Một thời đại vàng son đi qua, người ta còn giữ được gì? Một vở diễn hạ màn, người ta còn nhớ được gì? Một ảo tưởng tình yêu vỡ tan, người ta còn lại gì?
Bằng nhiều hình ảnh ẩn dụ, những câu thoại đắt, góc quay tinh tế và gần như không...
Một thời đại vàng son đi qua, người ta còn giữ được gì? Một vở diễn hạ màn, người ta còn nhớ được gì? Một ảo tưởng tình yêu vỡ tan, người ta còn lại gì?
Bằng nhiều hình ảnh ẩn dụ, những câu thoại đắt, góc quay tinh tế và gần như không có chi tiết nào thừa thãi, Bá Vương Biệt Cơ đã khắc họa bức tranh về phận đời của những con người đáng thương đau đớn đi qua thời kì biến động dữ dội của đất nước. Hơn năm mươi năm, họ tủi cực sinh tồn, có nương tựa nhau, có phản bội lẫn nhau để cuối cùng dẫn đến chung một kết cục đầy bế tắc.
Cả cuộc đời Điệp Y chỉ sống vì tình yêu nghệ thuật tuồng cổ và tình yêu với Bá Vương của đời mình. Lớn nhất vẫn là tình yêu dành cho nghệ thuật đượcbén rễ từ lần nhìn thấy và say mê dõi theo người nghệ sĩ hát vở tuồng trên sân khấu. Như tìm thấy tín ngưỡng đời mình, Điệp Y xúc động vô cùng, liền tự nguyện quay về gánh hát, chấp nhận mọi sự huấn luyện hà khắc để có thể đứng trên sân khấu. Thế nên, từ đó, Điệp Y đã hát, đã diễn mà không phân biệt gì, chỉ cần có người biết thưởng thức thì Điệp Y sẵn sàng phục vụ mặc cho họ là ai, họ đã và sẽ làm gì. Dù cho bị đem ra đấu tố, bị quần chúng phỉ nhổ, bị học trò phản bác, phản bội, Điệp Y vẫn không hề từ bỏ sự tôn thờ của mình dành cho nghệ thuật hát tuồng, không đồng ý với sự hời hợt trong rèn tập và biểu diễn, không thể nói dối rằng những người quí mến nét đẹp tuồng cổ đã tra tấn mình. Mặc cho nhiều năm qua đi, Điệp Y vẫn muốn diễn lại vở cũ, vẫn muốn được làm Ngu Cơ cùng hát khúc ca li biệt với Bá Vương. Thế nhưng, sự bất hạnh của Điệp Y chính là tài hoa và tình yêu thiêng liêng với cái đẹp đãbị vùi dập trong chiến tranh, loạn lạc. Thời đại vàng son phút chốc trôi qua, cuộc đời Điệp Y cũng vàng võ, xác xơ theo.
