11 Niềm Hy Vọng – Viết lên giấc mơ của hàng triệu con tim túc cầu giáo
Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là đề tài “hiếm muộn” của điện ảnh Việt Nam. Đã lâu lắm rồi khán giả mới được xem một bộ phim nói về bóng đá, được thổn thức theo một trận cầu đỉnh cao trên màn ảnh rộng, và được...
Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là đề tài “hiếm muộn” của điện ảnh Việt Nam. Đã lâu lắm rồi khán giả mới được xem một bộ phim nói về bóng đá, được thổn thức theo một trận cầu đỉnh cao trên màn ảnh rộng, và được tiếp tục viết theo giấc mơ vô địch ấp ủ suốt mấy mươi năm.
11 niềm hy vọng tái hiện những trận cầu quyết liệt và chân thật
11 Niềm Hy Vọng xoay quanh câu chuyện của Phong, từ một cậu bé say mê bóng đá nhưng bị cha ngăn cấm đến khi được gọi vào đội tuyển, trải qua quá trình luyện tập cam go rồi cùng tuyển Việt Nam thi đấu với tuyển Thái Lan. Điều giúp 11 Niềm Hy Vọng trở thành một bộ phim trọn vẹn chính là tập trung câu chuyện xoay quanh nhân vật Phong, chứ không tham lam gom cả nền bóng đá Việt Nam vào khai thác. Chỉ vài câu chuyện nhỏ, thông qua những gì Phong đã kinh qua mà ta có thể thấy phần nào hình ảnh bóng đá nước nhà. Không quá gai góc, không quá khốc liệt, nhưng rõ ràng, với thời lượng dành cho một phim điện ảnh, những gì mà 11 Niềm Hy Vọng tập trung khai thác đủ làm thỏa lòng khán giả có nhu cầu giải trí, và cả những khán giả đặc biệt yêu thích bộ môn bóng đá.
Phim không tập trung nhiều vào góc nhìn và cảm xúc của khán giả
11 Niềm Hy Vọng là cuộc đời, là tình yêu và ước mơ của cầu thủ Phạm Việt Phong cùng đồng đội, nhưng bằng một kịch bản tròn trịa, diễn xuất thuyết phục, bộ phim đã cuốn khán giả dõi theo hành trình chinh phục giấc mơ vô địch cũng như lịch sử của bóng đá nước nhà. Ở đó có các cầu thủ chơi bóng từ nhỏ, có những người đến từ nhiều vùng miền khác nhau gắn bó keo sơn, cũng có cầu thủ phong độ thất thường, có những tị nạnh hiềm khích, có giấc mơ dang dở vì chấn thương, có người chà đạp lên thứ mình đã từng yêu hết lòng, nhưng cũng có người vượt qua mọi cám dỗ, có người để trái tim mình lần nữa đập rộn ràng vì thứ bóng đá chân chính và tình yêu, niềm tự hào của quê hương. Không thật sự hoàn hảo, nhưng Nhan Phúc Vinh, Hoàng Phi, Hiếu Nguyễn, Hùng Chilhyun, Rima Thanh Vy, Thanh Tú, Lâm Minh Thắng… đã làm khán giả một lần nữa sống lại với những ký ức ngọt ngào của những trận thư hùng trên sân cỏ xanh.
Nhan Phúc Vinh lần nữa chinh phục khán giả với năng lực diễn xuất chín mùi
Nhan Phúc Vinh đã chứng minh sự biến hóa đa dạng của anh trong từng vai diễn. Anh chưa bao giờ lặp lại chính mình, với mỗi nhân vật mà anh khoác lên, anh đều cho khán giả tin được mình không phải Nhan Phúc Vinh mà là nhân vật ấy. Với vai cầu thủ Phong, Nhan Phúc Vinh cũng làm được điều tương tự. Anh đã mang đến cho khán giả cảm giác dễ chịu khi xem anh thủ diễn nhân vật này, từ nội tâm cho đến những pha đi bóng tạo cảm chân thật.
Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến Hoàng Phi. Xuất phát điểm là một diễn viên nhí, rồi trở thành một MC hoạt ngôn, nhận được nhiều vai phụ trong các dự án điện ảnh lớn nhỏ, Hoàng Phi để lại ấn tượng cho khán giả với những vai diễn hài, đôi khi là hài nhảm. Ítai nhìn nhận Hoàng Phi với tư cách một diễn viên, không phải diễn viên hài. Tuy nhiên, Hoàng Phi đã có một bước lột xác ngoạn mục trong 11 Niềm Hy Vọng. Anh đã chứng tỏ cho khán giả thấy mình là một diễn viên thực thụ, có khả năng tạo mảng miếng hài, nhưng cũng thuyết phục được người xem ở những trường đoạn đòi hỏi đấu tranh tâm lý, những cảnh tranh bóng quyết liệt…
11 niềm hy vọng chỉ là cái tên mang tính tượng trưng, phim chỉ tập trung vào vài nhân vật cầu thủ
Lâm Minh Thắng trong vai Quyền, đáng lẽ phải có nhiều đất diễn hơn, nhưng vì thời lượng có hạn nên vai diễn chỉ dừng lại ở mức ổn. Với ngoại hình vừa ngầu vừa đỉnh đạc, Lâm Minh Thắng chưa tìm được những vai diễn đa dạng mà chỉ gói gọn trong những vai giàu có, xấu xa. Hiếu Nguyễn cũng là trường hợp tương tự, nhưng diễn xuất của anh còn nhiều hạn chế. Đáng tiếc nhất có lẽ là vai Trang của Thanh Tú. Nhân vật có tính cách chưa thuyết phục, không có vai trò gì cụ thể trong phim, diễn xuất cũng quá nhạt nhòa. Có lẽ vai “bánh bèo” không thật sự thích hợp với Thanh Tú bằng những vai cá tính như trong Tháng năm rực rỡ.
Phim lạm dụng phông xanh nhưng xử lý chưa tốt, tạo cảm giác giống xem clip quảng cáo hơn là phim điện ảnh
Là phim về bóng đá, lại tái hiện những trận cầu đẳng cấp quốc tế, nên thật khó khăn cho 11 Niềm Hy Vọng về nhân lực cũng như vật lực. Đoàn phim phải sử dụng phông xanh cho các phân đoạn này, nên nhìn chung là nó không tạo được cảm giác chân thật cho khán giả. Bù lại, những pha quay cận gương mặt nhân vật hoặc những cú soạc bóng được thể hiện khá tốt. Nếu bỏ qua những thiếu sót như chuyển cảnh đột ngột, chưa có những pha tung hứng, những pha biểu diễn kỹ thuật bóng đá… thì 11 Niềm Hy Vọng vẫn là một bộ phim về bóng đá có lớp có lang, có nội dung và thông điệp rõ ràng, ý nghĩa.
Cả một giai đoạn lịch sử và những câu chuyện bên lề của bóng đá Việt Nam được gợi lại trong 11 niềm hy vọng
11 Niềm Hy Vọng khép lại, giấc mơ vô địch của hàng triệu trái tim yêu bóng đá tiếp tục được thắp lên. Hơn hết, 11 Niềm Hy Vọng còn là lát cắt một phần lịch sự bóng đá nước nhà, nơi có những cầu thủ chạy theo quả bóng lăn từ khi còn bé, nơi có những tiêu cực như chơi xấu, bán độ… nhưng cũng có những hình ảnh rất đẹp đẽ, các cầu thủ xông pha trên sân cỏ xanh mướt, mồ hôi tuôn rơi mang theo sứ mệnh chiến đấu vì màu cờ sắc áo. Từ những cầu thủ của thế hệ đi trước như Lê Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Phan Văn Tài Em… cho đến tuyển U23 vừa có trận thư hùng dưới làn mưa tuyết mới đây ở Thường Châu… tất cả đều đang viết những giấc mơ. Xin được trích lại bài thơ của nhà báo Hà Quang Minh, hiện lên khi 11 Niềm Hy Vọng kết thúc.
Mai này ai nhắc lại Thường Châu
Bữa ấy tuyết rơi bạc mái đầu
Mười mấy dũng sĩ lao ngược gió
Để đời kính phục mãi về sau.
