Kimi ga Kureta Natsu – Mùa hè con đã cho ba, kể về gia đình Kizaki, gồm 2 vợ chồng trẻ và 2 cậu con trai. Quả thật họ là một gia đình rất trẻ bởi hai vợ chồng lấy nhau vì lỡ ăn cơm trước kẻng. Thế rồi đứa con đầu lòng, Nao, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi...
Kimi ga Kureta Natsu – Mùa hè con đã cho ba, kể về gia đình Kizaki, gồm 2 vợ chồng trẻ và 2 cậu con trai. Quả thật họ là một gia đình rất trẻ bởi hai vợ chồng lấy nhau vì lỡ ăn cơm trước kẻng. Thế rồi đứa con đầu lòng, Nao, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi mới 5 tuổi. Bộ phim kể về việc Nao chống chọi với căn bệnh và cha mẹ em phải đối mặt với vấn đề này như thế nào.
Hiển nhiên, tất cả các cặp cha mẹ đều sẽ rơi vào tuyệt vọng khi được thông báo rằng con họ mắc bệnh ung thư. Trong phim bạn sẽ thấy được việc chối bỏ sự thật và tìm cách trốn chạy hiện thực của người cha, còn người mẹ thì buộc phải bình tĩnh và cố gắng chấp nhận. Sau đó người cha bắt đầu thay đổi và đối mặt với hiện thực, cuối cùng là sát cánh cùng vợ để chăm sóc cho Nao và có những quyết định đúng đắn. Mùa hè cuối cùng trải qua cùng đứa con trai yêu dấu cũng giúp anh trưởng thành hơn.
Một trường hợp tồi tệ dùng để minh họa việc không phải cha mẹ nào cũng suy nghĩ tích cực là những gì xảy ra với gia đình Rinko. Người cha không dám đối mặt với hiện thực và bỏ chạy cùng số tiền tiết kiệm. Bạn cũng sẽ thấy sự khác nhau trong cách các cặp cha mẹ giải quyết vấn đề. Trong những bộ phim truyền hình khác, thường thì cha mẹ sẽ tự tìm hiểu về căn bệnh của con mình, làm quen với căn bệnh đó và hành động để tìm cách chữa trị… Nhưng trong Kimi ga Kureta Natsu, bạn sẽ thấy cha mẹ Nao hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bác sĩ khuyên họ làm. Điều này là do trình độ học vấn của cha mẹ khác nhau dẫn đến những cách xử trí khác nhau. Trong phim, cả hai đều chưa học xong trung học, nên đương nhiên họ phải dựa vào bác sĩ vì họ hoàn toàn không có kiến thức và thậm chí còn không nghĩ đến việc phải tìm hiểu. Họ lo lắng nhiều hơn đến chuyện xoay sở tiền nong chữa bệnh cho Nao và ai sẽ là người chăm sóc con trong bệnh viện. Sự tinh tế, sự khác biệt chính là nguyên do khiến tôi theo dõi bộ phim này, thay vì là fan của Takky như lúc được chờ phim phát sóng.
Một điều khiến tôi muốn xem những bộ phim dạng này chính là diễn xuất của diễn viên nhí. Tôi không khỏi nhói lòng khi xem cảnh Nao hỏi ba mình, mục đích em sinh ra là gì, có phải là để bị bệnh không? Ba Nao không thể trả lời được mà chỉ biết nén nước mắt, bỏ chạy để Nao khỏi thấy mình đang khóc. Một cảnh gây xúc động khác là khi ông nội nói với ba Nao rằng cậu bé kiên trì điều trị và chiến đấu với căn bệnh vì không muốn nhìn thấy ba mẹ mình chiến đấu trong khi bản thân cậu bé biết rõ sẽ không thể nào khỏi bệnh. Khi đoạn flashback hiện ra, bạn sẽ hiểu được lý do ấy lúc nhìn thấy Nao phải chịu đựng những cơn đau và cả những đợt hóa trị. Đoạn cuối, trước thời khắc cuối cùng của Nao, trong chuyến dã ngoại đầu tiên và cũng là cuối cùng của Nao, cậu bé trao lại cuốn sách về côn trùng cho cậu em Ryo. Chỉ đến khi kết thúc chúng ta mới biết trong đó Nao đã viết những lời nhắn gửi cho Ryo. Tôi, và tin chắc là cả các bạn, sẽ cảm động khi biết rằng Nao đã biết lo lắng cho em mình đến mức đó mặc dù bản thân cậu bé đang phải chịu đựng bệnh tật.
Kimiga Kureta Natsu là một trong những bộ phim xúc động nhất tôi từng xem. Không thể không khâm phục sức mạnh và sự can trường của người mẹ khi đối diện căn bệnh của con trai mình. Khi có mặt những lúc bác sĩ ngăn cơn đau của Nao, chăm sóc cho Nao sau mỗi đợt hóa trị và chứng kiến những cơn đau của cậu bé, cô đã dần chấp nhận rằng cậu bé sẽ chết, trong khi đáng lý phần mạnh mẽ phải do người cha đảm nhận. Cô yêu con bằng tất cả tấm lòng của người mẹ và cũng đau đớn bội phần khi mỗi khi nhìn thấy con trai mình đau đớn, đến nỗi có lẽ cô cảm thấy rằng cuối cùng con trai mình đã được ra đi trong yên bình.
