Những khách sạn ma ám trên đồi luôn là đề tài gây tò mò cho du khách và tạo sự hứng thú cho những tín đồ của dòng phim ma ám tâm linh kinh dị. Khách Sạn Ma được quay tại Amber Court tọa lạc trên cao nguyên...
Những khách sạn ma ám trên đồi luôn là đề tài gây tò mò cho du khách và tạo sự hứng thú cho những tín đồ của dòng phim ma ám tâm linh kinh dị. Khách Sạn Ma được quay tại Amber Court tọa lạc trên cao nguyên Genting của Malaysia, một trong những địa điểm nổi tiếng ma ám trên thế giới với nhiều vụ tự tử bí ẩn và được đồn đại là khách sạn ma ám nổi tiếng nhất Châu Á. Mở đầu phim là câu chuyện của cặp tình nhân từ Trung Quốc đến công tác tại Malaysia và lên cao nguyên Genting đánh bạc. Tối hôm đó, họ thắng được rất nhiều tiền và quyết định tìm một khách sạn nghỉ đêm nhưng chỉ còn duy nhất một khách sạn vừa xảy ra vụ tự tử. Mọi chuyện kỳ bí bắt đầu khi đôi trai gái nhận chìa khóa của căn phòng 1174 (tiếng Trung phát âm đồng nghĩa với “đi vào chỗ chết cùng nhau”). Những tưởng đó là đêm tuyệt vời khi nhận được lời cầu hôn từ người yêu, nhưng cô gái bắt đầu thấy những hồn ma lảng vảng khắp căn phòng, tivi tự động bật, cửa tủ tự mở ra, những khuôn mặt dọa người xuất hiện trong giấc mộng…Sợ hãi đến tột cùng, đôi tình nhân quyết định trả phòng giữa khuya và lái xe trong đêm để xuống đồi, nhưng ma quỷ đâu dễ dàng buông tha cho họ.
Có vẻ vì muốn chứng tỏ cho khán giả thấy mình là phim ma chính hiệu nên nhà làm phim đã cố ý cho ma xuất hiện khắp nơi. Từ trong nhà ra ngoài phố, từ trên lầu xuống dưới đất, thậm chí vào…toilet cũng không yên với ma. Ban đầu bạn có thể bị giật mình bởi những khuôn mặt “không được xinh đẹp mấy” bất thình lình xuất hiện lù lù trước mặt đi kèm với hiệu ứng âm thanh ánh sáng rợn tóc gáy. Nhưng dần dà tần suất xuất hiện ma nhan nhản khiến người xem cũng hết sợ và nhiều khi phải phì cười. Những màn hù dọa của phim cũng không hẳn là quá tệ, vẫn đủ sức lấy đi tiếng la hét thất thanh và làm giật mình những khán giả yếu bóng vía, tuy nhiên lại dễ gây nhàm chán đối với những người xem phim kinh dị khó tính. Kỹ xảo không phải quá xuất sắc nhưng cũng tạm xem được chứ không bị lố. Về phần âm thanh phim đã làm khá tốt khi kết hợp các âm thanh tự nhiên như tiếng đạp cửa, bước chân, tiếng gió… tạo nên được không khí rùng rợn và u ám. Tuy nhiên mức độ hù dọa của phim tôi đánh giá không cao mấy, chỉ đơn giản ở mức giải trí xem được chứ nếu bạn tìm kiếm sự sợ hãi thực sự thì có lẽ phim chưa đáp ứng được.
Về mặt diễn viên, phim không thiếu trai xinh gái đẹp. Ngôi sao Thái Lan Aom Sushar đảm nhận vai nữ chính trước đó đã khá nổi tiếng tại Châu Á qua các bộ phim truyền hình Ngôi Nhà Hạnh Phúc, Trái Tim Mùa Thu phiên bản Thái và bộ phim đồng tính nữ Yes or No. Tuy nhiên trong Khách Sạn Ma, vai diễn của cô đòi hỏi phải thể hiện rất nhiều mặt cảm xúc, từ sợ hãi, lo lắng, giận giữ, gào thét, thương tâm… và nhiều lúc khán giả sẽ thấy diễn xuất của Aom vẫn còn hơi đơ. Như lúc đối mặt với ma quỷ, lúc sợ hãi cực độ hay cảnh quay chậm rơi từ tầng lầu xuống, khó có thể tạo cảm xúc sợ hãi, đồng cảm hay nghẹt thở thực sự cho người xem. Nhìn chung diễn xuất phim chỉ ở mức tạm chấp nhận được.