Bá Vương Biệt Cơ là một vở tuồng hay nhưng tôi nghĩ nào đâu có chuyện vở ám vận vào người diễn. Chỉ có người ta, từng bước từng bước một đi đến tận cùng số phận của mình vì không thể nào rạch ròi giữa sân khấu và đời thực. Điệp Y là một người như thế. Tình yêu sân khấuđến bất chấp, cuồng tín khiến Điệp Y thay đổi khuynh hướng giới tính, tình cảm, trọng tâm cuộc sống của mình.Tôi không thích việc nhất định phải truy vấnvề mối tình đồng tính, về thân phận nữ hay nam của Điệp Y trong khi Điệp Y vốn không còn là ranh giới giữa nam và nữ, tuồng và đời. Cái đẹp của nghệ thuật, của tình yêu đâu phải có thể trói buộc bởi một giới hạn. Mặt khác, ở đây, theo quan điểm của tôi, cảm giác Đắc Di đối với Tiểu Lâu chưa bao giờ là tình yêu dưới thân phận Điệp Y – Tiểu Lâu cả. Đó không phải là tình yêu, nó là nỗi ám ảnh. Ngay từ bé, Tiểu Lâu chỉ là người sư huynh, người anh đã tội nghiệp, giúp đỡ Đắc Di, một người quan trọng, gắn bó cùng mình. Chỉ khi chấp nhận sắm vai nữ giới để biểu diễn, Điệp Y mới từ đó nghĩ mình chính là Ngu Cơ, mà Ngu Cơ thì phải yêu tha thiết Bá Vương, còn Bá Vương mà Điệp Y nhìn thấy chính là Tiểu Lâu.Tình yêu Đắc Di đem đời mình để diễn chính là của Ngu Cơ dành cho Bá Vương. Đắc Di bị ám ảnh bởi việc phải trở thành Ngu Cơ nên xem lời nói đùa của Tiểu Lâu rằng “nếu có trong tay thanh bảo kiếm ấy thì anh sẽ trở thành Ngu Cơ của ta mãi mãi” là một lời ước hẹn. Vì muốn trở thành Ngu Cơ nên Điệp Y cố chấp mang thanh bảo kiếm hai lần tặng cho Tiểu Lâu dù anh ta không nhớ cũng không cần.Đắc Di cứ mãi mắc kẹt trong giấc mộng ấy - giấc mộng của một nhi nữ si tình. Ghen tuông, quyến luyến, say mê… đều là Điệp Y thể hiện thay Ngu Cơ chứ chẳng phải cho mình. Cũng bởi vì vậy, khi lần nữa cùng diễn với Tiểu Lâu, Điệp Y hát sai lời nhân vật nhưng bản thân mới giật mình thì ra mình không phải sai từ khi đó. Không phải Điệp Y sai vì đã hết mình trên sân khấu, vì trân quí và tôn thờ nghệ thuật mà mình đã sai từ lúc mình từ bỏ giới tình của mình, mù quáng giữa sân khấu và cuộc đời, cứ ôm mãi quá khứ và tình yêu của kẻ khác. Sự thức tỉnh ấy cũng làm sụp đổ tất cả ảo mộng trong Điệp Y. Mà cuộc đời anh đã đem đi xây mộng cho người khác. Thế nên là, chỉ còn một cách giải thoát cho anh, như anh đã chọn.
Cúc Tiên quả đúng là kiếp hồng nhan mệnh bạc. Đến với Tiểu Lâu, cô đến bằng niềm tin rằng mình đã được yêu ngay từ lần nhận ơn giải vây. Cô bỏ hết tất cả đường lui và chút tự tôn còn sót lại, đi chân trần đến xin gửi gắm cuộc đời cho người đàn ông mình vẫn mãi nghĩ là bậc trượng phu. Nhưng rồi, cô phải sống những tháng năm hạnh phúc nửa vời. Chồng cô, Tiểu Lâu, hóa ra chỉ là một tên nhu nhược, và, cô chịu đựng được. Anh ta dối trá với mọi người, cô cũng chấp nhận bỏ qua. Cúc Tiên đã nói cô chẳng sợ cực khổ gì. Tôi biết, cô chỉ sợ bị bỏ rơi bởi người cô yêu nhất. Chỉ cần Tiểu Lâu còn cần có cô, còn nói anh yêu cô, nỗi sợ nào với cô cũng là giấc mơ thôi. Thế nhưng, Tiểu Lâu đâu phải đấng hùng anh, nên là, niềm tin đặt lên sai người sớm muộn gì cũng vỡ tan. Câu nói “Tôi không yêu cô ta! Tôi chẳng muốn liên hệ gì với cô ta” hèn mạt quá. Giây phút đó, ánh mắt Cúc Tiên ám ảnh quá. Đối với người phụ nữ như Cúc Tiên, miệng đời có thể chê cô xuất thân thấp hèn, quá khứ nhuốc nhơ nhưng chỉ cần người đàn ông cô tin yêu đến tôn thờ nói cần cô, yêu cô thì bao nhiêu lời rẻ khinh cũng không quan trọng bằng anh ta. Vậy mà anh ta đã nói gì? Người đàn ông không dám thừa nhận trước thiên hạ về người phụ nữ của mình thì còn gì hèn hạ hơn? Tiểu Lâu không thừa nhận quan hệ với cô chỉ là sợ bị liên lụy chứ chẳng để bảo vệ Cúc Tiên. Đám đông tản rồi, anh ta lại nói anh yêu cô thì có ý nghĩa gì? Sự cố chấp của Cúc Tiên cũng có giới hạn thôi. Đến không mang theo gì thì ra đi cũng có cần chi, Cúc Tiên lần nữa đi chân trần rời khỏi thế gian.
