“Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na Uy” luôn là câu nói tạo cho tôi hiếu kì về Noruwei no Mori trong rất nhiều lời giới thiệu và chê khen mình đã được biết qua. Tôi đến với tác phẩm này để tìm câu trả lời cho bản...
“Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na Uy” luôn là câu nói tạo cho tôi hiếu kì về Noruwei no Mori trong rất nhiều lời giới thiệu và chê khen mình đã được biết qua. Tôi đến với tác phẩm này để tìm câu trả lời cho bản thân mình rằng nó là gì, mình cảm nó được bao nhiêu, rốt cuộc nó có những tầng ý nghĩa gì... Và cuối cùng, tôi đã bị những nỗi khắc khoải của Noruwei no Mori chinh phục.
Câu chuyện dài được kể bằng hồi ức về quãng thời gian tuổi trẻ của nhân vật “tôi” – Watanabe Toru nhưng đó không phải là một cốt truyện lãng mạn, ngọt ngào. Bao trùm tác phẩm là một bầu không khí não nề, u ám được tạo nên bởi những cái chết đột ngột, những căn bệnh u uất, những lối sống kì quặc của những con người kì lạ… Tuy nhiên, tôi vẫn thấy trong Noruwei no Mori có nét lãng mạn. Lời văn của tác giả không nhịp nhàng, hoa mĩ như thi ca nhưng những tình tiết được kể ra một cách bình thản, chậm rãi làm người ta cảm giác những điều thống khổ đã giảm bớt đi rất nhiều bi lụy. Tất cả sự việc giống như lá mùa thu, từng chiếc lặng thầm rụng rơi báo hiệu một mùa đã qua rồi. Đó là cái lãng mạn đến từ nhịp điệu của mạch truyện.
Và Noruwei no Mori được gợi nhiều hơn là đi vào chi tiết. Tác giả không đi sâu vào tâm lí nhân vật mà để họ tự bộc lộ qua lời nói và hành động rất bình thường. Midori đã nói rằng họ hàng đến thăm bệnh cha cô đã tỏ vẻ xót thương ông và chỉ trích cô nhưng cô mới chính là người dù không khóc lấy một giọt cũng vẫn lặng lẽ chùi mông, lấy đờm cho ông. Phải chăng nước mắt không phải là cơ sở duy nhất đánh giá nỗi bi thương? Một người không rơi nước mắt thì nhất định người đó là một kẻ vô tâm? Lời nói êm tai đến mấy liệu có bằng một cử chỉ chân thành?
Tác phẩm cũng gợi ra rất nhiều hình ảnh đẹp, xấu, vui, buồn, thú vị, đau đớn khác. Có thể hình ảnh ấn tượng và mị hoặc nhất là thân ảnh mê người của Naoko dưới ánh trăng bàng bạc? Nhưng tôi thích nhất là lúc Toru và Midori cùng uống bia, đánh guitar trên sân thượng nhà Kobayashi, xem đám cháy nhà hàng xóm bốc lên mịt mù khói lửa mà mặc kệ nhân thế khóc la, cứu chữa, mặc kệ cơn gió đang thổi đến một lúc nào đó có thể làm lan vụ hỏa hoạn đến chỗ hai cô cậu và chấm dứt thú vui ngạo nghễ của họ. Là ai từng tổn thương nhiều và khao khát mãnh liệt những phút giây sống riêng cho mình thì mới thấy sự ích kỉ và phó mặc của Midori là đáng thương biết nhường nào. Có một người đồng hành chấp nhận và nuông chiều sự điên rồ của mình thì còn sợ gì mà không tận hưởng khoảnh khắc ngắn ngủi ấy?!