11 Niềm Hy Vọng – Phim về bóng đá nhưng thấy ly rượu còn nhiều hơn trái banh
11 Niềm Hy Vọng là dự án điện ảnh được PR khá rầm rộ với lời hứa hẹn đây sẽ là bộ phim khai thác về môn thể thao vua – bóng đá một cách chân thật, cũng như xoáy sâu vào đời sống cùng những mặt tối khuất sau ánh hào quang của...
11 Niềm Hy Vọng là dự án điện ảnh được PR khá rầm rộ với lời hứa hẹn đây sẽ là bộ phim khai thác về môn thể thao vua – bóng đá một cách chân thật, cũng như xoáy sâu vào đời sống cùng những mặt tối khuất sau ánh hào quang của các cầu thủ mà ít có bộ phim Việt Nam nào khai thác đến. Thế nhưng thật sự những gì bộ phim chứa đựng và truyền tải còn không đủ gây hứng thú cho những người ít kiến thức về bộ môn này nói chi đến những ai hâm mộ cuồng nhiệt.
Bộ phim xoay quanh nhân vật nam chính tên Phong (Nhan Phúc Vinh), một anh chàng yêu bóng đá bằng cả trái tim mình. Cho dù bị cha anh ngăn cấm, dù chỉ được đá dự bị, anh vẫn luôn nghe theo tiếng gọi của trái tim. Và rồi một ngày, cơ hội tham gia vào đội tuyển trẻ quốc gia bất ngờ đến với Phong, mở ra một con đường mới cho ước mơ nhưng cùng lúc đó cũng khiến cuộc sống vô cùng êm đẹp của Phong gặp nhiều sóng gió và bế tắc hơn. Dù thế, lòng anh vẫn một mực trung thành với đạo đức của một cầu thủ, của một người khoác trên mình màu cờ sắc áo.
Thật ra chỉ nội dung nghe thôi cũng chẳng có gì hấp dẫn cả, nhưng điều mà người xem muốn nhìn thấy là những khó khăn trong lúc luyện tập, sự cháy hết mình trên sân cỏ với những pha vờn bóng đầy điệu nghệ hay những cú sút tung lưới đầy ngoạn mục và những mặt trái của đời cầu thủ. Ấy thế mà, bộphim lại chẳng có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Kịch bản thì lỏng lẻo, đầy điểm bất hợp lý với sự lạm dụng những câu thoại đầy triết lý một cách dày đặc khiến khán giả phải ngao ngán. Điểm vô lý dễ thấy nhất của bộ phim chính là chiếc motor phân khối lớn mà anh Phong chạy xuyên suốt bộ phim. Rõ ràng là gia đình thiếu điều kiện đến nỗi tivi chưa chuyển sang màn hình mỏng, sinh sống ở khu lao động phức tạp mà anh trai lại dư dả sắm hẳn con xe vài trăm triệu chạy chơi chứ chẳng vừa.
Bên cạnh đó, điều khiến người xem khó chịu nhất là rõ ràng đây là bộ phim về bóng đá nhưng trái banh còn xuất hiện còn ít hơn những ly rượu. Phim gì mà mấy thanh niên mới lớn tối ngày tụm năm tụm bảy trong cái vũ trường, nhậu nhẹt mải miết thôi. Chưa kể là cái vũ trường đó còn vắng như chùa bà Đanh nữa, chán thế là cùng!
Bộ phim có một điểm sáng le lói là lồng ghép những vấn đề chính trị vào phim cũng khá là khéo léo nhưng vẫn chưa đến nơi đến chốn gây cản trở cho việc truyền tải đến người xem. Chẳng hạn như việc muốn nhấn mạnh lòng yêu nước, tư tưởng luôn hướng về một đất nước thống nhất, yêu thương, đoàn kết với nhau nên đặt tên hai nhân vật: một là Bắc, người còn lại là Nam. Tiếp theo đó là những câu thoại đầy ẩn ý như “Có Bắc mới có Nam” hay “Dù là Nam hay Bắc thì vẫn cùng một nhà” khá là sâu sắc. Thế nhưng lại gặp chút vướng mắc ở đâu đó? Nhân vật Bắc nói giọng Bắc thì thôi chứ sao ông Nam cũng nói giọng Bắc là thế nào, vậy rồi thống nhất ở đâu? Đó là chưa nói đến bộ phim tên là 11 Niềm Hy Vọng vậy mà quay đi quẩn lại có vài ba anh là được chú trọng tới, còn mấy thanh niên còn lại thậm chí còn không được ai nhớ đến tên. Điểm kì lạ nhất là bộ phim cứ bẻ lái hướng nhìn của khán giả là đội tuyển Thái Lan thắng được Việt Nam bao nhiêu lần là do bán độ và chơi xấu chứ không có tinh thần fairplay thể thao gì ở đây hết.