Nếu Điệp Y là một người đem tình yêu vở tuồng biến thành bi kịch đời mình thì Cúc Tiên là người đem sự ngộ nhận anh hùng cứu mĩ nhân viết thành chuyện tình đoản hậu. Một người buộc mình phải yêu, một kẻ ngỡ mình được yêu. Họ cùng yêu một người, tôn thờ một người là Tiểu Lâu? Không, vốn dĩ Tiểu Lâu chỉ là một người để họ gán mộng tưởng vào. Điệp Y gán cho Tiểu Lâu một vị vua anh dũng, Cúc Tiên gán cho Tiểu Lâu một trang tuấn kiệt. Để rồi họ nhiều lần ghen tức nhau, sỉ nhục nhau, giành giật với nhau vì anh ta. Tuy nhiên, cũng có lúc họ an ủi, nương tựa nhau, khóc thương cho nhau vì Điệp Y và Cúc Tiên cùng thấu hiểu nhau như một phận hồng nhan gặp lắm truân chuyên. Tình cảm của họ, tình địch cũng không hẳn, đồng minh cũng không đúng. Họ đối với nhau bằng tình người, người thương người khổ, người thương người ra đi.
Tiểu Lâu chưa hề có giây phút nào thật sự là một anh hùng cả, rất nhiều tình tiết, câu thoại đã chỉ ra điểm đó.Trên sân khấu, anh hùng là nhân vật, chẳng phải Tiểu Lâu. Trong cuộc đời mình, Tiểu Lâu lại càng không phải. Cũng vì không phải anh hùng mà con người Tiểu Lâu rõ ràng nhất trong ba nhân vật chính. Anh ta không cảm nhận mọi thứ bằng tâm hồn nhạy cảm, phức tạp của Điệp Y, bằng cái nhìn của một mệnh hồng nhan, đa đoan như Cúc Tiên. Ngày xưa, anh ta chỉ là cậu bé sống cho hiện tại, nhẫn nhục, cực khổ để sinh tồn, khi lớn lên thì dễ dàng tự đại khi đạt được chút tiếng tăm. Hành động giúp Điệp Y thời bé của Tiểu Lâu xuất phát từ sự tương đồng cảnh ngộ, sự giúp đỡ nhau của những đứa trẻ cùng chung gánh hát. Còn với Diệu Linh, hành động của Tiểu Lâu hoàn toàn vì một phút giâybộc phát, nhận cô về cũng là hoàn cảnh đẩy đưa. Anh ta là con người bình thường tầm thường đưa mình qua những giai đoạn thăng trầm xã hội. Tiểu Lâu ích kỉ và hèn nhát, ham sống sợ chết. Anh ta chỉ vì bản thân mình trước, chỉ xem hát tuồng như một nghề câu cơm, không phải đam mê thiêng liêng,dễ dàng từ bỏ, dễ dàng mở miệng bôi nhọ và dễ dàng phản bội người thân thiết trước sức ép của đám đông. Bi kịch của Tiểu Lâu là mất đi hai người thân thiết, gắn bó với mình theo cách mà Tiểu Lâu không mong muốn nhất. Tiểu Lâu, đến cuối cùng, phải là một người sinh ra ở thời đại cũ cô độc tuổi già giữa thời đại mới.