Nội dung phim không có gì mới và cũng không quá đặc sắc nhưng cũng gây được sự tò mò khi đặt ra quá nhiều vấn đề khiến khán giả phải suy nghĩ lời giải đáp, từ đó chăm chú theo dõi toàn bộ diễn biến phim. Cũng chính vì vậy mà người xem không khỏi cảm thấy vô cùng hụt hẫng ở cái kết phim mà theo ý kiến riêng của mình là vẫn thiếu logic và vô cùng khó hiểu. Bước ra khỏi rạp, khán giả vẫn còn cảm thấy hoang mang với quá nhiều câu hỏi đặt ra mà không tìm được lời giải đáp nào thỏa đáng. Có vẻ như đây sẽ là một cái kết gây ra nhiều tranh cãi. Theo một vài nguồn tin thì bộ phim này có 2 kết thúc khác nhau dành riêng cho thị trường Thái Lan và thị trường Trung Quốc – Việt Nam. Có lẽ sự cắt ghép, chỉnh sửa nội dung vụng về này đã phá hỏng toàn bộ cảm tình mình dành cho bộ phim. Bước ra khỏi rạp vẫn còn cảm thấy mông lung như một trò đùa.
Khách Sạn Ma là một bộ phim kinh dị với khá nhiều sạn, nội dung đơn giản, kết cấu lỏng lẻo, kết thúc không rõ ràng, thiếu logic (đối với phiên bản chiếu tại Việt Nam), tuy nhiên phim cũng gây được kha khá sự tò mò cho người xem ban đầu cũng như để lại nhiều tràng cười no nốc bụng với những câu phát ngôn ngây thơ vô số tội của diễn viên chính. Tuy nhiên, khó có thể nào xem đây là một bộ phim hay bởi kết thúc được thay đổi cắt ghép gây quá nhiều hoang mang với hàng trăm câu hỏi tại sao và khán giả cần lắm một lời giải thích. Mong rằng cái kết được làm ở thị trường Thái Lan sẽ hợp lý hơn để mình đỡ phải trách oan cho một bộ phim ma Châu Á.
Khách Sạn Ma – Xem đến kết vẫn hoang mang
Những khách sạn ma ám trên đồi luôn là đề tài gây tò mò cho du khách và tạo sự hứng thú cho những tín đồ của dòng phim ma ám tâm linh kinh dị. Khách Sạn Ma được quay tại Amber Court tọa lạc trên cao nguyên Genting của Malaysia, một trong những địa điểm nổi tiếng ma ám trên thế giới với nhiều vụ tự tử bí ẩn và được đồn đại là khách sạn ma ám nổi tiếng nhất Châu Á. Mở đầu phim là câu chuyện của cặp tình nhân từ Trung Quốc đến công tác tại Malaysia và lên cao nguyên Genting đánh bạc. Tối hôm đó, họ thắng được rất nhiều tiền và quyết định tìm một khách sạn nghỉ đêm nhưng chỉ còn duy nhất một khách sạn vừa xảy ra vụ tự tử. Mọi chuyện kỳ bí bắt đầu khi đôi trai gái nhận chìa khóa của căn phòng 1174 (tiếng Trung phát âm đồng nghĩa với “đi vào chỗ chết cùng nhau”). Những tưởng đó là đêm tuyệt vời khi nhận được lời cầu hôn từ người yêu, nhưng cô gái bắt đầu thấy những hồn ma lảng vảng khắp căn phòng, tivi tự động bật, cửa tủ tự mở ra, những khuôn mặt dọa người xuất hiện trong giấc mộng…Sợ hãi đến tột cùng, đôi tình nhân quyết định trả phòng giữa khuya và lái xe trong đêm để xuống đồi, nhưng ma quỷ đâu dễ dàng buông tha cho họ.
