Đảo Địa Ngục – Không quá xuất sắc như những lời khen ngợi
Trước khi xem Đảo Điạ Ngục, tôi đã bị kích thích bởi những đánh giá chuyên môn cũng như nhiều sự khen ngợi. Đúng như vậy, nội trailer cũng đã rất lôi cuốn rồi, hình ảnh, nội dung, âm thanh, ý nghĩa, có thể nói tôi đã kỳ...
Trước khi xem Đảo Điạ Ngục, tôi đã bị kích thích bởi những đánh giá chuyên môn cũng như nhiều sự khen ngợi. Đúng như vậy, nội trailer cũng đã rất lôi cuốn rồi, hình ảnh, nội dung, âm thanh, ý nghĩa, có thể nói tôi đã kỳ vọng rất nhiều về bộ phim. Tuy nhiên, sau khi xem xong thì cảm xúc của tôi không hề được như mong muốn. Bộ phim rất đáng xem, những gì thể hiện cũng rất tốt, nhưng tôi lại cảm thấy nó quá đều và chưa đưa người xem đi đến đỉnh cao của cảm xúc.
Đầu tiên, tôi xin đính chính rằng đây là bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện năm 1945 tại một nơi gọi là Đảo Địa Ngục chứ không phải tả thực lại sự kiện lịch sử. Nội dung chính xoay quanh cuộc sống của hơn 400 lao động Triều Tiên trên hòn đảo Hashima (Đảo Địa Ngục) dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Đàn ông thì bị bắt làm nô dịch khai thác than trong hầm mỏ, phụ nữ thì phải đi hầu hạ cho bọn Nhật và bị đưa vào làm gái.
Đảo Địa Ngục được dàn dựng chắc tay, hình ảnh tốt, âm thanh chân thật, sống động, dàn diễn viên hạng A, nhưng kịch bản không quá xuất sắc. Nhịp điệu phim, các tình tiết đủ để đưa bộ phim lên cao trào. Tuy nhiên cao trào của phim lại được thể hiện quá khô khan, cộng thêm phần có quá nhiều tình tiết quan trọng, quá nhiều cảnh cùng cao độ, khiến cho người xem có cảm giác phim khá là đều, không có cảnh nào vượt trội hơn cảnh nào. Ở những phim khác, có cảnh hay có cảnh bình thường, tình tiết đáng xem, cao trào và tình tiết nhẹ nhàng để làm khoảng nghỉ. Còn ở Đảo Địa Ngục thì quá nhiều thứ, điều này không khiến cho phim hấp dẫn hơn mà lại phản tác dụng.
Chẳng hạn như tôi, mặc dù nhận biết được những phân đoạn cuối phim là đỉnh điểm, là cao trào, nhưng tôi lại thấy nhịp độ không khác gì nhiều so với các cảnh phim trước đó. Những cảnh mà tôi cho là hay nhất phim là ở phần đầu, khi các nhân vật bị đưa vào hầm mỏ làm việc. Có những lúc, người xem hoàn toàn bị thu hút bởi bối cảnh tù túng, tăm tối của những hầm mỏ dưới lòng đất. Phim thể hiện rõ được sự nguy hiểm, bị đối xử thậm tệ đến cùng cực của người dân Triều Tiên trên đảo. Con người đang phải làm việc tại một nơi mà họ sẽ chết bất kỳ lúc nào. Lương bổng, miếng ăn, cuộc sống của họ trên đảo đều bị quân Nhật dàn xếp và sắp đặt để không bao giờ có cơ hội rời khỏi đây. Tại hầm mỏ này ngoài sự áp bức, bóc lột thì nó còn thể hiện được nhiều bộ mặt khác nhau của con người, có người tham sống sợ chết mà bán rẻ đồng bào, hám cầu danh lợi, người vì bản thân mà phải bất chấp tất cả, người thì chỉ biết cam chịu, phó thác cho số phận. Tôi thật sự rất ấn tượng bởi những cảnh con người ở hầm mỏ đã được bộ phim thể hiện quá chân thật. Cảnh hay nhất phim đối với tôi chính là cảnh tai nạn xe than bị mất kiểm soát, quá thật và khi xem tôi vừa có cảm giác ớn lạnh bởi cảnh tượng đó.
