Khi Con Là Nhà – Chân thật, bình dị và gần gũi nhưng vẫn chưa thể lấy được nước mắt của người xem
Khi Con Là Nhà là bộ phim đáng xem của điện ảnh Việt năm 2017. Một bộ phim đong đầy tình cảm cha con và rất chân thật. Tổng thể phim nhẹ nhàng, dễ xem, hài hước, thích hợp cho gia đình. Thoạt đầu tôi nghĩ phim sẽ không thành công vì Lương
Khi Con Là Nhà là bộ phim đáng xem của điện ảnh Việt năm 2017. Một bộ phim đong đầy tình cảm cha con và rất chân thật. Tổng thể phim nhẹ nhàng, dễ xem, hài hước, thích hợp cho gia đình. Thoạt đầu tôi nghĩ phim sẽ không thành công vì Lương Mạnh Hải không hợp vai và việc lồng tiếng cho anh sẽ phá hỏng bộ phim. Tuy nhiên, khi thưởng thức tôi lại hoàn toàn bất ngờ về những điều mà mình nghĩ trước đó.
Bất ngờ là vì mọi thứ trong phim đều diễn ra tự nhiên, mộc mạc, không hề bị gò bó hay gượng ép. Nhìn chung thì phim chỉ hơi quá lố ở cảnh phim mấy anh công an đi hốt sòng ở vùng quê mà mỗi người đều cầm một khẩu súng. Ngoài ra những cảnh khác tuy có sạn nhưng vẫn chấp nhận được.
Phim đơn giản là hành trình của hai cha con Quang và Bi. Quang là một người cha lôi thôi lếch thếch, nhiều tật xấu, ít quan tâm đến con. Những chuyện mà anh làm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của cậu bé. Một biến cố xảy ra, bao nhiêu chuyền ùa đến khiến hai cha con phải sống lang thang và trốn tránh sự truy đuổi của công an. Thông qua đó, Quang từng bước nhận ra được đâu là điểm tựa tinh thần của mình, đâu là người mình yêu thương nhất, cần quan tâm chăm sóc, đâu là nhà và đâu là nơi mà anh luôn muốn trở về.
Lương Mạnh Hải thật sự đã rũ bỏ được những hình tượng sạch sẽ trước đây của anh để trở thành một người cha chân đất đầy tính xấu nhưng lại vô cùng yêu thương cậu con trai. Nhưng những gì anh thể hiện có thể gọi là tròn vài chứ không hẳn là vai diễn đột phá hay xuất sắc.
Điểm sáng nhất của phim chính là cậu con trai của Quang do Phạm Duy Anh đóng. Trước đây tôi đã từng xem phim của nhóc này, phim đó thì phải nói rất là tệ. Diễn xuất của cậu nhóc tì này lúc đó thì cũng không có gì đặc biệt, thô, cứng và giả tạo. Vào vai câu bé Bi lần này, Duy Anh đã thay đổi khiến tôi rất bất ngờ. Nhóc đã diễn rất tự nhiên từng cảm xúc của một cậu bé luôn bám víu lấy cha. Đúng kiểu người ta hay nói "nó đeo thằng cha nó như đĩa vậy". Từng cảm xúc từ la hét, giận dỗi, khóc lóc... mọi thứ mà Duy Anh diễn tôi tin rằng bạn sẽ không nghĩ đó là diễn, mà bạn đang nhìn thấy cậu bé ấy ở ngoài đời thật.
Với một mô típ phim khá quen thuộc và rất nhiều thứ để có thể lay đọng con tim của khán giả. Thế nhưng Khi Con Là Nhà lại quá an toàn trong các tình tiết và diễn biến. Có cảm xúc, có tình cảm, tuy nhiên bộ phim lại dàn trải những cảm xúc khá đều, nó khiến người xem không có được cảm giác lên đến đỉnh điểm hay hạ xuống tới tột cùng. Phim cho ta thấy rõ được tình cảm giữa hai cha con nhân vật chính nhưng đến khi cần nhấn mạnh để đẩy tình tiết lên cao trào và khiến khán giả phải rưng rưng nước mắt thì lại không làm được.
Sau khi xem xong và bước ra khỏi rạp thì người xem chỉ nhớ đến mỗi nhân vật Bi và một câu chuyện về tình cảm cha con đơn giản, hài hước. Tôi thật sự rất tiếc vì phim có rất nhiều nhân tố để có thể khiến cho nó hay hơn, cảm xúc nhiều hơn, nhưng mọi thứ lại không được tận dụng.
Về phần hình ảnh của phim thì các cảnh nhiều màu sắc hay những phân đoạn quay đại cảnh như đồng lúa, con đường,... màu rất đậm làm cho người nhìn khá là khó chịu. Bù lại thì những cảnh buổi tối lại rất tốt. Với chia sẻ rằng ekip làm phim đã không sử dụng bất cứ đèn hỗ trợ nào để quay cảnh buổi tối, họ chỉ sự dụng ánh sáng của đèn đường. Vậy mà các cảnh đó lên phim thật sự rất tốt và chân thật.
