Sau kết thúc của Spellbinder, tôi đã không trông đợi lắm về phần hai vì câu chuyện của phần 1 không còn gì để khai thác. Và đúng là thế, Spellbinder: Land of the Dragon Lord sẽ rất dễ làm bạn mất vui nếu bạn đã kì vọng vào...
Sau kết thúc của Spellbinder, tôi đã không trông đợi lắm về phần hai vì câu chuyện của phần 1 không còn gì để khai thác. Và đúng là thế, Spellbinder: Land of the Dragon Lord sẽ rất dễ làm bạn mất vui nếu bạn đã kì vọng vào nó.
Có thể nói, phần hai này được hợp tác sản xuất bởi Úc, Phần Lan và Trung Quốc nên nội dung buộc phải có nét gì đó liên quan đến các quốc gia sản xuất, nhưng vì quá tham nội dung nên bộ phim trở nên thiếu chặt chẽ và thuyết phục. Nhân vật chính của câu chuyện du hành này là một cô bé và không như phần 1, có khá nhiều nhân vật được biết về thế giới song song, thậm chí đi qua đi lại giữa các chiều không gian ấy. Điều khiến tôi đặc biệt không thích là việc có nhiều thế giới song song trong phim quá mà mỗi thế giới ấy giống như một quốc gia trên thế giới này vậy. Nhất là, họ đều có chung một ngôn ngữ, vừa gặp là đã có thể giao tiếp dễ dàng. Vùng đất của thủ lĩnh rồng phát triển với nền văn minh y hệt như quốc gia Trung Quốc thì tại sao tiếng nói của họ lại là tiếng Anh? Tôi thấy “Vùng đất của thủ lĩnh rồng” thì chỉ nên khai thác vùng đất ấy thay vì thêm vào khá nhiều vùng đất khác. Mà các vùng đất không được chú trọng kể thì lại hấp dẫn, có khả năng phát triển thành một câu chuyện hay và ý nghĩa. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ của con người không được đề cao mà chủ yếu chỉ là sống dựa vào những tiến bộ đó, lấy đó để sống và cai trị.
Tuy phần này được đầu tư về bối cảnh, dàn diễn viên đông đảo nhưng vẫn có rất nhiều sạn về hình ảnh và diễn xuất. Hiệu ứng biến mất của con tàu chuyển đổi không gian không đẹp, góc máy ở cảnh quay trượt chân xuống triền núi của Kathy rất phô. Diễn xuất của các diễn viên quần chúng vai thần dân vùng đất thủ lĩnh rồng rõ đơ và vô hồn. Có lẽ bởi họ là người châu Á nên việc phát âm tiếng Anh để thể hiện tâm trạng nhân vật không thể tròn trịa được.
Bộ phim đã thay đổi hầu hết dàn diễn viên cũ để phục vụ cho câu chuyện mới, trừ Heather Mitchell vai Ashka, Rafal Zwierz vai Gryvon nhưng Rafal nhanh chóng hết vai. Trong phần này, Ashka không có chuyển biến gì về tính cách, chỉ trầy trật hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đen tối nên nhìn chung nữ diễn viên Heather Mitchell vẫn đảm nhận tốt nhân vật mưu kế và tham vọng của mình.
Tôi rất thích nhân vật Kathy của Lauren Hewett. Cô bé thông minh, tử tế và rất yêu quí gia đình. Kathy đã lạc vào nhiều thế giới song song khác nhau, các tình huống gặp phải cũng không ít nhưng Hewett đã thể hiện các cảm xúc của Kathy đối với từng người, từng trường hợp rất rõ ràng, linh hoạt. Việc tồn tại một Kathy trong thế giới khác đã giúp Hewett thể hiện khả năng đóng đúp vai của mình. Hai Kathy ấy rất khác biệt từ cử chỉ đến biểu cảm, ánh mắt và tông giọng qua diễn xuất của Hewett.
Tôi cũng thích Josh, thích cả hai phiên bản Josh lắm trò và Josh bừa bộn. Cũng như Lauren Hawett, Ryan Kwanten diễn hai nhân vật Josh. Tuy nhiên, Josh của hai thế giới thực sự không quá khác nhau như Kathy đỏng đảnh và Kathy thân thiện nên Ryan Kwanten có lẽ chưa thể hiện được nhiều khả năng diễn hai vai đối lập.
Tôi cũng thích Leonard Fung với vai Sun. Leonard Fung diễn Sun rất tốt, khiến Sun vừa đáng yêu như một đứa trẻ vừa kiêu ngạo như một vị vua. Các vai diễn như Mek của Anthony Wong, Aya của Hu Xin, Jasmine của Gui Jeilan, Sharak của Me Yang đều có nét duyên riêng và các diễn viên đã diễn tròn vai. Lenore Smith vai bà Morgnan và Peter O’Brien vai ông Morgan cũng đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Tôi khá thích nhân vật Tony ở cả hai thế giới. Tony nào nhìn chung cũng tốt bụng, tuy nhiên, Tony phiên bản thợ sửa ống nước gây ấn tượng hơn vì sự “nhọ” của mình. Justin Rosniak thì vừa đẹp trai và diễn ổn cả hai vai Tony.
Điều bạn có thể mong chờ từ Spellbinder: Land of the Dragon Lord chính là những thế giới mới lạ thay vì chỉ có mỗi vùng đất của các nhà thông thái như ở phần 1. Nếu không thắc mắc quá nhiều, bạn vẫn có thể vui vẻ theo chân Kathy đến cuối phim mà không khó chịu vì những tình tiết thiếu khoa học trong phim.