Diễn xuất cũng thật sự chưa được đánh giá cao bởi sự bất cân xứng, không đồng đều giữa dàn diễn viên. Hên là anh Nhan Phúc Vinh diễn vai chính cũng khá tốt, tròn vai. Ngoại hình của các diễn viên là điểm sáng tiếp theo của 11 Niềm Hy Vọng, tuy nhiên cách xây dựng nhân vật cũng gặp khá nhiều vấn đề. Chuyện quan trọng nhất của bộ phim là tình yêu cháy bỏng của các nhân vật với trái bóng, với sự nghiệp nhưng lại chưa thật sự thuyết phục. Theo cảm nhận chỉ có nhân vật Hùng là thật sự toàn tâm toàn ý cho đá bóng còn mấy người khác để đâu đâu ấy, không gái gú thì cũng tiền bạc.
Kĩ xảo thì lạm dụng cảnh giả vô tội vạ, mà cảnh giả cũng rất lộ, thô và xấu, còn thua clip quảng cáo thông thường hay xem trên tivi nữa. Âm nhạc cũng chẳng có gì nổi bật, xem xong cũng không đọng lai nhiều cho người xem là mấy. Chưa kể là kỹ thuật quay phim còn vụng đôi chỗ, màu phim chưa đẹp, phim cứ như truyền hình chứ chẳng mang dáng dấp điện ảnh.
Nhìn chung, bộ phim vẫn bật lên một số vấn đề, mặt tối và lồng ghép các yếu tố chính trị một cách khá khéo léo nhưng tổng thể vẫn rất rời rạc, có nhiều điểm bất hợp lý nên xem giải trí chơi chơi thì còn tạm chấp nhận chứ fan hâm mộ bóng đá mà xem xong chắc ôm cục tức đi về nhà.
11 Niềm Hy Vọng – Viết lên giấc mơ của hàng triệu con tim túc cầu giáo
Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là đề tài “hiếm muộn” của điện ảnh Việt Nam. Đã lâu lắm rồi khán giả mới được xem một bộ phim nói về bóng đá, được thổn thức theo một trận cầu đỉnh cao trên màn ảnh rộng, và được tiếp tục viết theo giấc mơ vô địch ấp ủ suốt mấy mươi năm.
11 niềm hy vọng tái hiện những trận cầu quyết liệt và chân thật
11 Niềm Hy Vọng xoay quanh câu chuyện của Phong, từ một cậu bé say mê bóng đá nhưng bị cha ngăn cấm đến khi được gọi vào đội tuyển, trải qua quá trình luyện tập cam go rồi cùng tuyển Việt Nam thi đấu với tuyển Thái Lan. Điều giúp 11 Niềm Hy Vọng trở thành một bộ phim trọn vẹn chính là tập trung câu chuyện xoay quanh nhân vật Phong, chứ không tham lam gom cả nền bóng đá Việt Nam vào khai thác. Chỉ vài câu chuyện nhỏ, thông qua những gì Phong đã kinh qua mà ta có thể thấy phần nào hình ảnh bóng đá nước nhà. Không quá gai góc, không quá khốc liệt, nhưng rõ ràng, với thời lượng dành cho một phim điện ảnh, những gì mà 11 Niềm Hy Vọng tập trung khai thác đủ làm thỏa lòng khán giả có nhu cầu giải trí, và cả những khán giả đặc biệt yêu thích bộ môn bóng đá.
