm 1868. Trước nhất, ở thời đại 1868, người ta không xem đồng tính luyến ái là một hành vi bệnh hoạn hay độc ác. Vì vậy khi xem phim ta có thể thấy 2 nhân vật Kishida và Kon là 2 chàng trai có tâm hồn trong sáng. Nếu liên tưởng sâu xa hơn, ta còn thấy sự liên hệ thú vị giữa Kishida, Kon với Trình Điệp Y trong “Bá Vương Biệt Cơ”, hay Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh trong “Xuân quang xạ tiết”… Điểm chung giữa những người đàn ông này là họ đều có một tâm hồn thánh thiện, cùng hướng tới cái đẹp và tình yêu chân chính nhưng họ lại sống trong một thời đại mà từ lâu họ đã bị hắt hủi. Kishida là một bác sĩ và là người đồng tính, nhưng khi xem phim ta không thấy cái ủy mị thường thấy trong các bộ phim cùng thể loại. Anh sở hữu những đức tính mà người phụ nữ nào cũng khao khát: sự nghiệp thành công, sống có nguyên tắc, không uống rượu cũng không hút thuốc, quần áo luôn luôn chỉnh tề, rộng rãi với bạn bè, cư xử lịch thiệp, phong độ tao nhã, thành thực, luôn sống thật với bản thân, luôn luôn khoan dung cùng kiên nhẫn. Những lúc Kon cùng Shoko oán trách anh, anh chỉ im lặng, nửa câu trách cứ cũng không có. Anh luôn tìm cách giải quyết chu toàn giữa tình yêu và trách nhiệm, để làm cho 2 người kia vừa lòng. Người góp công lớn trong bộ phim này chính là Toyokawa Etsushi, một chàng trai cao lớn tuấn lãng, đã giúp người xem có quan niệm khác về những người đồng tính luyến ái (ý tác giả nói là anh không ẻo lả như trong định kiến nhiều người). Nếu Kishida được xây dựng là một người đàn ông mạnh mẽ vì anh ở vị thế chủ động thì Kon, cũng được khắc họa rất thành công. Kon thường mặc một bộ quần áo lao động màu đỏ rất sạch sẽ, Kon hãy còn là một cậu bé hiếu động nhưng cũng rất lương thiện. Ví dụ như Kishida cùng Shoko kết hôn đã lâu mà vẫn chưa ngủ cùng phòng, Kon thấy áy náy nên tìm Shoko để nói chuyện, kết quả là 2 người khá hợp tính nhau và Shoko đã mời Kon lưu lại nhà để ăn cơm chiều. Nhưng đặc biệt hơn hết là đoạn Kishida quyết định ly hôn với Shoko, chính Kon là người đã khiến Kishida hồi tâm chuyển ý, duy trì cuộc hôn nhân này. Đạo diễn đã mượn hình ảnh của Kishida và Kon để nhắc về quan niệm về người đồng tính của thời đại 1868, tức là bình thường hóa khái niệm về đồng tính luyến ái.
Loại quan niệm này thể hiện rất rõ qua cái nhìn của Shoko. Xuyên suốt bộ phim ta có thể thấy trừ cha mẹ của Shoko thì cách xử sự của mọi người dành cho Kishida không có đến nửa phần chán ghét cùng kinh tởm. Kể cả cha mẹ của Kishida, họ cũng không hề trách cứ con trai mình, những đồng nghiệp trong bệnh viện cũng không bởi vì vậy mà kì thị anh, thậm chí họ còn giúp đỡ, tạo điều kiện cho anh. Còn cha mẹ của Shoko có thái độ hơi cực đoan với Kishida nguyên nhân chính cũng vì lo sợ cho hạnh phúc của con gái mình, họ sợ Kishida và Kon bên nhau thì Shoko sẽ bị thiệt thòi, về sau Shoko đã nói dối với cha mẹ mình rằng Kishida và Kon đã chia tay nhau, cha mẹ cô cũng không chất vấn thêm nữa. Bộ phim từ đầu đến cuối đều dùng “lời hứa” như một kim chỉ nam giúp họ định hướng được những gì họ cần phải làm: các bậc cha mẹ, Shoko, Kishida cùng Kon. Kishidi là nhân vật chịu đựng nhiều áp lực nhất, anh không thể phụ kì vọng của cha mẹ (họ đếu muốn bồng cháu) nhưng cũng không thể phụ tấm lòng của Kon. Đỉnh điểm mâu thuẫn bắt đầu khi anh và Shoko bước vào cuộc sống hôn nhân, làm một người chồng thì anh phải có trách nhiệm của một người chồng, nhưng anh cũng không thể phản bội tình yêu của Kon. Kishida đau khổ vì anh bị ràng buộc bởi chính lời hứa của mình. Và Kon, dù là một cậu bé có tính tình nóng nảy, nhiều lần vô tình khiến Kishida không làm tròn bổn phận của người chồng nhưng Kon vẫn ý thức được Kishida đang mang trên vai nhiều gánh nặng. Cũng vì lẽ đó mà khi Kishida quyết buông tay để giải thoát cho Shoko, Kon đã khuyên Kishida đuổi theo Shoko. Kishida không lên tiếng, Kon đã mắng Kishida, mắng Kishida không chỉ không có tư cách làm chồng mà cả tư cách làm người cũng không có. Những lời nói của Kon đã làm Kishida thức tỉnh, anh nhớ đến lời hứa của mình dành cho Shoko.
