Mẹ Chồng - Câu chuyện của những kẻ không có lòng tin và bài học về sự nhẫn nhục
Phim được đánh giá là phim điện ảnh Việt Nam được đầu tư lớn về mặt hình ảnh và trang phục. Vậy bên cạnh những yếu tố đó thì liệu Mẹ Chồng có thực sự hấp dẫn như nhiều người mong đợi?
Poster phim Mẹ Chồng
Bên cạnh những hình ảnh đầu tiên của...
Phim được đánh giá là phim điện ảnh Việt Nam được đầu tư lớn về mặt hình ảnh và trang phục. Vậy bên cạnh những yếu tố đó thì liệu Mẹ Chồng có thực sự hấp dẫn như nhiều người mong đợi?
Poster phim Mẹ Chồng
Bên cạnh những hình ảnh đầu tiên của dàn diễn viên đầy tên tuổi đang hot nhất hiện nay đã khiến người hâm mộ háo hức, nội dung hấp dẫn của phim được tung ra từ phía nhà sản xuất cũng khiến người xem tò mò. Phim xoay quanh cuộc đời của cô Ba Trân (Thanh Hằng), một người tài sắc vẹn toàn lớn lên trong gia đình hành nghề thuốc, rồi về làm dâu dòng họ Huỳnh giàu có và quyền lực. Hạnh phúc khép lại khi cô bị sẩy thai. Nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì cô lại phải chịu đựng sự chì chiết, trách móc từ mẹ chồng là bà Hai Lịnh (Diễm My) và phải chấp nhận nhìn cảnh chồng mình lên xe hoa cùng người đàn bà khác tên Bảy Loan (Ngọc Quyên). Vợ lẻ của chồng lại may mắn mang thai, cô đã dùng mọi cách để níu giữ chồng. Nhưng ông trời không hề thương xót cho cô, ông đã cướp đi người có thể giúp cô thoát khỏi sự ghẻ lạnh. Cứ tưởng mọi chuyện lên đến đỉnh điểm của bất hạnh thì mẹ chồng cô gặp tai biến vì không chấp nhận được cái chết của con trai mình, cô cũng may mắn đậu thai. Cô đường đường chính chính trở thành bà Cả đứng đầu dòng họ Huỳnh, là người phụ nữ có quyền lực nhất vùng nhưng không vì thế mà vị trí của bà Cả có thể ngồi một cách êm đềm.
Tấn bi kịch của những nhân vật trong bộ phim không xuất phát đơn thuần từ cái ác và sự ganh ghét mà còn vì họ không có lòng tin với nhũng người khác và với cả chính mình.
Đầu tiên là nhân vật chính bà Cả - cô Ba Trân. Nếu nói rằng vai Ba Trân được đo ni đóng giày cho Thanh Hằng là không hề sai. Ngoại hình và biểu cảm cộng với thần thái xuất sắc của Thanh Hằng đã làm cho nhân vật bà Cả trở nên sống động. Khi những thước phim đầu tiên trình chiếu, tôi phải thốt lên rằng: "Trời ơi, Thanh Hằng đẹp quá". Nụ cười của cô khi còn sống trong êm đềm và hạnh phúc, nó say đắm mà dịu dàng vô cùng. Vậy mà lúc cô bị gia đình chồng ghẻ lạnh thì biểu cảm của cô lại trở nên đau thương và đầy lo sợ, dù vậy cô vẫn đẹp nao lòng. Vẻ đẹp của người phụ nữ bị tổn thương với nét mặt lúc nào cũng lo âu nó gây thương cảm cho người xem, khiến họ phải đồng cảm với số phận của người phụ nữ này. Thế mà, khi cô nắm quyền lực trong tay, cô trở thành một người khác, một người quyến rũ, mạnh mẽ và gai góc. Diễn xuất của Thanh Hằng trong Mẹ Chồng vô cùng xuất thần, ấn tượng.
Dù là dịu dàng...
