Đảo Của Dân Ngụ Cư – Con người và những ốc đảo khó hiểu?
Bạn đừng nghĩ là mình sẽ được thưởng thức một bộ phim về các số phận nghiệt ngã hãy cuộc đời của những con người lang bạc kiếm sống trên một hòn đảo. Mọi thứ mà bạn sắp chứng kiến là một nhà hàng mang tên Đêm Trắng cùng 5 con người bí ẩn...
Bạn đừng nghĩ là mình sẽ được thưởng thức một bộ phim về các số phận nghiệt ngã hãy cuộc đời của những con người lang bạc kiếm sống trên một hòn đảo. Mọi thứ mà bạn sắp chứng kiến là một nhà hàng mang tên Đêm Trắng cùng 5 con người bí ẩn và một nam chính.
Điểm thắc mắc đầu tiên như đã nói ở trên, nó nằm ngay từ tên của bộ phim. Bạn đừng nên ngộ nhận bởi từ “Đảo” vì bộ phim hoàn toàn không có một cảnh đảo nào hết. Xuyên suốt chỉ là câu chuyện xảy ra tại nhà hàng Đêm Trắng và rộng hơn nữa bạn sẽ thấy được cảnh trí xung quanh của một con phố cổ xưa. Thậm chí ngay cả biển bạn cũng chỉ thấy được thấp thoáng qua góc nhìn của nhân vật chính ở đoạn đầu và cuối phim nhưng là cùng chung một cảnh. Biển và đảo mà bạn thắc mắc cuối cùng cũng sẽ được đền đáp bởi cảnh ông chủ của nhà hàng Đêm Trắng chèo thuyền chở con gái mình. Bạn sẽ thấy biển và cả đảo ở đằng xa xa, nhưng lại tạo cảm giác đây là một con sông lớn hay thậm chí chỉ là một cái hồ chứ không phải là biển. Tính chất “ngụ cư” ở tên phim cũng không thể hiện được đúng tinh thần của nó, không khắc hoạ được đời sống hay người dân định cư trên đảo. Điều bạn nhận được là một câu chuyện về 6 nhân vật tại một không gian tù túng và khép kín với nhiều trắc ẩn.
Bộ phim xoay quanh 6 nhân vật, trong đó người dẫn chuyện và kể về cuộc đời của mình đó chính là Phước (Phạm Hồng Phước). Phước là một chàng trai 20 tuổi đang trên đường mưu sinh và anh đã đến với nhà hàng có tên là Đêm Trắng để làm việc. Tại đây có một tay cơ bắp chuyên giết dê cho nhà hàng là Miên (Nhan Phúc Vinh), một đầu bếp gốc Ấn đạo Hồi có tên Ahmed (Hoàng Nhân), và gia đình của ông chủ người Hoa (Hoàng Phúc) gồm có ông và vợ mình là Xiếm Hoa (Ngọc Hiệp) cùng cô con gái tên Chu(Ngọc Thanh Tâm). Phước đem lòng yêu con gái của ông chủ và ngày ngày anh lén trèo lên gác để được gặp chị Chu, mấu chốt của mọi rắc rối bắt đầu từ đây.
Nếu như nói 6 nhân vật này là biểu tượng cũng như là hình ảnh của mỗi một thể loại người trong xã hội thời đó, mỗi người một tính cách, mỗi người có một ốc đảo riêng chứa những nỗi niềm và sự khát khao của mình thì phần này rõ ràng là bộ phim thể hiện khá hụt hơi. Các nhân vật đều có nét riêng và số phận riêng nhưng bộ phim thể hiện điều đó ở mức độ quá an toàn, không để khán giả được đi sâu hơn và nhìn rõ hơn vào tâm lý cùng những bí ẩn bên trong từng nhân vật. Cũng chính vì lý do đó mà đất diễn được tạo ra khá ít cho các diễn viên trong phim, tất cả chỉ có thể ở mức tròn vai.