Phim không tập trung nhiều vào góc nhìn và cảm xúc của khán giả
11 Niềm Hy Vọng là cuộc đời, là tình yêu và ước mơ của cầu thủ Phạm Việt Phong cùng đồng đội, nhưng bằng một kịch bản tròn trịa, diễn xuất thuyết phục, bộ phim đã cuốn khán giả dõi theo hành trình chinh phục giấc mơ vô địch cũng như lịch sử của bóng đá nước nhà. Ở đó có các cầu thủ chơi bóng từ nhỏ, có những người đến từ nhiều vùng miền khác nhau gắn bó keo sơn, cũng có cầu thủ phong độ thất thường, có những tị nạnh hiềm khích, có giấc mơ dang dở vì chấn thương, có người chà đạp lên thứ mình đã từng yêu hết lòng, nhưng cũng có người vượt qua mọi cám dỗ, có người để trái tim mình lần nữa đập rộn ràng vì thứ bóng đá chân chính và tình yêu, niềm tự hào của quê hương. Không thật sự hoàn hảo, nhưng Nhan Phúc Vinh, Hoàng Phi, Hiếu Nguyễn, Hùng Chilhyun, Rima Thanh Vy, Thanh Tú, Lâm Minh Thắng… đã làm khán giả một lần nữa sống lại với những ký ức ngọt ngào của những trận thư hùng trên sân cỏ xanh.
Nhan Phúc Vinh lần nữa chinh phục khán giả với năng lực diễn xuất chín mùi
Nhan Phúc Vinh đã chứng minh sự biến hóa đa dạng của anh trong từng vai diễn. Anh chưa bao giờ lặp lại chính mình, với mỗi nhân vật mà anh khoác lên, anh đều cho khán giả tin được mình không phải Nhan Phúc Vinh mà là nhân vật ấy. Với vai cầu thủ Phong, Nhan Phúc Vinh cũng làm được điều tương tự. Anh đã mang đến cho khán giả cảm giác dễ chịu khi xem anh thủ diễn nhân vật này, từ nội tâm cho đến những pha đi bóng tạo cảm chân thật.
Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến Hoàng Phi. Xuất phát điểm là một diễn viên nhí, rồi trở thành một MC hoạt ngôn, nhận được nhiều vai phụ trong các dự án điện ảnh lớn nhỏ, Hoàng Phi để lại ấn tượng cho khán giả với những vai diễn hài, đôi khi là hài nhảm. Ítai nhìn nhận Hoàng Phi với tư cách một diễn viên, không phải diễn viên hài. Tuy nhiên, Hoàng Phi đã có một bước lột xác ngoạn mục trong 11 Niềm Hy Vọng. Anh đã chứng tỏ cho khán giả thấy mình là một diễn viên thực thụ, có khả năng tạo mảng miếng hài, nhưng cũng thuyết phục được người xem ở những trường đoạn đòi hỏi đấu tranh tâm lý, những cảnh tranh bóng quyết liệt…
11 niềm hy vọng chỉ là cái tên mang tính tượng trưng, phim chỉ tập trung vào vài nhân vật cầu thủ
Lâm Minh Thắng trong vai Quyền, đáng lẽ phải có nhiều đất diễn hơn, nhưng vì thời lượng có hạn nên vai diễn chỉ dừng lại ở mức ổn. Với ngoại hình vừa ngầu vừa đỉnh đạc, Lâm Minh Thắng chưa tìm được những vai diễn đa dạng mà chỉ gói gọn trong những vai giàu có, xấu xa. Hiếu Nguyễn cũng là trường hợp tương tự, nhưng diễn xuất của anh còn nhiều hạn chế. Đáng tiếc nhất có lẽ là vai Trang của Thanh Tú. Nhân vật có tính cách chưa thuyết phục, không có vai trò gì cụ thể trong phim, diễn xuất cũng quá nhạt nhòa. Có lẽ vai “bánh bèo” không thật sự thích hợp với Thanh Tú bằng những vai cá tính như trong Tháng năm rực rỡ.