Điều tôi thích nhất và chắc chắn các bạn cũng thích ở Khi Con Là Nhà chính là sự tự nhiên, tự nhiên trong các phân cảnh, tự nhiên trong diễn xuất, mọi thứ sẽ tạo cho bạn một cảm giác gần gũi, mộc mạc và thực tế.
Khi Con Là Nhà – Chân thật, bình dị và gần gũi nhưng vẫn chưa thể lấy được nước mắt của người xem
Khi Con Là Nhà là bộ phim đáng xem của điện ảnh Việt năm 2017. Một bộ phim đong đầy tình cảm cha con và rất chân thật. Tổng thể phim nhẹ nhàng, dễ xem, hài hước, thích hợp cho gia đình. Thoạt đầu tôi nghĩ phim sẽ không thành công vì Lương Mạnh Hải không hợp vai và việc lồng tiếng cho anh sẽ phá hỏng bộ phim. Tuy nhiên, khi thưởng thức tôi lại hoàn toàn bất ngờ về những điều mà mình nghĩ trước đó.
Bất ngờ là vì mọi thứ trong phim đều diễn ra tự nhiên, mộc mạc, không hề bị gò bó hay gượng ép. Nhìn chung thì phim chỉ hơi quá lố ở cảnh phim mấy anh công an đi hốt sòng ở vùng quê mà mỗi người đều cầm một khẩu súng. Ngoài ra những cảnh khác tuy có sạn nhưng vẫn chấp nhận được.
Phim đơn giản là hành trình của hai cha con Quang và Bi. Quang là một người cha lôi thôi lếch thếch, nhiều tật xấu, ít quan tâm đến con. Những chuyện mà anh làm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của cậu bé. Một biến cố xảy ra, bao nhiêu chuyền ùa đến khiến hai cha con phải sống lang thang và trốn tránh sự truy đuổi của công an. Thông qua đó, Quang từng bước nhận ra được đâu là điểm tựa tinh thần của mình, đâu là người mình yêu thương nhất, cần quan tâm chăm sóc, đâu là nhà và đâu là nơi mà anh luôn muốn trở về.
Lương Mạnh Hải thật sự đã rũ bỏ được những hình tượng sạch sẽ trước đây của anh để trở thành một người cha chân đất đầy tính xấu nhưng lại vô cùng yêu thương cậu con trai. Nhưng những gì anh thể hiện có thể gọi là tròn vài chứ không hẳn là vai diễn đột phá hay xuất sắc.
Điểm sáng nhất của phim chính là cậu con trai của Quang do Phạm Duy Anh đóng. Trước đây tôi đã từng xem phim của nhóc này, phim đó thì phải nói rất là tệ. Diễn xuất của cậu nhóc tì này lúc đó thì cũng không có gì đặc biệt, thô, cứng và giả tạo. Vào vai câu bé Bi lần này, Duy Anh đã thay đổi khiến tôi rất bất ngờ. Nhóc đã diễn rất tự nhiên từng cảm xúc của một cậu bé luôn bám víu lấy cha. Đúng kiểu người ta hay nói "nó đeo thằng cha nó như đĩa vậy". Từng cảm xúc từ la hét, giận dỗi, khóc lóc... mọi thứ mà Duy Anh diễn tôi tin rằng bạn sẽ không nghĩ đó là diễn, mà bạn đang nhìn thấy cậu bé ấy ở ngoài đời thật.
Với một mô típ phim khá quen thuộc và rất nhiều thứ để có thể lay đọng con tim của khán giả. Thế nhưng Khi Con Là Nhà lại quá an toàn trong các tình tiết và diễn biến. Có cảm xúc, có tình cảm, tuy nhiên bộ phim lại dàn trải những cảm xúc khá đều, nó khiến người xem không có được cảm giác lên đến đỉnh điểm hay hạ xuống tới tột cùng. Phim cho ta thấy rõ được tình cảm giữa hai cha con nhân vật chính nhưng đến khi cần nhấn mạnh để đẩy tình tiết lên cao trào và khiến khán giả phải rưng rưng nước mắt thì lại không làm được.
Sau khi xem xong và bước ra khỏi rạp thì người xem chỉ nhớ đến mỗi nhân vật Bi và một câu chuyện về tình cảm cha con đơn giản, hài hước. Tôi thật sự rất tiếc vì phim có rất nhiều nhân tố để có thể khiến cho nó hay hơn, cảm xúc nhiều hơn, nhưng mọi thứ lại không được tận dụng.
Về phần hình ảnh của phim thì các cảnh nhiều màu sắc hay những phân đoạn quay đại cảnh như đồng lúa, con đường,... màu rất đậm làm cho người nhìn khá là khó chịu. Bù lại thì những cảnh buổi tối lại rất tốt. Với chia sẻ rằng ekip làm phim đã không sử dụng bất cứ đèn hỗ trợ nào để quay cảnh buổi tối, họ chỉ sự dụng ánh sáng của đèn đường. Vậy mà các cảnh đó lên phim thật sự rất tốt và chân thật.
Điều tôi thích nhất và chắc chắn các bạn cũng thích ở Khi Con Là Nhà chính là sự tự nhiên, tự nhiên trong các phân cảnh, tự nhiên trong diễn xuất, mọi thứ sẽ tạo cho bạn một cảm giác gần gũi, mộc mạc và thực tế.