Vai diễn chính của Phạm Hồng Phước không có gì đặc biệt, nhân vật của anh chỉ đơn giản là một cậu nhóc 20 tuổi vừa chập chững bước ra đời. Một chàng thanh niên trẻ, lạ lẫm với thế giới bên ngoài, thiếu thốn và khát khao tình cảm. Cho đến khi cậu gặp chị Chu và đem lòng yêu thương chị, càng ngày mọi chuyện càng trở nên căng thẳng hơn khi ba của Chu phát hiện. Đối với Phước chắc hẳn ai cũng đều thắc mắc rằng cuộc sống trước kia của anh như thế nào? Và vì sao anh lại bỏ công việc về du lịch của mình để lặn lội từ nơi xa đến với nhà hàng Đêm Trắng làm việc? Công việc này có xứng đáng để anh thay thế cho công việc khi xưa mà anh cho biết không? Đó là những câu hỏi mà khán giả đều muốn biết. Nhân vật của Phước cũng thật sự là không có nhiều đất diễn để anh có thể phô diễn khả năng của mình. Đến cuối phim, sau khi mọi chuyện bất trắc diễn ra tại nhà hàng Đêm Trắng, Phước có nói một câu rằng “Còn tôi, sẽ không bao giờ, suốt cuộc đời còn lại, không bao giờ tôi còn có được hạnh phúc nữa, không bao giờ”. Đối với tôi khi nghe được câu kết phim của Phước thì lại bị bỡ ngỡ vì thiết nghĩ câu chuyện mà nhân vật này trải qua nó thật sự không có gì sâu nặng khi để lại ám ảnh cho anh và dẫn đến lời kết như vậy. Những rung cảm đó của anh đối với cô Chu có lẽ nó chỉ là những giây phút tình cảm bất chợt, những ham muốn nhất thời.
Nhân vật Chu cũng sẽ khiến bạn phải đặt nhiều câu hỏi bởi những suy nghĩ của cô. Theo như những tiết lộ không rõ ràng từ bộ phim thì bạn sẽ bị hoài nghi về mối quan hệ giữa Chu với gia đình của mình. Chu có phải là con của ông chủ? Tạm gác lại chuyện này, hãy đến với chuyện tình 3 người giữa chị Chu, Phước và Miên. Nếu như vì yêu thương con gái một cách bảo thủ và cực đoan mà ông chủ đã làm cho Chu bị giam cầm, kiềm hãm khỏi sự tự do để dẫn đến việc cô đơn và thiếu thốn tình cảm cùng cực, khiến cô phải tìm đến lối thoát của nhục dục thông qua Phước và Miên. Vậy chị Chu có thật sự yêu 2 người này, chị yêu ai hơn? Hay là tất cả mọi chuyện chị làm chỉ vì sự đam mê và thèm khát những cảm giác khoái lạc của xác thịt mà chị thiếu thốn từng ấy năm. Nhưng nếu như vậy thì những gì Chu đối với Phước và những gì họ trải qua cùng nhau đều là giả dối? Về phần Miên thì tuy các cảnh trò chuyện, tâm sự hay thể hiện tình cảm của anh đối với Chu không hề có, bộ phim chỉ cho ta thấy sự ham muốn mãnh liệt về dục vọng của anh với Chu. Vậy đằng sau chuyện của Phước thì Chu đối với Miên như thế nào, Chu đối xử với Miên có giống và có tình như với Phước hay không? Chu đã nói gì, đã làm gì, khiến cho chúng ta có thể thấy những hành động của Miên thể hiện đều xuất phát từ việc yêu Chu.
Điểm thắc mắc của tôi ở đây chính là về phần Miên và Phước, tại sao hai người họ có thể vui vẻ và tiếp tục như bình thường khi biết người con gái họ yêu đang phân chia họ và đáp ứng nhu cầu thể xác của mình đối với cả hai người. Nhân vật Xiếm Hoa cũng cho ta vài câu hỏi về thân phận của bà. Bị chồng mình xem như là một người ở, vì sao bà lại muốn Chu có con và tiếp tay che giấu cho Chu trong những cuộc tình về đêm đối với hai chàng trai trẻ trong nhà khi mà chồng bà lại không hề muốn? Ông đầu bếp người Ấn Ahmed tuy không được nhắc đến nhiều trong phim nhưng ông vẫn có một cảnh cùng Xiếm Hoa ngồi đối diện với nhau trong những âm thanh đau đớn của Chu bị ông chủ đánh sau khi phát hiện cô cùng với Miên. Cảnh phim này bất chợt khiến ta đặt thêm nghi vấn liêu quan hệ của Xiếm Hoa với ông đầu bếp là gì? Ý đồ gì của bộ phim trong phân đoạn này, thậm chí ông có phải là người tình hay có lẽ nào là cha của Chu? Cảnh phim làm dấy lên rất nhiều câu hỏi như vậy nhưng rồi cũng nhanh chóng qua và để lại nhiều sự hoang mang không lời giải đáp.