...hay uy nghiêm, sắc sảo thì Thanh Hằng cũng đẹp xuất sắc
Nhưng quyền lực là thế những ta vẫn cảm thấy bà Cả phải sống trong lo sợ và toan tính vì những việc mình đã làm. Người ta nói rằng "Người muốn đội vương miệng phải chịu được sức nặng của nó" và bà Cả là người như thế. Đứng trên đỉnh quyền lực nên bà không hề có lòng tin với một ai. Người đầu tiên bà mất lòng tin chính là chồng của mình, ta có thể cảm nhận được lần cuối hai người bên nhau, thật sự người chồng có yêu thương vợ của mình chứ không hề lạnh nhạt, bạc tình, ngay trong cảnh cưới hỏi với vợ sau anh thật sự cũng không biểu lộ sự vui mừng nhưng với Ba Trân thì không thế. Cô không tin vào tình cảm của chồng nên phải dùng bùa ngải hòng níu giữ tình yêu, thậm chí cô còn ngoại tình với quản gia trong nhà nhằm đạt được mục đích có con. Cô cũng không tin mẹ chồng, nên dù biết có thể cứu bà, cô vẫn để mặc cho bà nằm đó vì sợ nếu bà khỏe mạnh thì sẽ lại hành hạ cô. Rồi đến khi có con, bà Cả cũng chẳng tin vào con dâu mình, bà không hề cho Tư Thì thêm cơ hội y như cách mà bà Hai Lịnh đã làm vì bà không đủ lòng tin và kiên nhẫn vào khả năng thụ thai của con dâu. Rồi đến người thân cận nhất và cũng là nhân tình của bà, người rất có khả năng là cha của con bà (vì thật sự phim khá lấp lửng và bà đều có mối quan hệ với hai người đàn ông nên có trời mới biết cậu Hai Phước là con ruột của ai), bà cũng nhẫn tâm giết chết ông để giữ kín bí mật của mình. Và người đàn ông này dù biết người phụ nữ ông yêu có ý định giết mình cũng xuôi theo vì ông thật sự không tin bản thân có thể mang hạnh phúc cho bà. Rồi đến Tuyết Mai, sau khi phát hiện mối quan hệ của cô và cậu Kim, bà không tin đứa trẻ là cháu mình, đặc biệt là khi Tuyết Mai nói ra bí mật của bà, bà lại càng căm phẫn hơn. Ở đây thể hiện rõ rằng khi một người làm sai họ sẽ có xu hướng cảm thấy ai cũng có khả năng làm điều đó giống họ nên bà Cả quyết định ép cô phải uống thuốc phá thai. Bên cạnh bà Cả, những nhân vật khác cũng là những kẻ yếu đuối, không có lòng tin và dễ bị lung lay, chẳng hạn như bà Bảy Loan đã thắt cổ tự tử vì mất hết niềm tin vào cuộc sống khi biết được hy vọng duy nhất của bà là cậu Kim đã gây nên tội tày đình và dân làng Đại Điền không hề có niềm tin nên dễ bị khích bác và nổi dậy chống đối.
Chung quy mọi nghiệp chướng là do không có lòng tin mà ra
Và bài học lớn nhất của bộ phim tôi cảm nhận được chính là: "Kẻ biết nhẫn nhục gom lưng, cúi gối sẽ là kẻ đứng thẳng cuối cùng" và "Đừng đem những nỗi đau, khó khăn của mình trở thành nỗi đau và khó khăn của người khác".
Nhân vật có được tất cả sau cùng chính là Tư Thì. Tư Thì lúc nào cũng khôn khéo và nhẫn nhục trong im lặng trái ngược với Tuyết Mai, một cô gái học thức cao nhưng nhận thức kém, cô không biết vị trí của mình là ở đâu nên luôn hống hách và làm những gì mình thích. Nếu ta dùng "hiệu ứng cánh bướm" để áp dụng vào phim thì Tuyết Mai chính là con bướm xinh đẹp, mong manh ấy, một con bướm bị nhốt vào cái lồng cao sang nhưng tù túng nên luôn cố tìm cách thoát ra ngoài. Người ta nói rằng nếu con bướm nhỏ đập cánh đúng nơi, đúng thời điểm bằng một cách nào đó có thể gây ra một cơn bão lớn khủng khiếp. Tư Thì chính là người biết trước được những điều đó nên cô không hề ngăn cản, cũng không hề tìm cách vạch trần, cô chờ đợi Tuyết Mai sẽ tự chui đầu vào lọ, tự hủy hoại mình và cả gia tộc. Tư Thì chỉ đứng đó hiên ngang, bình tĩnh và chứng kiến tất cả những việc đó xảy ra như ý cô. Cái Tư Thì hơn người là biết nắm bắt thời cơ và tâm lý của kẻ thù cũng như của mọi người xung quanh và ngay cả bà Cả cũng chưa chắc giỏi hơn Tư Thì ở phương diện này. Nhưng liệu những tấn bi kịch đó có xảy ra nếu con người biết tin tưởng, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Họ chỉ biết che lấp đi những tổn thương của mình bằng nỗi đau của người khác, họ chẳng muốn nghĩ đến hậu quả cho tất cả tội ác và lỗi lầm của họ. Tất cả chỉ vì cầm lên được, mà không bỏ xuống được. Toan tính thì sớm muộn cũng nhận lại toan tính mà thôi.