Và Shoko, chính là người coi trọng cuộc hôn nhân này nhất. Shoko là một cô gái hiện đại, cô có sự nghiệp của mình, và cũng có thể xem như cô đã thành công ở một góc độ nào đó. Thế nhưng cuộc sống của cô lại rất tồi tệ, cô bị nghiện rượu và có tâm thần không ổn định. Và cuộc hôn nhân với Kishida được xem như bước ngoặc của đời cô, cô chờ mong và khát khao hạnh phúc từ nó. Ở đêm tân hôn, cô tỉ mỉ chuẩn bị giường ngủ cha đáo nhưng Kishida lại muốn chia phòng mà ngủ, cả đêm ấy, Shoko chỉ biết lặng lẽ khóc… Nhưng ngày hôm sau, khi đến nhà xuất bản giao dịch bản thảo, nghe mọi người hỏi về lễ kết hôn của mình, Shoko vẫn rất vui vẻ, trên khuôn mặt còn ngập tràn nụ cười ngọt ngào. Shoko là một cô gái độc lập nhưng cũng là một người vợ hết lòng vì chồng. Cô còn có ý nghĩ kì lạ, muốn tạo ra đứa con chung của 3 người, có thể thấy Shoko vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm truyền thống về địa vị của người con gái và cái nhìn của những người xung quanh…
Cảnh kết phim, Kishida tìm Shoko, Kon đồng thời cũng xuất hiện. Tình nhân và vợ cùng tồn tại, có lẽ là cái kết đẹp nhất của một mối quan hệ!
Em biết anh không thể là một người chồng, nhưng ít nhất hãy là một người đàn ông
Shoko được cha mẹ an bài kết hôn cùng Kishida Mutsuki, một bác sĩ 30 tuổi. Shoko là một cô gái có tâm lý không ổn định và mắc chứng nghiện rượu, còn Kishida lại là một chàng trai đồng tính. Mối quan hệ vốn dĩ không bình thường của 2 người lại càng bị xáo trộn khi có sự xuất hiện của Fujishima Kon, người yêu của Kishida. Tình yêu cùng tình bạn đem 3 người xích lại gần nhau hơn, tạo nên một mối quan hệ kì diệu…
Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường và không hợp lý nhưng bởi vì nội tâm của nhân vật liên tục phát triển và biến hóa nên đã thành công trong việc làm người xem cộng hưởng và cảm thấy nội dung bộ phim này rất tự nhiên. Đồng thời, ekip sản xuất bộ phim đã cho khán giả thấy được một tầm nhìn mới vào thời điểm đó, năm 1992 xã hội vẫn còn xa lạ với khái niệm về người đồng tính. Cũng vào năm đó, bộ phim đạt được vô số thành tựu: lọt vào top 10 bộ phim điện ảnh của năm do Tuần Báo Điện Ảnh Nhật Bản bình chọn, được trao giải bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất năm của Viện Hàn Lâm Nhật Bản lần thứ 23 và đặc biệt hơn là giành được giải thưởng Cành Cọ Vàng danh giá lần thứ 51 ở hạng mục phim nước ngoài. Diễn viên chính là Toyokawa Etsushi cũng đoạt giải Diễn viên mới xuất sắc nhất do học viện điện ảnh Nhật Bản tổ chức hằng năm.