Diễn xuất của dàn diễn viên đều rất tuyệt vời, không chỉ là nhập tâm, mà còn gây cảm giác ám ảnh. Ngay từ đầu phim, tôi đã bị ám ảnh bởi biểu cảm của các diễn viên đóng vai mẹ Đắc Di, Đắc Di lúc được nhận vào gánh hát và Đắc Di được biểu diễn trên sân khấu. Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Trương Phong Nghị, Cát Ưu… đều thể hiện tròn trịa, đầy đặn vai diễn của mình. Và Trương Quốc Vinh - linh hồn của bộ phim, một linh hồn buồn thảm đều lột tả xuất thần Ngu Cơ đời thực từ bướcđi, cách đặt tay, nghiêng đầu, đưa mắt… Vẻ đẹp của nam diễn viên trong phim xóa mờ lằn ranh giới tính, đẹp đúng kiểu “Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối đất trời. Chỉ có nàng mới có vẻ đẹp như thế”. Củng Lợi trong phim cũng chẳng kém cạnh khi cái sắc sảo, khôn ngoan lẫn trắc ẩn rất đàn bà, ngu muội của một nữ nhi tình si đều được nữ diễn viên thể hiện trọn vẹn. Tôi cực kì thích vai diễn này của Củng Lợi.
Bá Vương Biệt Cơ là phim điện ảnh duy nhất tính tới thời điểm hiện tại nhận được giải Cành cọ vàng từ Liên hoan phim quốc tế Cannes nên đây chẳng thể nào là một tác phẩm dở cả. Khuyết điểm lớn nhất của phim là nó quá dài. Nhưng hãy một lần xem phim để thấy tài năng của đạo diễn Trần Khải Ca dù làm phim dài mà không lề rề, vô vị, để hiểu tại sao Trương Quốc Vinh được gọi là huyền thoại và cảm thương cho số phận bọt bèo của những con người sinh trong thời đại phai nhạt vàng son.
Bá Vương Biệt Cơ – Bi thương những kiếp người
Một thời đại vàng son đi qua, người ta còn giữ được gì? Một vở diễn hạ màn, người ta còn nhớ được gì? Một ảo tưởng tình yêu vỡ tan, người ta còn lại gì?
Bằng nhiều hình ảnh ẩn dụ, những câu thoại đắt, góc quay tinh tế và gần như không có chi tiết nào thừa thãi, Bá Vương Biệt Cơ đã khắc họa bức tranh về phận đời của những con người đáng thương đau đớn đi qua thời kì biến động dữ dội của đất nước. Hơn năm mươi năm, họ tủi cực sinh tồn, có nương tựa nhau, có phản bội lẫn nhau để cuối cùng dẫn đến chung một kết cục đầy bế tắc.
Cả cuộc đời Điệp Y chỉ sống vì tình yêu nghệ thuật tuồng cổ và tình yêu với Bá Vương của đời mình. Lớn nhất vẫn là tình yêu dành cho nghệ thuật đượcbén rễ từ lần nhìn thấy và say mê dõi theo người nghệ sĩ hát vở tuồng trên sân khấu. Như tìm thấy tín ngưỡng đời mình, Điệp Y xúc động vô cùng, liền tự nguyện quay về gánh hát, chấp nhận mọi sự huấn luyện hà khắc để có thể đứng trên sân khấu. Thế nên, từ đó, Điệp Y đã hát, đã diễn mà không phân biệt gì, chỉ cần có người biết thưởng thức thì Điệp Y sẵn sàng phục vụ mặc cho họ là ai, họ đã và sẽ làm gì. Dù cho bị đem ra đấu tố, bị quần chúng phỉ nhổ, bị học trò phản bác, phản bội, Điệp Y vẫn không hề từ bỏ sự tôn thờ của mình dành cho nghệ thuật hát tuồng, không đồng ý với sự hời hợt trong rèn tập và biểu diễn, không thể nói dối rằng những người quí mến nét đẹp tuồng cổ đã tra tấn mình. Mặc cho nhiều năm qua đi, Điệp Y vẫn muốn diễn lại vở cũ, vẫn muốn được làm Ngu Cơ cùng hát khúc ca li biệt với Bá Vương. Thế nhưng, sự bất hạnh của Điệp Y chính là tài hoa và tình yêu thiêng liêng với cái đẹp đãbị vùi dập trong chiến tranh, loạn lạc. Thời đại vàng son phút chốc trôi qua, cuộc đời Điệp Y cũng vàng võ, xác xơ theo.