Một câu chuyện mới kém thuyết phục
Sau kết thúc của Spellbinder, tôi đã không trông đợi lắm về phần hai vì câu chuyện của phần 1 không còn gì để khai thác. Và đúng là thế, Spellbinder: Land of the Dragon Lord sẽ rất dễ làm bạn mất vui nếu bạn đã kì vọng vào nó.
Có thể nói, phần hai này được hợp tác sản xuất bởi Úc, Phần Lan và Trung Quốc nên nội dung buộc phải có nét gì đó liên quan đến các quốc gia sản xuất, nhưng vì quá tham nội dung nên bộ phim trở nên thiếu chặt chẽ và thuyết phục. Nhân vật chính của câu chuyện du hành này là một cô bé và không như phần 1, có khá nhiều nhân vật được biết về thế giới song song, thậm chí đi qua đi lại giữa các chiều không gian ấy. Điều khiến tôi đặc biệt không thích là việc có nhiều thế giới song song trong phim quá mà mỗi thế giới ấy giống như một quốc gia trên thế giới này vậy. Nhất là, họ đều có chung một ngôn ngữ, vừa gặp là đã có thể giao tiếp dễ dàng. Vùng đất của thủ lĩnh rồng phát triển với nền văn minh y hệt như quốc gia Trung Quốc thì tại sao tiếng nói của họ lại là tiếng Anh? Tôi thấy “Vùng đất của thủ lĩnh rồng” thì chỉ nên khai thác vùng đất ấy thay vì thêm vào khá nhiều vùng đất khác. Mà các vùng đất không được chú trọng kể thì lại hấp dẫn, có khả năng phát triển thành một câu chuyện hay và ý nghĩa. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ của con người không được đề cao mà chủ yếu chỉ là sống dựa vào những tiến bộ đó, lấy đó để sống và cai trị.
Tuy phần này được đầu tư về bối cảnh, dàn diễn viên đông đảo nhưng vẫn có rất nhiều sạn về hình ảnh và diễn xuất. Hiệu ứng biến mất của con tàu chuyển đổi không gian không đẹp, góc máy ở cảnh quay trượt chân xuống triền núi của Kathy rất phô. Diễn xuất của các diễn viên quần chúng vai thần dân vùng đất thủ lĩnh rồng rõ đơ và vô hồn. Có lẽ bởi họ là người châu Á nên việc phát âm tiếng Anh để thể hiện tâm trạng nhân vật không thể tròn trịa được.
Bộ phim đã thay đổi hầu hết dàn diễn viên cũ để phục vụ cho câu chuyện mới, trừ Heather Mitchell vai Ashka, Rafal Zwierz vai Gryvon nhưng Rafal nhanh chóng hết vai. Trong phần này, Ashka không có chuyển biến gì về tính cách, chỉ trầy trật hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đen tối nên nhìn chung nữ diễn viên Heather Mitchell vẫn đảm nhận tốt nhân vật mưu kế và tham vọng của mình.
Tôi rất thích nhân vật Kathy của Lauren Hewett. Cô bé thông minh, tử tế và rất yêu quí gia đình. Kathy đã lạc vào nhiều thế giới song song khác nhau, các tình huống gặp phải cũng không ít nhưng Hewett đã thể hiện các cảm xúc của Kathy đối với từng người, từng trường hợp rất rõ ràng, linh hoạt. Việc tồn tại một Kathy trong thế giới khác đã giúp Hewett thể hiện khả năng đóng đúp vai của mình. Hai Kathy ấy rất khác biệt từ cử chỉ đến biểu cảm, ánh mắt và tông giọng qua diễn xuất của Hewett.
Tôi cũng thích Josh, thích cả hai phiên bản Josh lắm trò và Josh bừa bộn. Cũng như Lauren Hawett, Ryan Kwanten diễn hai nhân vật Josh. Tuy nhiên, Josh của hai thế giới thực sự không quá khác nhau như Kathy đỏng đảnh và Kathy thân thiện nên Ryan Kwanten có lẽ chưa thể hiện được nhiều khả năng diễn hai vai đối lập.
Tôi cũng thích Leonard Fung với vai Sun. Leonard Fung diễn Sun rất tốt, khiến Sun vừa đáng yêu như một đứa trẻ vừa kiêu ngạo như một vị vua. Các vai diễn như Mek của Anthony Wong, Aya của Hu Xin, Jasmine của Gui Jeilan, Sharak của Me Yang đều có nét duyên riêng và các diễn viên đã diễn tròn vai. Lenore Smith vai bà Morgnan và Peter O’Brien vai ông Morgan cũng đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Tôi khá thích nhân vật Tony ở cả hai thế giới. Tony nào nhìn chung cũng tốt bụng, tuy nhiên, Tony phiên bản thợ sửa ống nước gây ấn tượng hơn vì sự “nhọ” của mình. Justin Rosniak thì vừa đẹp trai và diễn ổn cả hai vai Tony.
Điều bạn có thể mong chờ từ Spellbinder: Land of the Dragon Lord chính là những thế giới mới lạ thay vì chỉ có mỗi vùng đất của các nhà thông thái như ở phần 1. Nếu không thắc mắc quá nhiều, bạn vẫn có thể vui vẻ theo chân Kathy đến cuối phim mà không khó chịu vì những tình tiết thiếu khoa học trong phim.