Có vẻ vì muốn chứng tỏ cho khán giả thấy mình là phim ma chính hiệu nên nhà làm phim đã cố ý cho ma xuất hiện khắp nơi. Từ trong nhà ra ngoài phố, từ trên lầu xuống dưới đất, thậm chí vào…toilet cũng không yên với ma. Ban đầu bạn có thể bị giật mình bởi những khuôn mặt “không được xinh đẹp mấy” bất thình lình xuất hiện lù lù trước mặt đi kèm với hiệu ứng âm thanh ánh sáng rợn tóc gáy. Nhưng dần dà tần suất xuất hiện ma nhan nhản khiến người xem cũng hết sợ và nhiều khi phải phì cười. Những màn hù dọa của phim cũng không hẳn là quá tệ, vẫn đủ sức lấy đi tiếng la hét thất thanh và làm giật mình những khán giả yếu bóng vía, tuy nhiên lại dễ gây nhàm chán đối với những người xem phim kinh dị khó tính. Kỹ xảo không phải quá xuất sắc nhưng cũng tạm xem được chứ không bị lố. Về phần âm thanh phim đã làm khá tốt khi kết hợp các âm thanh tự nhiên như tiếng đạp cửa, bước chân, tiếng gió… tạo nên được không khí rùng rợn và u ám. Tuy nhiên mức độ hù dọa của phim tôi đánh giá không cao mấy, chỉ đơn giản ở mức giải trí xem được chứ nếu bạn tìm kiếm sự sợ hãi thực sự thì có lẽ phim chưa đáp ứng được.
Về mặt diễn viên, phim không thiếu trai xinh gái đẹp. Ngôi sao Thái Lan Aom Sushar đảm nhận vai nữ chính trước đó đã khá nổi tiếng tại Châu Á qua các bộ phim truyền hình Ngôi Nhà Hạnh Phúc, Trái Tim Mùa Thu phiên bản Thái và bộ phim đồng tính nữ Yes or No. Tuy nhiên trong Khách Sạn Ma, vai diễn của cô đòi hỏi phải thể hiện rất nhiều mặt cảm xúc, từ sợ hãi, lo lắng, giận giữ, gào thét, thương tâm… và nhiều lúc khán giả sẽ thấy diễn xuất của Aom vẫn còn hơi đơ. Như lúc đối mặt với ma quỷ, lúc sợ hãi cực độ hay cảnh quay chậm rơi từ tầng lầu xuống, khó có thể tạo cảm xúc sợ hãi, đồng cảm hay nghẹt thở thực sự cho người xem. Nhìn chung diễn xuất phim chỉ ở mức tạm chấp nhận được.
Nội dung phim không có gì mới và cũng không quá đặc sắc nhưng cũng gây được sự tò mò khi đặt ra quá nhiều vấn đề khiến khán giả phải suy nghĩ lời giải đáp, từ đó chăm chú theo dõi toàn bộ diễn biến phim. Cũng chính vì vậy mà người xem không khỏi cảm thấy vô cùng hụt hẫng ở cái kết phim mà theo ý kiến riêng của mình là vẫn thiếu logic và vô cùng khó hiểu. Bước ra khỏi rạp, khán giả vẫn còn cảm thấy hoang mang với quá nhiều câu hỏi đặt ra mà không tìm được lời giải đáp nào thỏa đáng. Có vẻ như đây sẽ là một cái kết gây ra nhiều tranh cãi. Theo một vài nguồn tin thì bộ phim này có 2 kết thúc khác nhau dành riêng cho thị trường Thái Lan và thị trường Trung Quốc – Việt Nam. Có lẽ sự cắt ghép, chỉnh sửa nội dung vụng về này đã phá hỏng toàn bộ cảm tình mình dành cho bộ phim. Bước ra khỏi rạp vẫn còn cảm thấy mông lung như một trò đùa.
Khách Sạn Ma là một bộ phim kinh dị với khá nhiều sạn, nội dung đơn giản, kết cấu lỏng lẻo, kết thúc không rõ ràng, thiếu logic (đối với phiên bản chiếu tại Việt Nam), tuy nhiên phim cũng gây được kha khá sự tò mò cho người xem ban đầu cũng như để lại nhiều tràng cười no nốc bụng với những câu phát ngôn ngây thơ vô số tội của diễn viên chính. Tuy nhiên, khó có thể nào xem đây là một bộ phim hay bởi kết thúc được thay đổi cắt ghép gây quá nhiều hoang mang với hàng trăm câu hỏi tại sao và khán giả cần lắm một lời giải thích. Mong rằng cái kết được làm ở thị trường Thái Lan sẽ hợp lý hơn để mình đỡ phải trách oan cho một bộ phim ma Châu Á.
Châu Nguyễn