Chàng Vợ Của Em – Phim ổn, nhưng nội dung thật sự quá cũ
Tháng 8 này có rất nhiều phim Việt ra rạp, và một tín hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh nước nhà là các bộ phim đều ở mức trung bình khá trở lên. Một mùa phim Việt không có tác phẩm quá tệ, và có những tác phẩm
Tháng 8 này có rất nhiều phim Việt ra rạp, và một tín hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh nước nhà là các bộ phim đều ở mức trung bình khá trở lên. Một mùa phim Việt không có tác phẩm quá tệ, và có những tác phẩm rất đáng khen. Chàng Vợ Của Em cũng thuộc dạng khá, tuy nhiên, các triển khai và câu chuyện quá cũ kỳ này khiến khán giả phải trăn trở nhiều.
Chúng ta trăn trở điều gì? Rằng điện ảnh Việt Nam đã đi sau thế giới vài chục đến hàng trăm năm, và nhìn cục diện hiện tại, có vẻ nền điện ảnh của chúng ta đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn ra thế giới, chúng ta lại đang thua kém cả trăm năm. Chúng ta vẫn nên chưa học bò thì đừng học chạy, vẫn nên cố gắng làm tốt trong khả năng của mình, hay nên tham vọng hơn, làm ra những tác phẩm mang tầm vóc quốc tế? Chàng Vợ Của Em là một bộ phim có những góc máy đẹp, có diễn viên diễn xuất tốt, có bối cảnh hiện đại khiến khán giả Việt Nam cũng phải trầm trồ. Nhưng nếu bề nhìn đã thực hiện tốt, thì “nội hàm”, mà ở đây là kịch bản, lại là câu chuyện cũ kỹ chẳng quốc gia nào tha thiết làm, ngoại trừ những bộ phim truyền hình Hàn Quốc, mà đấy cũng là chuyện của cách đây chục năm trước.
Chúng ta có một kịch bản được chuyển thể từ sách best seller của Anh, nhưng nó đã xuất bản từ hồi nào rồi? Chúng ta có một kịch bản được chấp bút bởi biên kịch Hàn Quốc, nên nó có sự tinh gọn, chặt chẽ, và đồng thời, sến súa theo kiểu Hàn, đơn giản quá xá theo kiểu Hàn. Xem phim, khán giả có thể cười như điên, bởi Thái Hòa diễn quá duyên, còn Phương Anh Đào có thể diễn tay đôi với Thái Hòa. Chúng ta có những khung hình rất sang trọng, đúng phong cách của đạo diễn Việt kiểu Charlie Nguyễn. Nhưng chúng ta chẳng còn gì khác. Chúng ta đang có một bộ phim thuần giải trí, xem xong trôi tuột tất cả. Những thông điệp quá giáo điều, những cách thể hiện đôi phần vội vã, một câu chuyện đánh vào sự nhẹ nhàng dễ thương, nhưng rõ ràng, Charlie Nguyễn và Thái Hòa đã cộng tác rất nhiều lần, có thể mang đến nhiều tác phẩm sâu sắc hơn, thay vì chỉ là một tác phẩm đơn giản. Chàng Vợ Của Em xem ổn đây, nhưng có gì hay hơn những tác phẩm trước của bộ đôi này không? Không có. Và “một con thuyền không tiến ắt sẽ lùi”, bộ đôi này đang lùi so với chính mình.
Câu chuyện kể về một người anh trai do quá thương em gái nên đã đồng ý đến giúp việc cho một cô gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng không có thời gian chăm sóc nhà cửa, còn ở công ty thì vẫn đang phải cố gắng chứng tỏ mình không phải là “bình hoa di động”. Câu chuyện vui vẻ ấy cứ thế diễn ra. Nhưng tỉnh táo suy xét, chuyện tình yêu qua mạng này vốn đã cũ, và chuyện một cô gái phấn đấu để khẳng định mình cũng cũ nốt. Chàng Vợ Của Em đang bị mâu thuẫn, những khuôn hình và cú máy hiện đại bị áp vào một câu chuyện lặp lại. Cảm giác khi xem phim của tôi là, mình đang thưởng thức một bộ phim nửa điện ảnh, nửa truyền hình theo phong cách Hàn Quốc. So với ý tưởng của Để Mai Tính, Long Ruồi, Tèo Em, Fan Cuồng… Chàng Vợ Của Em không bằng. Và so với thành tích mà Em Chưa 18 đạt được, chắc chắn Chàng Vợ Của Em cũng không thể phá, bởi lẽ, xét theo khía cạnh nào đó, điện ảnh cũng giống như ảo thuật vậy, người ta chỉ hứng thú lần đầu, đến lần thứ hai, sẽ chỉ là xem để giải mã, để nhặt sạn.
Nhưng nếu có ai đó hỏi, Chàng Vợ Của Em có đáng xem không, thì theo tôi là đáng. Bởi lẽ, phim đã hoàn thành tốt phần giải trí. Bối cảnh, hình ảnh… tất cả đều rất Việt Nam, và là một Việt Nam pha lẫn giữa hiện đại với những tòa nhà chọc trời và nét gần gũi thân quen với con hẻm nhỏ, ngôi nhà đơn sơ với những quyển sách cũ, những cuộn băng cát-sét, những huy chương kỷ niệm… Thoại cũng là điểm cộng đáng kể của phim. Và dù hơi qua loa, nhưng rõ ràng, thông điệp về một bữa cơm gia đình vẫn rất đáng khen ngợi. Phim khơi gợi nhiều vấn đề, và tất cả đều được giải quyết ở cuối phim thay vì bỏ lửng. Và hy vọng, tác phẩm Hồn Papa, Da Con Gái sẽ là một bước tiến đáng kể của bộ đôi Charlie Nguyễn – Thái Hòa, sau Chàng Vợ Của Em này.