Phim lạm dụng phông xanh nhưng xử lý chưa tốt, tạo cảm giác giống xem clip quảng cáo hơn là phim điện ảnh
Là phim về bóng đá, lại tái hiện những trận cầu đẳng cấp quốc tế, nên thật khó khăn cho 11 Niềm Hy Vọng về nhân lực cũng như vật lực. Đoàn phim phải sử dụng phông xanh cho các phân đoạn này, nên nhìn chung là nó không tạo được cảm giác chân thật cho khán giả. Bù lại, những pha quay cận gương mặt nhân vật hoặc những cú soạc bóng được thể hiện khá tốt. Nếu bỏ qua những thiếu sót như chuyển cảnh đột ngột, chưa có những pha tung hứng, những pha biểu diễn kỹ thuật bóng đá… thì 11 Niềm Hy Vọng vẫn là một bộ phim về bóng đá có lớp có lang, có nội dung và thông điệp rõ ràng, ý nghĩa.
Cả một giai đoạn lịch sử và những câu chuyện bên lề của bóng đá Việt Nam được gợi lại trong 11 niềm hy vọng
11 Niềm Hy Vọng khép lại, giấc mơ vô địch của hàng triệu trái tim yêu bóng đá tiếp tục được thắp lên. Hơn hết, 11 Niềm Hy Vọng còn là lát cắt một phần lịch sự bóng đá nước nhà, nơi có những cầu thủ chạy theo quả bóng lăn từ khi còn bé, nơi có những tiêu cực như chơi xấu, bán độ… nhưng cũng có những hình ảnh rất đẹp đẽ, các cầu thủ xông pha trên sân cỏ xanh mướt, mồ hôi tuôn rơi mang theo sứ mệnh chiến đấu vì màu cờ sắc áo. Từ những cầu thủ của thế hệ đi trước như Lê Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Phan Văn Tài Em… cho đến tuyển U23 vừa có trận thư hùng dưới làn mưa tuyết mới đây ở Thường Châu… tất cả đều đang viết những giấc mơ. Xin được trích lại bài thơ của nhà báo Hà Quang Minh, hiện lên khi 11 Niềm Hy Vọng kết thúc.
11 Niềm Hy Vọng – Phim về bóng đá nhưng thấy ly rượu còn nhiều hơn trái banh
11 Niềm Hy Vọng là dự án điện ảnh được PR khá rầm rộ với lời hứa hẹn đây sẽ là bộ phim khai thác về môn thể thao vua – bóng đá một cách chân thật, cũng như xoáy sâu vào đời sống cùng những mặt tối khuất sau ánh hào quang của các cầu thủ mà ít có bộ phim Việt Nam nào khai thác đến. Thế nhưng thật sự những gì bộ phim chứa đựng và truyền tải còn không đủ gây hứng thú cho những người ít kiến thức về bộ môn này nói chi đến những ai hâm mộ cuồng nhiệt.
Bộ phim xoay quanh nhân vật nam chính tên Phong (Nhan Phúc Vinh), một anh chàng yêu bóng đá bằng cả trái tim mình. Cho dù bị cha anh ngăn cấm, dù chỉ được đá dự bị, anh vẫn luôn nghe theo tiếng gọi của trái tim. Và rồi một ngày, cơ hội tham gia vào đội tuyển trẻ quốc gia bất ngờ đến với Phong, mở ra một con đường mới cho ước mơ nhưng cùng lúc đó cũng khiến cuộc sống vô cùng êm đẹp của Phong gặp nhiều sóng gió và bế tắc hơn. Dù thế, lòng anh vẫn một mực trung thành với đạo đức của một cầu thủ, của một người khoác trên mình màu cờ sắc áo.
Thật ra chỉ nội dung nghe thôi cũng chẳng có gì hấp dẫn cả, nhưng điều mà người xem muốn nhìn thấy là những khó khăn trong lúc luyện tập, sự cháy hết mình trên sân cỏ với những pha vờn bóng đầy điệu nghệ hay những cú sút tung lưới đầy ngoạn mục và những mặt trái của đời cầu thủ. Ấy thế mà, bộphim lại chẳng có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Kịch bản thì lỏng lẻo, đầy điểm bất hợp lý với sự lạm dụng những câu thoại đầy triết lý một cách dày đặc khiến khán giả phải ngao ngán. Điểm vô lý dễ thấy nhất của bộ phim chính là chiếc motor phân khối lớn mà anh Phong chạy xuyên suốt bộ phim. Rõ ràng là gia đình thiếu điều kiện đến nỗi tivi chưa chuyển sang màn hình mỏng, sinh sống ở khu lao động phức tạp mà anh trai lại dư dả sắm hẳn con xe vài trăm triệu chạy chơi chứ chẳng vừa.