Ngoài những cảnh khắc họa chiến tranh và sự khổ sai của dân Triều Tiên thì sẽ có những phân đoạn bạn cực kỳ khó chịu. Những cảnh mấu chốt, tranh luận, đấu tranh tư tưởng để có thể đưa ra kết quả cho các hành động trong phim thì lại khiến cho người xem vô cùng nhức đầu vì nói quá nhiều.
Mặc dù không hoàn toàn đúng với lịch sử nhưng phim nhấn mạnh được đề tài tố cáo tội ác chiến tranh, khai thác nhiều câu chuyện, góc nhìn khác nhau thời Thế Chiến. Nhưng với cách thể hiện và thủ pháp kể chuyện, xây dựng hình tượng, Đảo Địa Ngục chỉ dừng ở mức khá. Phim chưa mang lại cho người xem được một cảm giác hoàn toàn hy vọng, sự phấn khích hay tinh thần yêu nước, đứng lên vì tự do, vì cuộc sống của cá nhân cũng như của dân tộc.Vì ôm đồm quá nhiều, muốn thể hiện nhiều góc nhìn về thực tế, về cuộc sống nhân dân Triều Tiên thời kỳ này mà bộ phim lại thiếu điểm nhấn nghệ thuật đắt giá. Nếu đem so sánh với các bộ phim cùng thể loại thì Đảo Địa Ngục vẫn còn ở rất xa.
Ở phim có 3 tuyến nhân vật chính do 3 gương mặt đình đám của xứ Hàn thể hiện. Tưởng chừng như là điều tốt nhưng đây lại trở thành khuyết điểm khi bộ phim phân chia đất diễn chưa hợp lý. Đầu tiên phải nói đến là So Ji Sub, nhân vật này đã xuất hiện gần như từ đầu phim. Là một tay đại ca, giang hồ hổ báo, nhân vật được thể hiện rất nhiều trong quá trình làm việc tại mỏ than nhưng sau đó lại chìm nghỉm và trở thành nhân vật phụ lúc nào không hay. Khi xem tôi còn nghĩ rằng nhân vật của So Ji Sub sẽ là một trong các điểm nhấn tạo nhiều cảm xúc cho phim nhưng cuối cùng lại thấy nó quá thường. Đúng là vào cuối phim, So Ji Sub vẫn trở thành một tượng đài đẹp, anh dũng, hy sinh bản thân vì dân tộc, nhưng cái cách thể hiện nhân vật này của phim lại khá mờ nhạt.
Soái ca Hậu Duệ Mặt Trời Song Joong Ki là một vai rất quan trọng, là mấu chốt của câu chuyện. Tuy nhiên anh xuất hiện quá trễ, gần như nửa phim và không nhiều. Cái cách mô tả nhân vật của Song Joong Ki cũng không được bộ phim xoáy sâu mà khi xuất hiện anh đã là một người lính, một hình tượng có thể nói là tuyệt vời. Tôi chỉ nhìn được ở Song Joong Ki hai chữ hoàn hảo, ngoài ra thì cảm xúc đối với nhân vật này không hề có, diễn xuất của anh cũng không có gì đột phá. Một nhân vật rất chán, không có chiều sâu cũng không thể mang lại cảm giác hy vọng hay thứ ánh sáng dẫn lối cho cả bộ phim.