Kẻ biết nhẫn nhục sẽ là người chiến thắng
Về tổng thể, Mẹ Chồng là một tác phẩm có đầu tư và khéo léo. Về ý tưởng, kịch bản, âm thanh, trang phục và diễn xuất đều ấn tượng, tuy nhiên lại vẫn chưa thể trọn vẹn một cách xuất sắc. Ý tưởng hay, kịch bản chặt chẽ nhưng thiếu cao trào và các nhân vật chưa đủ cay nghiệt và xéo xắt như các phim hậu cung mà khán giả vẫn mong đợi. Về trang phục, đầu tư và đẹp mắt nhưng vẫn có chút hơi quá cầu kỳ với bối cảnh phim. Về diễn xuất thì gần như là thuyết phục chỉ trừ hai nhân vật là cậu Thiện Kim và Lan Khuê vẫn còn hơi thô cứng về biểu cảm trong một số phân cảnh nhưng vẫn tròn vai. Tuy nhiên, phải nói bên cạnh Thanh Hằng đầy ấn tượng thì Lâm Vinh Hải thật sự đã có bước đột phá lớn. Anh vào vai chân thật và tự nhiên nên nhiều phân cảnh mẹ con của bà Cả đã khiến khán giả phải đồng cảm, xót thương cho số phận của nhân vật.
Với câu slogan của phim trên poster là "Mẹ chồng nào cũng từng là nàng dâu", Mẹ Chồng thật sự là một bộ phim đáng xem và đầy ý nghĩa sâu sắc. Phim có những điểm chưa thật sự xuất sắc nhưng có nhưng điểm lại thành công ngoài mong đợi. Tôi nghĩ rằng sắp tới Mẹ Chồng còn phá đảo các phòng vé lớn nhỏ trên toàn quốc trong thời gian dài đây.
Mẹ Chồng - Câu chuyện của những kẻ không có lòng tin và bài học về sự nhẫn nhục
Phim được đánh giá là phim điện ảnh Việt Nam được đầu tư lớn về mặt hình ảnh và trang phục. Vậy bên cạnh những yếu tố đó thì liệu Mẹ Chồng có thực sự hấp dẫn như nhiều người mong đợi?
Poster phim Mẹ Chồng
Bên cạnh những hình ảnh đầu tiên của dàn diễn viên đầy tên tuổi đang hot nhất hiện nay đã khiến người hâm mộ háo hức, nội dung hấp dẫn của phim được tung ra từ phía nhà sản xuất cũng khiến người xem tò mò. Phim xoay quanh cuộc đời của cô Ba Trân (Thanh Hằng), một người tài sắc vẹn toàn lớn lên trong gia đình hành nghề thuốc, rồi về làm dâu dòng họ Huỳnh giàu có và quyền lực. Hạnh phúc khép lại khi cô bị sẩy thai. Nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì cô lại phải chịu đựng sự chì chiết, trách móc từ mẹ chồng là bà Hai Lịnh (Diễm My) và phải chấp nhận nhìn cảnh chồng mình lên xe hoa cùng người đàn bà khác tên Bảy Loan (Ngọc Quyên). Vợ lẻ của chồng lại may mắn mang thai, cô đã dùng mọi cách để níu giữ chồng. Nhưng ông trời không hề thương xót cho cô, ông đã cướp đi người có thể giúp cô thoát khỏi sự ghẻ lạnh. Cứ tưởng mọi chuyện lên đến đỉnh điểm của bất hạnh thì mẹ chồng cô gặp tai biến vì không chấp nhận được cái chết của con trai mình, cô cũng may mắn đậu thai. Cô đường đường chính chính trở thành bà Cả đứng đầu dòng họ Huỳnh, là người phụ nữ có quyền lực nhất vùng nhưng không vì thế mà vị trí của bà Cả có thể ngồi một cách êm đềm.