Tôi không thấy tác phẩm dung tục, chỉ bất ngờ với sự phóng khoáng trong văn chương của tác giả. Sex trong Noruwei no Mori là cảm xúc, trần trụi nhưng không dày đặc, mơn man nhục cảm nhưng không đến nỗi thái quá vì được đưa vào đúng thời điểm. Vào cái đêm Naoko nức nở khóc, Toru đã rất thận trọng và dịu dàng để ủi an cô bằng thân xác – cách duy nhất cậu nghĩ mình có thể làm cho cô, để cảm nhận cô. Toru từng buông thả không phải để thể hiện khả năng tình dục hay thừa nhận sự quỳ lụy dục tính mà vì cậu hoang mang, không biết làm gì hơn và tìm đến tình dục như giải pháp nhất thời xoa dịu những bế tắc bản thân cho đến khi thấy mình cần thay đổi. Rồi trong đêm tang lễ đặc biệt cho Naoko, cậu đến với Reiko tự nhiên vô cùng như lẽ tất yếu mà nhân vật “tôi” này thổ lộ. Hai con người lấp đầy nỗi trống trải trong nhau, để làm dịu đi vết thương từ sự ra đi của Naoko. Tình dục ở đây không quá đỗi thiêng liêng. Nó là nhu cầu, là sự đồng thuận và hợp tác. Chỉ cần tự nguyện, tôn trọng thì hai người làm tình với nhau không có gì xấu xa, hèn hạ hay phản bội, vô đạo đức.
Những nhân vật sống trong tác phẩm đều khiếm khuyết ở khía cạnh nào đó nhưng họ lại rất thành thật. Họ dám bộc lộ suy nghĩ về những điều bao người cũng tò mò nhưng lại mang tâm lí e dè, sợ bị đánh giá xấu trong khi bản thân thì đầy tràn định kiến, kì thị. Tế nhị khác với giả tạo, họ hiểu điều đó. Thế nên, họ không giả tạo dù rằng đôi khi họ thẳng thắn đến thiếu tế nhị.
Có hai hình ảnh biểu tượng tôi ấn tượng vô cùng. Một là cái giếng đồng không xác định được vị trí ngay đầu tác phẩm. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó cũng như “Sự chết không đối nghịch với sự sống, nó là một phần của sự sống”. Cái giếng đó là nơi thẳm sâu trong mỗi con người, một nơi đầy bóng tối nuôi dưỡng sự chết chóc. Khi không thể tự cứu lấy chính mình cũng không ai đủ sức kéo mình lên cái vực thẳm đen ngòm, hun hút đó thì người ta rơi xuống. Khi không thể kết nối với cuộc sống hiện thực đầy biến động thìchỉ còn lựa chọn duy nhất cho người ta là tự sát. Chị của Naoko thắt cổ mình trong căn phòng tối. Kizuki cũng kết liễu đời mình trong chiếc ô tô đầy khói xe. Hatsumi cắt tay tự vẫn. Ba người chết bằng những cách thức khác nhau và cái chết được nhắc đến nhẹ bẫng bởi chúng qua rồi. Chết với họ không là hết, chết chỉ là đóng một cánh cửa lại, bước qua thềm và đi tới một cách cửa khác hơn. Nhưng những người còn sống quanh họ mang theo phần đã chết của họ, bị ám ảnh đến cuối đời theo cách này, cách khác. Những người còn lại ấy vẫn tiếp tục sống, cái giếng cũng vẫn tồn tại theo. Cứ thế, cứ thế, những cái giếng thong thả chờ đợi người kế tiếp – một sự ám ảnh mãnh liệt về kiếp người!
Khác với nó, nhà nghỉ Ami là một nơi nương náu tuyệt vời cho những tâm hồn khiếm khuyết. Ở đó, không ai coi thường ai, tất cả đều chấp nhận, thông cảm lẫn nhau. Không cần toan tính, người ta tha hồ tận hưởng một cuộc sống bình dị và tách biệt. Vấn đề là có ai đó sẽ nhớ cái thế giới đông đúc, náo nhiệt nhưng đầy áp lực bên ngoài khu rừng ấy không? Liệu con người sinh ra ai cũng muốn đến một nơi như thế, ở đó đến hết đời hay khát vọng vẫy vùng, làm điều gì to tát, vĩ đại hơn? Hay chỉ khi mệt mỏi rồi, bị đau đớn rồi, người ta mới hốt hoảng sợ hãi và muốn thu mình lại ở một nơi đặc biệt như Ami? Ở đó có một qui luật buộc phải tuân thủ: đã đến có thể đi, nhưng đi thì đừng quay lại. Nó tuyệt đối không phải là nơi khỏe thì đi chơi, mệt thì về nghỉ rồi lại tiếp tục rong chơi. Trả giá, ai cũng phải như thế, vì một sự công bằng tối thiểu. Đến với nơi đó, là đánh đổi bằng tự do. Rời xa nơi đó, là đánh mất bình yên. Con người dễ sợ hãi cái giếng nhưng cũng dễ chán chường nhà nghỉ đó. Bởi vì con người là như thế!