Những năm 90 là thời điểm hàng loạt các tác phẩm điện ảnh mang đề tài đồng tính được các đạo diễn nổi tiếng trình làng. Người khởi đầu thời kì này chính là đạo diễn Trần Khải Ca với bộ phim kinh điển “Bá Vương Biệt Cơ”, sau đó là Trương Nguyên với “Đông Cung Tây Cung”, Thái Minh Lượng với “Thanh Thiếu Niên Na Tra”, “Tình Yêu Vạn Tuế”, “Con Sông”, Vương Gia Vệ với “Xuân quang xạ tiết”, Quan Cẩm Bằng với “Hold You Tight”… Khoảng thời gian đó, những bộ phim kể trên như một cú hích của nền điện ảnh Châu Á, không chỉ đạt giá trị nghệ thuật cao mà còn đem lại một cái nhìn thiện cảm hơn về người đồng tính. Tương tự, đạo diễn Matsuoka Joji cũng đã tạo nên một “Kira Kira Hikaru” đầy chất thơ và riêng biệt.
“Kira Kira Hikaru” được tạo nên dựa theo nguồn gốc và quan niệm về đồng tính của những năm 1868. Trước nhất, ở thời đại 1868, người ta không xem đồng tính luyến ái là một hành vi bệnh hoạn hay độc ác. Vì vậy khi xem phim ta có thể thấy 2 nhân vật Kishida và Kon là 2 chàng trai có tâm hồn trong sáng. Nếu liên tưởng sâu xa hơn, ta còn thấy sự liên hệ thú vị giữa Kishida, Kon với Trình Điệp Y trong “Bá Vương Biệt Cơ”, hay Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh trong “Xuân quang xạ tiết”… Điểm chung giữa những người đàn ông này là họ đều có một tâm hồn thánh thiện, cùng hướng tới cái đẹp và tình yêu chân chính nhưng họ lại sống trong một thời đại mà từ lâu họ đã bị hắt hủi. Kishida là một bác sĩ và là người đồng tính, nhưng khi xem phim ta không thấy cái ủy mị thường thấy trong các bộ phim cùng thể loại. Anh sở hữu những đức tính mà người phụ nữ nào cũng khao khát: sự nghiệp thành công, sống có nguyên tắc, không uống rượu cũng không hút thuốc, quần áo luôn luôn chỉnh tề, rộng rãi với bạn bè, cư xử lịch thiệp, phong độ tao nhã, thành thực, luôn sống thật với bản thân, luôn luôn khoan dung cùng kiên nhẫn. Những lúc Kon cùng Shoko oán trách anh, anh chỉ im lặng, nửa câu trách cứ cũng không có. Anh luôn tìm cách giải quyết chu toàn giữa tình yêu và trách nhiệm, để làm cho 2 người kia vừa lòng. Người góp công lớn trong bộ phim này chính là Toyokawa Etsushi, một chàng trai cao lớn tuấn lãng, đã giúp người xem có quan niệm khác về những người đồng tính luyến ái (ý tác giả nói là anh không ẻo lả như trong định kiến nhiều người). Nếu Kishida được xây dựng là một người đàn ông mạnh mẽ vì anh ở vị thế chủ động thì Kon, cũng được khắc họa rất thành công. Kon thường mặc một bộ quần áo lao động màu đỏ rất sạch sẽ, Kon hãy còn là một cậu bé hiếu động nhưng cũng rất lương thiện. Ví dụ như Kishida cùng Shoko kết hôn đã lâu mà vẫn chưa ngủ cùng phòng, Kon thấy áy náy nên tìm Shoko để nói chuyện, kết quả là 2 người khá hợp tính nhau và Shoko đã mời Kon lưu lại nhà để ăn cơm chiều. Nhưng đặc biệt hơn hết là đoạn Kishida quyết định ly hôn với Shoko, chính Kon là người đã khiến Kishida hồi tâm chuyển ý, duy trì cuộc hôn nhân này. Đạo diễn đã mượn hình ảnh của Kishida và Kon để nhắc về quan niệm về người đồng tính của thời đại 1868, tức là bình thường hóa khái niệm về đồng tính luyến ái.