Hwang Jung Min mới chính là nhân vật chủ chốt của phim và để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng người xem nhờ vai nhạc công Lee Kang Ok cùng con gái So Hee (Kim Soo Ahn). Đây là một trong những diễn viên Hàn Quốc mà tôi thích nhất và đương nhiên diễn xuất của anh thì khỏi phải bàn rồi. Nhân vật lần này ảnh thể hiện là một người cha khôn lỏi, tinh ranh, sống chủ yếu nhờ vào sự mưu mẹo, xu nịnh. Nhưng bên trong anh không hẳn là một người như thế, tất cả những việc anh ta làm chỉ vì mục đích bảo vệ con gái của mình và tìm cách để cô bé thoát khỏi nơi được xem như địa ngục trần gian. Tình cha con của Lee Kang Ok và So Hee là điểm sáng nhất phim, khiến cho người xem có thể vừa cười mà cũng vừa thương cho họ. Những cảnh cảm xúc của hai cha con tạo cho tôi một chút ấm lòng giữa một không khí đầy đen tối và choáng ngợp, điển hình là cảnh hai người cùng ca hát và nhảy múa vô tư dưới cột đèn, thứ ánh sáng nhỏ nhoi giữa hòn đảo tăm tối. Tuy nhiên, có lẽ vì những bộ phim điện ảnh gần đây đã quá lạm dụng hình tượng cha con cùng tiến, hy sinh cho nhau, thế nên phần cảm xúc của tôi phần nào cũng bị giảm bớt. Khi xem đến đoạn kết tôi lại cảm thấy có điểm gì đó tương đồng và khá giống với Train To Busan, hiển nhiên con gái của Lee Kang Ok cũng chính là cô bé Kim Soo Ahn từng thủ vai tương tự trong Train To Busan. Ở Train To Busan tôi thật sự đã có rất nhiều cảm xúc, rươm rướm nước mắt ở cuối phim, thế nhưng ở Đảo Địa Ngục thì cảnh kết lại không mang cho tôi một chút ấn tượng gì. Tôi nghĩ một phần cũng do cách mà bộ phim diễn đạt cảm xúc chưa tới và chưa có thể chạm đến trái tim mình, một cảnh chia ly tuy rất đáng thương nhưng cảm xúc của tôi chỉ dừng lại ở đó.
Đảo Địa Ngục là một bộ phim lấy bối cảnh chiến tranh đáng xem của điện ảnh xứ Hàn. Không quá xuất sắc nhưng cũng không phải là một bộ phim tệ. Phim có rất nhiều chi tiết để khai thác và dùng nó lấy được tình cảm của khán giả nhưng mọi thứ được làm vẫn chưa tốt. Đối với những khán giả dễ tính thì tôi nghĩ sẽ rất thích bộ phim này. Đặc biệt thứ mà tôi tâm đắc nhất cũng đã nói ở trên, bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những thước phim rất chân thật của người dân Triều Tiên trong hầm mỏ trên đảo Hashima, thậm chí nó sẽ còn làm cho bạn phải sợ trước những cảnh tượng đó.
Đảo Địa Ngục – Không quá xuất sắc như những lời khen ngợi
Trước khi xem Đảo Điạ Ngục, tôi đã bị kích thích bởi những đánh giá chuyên môn cũng như nhiều sự khen ngợi. Đúng như vậy, nội trailer cũng đã rất lôi cuốn rồi, hình ảnh, nội dung, âm thanh, ý nghĩa, có thể nói tôi đã kỳ vọng rất nhiều về bộ phim. Tuy nhiên, sau khi xem xong thì cảm xúc của tôi không hề được như mong muốn. Bộ phim rất đáng xem, những gì thể hiện cũng rất tốt, nhưng tôi lại cảm thấy nó quá đều và chưa đưa người xem đi đến đỉnh cao của cảm xúc.
Đầu tiên, tôi xin đính chính rằng đây là bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện năm 1945 tại một nơi gọi là Đảo Địa Ngục chứ không phải tả thực lại sự kiện lịch sử. Nội dung chính xoay quanh cuộc sống của hơn 400 lao động Triều Tiên trên hòn đảo Hashima (Đảo Địa Ngục) dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Đàn ông thì bị bắt làm nô dịch khai thác than trong hầm mỏ, phụ nữ thì phải đi hầu hạ cho bọn Nhật và bị đưa vào làm gái.
Đảo Địa Ngục được dàn dựng chắc tay, hình ảnh tốt, âm thanh chân thật, sống động, dàn diễn viên hạng A, nhưng kịch bản không quá xuất sắc. Nhịp điệu phim, các tình tiết đủ để đưa bộ phim lên cao trào. Tuy nhiên cao trào của phim lại được thể hiện quá khô khan, cộng thêm phần có quá nhiều tình tiết quan trọng, quá nhiều cảnh cùng cao độ, khiến cho người xem có cảm giác phim khá là đều, không có cảnh nào vượt trội hơn cảnh nào. Ở những phim khác, có cảnh hay có cảnh bình thường, tình tiết đáng xem, cao trào và tình tiết nhẹ nhàng để làm khoảng nghỉ. Còn ở Đảo Địa Ngục thì quá nhiều thứ, điều này không khiến cho phim hấp dẫn hơn mà lại phản tác dụng.