Bên cạnh đó, điều khiến người xem khó chịu nhất là rõ ràng đây là bộ phim về bóng đá nhưng trái banh còn xuất hiện còn ít hơn những ly rượu. Phim gì mà mấy thanh niên mới lớn tối ngày tụm năm tụm bảy trong cái vũ trường, nhậu nhẹt mải miết thôi. Chưa kể là cái vũ trường đó còn vắng như chùa bà Đanh nữa, chán thế là cùng!
Bộ phim có một điểm sáng le lói là lồng ghép những vấn đề chính trị vào phim cũng khá là khéo léo nhưng vẫn chưa đến nơi đến chốn gây cản trở cho việc truyền tải đến người xem. Chẳng hạn như việc muốn nhấn mạnh lòng yêu nước, tư tưởng luôn hướng về một đất nước thống nhất, yêu thương, đoàn kết với nhau nên đặt tên hai nhân vật: một là Bắc, người còn lại là Nam. Tiếp theo đó là những câu thoại đầy ẩn ý như “Có Bắc mới có Nam” hay “Dù là Nam hay Bắc thì vẫn cùng một nhà” khá là sâu sắc. Thế nhưng lại gặp chút vướng mắc ở đâu đó? Nhân vật Bắc nói giọng Bắc thì thôi chứ sao ông Nam cũng nói giọng Bắc là thế nào, vậy rồi thống nhất ở đâu? Đó là chưa nói đến bộ phim tên là 11 Niềm Hy Vọng vậy mà quay đi quẩn lại có vài ba anh là được chú trọng tới, còn mấy thanh niên còn lại thậm chí còn không được ai nhớ đến tên. Điểm kì lạ nhất là bộ phim cứ bẻ lái hướng nhìn của khán giả là đội tuyển Thái Lan thắng được Việt Nam bao nhiêu lần là do bán độ và chơi xấu chứ không có tinh thần fairplay thể thao gì ở đây hết.
Diễn xuất cũng thật sự chưa được đánh giá cao bởi sự bất cân xứng, không đồng đều giữa dàn diễn viên. Hên là anh Nhan Phúc Vinh diễn vai chính cũng khá tốt, tròn vai. Ngoại hình của các diễn viên là điểm sáng tiếp theo của 11 Niềm Hy Vọng, tuy nhiên cách xây dựng nhân vật cũng gặp khá nhiều vấn đề. Chuyện quan trọng nhất của bộ phim là tình yêu cháy bỏng của các nhân vật với trái bóng, với sự nghiệp nhưng lại chưa thật sự thuyết phục. Theo cảm nhận chỉ có nhân vật Hùng là thật sự toàn tâm toàn ý cho đá bóng còn mấy người khác để đâu đâu ấy, không gái gú thì cũng tiền bạc.
Kĩ xảo thì lạm dụng cảnh giả vô tội vạ, mà cảnh giả cũng rất lộ, thô và xấu, còn thua clip quảng cáo thông thường hay xem trên tivi nữa. Âm nhạc cũng chẳng có gì nổi bật, xem xong cũng không đọng lai nhiều cho người xem là mấy. Chưa kể là kỹ thuật quay phim còn vụng đôi chỗ, màu phim chưa đẹp, phim cứ như truyền hình chứ chẳng mang dáng dấp điện ảnh.
Nhìn chung, bộ phim vẫn bật lên một số vấn đề, mặt tối và lồng ghép các yếu tố chính trị một cách khá khéo léo nhưng tổng thể vẫn rất rời rạc, có nhiều điểm bất hợp lý nên xem giải trí chơi chơi thì còn tạm chấp nhận chứ fan hâm mộ bóng đá mà xem xong chắc ôm cục tức đi về nhà.
Candice