Loại quan niệm này thể hiện rất rõ qua cái nhìn của Shoko. Xuyên suốt bộ phim ta có thể thấy trừ cha mẹ của Shoko thì cách xử sự của mọi người dành cho Kishida không có đến nửa phần chán ghét cùng kinh tởm. Kể cả cha mẹ của Kishida, họ cũng không hề trách cứ con trai mình, những đồng nghiệp trong bệnh viện cũng không bởi vì vậy mà kì thị anh, thậm chí họ còn giúp đỡ, tạo điều kiện cho anh. Còn cha mẹ của Shoko có thái độ hơi cực đoan với Kishida nguyên nhân chính cũng vì lo sợ cho hạnh phúc của con gái mình, họ sợ Kishida và Kon bên nhau thì Shoko sẽ bị thiệt thòi, về sau Shoko đã nói dối với cha mẹ mình rằng Kishida và Kon đã chia tay nhau, cha mẹ cô cũng không chất vấn thêm nữa. Bộ phim từ đầu đến cuối đều dùng “lời hứa” như một kim chỉ nam giúp họ định hướng được những gì họ cần phải làm: các bậc cha mẹ, Shoko, Kishida cùng Kon. Kishidi là nhân vật chịu đựng nhiều áp lực nhất, anh không thể phụ kì vọng của cha mẹ (họ đếu muốn bồng cháu) nhưng cũng không thể phụ tấm lòng của Kon. Đỉnh điểm mâu thuẫn bắt đầu khi anh và Shoko bước vào cuộc sống hôn nhân, làm một người chồng thì anh phải có trách nhiệm của một người chồng, nhưng anh cũng không thể phản bội tình yêu của Kon. Kishida đau khổ vì anh bị ràng buộc bởi chính lời hứa của mình. Và Kon, dù là một cậu bé có tính tình nóng nảy, nhiều lần vô tình khiến Kishida không làm tròn bổn phận của người chồng nhưng Kon vẫn ý thức được Kishida đang mang trên vai nhiều gánh nặng. Cũng vì lẽ đó mà khi Kishida quyết buông tay để giải thoát cho Shoko, Kon đã khuyên Kishida đuổi theo Shoko. Kishida không lên tiếng, Kon đã mắng Kishida, mắng Kishida không chỉ không có tư cách làm chồng mà cả tư cách làm người cũng không có. Những lời nói của Kon đã làm Kishida thức tỉnh, anh nhớ đến lời hứa của mình dành cho Shoko.
Và Shoko, chính là người coi trọng cuộc hôn nhân này nhất. Shoko là một cô gái hiện đại, cô có sự nghiệp của mình, và cũng có thể xem như cô đã thành công ở một góc độ nào đó. Thế nhưng cuộc sống của cô lại rất tồi tệ, cô bị nghiện rượu và có tâm thần không ổn định. Và cuộc hôn nhân với Kishida được xem như bước ngoặc của đời cô, cô chờ mong và khát khao hạnh phúc từ nó. Ở đêm tân hôn, cô tỉ mỉ chuẩn bị giường ngủ cha đáo nhưng Kishida lại muốn chia phòng mà ngủ, cả đêm ấy, Shoko chỉ biết lặng lẽ khóc… Nhưng ngày hôm sau, khi đến nhà xuất bản giao dịch bản thảo, nghe mọi người hỏi về lễ kết hôn của mình, Shoko vẫn rất vui vẻ, trên khuôn mặt còn ngập tràn nụ cười ngọt ngào. Shoko là một cô gái độc lập nhưng cũng là một người vợ hết lòng vì chồng. Cô còn có ý nghĩ kì lạ, muốn tạo ra đứa con chung của 3 người, có thể thấy Shoko vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm truyền thống về địa vị của người con gái và cái nhìn của những người xung quanh…
Cảnh kết phim, Kishida tìm Shoko, Kon đồng thời cũng xuất hiện. Tình nhân và vợ cùng tồn tại, có lẽ là cái kết đẹp nhất của một mối quan hệ!