Nếu bạn chưa xem phim này, bạn sẽ chê trách người cha. Nhưng khi hòa vào phim, bạn sẽ cảm thông cho Masato, người cha chấp nhận tình cảnh chậm hơn vợ mình. Trong một lần Nao được hóa trị, anh đã không thể chịu đựng nổi và phải bỏ đi. Mọi người cha đều sẽ như thế. Ít ai có thể đứng nhìn con trai mình đau đớn. Tôi nghĩ ngay cả những đợt chích ngừa cho các bé cũng có thể khiến cha các bé nổi xung với bác sĩ chỉ vì con họ đang khóc, cho dù đó là vì tốt cho con họ. Nhưng những người cha là như vậy, bản năng của họ là luôn muốn bảo vệ cho con mình.
Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ và gây nhiều đau đớn nhất của thời đại chúng ta. Một trong những hành động đáng lưu ý của cặp cha mẹ trong phim là họ luôn nói trung thực về căn bệnh với con trai mình, và trong ca phẫu thuật cuối, Masato đã đưa Nao đi và hai cha con trò chuyện riêng về ca phẫu thuật. Masato để cho Nao được quyết định có phẫu thuật hay không.
Tôi yêu tất cả những cảnh tay đôi giữa Masato và Nao. Từ những cảnh đầu phim đến khi họ phải đối diện với bệnh tật, với cái chết, với trưa hè băng qua cánh đồng bắt bướm, với buổi tối ôm nhau nói chuyện như những người đàn ông… Thật sự là 1 sự mới mẻ khi nhìn thấy Takki thủ vai người cha, và anh đã nhập vai một cách xuất sắc. Tiếng khóc thảm thương của Masato sau cuộc trò chuyện với Nao bên đống lửa trại khiến khán giả phải nhói lòng. Tôi có cảm giác Takky đang dìu dắt một diễn viên nhỏ, như trước đây anh từng được các bậc đàn anh đàn chị chỉ bảo. Tôi đặc biệt thán phục Takei Akashi, cậu bé thủ vai Kisaki Naoya. Em diễn thật tài tình. Em vốn là một ngôi sao nhí, không chỉ tự mình tỏa sáng mà còn khiến Takky thăng hoa trong diễn xuất. Đây có thể hiểu là một sự chuyển giao giữa hai thế hệ không nhỉ?
Mùa hè con đã cho ba
Kimi ga Kureta Natsu – Mùa hè con đã cho ba, kể về gia đình Kizaki, gồm 2 vợ chồng trẻ và 2 cậu con trai. Quả thật họ là một gia đình rất trẻ bởi hai vợ chồng lấy nhau vì lỡ ăn cơm trước kẻng. Thế rồi đứa con đầu lòng, Nao, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi mới 5 tuổi. Bộ phim kể về việc Nao chống chọi với căn bệnh và cha mẹ em phải đối mặt với vấn đề này như thế nào.
Hiển nhiên, tất cả các cặp cha mẹ đều sẽ rơi vào tuyệt vọng khi được thông báo rằng con họ mắc bệnh ung thư. Trong phim bạn sẽ thấy được việc chối bỏ sự thật và tìm cách trốn chạy hiện thực của người cha, còn người mẹ thì buộc phải bình tĩnh và cố gắng chấp nhận. Sau đó người cha bắt đầu thay đổi và đối mặt với hiện thực, cuối cùng là sát cánh cùng vợ để chăm sóc cho Nao và có những quyết định đúng đắn. Mùa hè cuối cùng trải qua cùng đứa con trai yêu dấu cũng giúp anh trưởng thành hơn.
Một trường hợp tồi tệ dùng để minh họa việc không phải cha mẹ nào cũng suy nghĩ tích cực là những gì xảy ra với gia đình Rinko. Người cha không dám đối mặt với hiện thực và bỏ chạy cùng số tiền tiết kiệm. Bạn cũng sẽ thấy sự khác nhau trong cách các cặp cha mẹ giải quyết vấn đề. Trong những bộ phim truyền hình khác, thường thì cha mẹ sẽ tự tìm hiểu về căn bệnh của con mình, làm quen với căn bệnh đó và hành động để tìm cách chữa trị… Nhưng trong Kimi ga Kureta Natsu, bạn sẽ thấy cha mẹ Nao hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bác sĩ khuyên họ làm. Điều này là do trình độ học vấn của cha mẹ khác nhau dẫn đến những cách xử trí khác nhau. Trong phim, cả hai đều chưa học xong trung học, nên đương nhiên họ phải dựa vào bác sĩ vì họ hoàn toàn không có kiến thức và thậm chí còn không nghĩ đến việc phải tìm hiểu. Họ lo lắng nhiều hơn đến chuyện xoay sở tiền nong chữa bệnh cho Nao và ai sẽ là người chăm sóc con trong bệnh viện. Sự tinh tế, sự khác biệt chính là nguyên do khiến tôi theo dõi bộ phim này, thay vì là fan của Takky như lúc được chờ phim phát sóng.