Chẳng hạn như tôi, mặc dù nhận biết được những phân đoạn cuối phim là đỉnh điểm, là cao trào, nhưng tôi lại thấy nhịp độ không khác gì nhiều so với các cảnh phim trước đó. Những cảnh mà tôi cho là hay nhất phim là ở phần đầu, khi các nhân vật bị đưa vào hầm mỏ làm việc. Có những lúc, người xem hoàn toàn bị thu hút bởi bối cảnh tù túng, tăm tối của những hầm mỏ dưới lòng đất. Phim thể hiện rõ được sự nguy hiểm, bị đối xử thậm tệ đến cùng cực của người dân Triều Tiên trên đảo. Con người đang phải làm việc tại một nơi mà họ sẽ chết bất kỳ lúc nào. Lương bổng, miếng ăn, cuộc sống của họ trên đảo đều bị quân Nhật dàn xếp và sắp đặt để không bao giờ có cơ hội rời khỏi đây. Tại hầm mỏ này ngoài sự áp bức, bóc lột thì nó còn thể hiện được nhiều bộ mặt khác nhau của con người, có người tham sống sợ chết mà bán rẻ đồng bào, hám cầu danh lợi, người vì bản thân mà phải bất chấp tất cả, người thì chỉ biết cam chịu, phó thác cho số phận. Tôi thật sự rất ấn tượng bởi những cảnh con người ở hầm mỏ đã được bộ phim thể hiện quá chân thật. Cảnh hay nhất phim đối với tôi chính là cảnh tai nạn xe than bị mất kiểm soát, quá thật và khi xem tôi vừa có cảm giác ớn lạnh bởi cảnh tượng đó.
Ngoài những cảnh khắc họa chiến tranh và sự khổ sai của dân Triều Tiên thì sẽ có những phân đoạn bạn cực kỳ khó chịu. Những cảnh mấu chốt, tranh luận, đấu tranh tư tưởng để có thể đưa ra kết quả cho các hành động trong phim thì lại khiến cho người xem vô cùng nhức đầu vì nói quá nhiều.
Mặc dù không hoàn toàn đúng với lịch sử nhưng phim nhấn mạnh được đề tài tố cáo tội ác chiến tranh, khai thác nhiều câu chuyện, góc nhìn khác nhau thời Thế Chiến. Nhưng với cách thể hiện và thủ pháp kể chuyện, xây dựng hình tượng, Đảo Địa Ngục chỉ dừng ở mức khá. Phim chưa mang lại cho người xem được một cảm giác hoàn toàn hy vọng, sự phấn khích hay tinh thần yêu nước, đứng lên vì tự do, vì cuộc sống của cá nhân cũng như của dân tộc.Vì ôm đồm quá nhiều, muốn thể hiện nhiều góc nhìn về thực tế, về cuộc sống nhân dân Triều Tiên thời kỳ này mà bộ phim lại thiếu điểm nhấn nghệ thuật đắt giá. Nếu đem so sánh với các bộ phim cùng thể loại thì Đảo Địa Ngục vẫn còn ở rất xa.
Ở phim có 3 tuyến nhân vật chính do 3 gương mặt đình đám của xứ Hàn thể hiện. Tưởng chừng như là điều tốt nhưng đây lại trở thành khuyết điểm khi bộ phim phân chia đất diễn chưa hợp lý. Đầu tiên phải nói đến là So Ji Sub, nhân vật này đã xuất hiện gần như từ đầu phim. Là một tay đại ca, giang hồ hổ báo, nhân vật được thể hiện rất nhiều trong quá trình làm việc tại mỏ than nhưng sau đó lại chìm nghỉm và trở thành nhân vật phụ lúc nào không hay. Khi xem tôi còn nghĩ rằng nhân vật của So Ji Sub sẽ là một trong các điểm nhấn tạo nhiều cảm xúc cho phim nhưng cuối cùng lại thấy nó quá thường. Đúng là vào cuối phim, So Ji Sub vẫn trở thành một tượng đài đẹp, anh dũng, hy sinh bản thân vì dân tộc, nhưng cái cách thể hiện nhân vật này của phim lại khá mờ nhạt.