Không bàn đến mối quan hệ tay ba giữa Midori – Toru – Naoko, người Naoko là một cô gái vừa đáng thương nhưng lại vừa may mắn. Chị cô rồi Kizuki lần lượt đã làm tâm lí cô bị chấn động, khiến trái tim cô không còn có thể yêu ai khác nổi nữa. Nhưng Naoko may mắn vì có Toru. Cậu là sợi dây kết nối của cô với thế giới, góp một phần động lực để cô vượt qua bệnh tật. Cảm giác của cô đối với cậu là một chút khó xử vì cậu nói yêu cô – người yêu của bạn thân cậu, vì cậu quá quan tâm, trân trọng cô và tình cảm tri kỉ. Dù không thể yêu cậu nhưng cô đã rất tin tưởng và quí mến cậu.
Khi Naoko chết, thoạt đầu, tôi đã rất bất ngờ. Tôi tưởng rằng cô sẽ tái hòa nhập xã hội và mối tình tay ba đến hồi cao trào nhưng Naoko kết thúc nó sớm hơn tôi dự định bằng sợi dây thừng treo cổ của cô. Tôi thoáng bất bình với diễn biến này. Đến khi nghĩ kĩ lại, Naoko chết đi là hợp lí. Không thể thích nghi thì tồn tại chẳng còn ý nghĩa gì. Sống không được, tồn tại chơi vơi thì chết là con đường tốt nhất có thể đi. Naoko vĩnh biệt trần đời không còn những tiếng vọng trong đầu, những cơn ác mộng, sự cô đơn trong tâm hồn hay lạc lõng tự thân. Dù sao thì Naoko đã rất nỗ lực để khỏi bệnh, tiếc là cô gái ấy đã không toàn thành được. Việc không di chúc dài dòng ngoài chuyển nhượng hết quần áo cho Reiko cũng thể hiện sự thanh thản của Naoko. Không nhắn gửi lại nữa, những điều cần nói đã nói hết, những gì muốn giữ cũng không cần giữ nữa. Không nhớ thương và sợ hãi nữa, Naoko bình yên rồi.
Điểm sáng duy nhất của tác phẩm chính là Midori. Cô gái xinh đẹp, hoạt bát, là ánh mặt trời rực rỡ, là “màu xanh” của sự sống, của khởi đầu. Sẽ chẳng có gì kì lạ nếu Toru yêu cô. Từ lúc cô xuất hiện, tôi đã bị cô thu hút huống gì một người đàn ông thực thụ như Toru. Cô không đỏng đảnh, không xa cách, không ủy mị. Cô đáng yêu, thú vị và quyến rũ. Quyến rũ chính là một thần thái, là thứ toát ra một cách tự nhiên nhất thu hút người khác một cách mãnh liệt và trực diện.Quyến rũ không nhất thiết phải là sự chín chắn, trưởng thành, tao nhã. Sự quyến rũ của Midori không đến từ chiếc váy cao đến bẹng, đôi chân dài thon thả, gương mặt xinh xắn. Midori hấp dẫn người ta vì sự lạc quan giữ được trong cuộc đời bất hạnh của mình, những thắc mắc giới tính thật thà và cả sự điên khùng riêng của cô.
Trong vô số những lá thư được đề cập ở tác phẩm, tôi đã bị lá thư Midori viết cho người ngồi cạnh mình – Toru – người mải mê theo đuổi những suy nghĩ về một cô gái khác làm cho xúc động. Cô dùng những lời lẽ rất bình thường để chỉ ra những hời hợt của Watanbe trong mối quan hệ hai người. Và từ đó trở đi, Midori mà tôi biết đã bớt đi rất nhiều những nụ cười với tình cảm ngày một lớn cô dành cho Toru.