Tấn bi kịch của những nhân vật trong bộ phim không xuất phát đơn thuần từ cái ác và sự ganh ghét mà còn vì họ không có lòng tin với nhũng người khác và với cả chính mình.
Đầu tiên là nhân vật chính bà Cả - cô Ba Trân. Nếu nói rằng vai Ba Trân được đo ni đóng giày cho Thanh Hằng là không hề sai. Ngoại hình và biểu cảm cộng với thần thái xuất sắc của Thanh Hằng đã làm cho nhân vật bà Cả trở nên sống động. Khi những thước phim đầu tiên trình chiếu, tôi phải thốt lên rằng: "Trời ơi, Thanh Hằng đẹp quá". Nụ cười của cô khi còn sống trong êm đềm và hạnh phúc, nó say đắm mà dịu dàng vô cùng. Vậy mà lúc cô bị gia đình chồng ghẻ lạnh thì biểu cảm của cô lại trở nên đau thương và đầy lo sợ, dù vậy cô vẫn đẹp nao lòng. Vẻ đẹp của người phụ nữ bị tổn thương với nét mặt lúc nào cũng lo âu nó gây thương cảm cho người xem, khiến họ phải đồng cảm với số phận của người phụ nữ này. Thế mà, khi cô nắm quyền lực trong tay, cô trở thành một người khác, một người quyến rũ, mạnh mẽ và gai góc. Diễn xuất của Thanh Hằng trong Mẹ Chồng vô cùng xuất thần, ấn tượng.
Dù là dịu dàng...
...hay uy nghiêm, sắc sảo thì Thanh Hằng cũng đẹp xuất sắc
Nhưng quyền lực là thế những ta vẫn cảm thấy bà Cả phải sống trong lo sợ và toan tính vì những việc mình đã làm. Người ta nói rằng "Người muốn đội vương miệng phải chịu được sức nặng của nó" và bà Cả là người như thế. Đứng trên đỉnh quyền lực nên bà không hề có lòng tin với một ai. Người đầu tiên bà mất lòng tin chính là chồng của mình, ta có thể cảm nhận được lần cuối hai người bên nhau, thật sự người chồng có yêu thương vợ của mình chứ không hề lạnh nhạt, bạc tình, ngay trong cảnh cưới hỏi với vợ sau anh thật sự cũng không biểu lộ sự vui mừng nhưng với Ba Trân thì không thế. Cô không tin vào tình cảm của chồng nên phải dùng bùa ngải hòng níu giữ tình yêu, thậm chí cô còn ngoại tình với quản gia trong nhà nhằm đạt được mục đích có con. Cô cũng không tin mẹ chồng, nên dù biết có thể cứu bà, cô vẫn để mặc cho bà nằm đó vì sợ nếu bà khỏe mạnh thì sẽ lại hành hạ cô. Rồi đến khi có con, bà Cả cũng chẳng tin vào con dâu mình, bà không hề cho Tư Thì thêm cơ hội y như cách mà bà Hai Lịnh đã làm vì bà không đủ lòng tin và kiên nhẫn vào khả năng thụ thai của con dâu. Rồi đến người thân cận nhất và cũng là nhân tình của bà, người rất có khả năng là cha của con bà (vì thật sự phim khá lấp lửng và bà đều có mối quan hệ với hai người đàn ông nên có trời mới biết cậu Hai Phước là con ruột của ai), bà cũng nhẫn tâm giết chết ông để giữ kín bí mật của mình. Và người đàn ông này dù biết người phụ nữ ông yêu có ý định giết mình cũng xuôi theo vì ông thật sự không tin bản thân có thể mang hạnh phúc cho bà. Rồi đến Tuyết Mai, sau khi phát hiện mối quan hệ của cô và cậu Kim, bà không tin đứa trẻ là cháu mình, đặc biệt là khi Tuyết Mai nói ra bí mật của bà, bà lại càng căm phẫn hơn. Ở đây thể hiện rõ rằng khi một người làm sai họ sẽ có xu hướng cảm thấy ai cũng có khả năng làm điều đó giống họ nên bà Cả quyết định ép cô phải uống thuốc phá thai. Bên cạnh bà Cả, những nhân vật khác cũng là những kẻ yếu đuối, không có lòng tin và dễ bị lung lay, chẳng hạn như bà Bảy Loan đã thắt cổ tự tử vì mất hết niềm tin vào cuộc sống khi biết được hy vọng duy nhất của bà là cậu Kim đã gây nên tội tày đình và dân làng Đại Điền không hề có niềm tin nên dễ bị khích bác và nổi dậy chống đối.