Soái ca Hậu Duệ Mặt Trời Song Joong Ki là một vai rất quan trọng, là mấu chốt của câu chuyện. Tuy nhiên anh xuất hiện quá trễ, gần như nửa phim và không nhiều. Cái cách mô tả nhân vật của Song Joong Ki cũng không được bộ phim xoáy sâu mà khi xuất hiện anh đã là một người lính, một hình tượng có thể nói là tuyệt vời. Tôi chỉ nhìn được ở Song Joong Ki hai chữ hoàn hảo, ngoài ra thì cảm xúc đối với nhân vật này không hề có, diễn xuất của anh cũng không có gì đột phá. Một nhân vật rất chán, không có chiều sâu cũng không thể mang lại cảm giác hy vọng hay thứ ánh sáng dẫn lối cho cả bộ phim.
Hwang Jung Min mới chính là nhân vật chủ chốt của phim và để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng người xem nhờ vai nhạc công Lee Kang Ok cùng con gái So Hee (Kim Soo Ahn). Đây là một trong những diễn viên Hàn Quốc mà tôi thích nhất và đương nhiên diễn xuất của anh thì khỏi phải bàn rồi. Nhân vật lần này ảnh thể hiện là một người cha khôn lỏi, tinh ranh, sống chủ yếu nhờ vào sự mưu mẹo, xu nịnh. Nhưng bên trong anh không hẳn là một người như thế, tất cả những việc anh ta làm chỉ vì mục đích bảo vệ con gái của mình và tìm cách để cô bé thoát khỏi nơi được xem như địa ngục trần gian. Tình cha con của Lee Kang Ok và So Hee là điểm sáng nhất phim, khiến cho người xem có thể vừa cười mà cũng vừa thương cho họ. Những cảnh cảm xúc của hai cha con tạo cho tôi một chút ấm lòng giữa một không khí đầy đen tối và choáng ngợp, điển hình là cảnh hai người cùng ca hát và nhảy múa vô tư dưới cột đèn, thứ ánh sáng nhỏ nhoi giữa hòn đảo tăm tối. Tuy nhiên, có lẽ vì những bộ phim điện ảnh gần đây đã quá lạm dụng hình tượng cha con cùng tiến, hy sinh cho nhau, thế nên phần cảm xúc của tôi phần nào cũng bị giảm bớt. Khi xem đến đoạn kết tôi lại cảm thấy có điểm gì đó tương đồng và khá giống với Train To Busan, hiển nhiên con gái của Lee Kang Ok cũng chính là cô bé Kim Soo Ahn từng thủ vai tương tự trong Train To Busan. Ở Train To Busan tôi thật sự đã có rất nhiều cảm xúc, rươm rướm nước mắt ở cuối phim, thế nhưng ở Đảo Địa Ngục thì cảnh kết lại không mang cho tôi một chút ấn tượng gì. Tôi nghĩ một phần cũng do cách mà bộ phim diễn đạt cảm xúc chưa tới và chưa có thể chạm đến trái tim mình, một cảnh chia ly tuy rất đáng thương nhưng cảm xúc của tôi chỉ dừng lại ở đó.
Đảo Địa Ngục là một bộ phim lấy bối cảnh chiến tranh đáng xem của điện ảnh xứ Hàn. Không quá xuất sắc nhưng cũng không phải là một bộ phim tệ. Phim có rất nhiều chi tiết để khai thác và dùng nó lấy được tình cảm của khán giả nhưng mọi thứ được làm vẫn chưa tốt. Đối với những khán giả dễ tính thì tôi nghĩ sẽ rất thích bộ phim này. Đặc biệt thứ mà tôi tâm đắc nhất cũng đã nói ở trên, bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những thước phim rất chân thật của người dân Triều Tiên trong hầm mỏ trên đảo Hashima, thậm chí nó sẽ còn làm cho bạn phải sợ trước những cảnh tượng đó.