Một điều khiến tôi muốn xem những bộ phim dạng này chính là diễn xuất của diễn viên nhí. Tôi không khỏi nhói lòng khi xem cảnh Nao hỏi ba mình, mục đích em sinh ra là gì, có phải là để bị bệnh không? Ba Nao không thể trả lời được mà chỉ biết nén nước mắt, bỏ chạy để Nao khỏi thấy mình đang khóc. Một cảnh gây xúc động khác là khi ông nội nói với ba Nao rằng cậu bé kiên trì điều trị và chiến đấu với căn bệnh vì không muốn nhìn thấy ba mẹ mình chiến đấu trong khi bản thân cậu bé biết rõ sẽ không thể nào khỏi bệnh. Khi đoạn flashback hiện ra, bạn sẽ hiểu được lý do ấy lúc nhìn thấy Nao phải chịu đựng những cơn đau và cả những đợt hóa trị. Đoạn cuối, trước thời khắc cuối cùng của Nao, trong chuyến dã ngoại đầu tiên và cũng là cuối cùng của Nao, cậu bé trao lại cuốn sách về côn trùng cho cậu em Ryo. Chỉ đến khi kết thúc chúng ta mới biết trong đó Nao đã viết những lời nhắn gửi cho Ryo. Tôi, và tin chắc là cả các bạn, sẽ cảm động khi biết rằng Nao đã biết lo lắng cho em mình đến mức đó mặc dù bản thân cậu bé đang phải chịu đựng bệnh tật.
Kimiga Kureta Natsu là một trong những bộ phim xúc động nhất tôi từng xem. Không thể không khâm phục sức mạnh và sự can trường của người mẹ khi đối diện căn bệnh của con trai mình. Khi có mặt những lúc bác sĩ ngăn cơn đau của Nao, chăm sóc cho Nao sau mỗi đợt hóa trị và chứng kiến những cơn đau của cậu bé, cô đã dần chấp nhận rằng cậu bé sẽ chết, trong khi đáng lý phần mạnh mẽ phải do người cha đảm nhận. Cô yêu con bằng tất cả tấm lòng của người mẹ và cũng đau đớn bội phần khi mỗi khi nhìn thấy con trai mình đau đớn, đến nỗi có lẽ cô cảm thấy rằng cuối cùng con trai mình đã được ra đi trong yên bình.
Nếu bạn chưa xem phim này, bạn sẽ chê trách người cha. Nhưng khi hòa vào phim, bạn sẽ cảm thông cho Masato, người cha chấp nhận tình cảnh chậm hơn vợ mình. Trong một lần Nao được hóa trị, anh đã không thể chịu đựng nổi và phải bỏ đi. Mọi người cha đều sẽ như thế. Ít ai có thể đứng nhìn con trai mình đau đớn. Tôi nghĩ ngay cả những đợt chích ngừa cho các bé cũng có thể khiến cha các bé nổi xung với bác sĩ chỉ vì con họ đang khóc, cho dù đó là vì tốt cho con họ. Nhưng những người cha là như vậy, bản năng của họ là luôn muốn bảo vệ cho con mình.
Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ và gây nhiều đau đớn nhất của thời đại chúng ta. Một trong những hành động đáng lưu ý của cặp cha mẹ trong phim là họ luôn nói trung thực về căn bệnh với con trai mình, và trong ca phẫu thuật cuối, Masato đã đưa Nao đi và hai cha con trò chuyện riêng về ca phẫu thuật. Masato để cho Nao được quyết định có phẫu thuật hay không.
Tôi yêu tất cả những cảnh tay đôi giữa Masato và Nao. Từ những cảnh đầu phim đến khi họ phải đối diện với bệnh tật, với cái chết, với trưa hè băng qua cánh đồng bắt bướm, với buổi tối ôm nhau nói chuyện như những người đàn ông… Thật sự là 1 sự mới mẻ khi nhìn thấy Takki thủ vai người cha, và anh đã nhập vai một cách xuất sắc. Tiếng khóc thảm thương của Masato sau cuộc trò chuyện với Nao bên đống lửa trại khiến khán giả phải nhói lòng. Tôi có cảm giác Takky đang dìu dắt một diễn viên nhỏ, như trước đây anh từng được các bậc đàn anh đàn chị chỉ bảo. Tôi đặc biệt thán phục Takei Akashi, cậu bé thủ vai Kisaki Naoya. Em diễn thật tài tình. Em vốn là một ngôi sao nhí, không chỉ tự mình tỏa sáng mà còn khiến Takky thăng hoa trong diễn xuất. Đây có thể hiểu là một sự chuyển giao giữa hai thế hệ không nhỉ?
(Dịch và biên tập)