Bá Vương Biệt Cơ là một vở tuồng hay nhưng tôi nghĩ nào đâu có chuyện vở ám vận vào người diễn. Chỉ có người ta, từng bước từng bước một đi đến tận cùng số phận của mình vì không thể nào rạch ròi giữa sân khấu và đời thực. Điệp Y là một người như thế. Tình yêu sân khấuđến bất chấp, cuồng tín khiến Điệp Y thay đổi khuynh hướng giới tính, tình cảm, trọng tâm cuộc sống của mình.Tôi không thích việc nhất định phải truy vấnvề mối tình đồng tính, về thân phận nữ hay nam của Điệp Y trong khi Điệp Y vốn không còn là ranh giới giữa nam và nữ, tuồng và đời. Cái đẹp của nghệ thuật, của tình yêu đâu phải có thể trói buộc bởi một giới hạn. Mặt khác, ở đây, theo quan điểm của tôi, cảm giác Đắc Di đối với Tiểu Lâu chưa bao giờ là tình yêu dưới thân phận Điệp Y – Tiểu Lâu cả. Đó không phải là tình yêu, nó là nỗi ám ảnh. Ngay từ bé, Tiểu Lâu chỉ là người sư huynh, người anh đã tội nghiệp, giúp đỡ Đắc Di, một người quan trọng, gắn bó cùng mình. Chỉ khi chấp nhận sắm vai nữ giới để biểu diễn, Điệp Y mới từ đó nghĩ mình chính là Ngu Cơ, mà Ngu Cơ thì phải yêu tha thiết Bá Vương, còn Bá Vương mà Điệp Y nhìn thấy chính là Tiểu Lâu.Tình yêu Đắc Di đem đời mình để diễn chính là của Ngu Cơ dành cho Bá Vương. Đắc Di bị ám ảnh bởi việc phải trở thành Ngu Cơ nên xem lời nói đùa của Tiểu Lâu rằng “nếu có trong tay thanh bảo kiếm ấy thì anh sẽ trở thành Ngu Cơ của ta mãi mãi” là một lời ước hẹn. Vì muốn trở thành Ngu Cơ nên Điệp Y cố chấp mang thanh bảo kiếm hai lần tặng cho Tiểu Lâu dù anh ta không nhớ cũng không cần.Đắc Di cứ mãi mắc kẹt trong giấc mộng ấy - giấc mộng của một nhi nữ si tình. Ghen tuông, quyến luyến, say mê… đều là Điệp Y thể hiện thay Ngu Cơ chứ chẳng phải cho mình. Cũng bởi vì vậy, khi lần nữa cùng diễn với Tiểu Lâu, Điệp Y hát sai lời nhân vật nhưng bản thân mới giật mình thì ra mình không phải sai từ khi đó. Không phải Điệp Y sai vì đã hết mình trên sân khấu, vì trân quí và tôn thờ nghệ thuật mà mình đã sai từ lúc mình từ bỏ giới tình của mình, mù quáng giữa sân khấu và cuộc đời, cứ ôm mãi quá khứ và tình yêu của kẻ khác. Sự thức tỉnh ấy cũng làm sụp đổ tất cả ảo mộng trong Điệp Y. Mà cuộc đời anh đã đem đi xây mộng cho người khác. Thế nên là, chỉ còn một cách giải thoát cho anh, như anh đã chọn.