Chàng Vợ Của Em – Phim ổn, nhưng nội dung thật sự quá cũ
Tháng 8 này có rất nhiều phim Việt ra rạp, và một tín hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh nước nhà là các bộ phim đều ở mức trung bình khá trở lên. Một mùa phim Việt không có tác phẩm quá tệ, và có những tác phẩm rất đáng khen. Chàng Vợ Của Em cũng thuộc dạng khá, tuy nhiên, các triển khai và câu chuyện quá cũ kỳ này khiến khán giả phải trăn trở nhiều.
Chúng ta trăn trở điều gì? Rằng điện ảnh Việt Nam đã đi sau thế giới vài chục đến hàng trăm năm, và nhìn cục diện hiện tại, có vẻ nền điện ảnh của chúng ta đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn ra thế giới, chúng ta lại đang thua kém cả trăm năm. Chúng ta vẫn nên chưa học bò thì đừng học chạy, vẫn nên cố gắng làm tốt trong khả năng của mình, hay nên tham vọng hơn, làm ra những tác phẩm mang tầm vóc quốc tế? Chàng Vợ Của Em là một bộ phim có những góc máy đẹp, có diễn viên diễn xuất tốt, có bối cảnh hiện đại khiến khán giả Việt Nam cũng phải trầm trồ. Nhưng nếu bề nhìn đã thực hiện tốt, thì “nội hàm”, mà ở đây là kịch bản, lại là câu chuyện cũ kỹ chẳng quốc gia nào tha thiết làm, ngoại trừ những bộ phim truyền hình Hàn Quốc, mà đấy cũng là chuyện của cách đây chục năm trước.
Chúng ta có một kịch bản được chuyển thể từ sách best seller của Anh, nhưng nó đã xuất bản từ hồi nào rồi? Chúng ta có một kịch bản được chấp bút bởi biên kịch Hàn Quốc, nên nó có sự tinh gọn, chặt chẽ, và đồng thời, sến súa theo kiểu Hàn, đơn giản quá xá theo kiểu Hàn. Xem phim, khán giả có thể cười như điên, bởi Thái Hòa diễn quá duyên, còn Phương Anh Đào có thể diễn tay đôi với Thái Hòa. Chúng ta có những khung hình rất sang trọng, đúng phong cách của đạo diễn Việt kiểu Charlie Nguyễn. Nhưng chúng ta chẳng còn gì khác. Chúng ta đang có một bộ phim thuần giải trí, xem xong trôi tuột tất cả. Những thông điệp quá giáo điều, những cách thể hiện đôi phần vội vã, một câu chuyện đánh vào sự nhẹ nhàng dễ thương, nhưng rõ ràng, Charlie Nguyễn và Thái Hòa đã cộng tác rất nhiều lần, có thể mang đến nhiều tác phẩm sâu sắc hơn, thay vì chỉ là một tác phẩm đơn giản. Chàng Vợ Của Em xem ổn đây, nhưng có gì hay hơn những tác phẩm trước của bộ đôi này không? Không có. Và “một con thuyền không tiến ắt sẽ lùi”, bộ đôi này đang lùi so với chính mình.
Câu chuyện kể về một người anh trai do quá thương em gái nên đã đồng ý đến giúp việc cho một cô gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng không có thời gian chăm sóc nhà cửa, còn ở công ty thì vẫn đang phải cố gắng chứng tỏ mình không phải là “bình hoa di động”. Câu chuyện vui vẻ ấy cứ thế diễn ra. Nhưng tỉnh táo suy xét, chuyện tình yêu qua mạng này vốn đã cũ, và chuyện một cô gái phấn đấu để khẳng định mình cũng cũ nốt. Chàng Vợ Của Em đang bị mâu thuẫn, những khuôn hình và cú máy hiện đại bị áp vào một câu chuyện lặp lại. Cảm giác khi xem phim của tôi là, mình đang thưởng thức một bộ phim nửa điện ảnh, nửa truyền hình theo phong cách Hàn Quốc. So với ý tưởng của Để Mai Tính, Long Ruồi, Tèo Em, Fan Cuồng… Chàng Vợ Của Em không bằng. Và so với thành tích mà Em Chưa 18 đạt được, chắc chắn Chàng Vợ Của Em cũng không thể phá, bởi lẽ, xét theo khía cạnh nào đó, điện ảnh cũng giống như ảo thuật vậy, người ta chỉ hứng thú lần đầu, đến lần thứ hai, sẽ chỉ là xem để giải mã, để nhặt sạn.
Nhưng nếu có ai đó hỏi, Chàng Vợ Của Em có đáng xem không, thì theo tôi là đáng. Bởi lẽ, phim đã hoàn thành tốt phần giải trí. Bối cảnh, hình ảnh… tất cả đều rất Việt Nam, và là một Việt Nam pha lẫn giữa hiện đại với những tòa nhà chọc trời và nét gần gũi thân quen với con hẻm nhỏ, ngôi nhà đơn sơ với những quyển sách cũ, những cuộn băng cát-sét, những huy chương kỷ niệm… Thoại cũng là điểm cộng đáng kể của phim. Và dù hơi qua loa, nhưng rõ ràng, thông điệp về một bữa cơm gia đình vẫn rất đáng khen ngợi. Phim khơi gợi nhiều vấn đề, và tất cả đều được giải quyết ở cuối phim thay vì bỏ lửng. Và hy vọng, tác phẩm Hồn Papa, Da Con Gái sẽ là một bước tiến đáng kể của bộ đôi Charlie Nguyễn – Thái Hòa, sau Chàng Vợ Của Em này.