Thật ra, Watanabe Toru là một nhân vật của sự nửa vời. Bề ngoài của cậu không có gì nổi trội và tính cách khá nhạt nhẽo.Trong tình cảm thì càng nửa vời hơn. Có nên đổ lỗi cho tuổi trẻ và thời đại? Tôi cho rằng ở thời đại nào, người trẻ cũng sẽ hoang mang với giai đoạn tiền trưởng thành. Chàng trai nào rồi cũng sẽ có lúc phải vướng vào mối tình tay ba với hai cô gái. Tuy nhiên, Toru lại dây dưa quá lâu với vấn đề của chính mình. Cậu một mực khẳng định rằng mình yêu sâu sắc Naoko nhưng cảm xúc của cậu thì quá mơ hồ. Tôi nghĩ cậu không yêu Naoko bằng trái tim. Cậu yêu cô bằng trí nhớ. Cậu yêu quá khứ êm ái Naoko làm đại diện. Cậu cảm thấy có lỗi với Kizuki vì sự bất lực của mình. Cậu tự cảm thấy mình phải thay Kizuki yêu lấy Naoko mong manh. Cậu thấy có lỗi với lần-đầu-tiên của Naoko và cần có trách nhiệm với cô nhiều hơn nữa. Song, thứ cậu có được cuối cùng không phải là cô. Thân xác cô cậu không thể giữ lại, tâm trí cô bị căn bệnh chiếm hữu rồi và trái tim cô vĩnh viễn chỉ rung động vì Kizuki.
Cả khi cậu đứng dưới mưa và thốt lời yêu Midori, tôi cũng thấy nó hư hư thực thực. Tình yêu của Midori logic, dễ nhận ra, rất con người bao nhiêu thì tình cảm của cậu nhập nhằng, không dứt khoát bấy nhiêu. Cậu không cố tình quyến rũ Midori nhưng lại bị con người cô hấp dẫn và cậu yêu cô lúc nào chẳng hay? Thế thì tại sao Naoko luôn là người choáng lấy ý nghĩ cậu? Midori là thực tế sống động, gan lì và cuồng nhiệt. Naoko là ảo mộng khẽ khàng qua tấm thân diễm lệ dưới ánh trăng đêm, hễ chạm mạnh là tỉnh giấc, đánh động là tan vỡ. Cậu đã ôm lấy cái quá khứ khổ não ấy mà không nhận ra con người nên sống và yêu vì hiện thực và bồi dưỡng tương lai. Vật vã đủ rồi, cậu chọn quay về với Midori để cứu vớt chính mình hay vì quá yêu cô? Liệu cậu yêu cô là chính cô hay cũng như trước đó, cậu yêu cảm-giác-yêu-Naoko, cậu yêu Midori – chiếc phao sự sống của cậu?
Noruwei no Mori mang đến một kết cục không lành lặn gì nhưng rõ ràng nó không u tối nữa khi Midori nói “Cậu đang ở đâu?”. Midori sau bao thiệt thòi đã thật thà với trái tim mình - tha thứ cho Toru vì cô cần cậu? Và cô biết cậu rất cần cô? Cậu là người cô yêu sâu nặng. Cô là ánh sáng cho cuộc đời bị vây quanh bởi những chuyện bi kịch của cậu. Thôi thì mỗi người cần người kia để thỏa mãn ước mong của chính mình. Điều quan trọng nhất là sau một câu chuyện bi đát, còn lại ba người sẽ tiếp tục sống một cuộc đời tươi sáng, mới mẻ hơn. Một người tìm thấy hướng đi cho cuộc đời tưởng chừng sẽ hoang mang mãi, một người nhận ra mình phải rời khỏi sự yên ổn đến nhàm chán để bắt đầu lại mọi thứ và một người sau những mất mát đã ngày một mạnh mẽ hơn để theo đuổi hạnh phúc cho mình.
Tôi không hề khóc khi đọc Noruwei no Mori. Tôi bị ám ảnh về tuổi trẻ vô định, tổn thương tột cùng, nỗi sợ hãi thế giới hiện thực, sự bất lực cay đắng… Tôi tìm thấy mình đâu đó trong sự dại khờ, cuồng si, bế tắc, từng muốn trốn tránh hiện thực ở một nơi như Ami và cũng từng muốn quăng mình cho cái giếng sâu kia nuốt chửng.Nhưng mà tôi hiểu những cái chết của Naoko và chị cô, Kizuki và Hatsumi không phải để tô đen cuộc sống này. Nó là một lời nhắc nhở về sự thích nghi và vượt lên chính bản thân mình cho những người đang sống. Tôi sẽ sống để kết nối và yêu thương, để đến một lúc nào đó thích hợp lại đọc Noruwei no Mori một lần, một lần nữa…
Rừng Nauy - Nỗi ám ảnh khôn nguôi
“Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na Uy” luôn là câu nói tạo cho tôi hiếu kì về Noruwei no Mori trong rất nhiều lời giới thiệu và chê khen mình đã được biết qua. Tôi đến với tác phẩm này để tìm câu trả lời cho bản thân mình rằng nó là gì, mình cảm nó được bao nhiêu, rốt cuộc nó có những tầng ý nghĩa gì... Và cuối cùng, tôi đã bị những nỗi khắc khoải của Noruwei no Mori chinh phục.