Cúc Tiên quả đúng là kiếp hồng nhan mệnh bạc. Đến với Tiểu Lâu, cô đến bằng niềm tin rằng mình đã được yêu ngay từ lần nhận ơn giải vây. Cô bỏ hết tất cả đường lui và chút tự tôn còn sót lại, đi chân trần đến xin gửi gắm cuộc đời cho người đàn ông mình vẫn mãi nghĩ là bậc trượng phu. Nhưng rồi, cô phải sống những tháng năm hạnh phúc nửa vời. Chồng cô, Tiểu Lâu, hóa ra chỉ là một tên nhu nhược, và, cô chịu đựng được. Anh ta dối trá với mọi người, cô cũng chấp nhận bỏ qua. Cúc Tiên đã nói cô chẳng sợ cực khổ gì. Tôi biết, cô chỉ sợ bị bỏ rơi bởi người cô yêu nhất. Chỉ cần Tiểu Lâu còn cần có cô, còn nói anh yêu cô, nỗi sợ nào với cô cũng là giấc mơ thôi. Thế nhưng, Tiểu Lâu đâu phải đấng hùng anh, nên là, niềm tin đặt lên sai người sớm muộn gì cũng vỡ tan. Câu nói “Tôi không yêu cô ta! Tôi chẳng muốn liên hệ gì với cô ta” hèn mạt quá. Giây phút đó, ánh mắt Cúc Tiên ám ảnh quá. Đối với người phụ nữ như Cúc Tiên, miệng đời có thể chê cô xuất thân thấp hèn, quá khứ nhuốc nhơ nhưng chỉ cần người đàn ông cô tin yêu đến tôn thờ nói cần cô, yêu cô thì bao nhiêu lời rẻ khinh cũng không quan trọng bằng anh ta. Vậy mà anh ta đã nói gì? Người đàn ông không dám thừa nhận trước thiên hạ về người phụ nữ của mình thì còn gì hèn hạ hơn? Tiểu Lâu không thừa nhận quan hệ với cô chỉ là sợ bị liên lụy chứ chẳng để bảo vệ Cúc Tiên. Đám đông tản rồi, anh ta lại nói anh yêu cô thì có ý nghĩa gì? Sự cố chấp của Cúc Tiên cũng có giới hạn thôi. Đến không mang theo gì thì ra đi cũng có cần chi, Cúc Tiên lần nữa đi chân trần rời khỏi thế gian.
Nếu Điệp Y là một người đem tình yêu vở tuồng biến thành bi kịch đời mình thì Cúc Tiên là người đem sự ngộ nhận anh hùng cứu mĩ nhân viết thành chuyện tình đoản hậu. Một người buộc mình phải yêu, một kẻ ngỡ mình được yêu. Họ cùng yêu một người, tôn thờ một người là Tiểu Lâu? Không, vốn dĩ Tiểu Lâu chỉ là một người để họ gán mộng tưởng vào. Điệp Y gán cho Tiểu Lâu một vị vua anh dũng, Cúc Tiên gán cho Tiểu Lâu một trang tuấn kiệt. Để rồi họ nhiều lần ghen tức nhau, sỉ nhục nhau, giành giật với nhau vì anh ta. Tuy nhiên, cũng có lúc họ an ủi, nương tựa nhau, khóc thương cho nhau vì Điệp Y và Cúc Tiên cùng thấu hiểu nhau như một phận hồng nhan gặp lắm truân chuyên. Tình cảm của họ, tình địch cũng không hẳn, đồng minh cũng không đúng. Họ đối với nhau bằng tình người, người thương người khổ, người thương người ra đi.