Vợ chồng của ông chủ nhà hàng Đêm Trắng rõ ràng chúng ta đều biết họ là người Hoa thế mà tại sao lại phát âm tiếng Việt hoàn toàn trôi chảy và trong từng lời nói, âm vực của họ không hề có một sự lơ lớ của người dân xứ Hoa. Ngay cả giọng của cô con gái là chị Chu vẫn rất ngọt ngào và nhẹ nhàng, không có một chút nào trộn lộn giữa hai thứ tiếng. Cứ cho là gia đình họ sống ở đây đã lâu và nhuần nhuyễn tiếng Việt như người dân bản địa nhưng rõ ràng ở thời đó và cho dù là người như thế nào thì họ vẫn sẽ giữ lại tiếng nói cũng như bản chất từ quê hương của mình và người Hoa rất nghiêm túc cũng như tôn trọng việc này, vì đây là bản sắc dân tộc, là truyền thống của họ.
Nếu như lời tự truyện của Phước là thứ dẫn dắt và đong đầy cảm xúc đến cho khán giả mỗi khi cất lên hay kết lại một chuyện gì đó thì trong bộ phim lại được thể hiện một cách nhạt nhẽo. Nó không thể hỗ trợ được gì nhiều cho cảm xúc của mạch phim mà lại khiến cho người xem rối rắm hơn và nhìn nó với một sự hời hợt thiếu đầu tư. Tự hỏi, các nhà làm phim đã chăm chút đến từng khung hình, từng câu thoại nhưng sao lại thể hiện thứ nắm vai trò quan trọng nhất của phim một cách đơn điệu như thế?
Với nhiều nút thắt mà Đảo Của Dân Ngụ Cư tạo ra cùng sự bí ẩn của các nhân vật đã khiến người xem phải tò mò và theo dõi đến tận phút chót. Đến khi bộ phim kết thúc thì khán giả dường như bị nằm lưng chừng, không biết đâu là bến đỗ thật sự vì họ hoàn toàn bất ngờ bởi hàng tá câu hỏi được đặt ra mà bộ phim chưa hề giải thích. Một cái kết không thể làm thỏa mãn được người xem và nhiều vấn đề chưa được giải đáp, đây có lẽ là ý đồ của bộ phim dành cho mọi người. Để mỗi người tự có suy nghĩ riêng cho mình, tự trải nghiệm và tự thấm vào nội dung của phim để chiêm nghiệm và cảm nhận nó.Đối với từng điểm khúc mắcthì từng cá nhân sẽ có một đáp án riêng cho mình, một cách giải quyết riêng và hướng đi của riêng đặt ra dành cho bộ phim. Nhưng có lẽ vì bộ phim làm theo hướng quá nghệ thuật, quá nhiều ẩn dụ, ở mỗi câu thoại, mỗi hình ảnh đều chứa đựng những hàm ý mà khiến bạn phải dừng lại nhiều lần để suy nghĩ về nó thì mới có thể hiểu được. Vì lẽ đó mà các thông điệp của bộ phim muốn truyền tải đã đến với khán giả một cách rắc rối, những điều đó đến rồi lại đi trong phút chốc khiến người xem khó hiểu và chắc rằng mỗi người đều phải xem lại nhiều lần mới có thể bắt kịp được nhịp độ cũng như để hiểu hết mọi thứ.