Câu chuyện dài được kể bằng hồi ức về quãng thời gian tuổi trẻ của nhân vật “tôi” – Watanabe Toru nhưng đó không phải là một cốt truyện lãng mạn, ngọt ngào. Bao trùm tác phẩm là một bầu không khí não nề, u ám được tạo nên bởi những cái chết đột ngột, những căn bệnh u uất, những lối sống kì quặc của những con người kì lạ… Tuy nhiên, tôi vẫn thấy trong Noruwei no Mori có nét lãng mạn. Lời văn của tác giả không nhịp nhàng, hoa mĩ như thi ca nhưng những tình tiết được kể ra một cách bình thản, chậm rãi làm người ta cảm giác những điều thống khổ đã giảm bớt đi rất nhiều bi lụy. Tất cả sự việc giống như lá mùa thu, từng chiếc lặng thầm rụng rơi báo hiệu một mùa đã qua rồi. Đó là cái lãng mạn đến từ nhịp điệu của mạch truyện.
Và Noruwei no Mori được gợi nhiều hơn là đi vào chi tiết. Tác giả không đi sâu vào tâm lí nhân vật mà để họ tự bộc lộ qua lời nói và hành động rất bình thường. Midori đã nói rằng họ hàng đến thăm bệnh cha cô đã tỏ vẻ xót thương ông và chỉ trích cô nhưng cô mới chính là người dù không khóc lấy một giọt cũng vẫn lặng lẽ chùi mông, lấy đờm cho ông. Phải chăng nước mắt không phải là cơ sở duy nhất đánh giá nỗi bi thương? Một người không rơi nước mắt thì nhất định người đó là một kẻ vô tâm? Lời nói êm tai đến mấy liệu có bằng một cử chỉ chân thành?
Tác phẩm cũng gợi ra rất nhiều hình ảnh đẹp, xấu, vui, buồn, thú vị, đau đớn khác. Có thể hình ảnh ấn tượng và mị hoặc nhất là thân ảnh mê người của Naoko dưới ánh trăng bàng bạc? Nhưng tôi thích nhất là lúc Toru và Midori cùng uống bia, đánh guitar trên sân thượng nhà Kobayashi, xem đám cháy nhà hàng xóm bốc lên mịt mù khói lửa mà mặc kệ nhân thế khóc la, cứu chữa, mặc kệ cơn gió đang thổi đến một lúc nào đó có thể làm lan vụ hỏa hoạn đến chỗ hai cô cậu và chấm dứt thú vui ngạo nghễ của họ. Là ai từng tổn thương nhiều và khao khát mãnh liệt những phút giây sống riêng cho mình thì mới thấy sự ích kỉ và phó mặc của Midori là đáng thương biết nhường nào. Có một người đồng hành chấp nhận và nuông chiều sự điên rồ của mình thì còn sợ gì mà không tận hưởng khoảnh khắc ngắn ngủi ấy?!