Tiểu Lâu chưa hề có giây phút nào thật sự là một anh hùng cả, rất nhiều tình tiết, câu thoại đã chỉ ra điểm đó.Trên sân khấu, anh hùng là nhân vật, chẳng phải Tiểu Lâu. Trong cuộc đời mình, Tiểu Lâu lại càng không phải. Cũng vì không phải anh hùng mà con người Tiểu Lâu rõ ràng nhất trong ba nhân vật chính. Anh ta không cảm nhận mọi thứ bằng tâm hồn nhạy cảm, phức tạp của Điệp Y, bằng cái nhìn của một mệnh hồng nhan, đa đoan như Cúc Tiên. Ngày xưa, anh ta chỉ là cậu bé sống cho hiện tại, nhẫn nhục, cực khổ để sinh tồn, khi lớn lên thì dễ dàng tự đại khi đạt được chút tiếng tăm. Hành động giúp Điệp Y thời bé của Tiểu Lâu xuất phát từ sự tương đồng cảnh ngộ, sự giúp đỡ nhau của những đứa trẻ cùng chung gánh hát. Còn với Diệu Linh, hành động của Tiểu Lâu hoàn toàn vì một phút giâybộc phát, nhận cô về cũng là hoàn cảnh đẩy đưa. Anh ta là con người bình thường tầm thường đưa mình qua những giai đoạn thăng trầm xã hội. Tiểu Lâu ích kỉ và hèn nhát, ham sống sợ chết. Anh ta chỉ vì bản thân mình trước, chỉ xem hát tuồng như một nghề câu cơm, không phải đam mê thiêng liêng,dễ dàng từ bỏ, dễ dàng mở miệng bôi nhọ và dễ dàng phản bội người thân thiết trước sức ép của đám đông. Bi kịch của Tiểu Lâu là mất đi hai người thân thiết, gắn bó với mình theo cách mà Tiểu Lâu không mong muốn nhất. Tiểu Lâu, đến cuối cùng, phải là một người sinh ra ở thời đại cũ cô độc tuổi già giữa thời đại mới.
Diễn xuất của dàn diễn viên đều rất tuyệt vời, không chỉ là nhập tâm, mà còn gây cảm giác ám ảnh. Ngay từ đầu phim, tôi đã bị ám ảnh bởi biểu cảm của các diễn viên đóng vai mẹ Đắc Di, Đắc Di lúc được nhận vào gánh hát và Đắc Di được biểu diễn trên sân khấu. Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Trương Phong Nghị, Cát Ưu… đều thể hiện tròn trịa, đầy đặn vai diễn của mình. Và Trương Quốc Vinh - linh hồn của bộ phim, một linh hồn buồn thảm đều lột tả xuất thần Ngu Cơ đời thực từ bướcđi, cách đặt tay, nghiêng đầu, đưa mắt… Vẻ đẹp của nam diễn viên trong phim xóa mờ lằn ranh giới tính, đẹp đúng kiểu “Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối đất trời. Chỉ có nàng mới có vẻ đẹp như thế”. Củng Lợi trong phim cũng chẳng kém cạnh khi cái sắc sảo, khôn ngoan lẫn trắc ẩn rất đàn bà, ngu muội của một nữ nhi tình si đều được nữ diễn viên thể hiện trọn vẹn. Tôi cực kì thích vai diễn này của Củng Lợi.
Bá Vương Biệt Cơ là phim điện ảnh duy nhất tính tới thời điểm hiện tại nhận được giải Cành cọ vàng từ Liên hoan phim quốc tế Cannes nên đây chẳng thể nào là một tác phẩm dở cả. Khuyết điểm lớn nhất của phim là nó quá dài. Nhưng hãy một lần xem phim để thấy tài năng của đạo diễn Trần Khải Ca dù làm phim dài mà không lề rề, vô vị, để hiểu tại sao Trương Quốc Vinh được gọi là huyền thoại và cảm thương cho số phận bọt bèo của những con người sinh trong thời đại phai nhạt vàng son.