Mặc dù bộ phim khiến người xem có rất nhiều dấu chấm hỏi không thể giải đáp nhưng về mặt hình ảnh chắc chắn bạn sẽ hài lòng và phải ngất ngây, đắm chìm với những thước phim đó. Các cảnh quay được đầu tư rất kỹ lưỡng và trau chuốt đến từng khung hình. Ngoài nội dung thu hút khiến người xem phải tập trung để biết chuyện gì sẽ xảy ra trong phim thì những cảnh quay đặc sắc và hình ảnh đẹp mượt mà là nguyên nhân làm cho chúng ta khó có thể rời mắt khỏi màn hình. Các cảnh quay 18+ của phim cũng được thể hiện rất nghệ thuật, từ nhẹ nhàng đến táo bạo, có lẽ đây là bộ phim có cảnh nóng bạo dạng nhất từ trước đến nay của điện ảnh Việt. Tuy nhiên, những cảnh đó không hề thô hay dung tục mà nó lại rất tinh tế qua từng góc máy, qua từng đường nét của cơ thể, tạo cho người xem cái cảm giác còn muốn kéo dài khoảnh khắc này nhiều hơn nữa chứ không muốn dừng lại.
Đảo Của Dân Ngụ Cư là một bộ phim theo hướng nghệ thuật và nặng về tâm lý. Thế nhưng vẫn tưởng khán giả sẽ được đắm mình trong những ẩn dụ sâu xa nhiều ý nghĩa hàn lâm mà sự thật là họ lại bị vướng mắc và khó hiểu với những gì mà bộ phim mang đến. Bộ phim dễ xem nhưng muốn hiểu được nó lại là một chuyện khác, vì có quá nhiều điểm thiếu thuyết phục và còn không tạo được cao trào. Nó khiến người xem lẩn quẩn bên những dấu hỏi và một cái không khí lơ lững không cao cũng không thấp. Điểm sáng của phim là tạo được một cái nhìn liêu trai cho phim Việt, một không gian u ám, ma mị mà tù túng, có lẽ các nhà làm phim Việt đã bước nào bắt kịp được xu hướng làm phim của Nhật với một phong cách trầm uất mà tĩnh lặng giữa một nhịp phim chậm rãi, từ tốn. Với một không khí nặng nề như thế nhưng đến cuối phim thì những gì khán giả nhận lại được là một cái kết không đủ thỏa mãn và nhiều sự thiếu hụt.
Đánh giá xét nét khó khăn vậy thôi nhưng Đảo Của Dân Ngụ Cư tuy còn rất nhiều thiếu sót nhưng đây là bộ phim được đầu tư một cách chỉn chu và là một tác phẩm tốt, đáng phải khích lệ cho nền điện ảnh nước nhà. Hãy cùng ra rạp để ủng hộ tinh thần người Việt yêu phim Việt nhé.
Đảo Của Dân Ngụ Cư – Con người và những ốc đảo khó hiểu?
Bạn đừng nghĩ là mình sẽ được thưởng thức một bộ phim về các số phận nghiệt ngã hãy cuộc đời của những con người lang bạc kiếm sống trên một hòn đảo. Mọi thứ mà bạn sắp chứng kiến là một nhà hàng mang tên Đêm Trắng cùng 5 con người bí ẩn và một nam chính.
Điểm thắc mắc đầu tiên như đã nói ở trên, nó nằm ngay từ tên của bộ phim. Bạn đừng nên ngộ nhận bởi từ “Đảo” vì bộ phim hoàn toàn không có một cảnh đảo nào hết. Xuyên suốt chỉ là câu chuyện xảy ra tại nhà hàng Đêm Trắng và rộng hơn nữa bạn sẽ thấy được cảnh trí xung quanh của một con phố cổ xưa. Thậm chí ngay cả biển bạn cũng chỉ thấy được thấp thoáng qua góc nhìn của nhân vật chính ở đoạn đầu và cuối phim nhưng là cùng chung một cảnh. Biển và đảo mà bạn thắc mắc cuối cùng cũng sẽ được đền đáp bởi cảnh ông chủ của nhà hàng Đêm Trắng chèo thuyền chở con gái mình. Bạn sẽ thấy biển và cả đảo ở đằng xa xa, nhưng lại tạo cảm giác đây là một con sông lớn hay thậm chí chỉ là một cái hồ chứ không phải là biển. Tính chất “ngụ cư” ở tên phim cũng không thể hiện được đúng tinh thần của nó, không khắc hoạ được đời sống hay người dân định cư trên đảo. Điều bạn nhận được là một câu chuyện về 6 nhân vật tại một không gian tù túng và khép kín với nhiều trắc ẩn.