Tôi không thấy tác phẩm dung tục, chỉ bất ngờ với sự phóng khoáng trong văn chương của tác giả. Sex trong Noruwei no Mori là cảm xúc, trần trụi nhưng không dày đặc, mơn man nhục cảm nhưng không đến nỗi thái quá vì được đưa vào đúng thời điểm. Vào cái đêm Naoko nức nở khóc, Toru đã rất thận trọng và dịu dàng để ủi an cô bằng thân xác – cách duy nhất cậu nghĩ mình có thể làm cho cô, để cảm nhận cô. Toru từng buông thả không phải để thể hiện khả năng tình dục hay thừa nhận sự quỳ lụy dục tính mà vì cậu hoang mang, không biết làm gì hơn và tìm đến tình dục như giải pháp nhất thời xoa dịu những bế tắc bản thân cho đến khi thấy mình cần thay đổi. Rồi trong đêm tang lễ đặc biệt cho Naoko, cậu đến với Reiko tự nhiên vô cùng như lẽ tất yếu mà nhân vật “tôi” này thổ lộ. Hai con người lấp đầy nỗi trống trải trong nhau, để làm dịu đi vết thương từ sự ra đi của Naoko. Tình dục ở đây không quá đỗi thiêng liêng. Nó là nhu cầu, là sự đồng thuận và hợp tác. Chỉ cần tự nguyện, tôn trọng thì hai người làm tình với nhau không có gì xấu xa, hèn hạ hay phản bội, vô đạo đức.
Những nhân vật sống trong tác phẩm đều khiếm khuyết ở khía cạnh nào đó nhưng họ lại rất thành thật. Họ dám bộc lộ suy nghĩ về những điều bao người cũng tò mò nhưng lại mang tâm lí e dè, sợ bị đánh giá xấu trong khi bản thân thì đầy tràn định kiến, kì thị. Tế nhị khác với giả tạo, họ hiểu điều đó. Thế nên, họ không giả tạo dù rằng đôi khi họ thẳng thắn đến thiếu tế nhị.
Có hai hình ảnh biểu tượng tôi ấn tượng vô cùng. Một là cái giếng đồng không xác định được vị trí ngay đầu tác phẩm. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó cũng như “Sự chết không đối nghịch với sự sống, nó là một phần của sự sống”. Cái giếng đó là nơi thẳm sâu trong mỗi con người, một nơi đầy bóng tối nuôi dưỡng sự chết chóc. Khi không thể tự cứu lấy chính mình cũng không ai đủ sức kéo mình lên cái vực thẳm đen ngòm, hun hút đó thì người ta rơi xuống. Khi không thể kết nối với cuộc sống hiện thực đầy biến động thìchỉ còn lựa chọn duy nhất cho người ta là tự sát. Chị của Naoko thắt cổ mình trong căn phòng tối. Kizuki cũng kết liễu đời mình trong chiếc ô tô đầy khói xe. Hatsumi cắt tay tự vẫn. Ba người chết bằng những cách thức khác nhau và cái chết được nhắc đến nhẹ bẫng bởi chúng qua rồi. Chết với họ không là hết, chết chỉ là đóng một cánh cửa lại, bước qua thềm và đi tới một cách cửa khác hơn. Nhưng những người còn sống quanh họ mang theo phần đã chết của họ, bị ám ảnh đến cuối đời theo cách này, cách khác. Những người còn lại ấy vẫn tiếp tục sống, cái giếng cũng vẫn tồn tại theo. Cứ thế, cứ thế, những cái giếng thong thả chờ đợi người kế tiếp – một sự ám ảnh mãnh liệt về kiếp người!
Khác với nó, nhà nghỉ Ami là một nơi nương náu tuyệt vời cho những tâm hồn khiếm khuyết. Ở đó, không ai coi thường ai, tất cả đều chấp nhận, thông cảm lẫn nhau. Không cần toan tính, người ta tha hồ tận hưởng một cuộc sống bình dị và tách biệt. Vấn đề là có ai đó sẽ nhớ cái thế giới đông đúc, náo nhiệt nhưng đầy áp lực bên ngoài khu rừng ấy không? Liệu con người sinh ra ai cũng muốn đến một nơi như thế, ở đó đến hết đời hay khát vọng vẫy vùng, làm điều gì to tát, vĩ đại hơn? Hay chỉ khi mệt mỏi rồi, bị đau đớn rồi, người ta mới hốt hoảng sợ hãi và muốn thu mình lại ở một nơi đặc biệt như Ami? Ở đó có một qui luật buộc phải tuân thủ: đã đến có thể đi, nhưng đi thì đừng quay lại. Nó tuyệt đối không phải là nơi khỏe thì đi chơi, mệt thì về nghỉ rồi lại tiếp tục rong chơi. Trả giá, ai cũng phải như thế, vì một sự công bằng tối thiểu. Đến với nơi đó, là đánh đổi bằng tự do. Rời xa nơi đó, là đánh mất bình yên. Con người dễ sợ hãi cái giếng nhưng cũng dễ chán chường nhà nghỉ đó. Bởi vì con người là như thế!