Chung quy mọi nghiệp chướng là do không có lòng tin mà ra
Và bài học lớn nhất của bộ phim tôi cảm nhận được chính là: "Kẻ biết nhẫn nhục gom lưng, cúi gối sẽ là kẻ đứng thẳng cuối cùng" và "Đừng đem những nỗi đau, khó khăn của mình trở thành nỗi đau và khó khăn của người khác".
Nhân vật có được tất cả sau cùng chính là Tư Thì. Tư Thì lúc nào cũng khôn khéo và nhẫn nhục trong im lặng trái ngược với Tuyết Mai, một cô gái học thức cao nhưng nhận thức kém, cô không biết vị trí của mình là ở đâu nên luôn hống hách và làm những gì mình thích. Nếu ta dùng "hiệu ứng cánh bướm" để áp dụng vào phim thì Tuyết Mai chính là con bướm xinh đẹp, mong manh ấy, một con bướm bị nhốt vào cái lồng cao sang nhưng tù túng nên luôn cố tìm cách thoát ra ngoài. Người ta nói rằng nếu con bướm nhỏ đập cánh đúng nơi, đúng thời điểm bằng một cách nào đó có thể gây ra một cơn bão lớn khủng khiếp. Tư Thì chính là người biết trước được những điều đó nên cô không hề ngăn cản, cũng không hề tìm cách vạch trần, cô chờ đợi Tuyết Mai sẽ tự chui đầu vào lọ, tự hủy hoại mình và cả gia tộc. Tư Thì chỉ đứng đó hiên ngang, bình tĩnh và chứng kiến tất cả những việc đó xảy ra như ý cô. Cái Tư Thì hơn người là biết nắm bắt thời cơ và tâm lý của kẻ thù cũng như của mọi người xung quanh và ngay cả bà Cả cũng chưa chắc giỏi hơn Tư Thì ở phương diện này. Nhưng liệu những tấn bi kịch đó có xảy ra nếu con người biết tin tưởng, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Họ chỉ biết che lấp đi những tổn thương của mình bằng nỗi đau của người khác, họ chẳng muốn nghĩ đến hậu quả cho tất cả tội ác và lỗi lầm của họ. Tất cả chỉ vì cầm lên được, mà không bỏ xuống được. Toan tính thì sớm muộn cũng nhận lại toan tính mà thôi.
Kẻ biết nhẫn nhục sẽ là người chiến thắng
Về tổng thể, Mẹ Chồng là một tác phẩm có đầu tư và khéo léo. Về ý tưởng, kịch bản, âm thanh, trang phục và diễn xuất đều ấn tượng, tuy nhiên lại vẫn chưa thể trọn vẹn một cách xuất sắc. Ý tưởng hay, kịch bản chặt chẽ nhưng thiếu cao trào và các nhân vật chưa đủ cay nghiệt và xéo xắt như các phim hậu cung mà khán giả vẫn mong đợi. Về trang phục, đầu tư và đẹp mắt nhưng vẫn có chút hơi quá cầu kỳ với bối cảnh phim. Về diễn xuất thì gần như là thuyết phục chỉ trừ hai nhân vật là cậu Thiện Kim và Lan Khuê vẫn còn hơi thô cứng về biểu cảm trong một số phân cảnh nhưng vẫn tròn vai. Tuy nhiên, phải nói bên cạnh Thanh Hằng đầy ấn tượng thì Lâm Vinh Hải thật sự đã có bước đột phá lớn. Anh vào vai chân thật và tự nhiên nên nhiều phân cảnh mẹ con của bà Cả đã khiến khán giả phải đồng cảm, xót thương cho số phận của nhân vật.
Với câu slogan của phim trên poster là "Mẹ chồng nào cũng từng là nàng dâu", Mẹ Chồng thật sự là một bộ phim đáng xem và đầy ý nghĩa sâu sắc. Phim có những điểm chưa thật sự xuất sắc nhưng có nhưng điểm lại thành công ngoài mong đợi. Tôi nghĩ rằng sắp tới Mẹ Chồng còn phá đảo các phòng vé lớn nhỏ trên toàn quốc trong thời gian dài đây.
Candice Ho