Bộ phim xoay quanh 6 nhân vật, trong đó người dẫn chuyện và kể về cuộc đời của mình đó chính là Phước (Phạm Hồng Phước). Phước là một chàng trai 20 tuổi đang trên đường mưu sinh và anh đã đến với nhà hàng có tên là Đêm Trắng để làm việc. Tại đây có một tay cơ bắp chuyên giết dê cho nhà hàng là Miên (Nhan Phúc Vinh), một đầu bếp gốc Ấn đạo Hồi có tên Ahmed (Hoàng Nhân), và gia đình của ông chủ người Hoa (Hoàng Phúc) gồm có ông và vợ mình là Xiếm Hoa (Ngọc Hiệp) cùng cô con gái tên Chu(Ngọc Thanh Tâm). Phước đem lòng yêu con gái của ông chủ và ngày ngày anh lén trèo lên gác để được gặp chị Chu, mấu chốt của mọi rắc rối bắt đầu từ đây.
Nếu như nói 6 nhân vật này là biểu tượng cũng như là hình ảnh của mỗi một thể loại người trong xã hội thời đó, mỗi người một tính cách, mỗi người có một ốc đảo riêng chứa những nỗi niềm và sự khát khao của mình thì phần này rõ ràng là bộ phim thể hiện khá hụt hơi. Các nhân vật đều có nét riêng và số phận riêng nhưng bộ phim thể hiện điều đó ở mức độ quá an toàn, không để khán giả được đi sâu hơn và nhìn rõ hơn vào tâm lý cùng những bí ẩn bên trong từng nhân vật. Cũng chính vì lý do đó mà đất diễn được tạo ra khá ít cho các diễn viên trong phim, tất cả chỉ có thể ở mức tròn vai.
Vai diễn chính của Phạm Hồng Phước không có gì đặc biệt, nhân vật của anh chỉ đơn giản là một cậu nhóc 20 tuổi vừa chập chững bước ra đời. Một chàng thanh niên trẻ, lạ lẫm với thế giới bên ngoài, thiếu thốn và khát khao tình cảm. Cho đến khi cậu gặp chị Chu và đem lòng yêu thương chị, càng ngày mọi chuyện càng trở nên căng thẳng hơn khi ba của Chu phát hiện. Đối với Phước chắc hẳn ai cũng đều thắc mắc rằng cuộc sống trước kia của anh như thế nào? Và vì sao anh lại bỏ công việc về du lịch của mình để lặn lội từ nơi xa đến với nhà hàng Đêm Trắng làm việc? Công việc này có xứng đáng để anh thay thế cho công việc khi xưa mà anh cho biết không? Đó là những câu hỏi mà khán giả đều muốn biết. Nhân vật của Phước cũng thật sự là không có nhiều đất diễn để anh có thể phô diễn khả năng của mình. Đến cuối phim, sau khi mọi chuyện bất trắc diễn ra tại nhà hàng Đêm Trắng, Phước có nói một câu rằng “Còn tôi, sẽ không bao giờ, suốt cuộc đời còn lại, không bao giờ tôi còn có được hạnh phúc nữa, không bao giờ”. Đối với tôi khi nghe được câu kết phim của Phước thì lại bị bỡ ngỡ vì thiết nghĩ câu chuyện mà nhân vật này trải qua nó thật sự không có gì sâu nặng khi để lại ám ảnh cho anh và dẫn đến lời kết như vậy. Những rung cảm đó của anh đối với cô Chu có lẽ nó chỉ là những giây phút tình cảm bất chợt, những ham muốn nhất thời.