Không bàn đến mối quan hệ tay ba giữa Midori – Toru – Naoko, người Naoko là một cô gái vừa đáng thương nhưng lại vừa may mắn. Chị cô rồi Kizuki lần lượt đã làm tâm lí cô bị chấn động, khiến trái tim cô không còn có thể yêu ai khác nổi nữa. Nhưng Naoko may mắn vì có Toru. Cậu là sợi dây kết nối của cô với thế giới, góp một phần động lực để cô vượt qua bệnh tật. Cảm giác của cô đối với cậu là một chút khó xử vì cậu nói yêu cô – người yêu của bạn thân cậu, vì cậu quá quan tâm, trân trọng cô và tình cảm tri kỉ. Dù không thể yêu cậu nhưng cô đã rất tin tưởng và quí mến cậu.
Khi Naoko chết, thoạt đầu, tôi đã rất bất ngờ. Tôi tưởng rằng cô sẽ tái hòa nhập xã hội và mối tình tay ba đến hồi cao trào nhưng Naoko kết thúc nó sớm hơn tôi dự định bằng sợi dây thừng treo cổ của cô. Tôi thoáng bất bình với diễn biến này. Đến khi nghĩ kĩ lại, Naoko chết đi là hợp lí. Không thể thích nghi thì tồn tại chẳng còn ý nghĩa gì. Sống không được, tồn tại chơi vơi thì chết là con đường tốt nhất có thể đi. Naoko vĩnh biệt trần đời không còn những tiếng vọng trong đầu, những cơn ác mộng, sự cô đơn trong tâm hồn hay lạc lõng tự thân. Dù sao thì Naoko đã rất nỗ lực để khỏi bệnh, tiếc là cô gái ấy đã không toàn thành được. Việc không di chúc dài dòng ngoài chuyển nhượng hết quần áo cho Reiko cũng thể hiện sự thanh thản của Naoko. Không nhắn gửi lại nữa, những điều cần nói đã nói hết, những gì muốn giữ cũng không cần giữ nữa. Không nhớ thương và sợ hãi nữa, Naoko bình yên rồi.
Điểm sáng duy nhất của tác phẩm chính là Midori. Cô gái xinh đẹp, hoạt bát, là ánh mặt trời rực rỡ, là “màu xanh” của sự sống, của khởi đầu. Sẽ chẳng có gì kì lạ nếu Toru yêu cô. Từ lúc cô xuất hiện, tôi đã bị cô thu hút huống gì một người đàn ông thực thụ như Toru. Cô không đỏng đảnh, không xa cách, không ủy mị. Cô đáng yêu, thú vị và quyến rũ. Quyến rũ chính là một thần thái, là thứ toát ra một cách tự nhiên nhất thu hút người khác một cách mãnh liệt và trực diện.Quyến rũ không nhất thiết phải là sự chín chắn, trưởng thành, tao nhã. Sự quyến rũ của Midori không đến từ chiếc váy cao đến bẹng, đôi chân dài thon thả, gương mặt xinh xắn. Midori hấp dẫn người ta vì sự lạc quan giữ được trong cuộc đời bất hạnh của mình, những thắc mắc giới tính thật thà và cả sự điên khùng riêng của cô.
Trong vô số những lá thư được đề cập ở tác phẩm, tôi đã bị lá thư Midori viết cho người ngồi cạnh mình – Toru – người mải mê theo đuổi những suy nghĩ về một cô gái khác làm cho xúc động. Cô dùng những lời lẽ rất bình thường để chỉ ra những hời hợt của Watanbe trong mối quan hệ hai người. Và từ đó trở đi, Midori mà tôi biết đã bớt đi rất nhiều những nụ cười với tình cảm ngày một lớn cô dành cho Toru.
Thật ra, Watanabe Toru là một nhân vật của sự nửa vời. Bề ngoài của cậu không có gì nổi trội và tính cách khá nhạt nhẽo.Trong tình cảm thì càng nửa vời hơn. Có nên đổ lỗi cho tuổi trẻ và thời đại? Tôi cho rằng ở thời đại nào, người trẻ cũng sẽ hoang mang với giai đoạn tiền trưởng thành. Chàng trai nào rồi cũng sẽ có lúc phải vướng vào mối tình tay ba với hai cô gái. Tuy nhiên, Toru lại dây dưa quá lâu với vấn đề của chính mình. Cậu một mực khẳng định rằng mình yêu sâu sắc Naoko nhưng cảm xúc của cậu thì quá mơ hồ. Tôi nghĩ cậu không yêu Naoko bằng trái tim. Cậu yêu cô bằng trí nhớ. Cậu yêu quá khứ êm ái Naoko làm đại diện. Cậu cảm thấy có lỗi với Kizuki vì sự bất lực của mình. Cậu tự cảm thấy mình phải thay Kizuki yêu lấy Naoko mong manh. Cậu thấy có lỗi với lần-đầu-tiên của Naoko và cần có trách nhiệm với cô nhiều hơn nữa. Song, thứ cậu có được cuối cùng không phải là cô. Thân xác cô cậu không thể giữ lại, tâm trí cô bị căn bệnh chiếm hữu rồi và trái tim cô vĩnh viễn chỉ rung động vì Kizuki.
Cả khi cậu đứng dưới mưa và thốt lời yêu Midori, tôi cũng thấy nó hư hư thực thực. Tình yêu của Midori logic, dễ nhận ra, rất con người bao nhiêu thì tình cảm của cậu nhập nhằng, không dứt khoát bấy nhiêu. Cậu không cố tình quyến rũ Midori nhưng lại bị con người cô hấp dẫn và cậu yêu cô lúc nào chẳng hay? Thế thì tại sao Naoko luôn là người choáng lấy ý nghĩ cậu? Midori là thực tế sống động, gan lì và cuồng nhiệt. Naoko là ảo mộng khẽ khàng qua tấm thân diễm lệ dưới ánh trăng đêm, hễ chạm mạnh là tỉnh giấc, đánh động là tan vỡ. Cậu đã ôm lấy cái quá khứ khổ não ấy mà không nhận ra con người nên sống và yêu vì hiện thực và bồi dưỡng tương lai. Vật vã đủ rồi, cậu chọn quay về với Midori để cứu vớt chính mình hay vì quá yêu cô? Liệu cậu yêu cô là chính cô hay cũng như trước đó, cậu yêu cảm-giác-yêu-Naoko, cậu yêu Midori – chiếc phao sự sống của cậu?
Noruwei no Mori mang đến một kết cục không lành lặn gì nhưng rõ ràng nó không u tối nữa khi Midori nói “Cậu đang ở đâu?”. Midori sau bao thiệt thòi đã thật thà với trái tim mình - tha thứ cho Toru vì cô cần cậu? Và cô biết cậu rất cần cô? Cậu là người cô yêu sâu nặng. Cô là ánh sáng cho cuộc đời bị vây quanh bởi những chuyện bi kịch của cậu. Thôi thì mỗi người cần người kia để thỏa mãn ước mong của chính mình. Điều quan trọng nhất là sau một câu chuyện bi đát, còn lại ba người sẽ tiếp tục sống một cuộc đời tươi sáng, mới mẻ hơn. Một người tìm thấy hướng đi cho cuộc đời tưởng chừng sẽ hoang mang mãi, một người nhận ra mình phải rời khỏi sự yên ổn đến nhàm chán để bắt đầu lại mọi thứ và một người sau những mất mát đã ngày một mạnh mẽ hơn để theo đuổi hạnh phúc cho mình.
Tôi không hề khóc khi đọc Noruwei no Mori. Tôi bị ám ảnh về tuổi trẻ vô định, tổn thương tột cùng, nỗi sợ hãi thế giới hiện thực, sự bất lực cay đắng… Tôi tìm thấy mình đâu đó trong sự dại khờ, cuồng si, bế tắc, từng muốn trốn tránh hiện thực ở một nơi như Ami và cũng từng muốn quăng mình cho cái giếng sâu kia nuốt chửng.Nhưng mà tôi hiểu những cái chết của Naoko và chị cô, Kizuki và Hatsumi không phải để tô đen cuộc sống này. Nó là một lời nhắc nhở về sự thích nghi và vượt lên chính bản thân mình cho những người đang sống. Tôi sẽ sống để kết nối và yêu thương, để đến một lúc nào đó thích hợp lại đọc Noruwei no Mori một lần, một lần nữa…