Nhân vật Chu cũng sẽ khiến bạn phải đặt nhiều câu hỏi bởi những suy nghĩ của cô. Theo như những tiết lộ không rõ ràng từ bộ phim thì bạn sẽ bị hoài nghi về mối quan hệ giữa Chu với gia đình của mình. Chu có phải là con của ông chủ? Tạm gác lại chuyện này, hãy đến với chuyện tình 3 người giữa chị Chu, Phước và Miên. Nếu như vì yêu thương con gái một cách bảo thủ và cực đoan mà ông chủ đã làm cho Chu bị giam cầm, kiềm hãm khỏi sự tự do để dẫn đến việc cô đơn và thiếu thốn tình cảm cùng cực, khiến cô phải tìm đến lối thoát của nhục dục thông qua Phước và Miên. Vậy chị Chu có thật sự yêu 2 người này, chị yêu ai hơn? Hay là tất cả mọi chuyện chị làm chỉ vì sự đam mê và thèm khát những cảm giác khoái lạc của xác thịt mà chị thiếu thốn từng ấy năm. Nhưng nếu như vậy thì những gì Chu đối với Phước và những gì họ trải qua cùng nhau đều là giả dối? Về phần Miên thì tuy các cảnh trò chuyện, tâm sự hay thể hiện tình cảm của anh đối với Chu không hề có, bộ phim chỉ cho ta thấy sự ham muốn mãnh liệt về dục vọng của anh với Chu. Vậy đằng sau chuyện của Phước thì Chu đối với Miên như thế nào, Chu đối xử với Miên có giống và có tình như với Phước hay không? Chu đã nói gì, đã làm gì, khiến cho chúng ta có thể thấy những hành động của Miên thể hiện đều xuất phát từ việc yêu Chu.
Điểm thắc mắc của tôi ở đây chính là về phần Miên và Phước, tại sao hai người họ có thể vui vẻ và tiếp tục như bình thường khi biết người con gái họ yêu đang phân chia họ và đáp ứng nhu cầu thể xác của mình đối với cả hai người. Nhân vật Xiếm Hoa cũng cho ta vài câu hỏi về thân phận của bà. Bị chồng mình xem như là một người ở, vì sao bà lại muốn Chu có con và tiếp tay che giấu cho Chu trong những cuộc tình về đêm đối với hai chàng trai trẻ trong nhà khi mà chồng bà lại không hề muốn? Ông đầu bếp người Ấn Ahmed tuy không được nhắc đến nhiều trong phim nhưng ông vẫn có một cảnh cùng Xiếm Hoa ngồi đối diện với nhau trong những âm thanh đau đớn của Chu bị ông chủ đánh sau khi phát hiện cô cùng với Miên. Cảnh phim này bất chợt khiến ta đặt thêm nghi vấn liêu quan hệ của Xiếm Hoa với ông đầu bếp là gì? Ý đồ gì của bộ phim trong phân đoạn này, thậm chí ông có phải là người tình hay có lẽ nào là cha của Chu? Cảnh phim làm dấy lên rất nhiều câu hỏi như vậy nhưng rồi cũng nhanh chóng qua và để lại nhiều sự hoang mang không lời giải đáp.
Vợ chồng của ông chủ nhà hàng Đêm Trắng rõ ràng chúng ta đều biết họ là người Hoa thế mà tại sao lại phát âm tiếng Việt hoàn toàn trôi chảy và trong từng lời nói, âm vực của họ không hề có một sự lơ lớ của người dân xứ Hoa. Ngay cả giọng của cô con gái là chị Chu vẫn rất ngọt ngào và nhẹ nhàng, không có một chút nào trộn lộn giữa hai thứ tiếng. Cứ cho là gia đình họ sống ở đây đã lâu và nhuần nhuyễn tiếng Việt như người dân bản địa nhưng rõ ràng ở thời đó và cho dù là người như thế nào thì họ vẫn sẽ giữ lại tiếng nói cũng như bản chất từ quê hương của mình và người Hoa rất nghiêm túc cũng như tôn trọng việc này, vì đây là bản sắc dân tộc, là truyền thống của họ.
Nếu như lời tự truyện của Phước là thứ dẫn dắt và đong đầy cảm xúc đến cho khán giả mỗi khi cất lên hay kết lại một chuyện gì đó thì trong bộ phim lại được thể hiện một cách nhạt nhẽo. Nó không thể hỗ trợ được gì nhiều cho cảm xúc của mạch phim mà lại khiến cho người xem rối rắm hơn và nhìn nó với một sự hời hợt thiếu đầu tư. Tự hỏi, các nhà làm phim đã chăm chút đến từng khung hình, từng câu thoại nhưng sao lại thể hiện thứ nắm vai trò quan trọng nhất của phim một cách đơn điệu như thế?
Với nhiều nút thắt mà Đảo Của Dân Ngụ Cư tạo ra cùng sự bí ẩn của các nhân vật đã khiến người xem phải tò mò và theo dõi đến tận phút chót. Đến khi bộ phim kết thúc thì khán giả dường như bị nằm lưng chừng, không biết đâu là bến đỗ thật sự vì họ hoàn toàn bất ngờ bởi hàng tá câu hỏi được đặt ra mà bộ phim chưa hề giải thích. Một cái kết không thể làm thỏa mãn được người xem và nhiều vấn đề chưa được giải đáp, đây có lẽ là ý đồ của bộ phim dành cho mọi người. Để mỗi người tự có suy nghĩ riêng cho mình, tự trải nghiệm và tự thấm vào nội dung của phim để chiêm nghiệm và cảm nhận nó.Đối với từng điểm khúc mắcthì từng cá nhân sẽ có một đáp án riêng cho mình, một cách giải quyết riêng và hướng đi của riêng đặt ra dành cho bộ phim. Nhưng có lẽ vì bộ phim làm theo hướng quá nghệ thuật, quá nhiều ẩn dụ, ở mỗi câu thoại, mỗi hình ảnh đều chứa đựng những hàm ý mà khiến bạn phải dừng lại nhiều lần để suy nghĩ về nó thì mới có thể hiểu được. Vì lẽ đó mà các thông điệp của bộ phim muốn truyền tải đã đến với khán giả một cách rắc rối, những điều đó đến rồi lại đi trong phút chốc khiến người xem khó hiểu và chắc rằng mỗi người đều phải xem lại nhiều lần mới có thể bắt kịp được nhịp độ cũng như để hiểu hết mọi thứ.
Mặc dù bộ phim khiến người xem có rất nhiều dấu chấm hỏi không thể giải đáp nhưng về mặt hình ảnh chắc chắn bạn sẽ hài lòng và phải ngất ngây, đắm chìm với những thước phim đó. Các cảnh quay được đầu tư rất kỹ lưỡng và trau chuốt đến từng khung hình. Ngoài nội dung thu hút khiến người xem phải tập trung để biết chuyện gì sẽ xảy ra trong phim thì những cảnh quay đặc sắc và hình ảnh đẹp mượt mà là nguyên nhân làm cho chúng ta khó có thể rời mắt khỏi màn hình. Các cảnh quay 18+ của phim cũng được thể hiện rất nghệ thuật, từ nhẹ nhàng đến táo bạo, có lẽ đây là bộ phim có cảnh nóng bạo dạng nhất từ trước đến nay của điện ảnh Việt. Tuy nhiên, những cảnh đó không hề thô hay dung tục mà nó lại rất tinh tế qua từng góc máy, qua từng đường nét của cơ thể, tạo cho người xem cái cảm giác còn muốn kéo dài khoảnh khắc này nhiều hơn nữa chứ không muốn dừng lại.
Đảo Của Dân Ngụ Cư là một bộ phim theo hướng nghệ thuật và nặng về tâm lý. Thế nhưng vẫn tưởng khán giả sẽ được đắm mình trong những ẩn dụ sâu xa nhiều ý nghĩa hàn lâm mà sự thật là họ lại bị vướng mắc và khó hiểu với những gì mà bộ phim mang đến. Bộ phim dễ xem nhưng muốn hiểu được nó lại là một chuyện khác, vì có quá nhiều điểm thiếu thuyết phục và còn không tạo được cao trào. Nó khiến người xem lẩn quẩn bên những dấu hỏi và một cái không khí lơ lững không cao cũng không thấp. Điểm sáng của phim là tạo được một cái nhìn liêu trai cho phim Việt, một không gian u ám, ma mị mà tù túng, có lẽ các nhà làm phim Việt đã bước nào bắt kịp được xu hướng làm phim của Nhật với một phong cách trầm uất mà tĩnh lặng giữa một nhịp phim chậm rãi, từ tốn. Với một không khí nặng nề như thế nhưng đến cuối phim thì những gì khán giả nhận lại được là một cái kết không đủ thỏa mãn và nhiều sự thiếu hụt.
Đánh giá xét nét khó khăn vậy thôi nhưng Đảo Của Dân Ngụ Cư tuy còn rất nhiều thiếu sót nhưng đây là bộ phim được đầu tư một cách chỉn chu và là một tác phẩm tốt, đáng phải khích lệ cho nền điện ảnh nước nhà. Hãy cùng ra rạp để ủng hộ tinh thần người Việt yêu phim Việt nhé.
Thanh Khương